- 1Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 2Quyết định 54/2013/QĐ-UBND phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh Quảng Ngãi
- 3Quyết định 1920/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm giai đoạn 2014-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/CT-UBND | Quảng Ngãi, ngày 19 tháng 3 năm 2015 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN RỪNG VÀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Trong những năm qua, công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy và chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn tỉnh đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban, ngành chức năng của tỉnh quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần nâng cao độ che phủ rừng toàn tỉnh năm 2014 đạt 49,8%. Tuy nhiên, tại một số địa phương, tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng vẫn còn xảy ra; để từng bước khắc phục những tồn tại nêu trên trong năm 2015 và những năm tiếp theo, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu thủ trưởng các sở, các ban, ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội có liên quan và UBND các huyện, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp quản lý bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR, cụ thể như sau:
1. UBND các huyện, thành phố:
a) Nâng cao vai trò, trách nhiệm và triển khai thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp đã được phân cấp tại Quyết định số 54/2013/QĐ-UBND ngày 05/12/2013 của UBND tỉnh.
b) Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo), ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên nhằm đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR tại các địa phương.
c) Chỉ đạo các cơ quan liên quan, UBND cấp xã và chủ rừng trên địa bàn:
- Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, sử dụng rừng, phát triển rừng, PCCCR và quản lý lâm sản bằng nhiều hình thức phong phú, dễ hiểu, dễ tiếp thu, phù hợp với phong tục tập quán của từng địa phương; xây dựng phong trào quần chúng tham gia bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR, góp phần xã hội hoá nghề rừng; thường xuyên tổ chức dự báo và cảnh báo nguy cơ cháy rừng trong thời kỳ khô hạn.
- Quản lý việc sử dụng rừng, phát triển các loại rừng trên địa bàn theo diện tích, ranh giới các khu rừng và quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được duyệt. Rà soát, bổ sung kế hoạch, phương án bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR cấp huyện, xã, chủ rừng theo quy định; tổ chức lực lượng, phương tiện, trang thiết bị đảm bảo kịp thời ngăn chặn mọi hành vi xâm hại rừng, cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng, nhất là sinh vật ngoại lai.
- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trong trồng, chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ và khai thác rừng. Rà soát toàn bộ diện tích khoán bảo vệ rừng, khoán đất lâm nghiệp qua các thời kỳ và kiên quyết thanh lý hợp đồng khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng, khoán đất lâm nghiệp không đúng đối tượng hoặc tổ chức, cá nhân đã nhận khoán nhưng thiếu trách nhiệm, vi phạm quy định của nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.
- Chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy ước trong cộng đồng dân cư thôn về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn phù hợp với quy định của pháp luật; hướng dẫn thực hiện sản xuất lâm nghiệp, canh tác nương rẫy theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt; kiểm soát việc chăn thả gia súc trên địa bàn, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến việc bảo vệ và phát triển rừng.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp, đặc biệt quan tâm đến nguồn gốc các lô vật liệu giống đưa vào sản xuất. Kiên quyết không cho phép sử dụng các lô giống không rõ nguồn gốc. Khuyến khích sử dụng giống bằng công nghệ nuôi cấy mô.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địa bàn; đặc biệt là các trường hợp khai thác, vận chuyển, kinh doanh, chế biến lâm sản, săn bắt, nuôi, nhốt động vật hoang dã trái phép; đối với các trại nuôi động vật hung dữ phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người nuôi và nhân dân trong vùng, xử lý vi phạm theo quy định; kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với cơ sở chế biến lâm sản vi phạm các quy định của nhà nước; thu hồi, không cấp mới giấy phép kinh doanh đối với cơ sở chế biến lâm sản không đảm bảo nguồn nguyên liệu hợp pháp hoặc không phù hợp với quy hoạch các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn.
d) Khẩn trương hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cho thuê rừng để rừng có chủ thực sự; phát hiện, xử lý kịp thời các vụ vi phạm về đất đai, kiên quyết thu hồi diện tích đất rừng bị lấn chiếm, chuyển nhượng trái pháp luật; nghiêm cấm việc mua, bán và hợp thức hóa quyền sử dụng đất do phá rừng trái pháp luật.
e) Tăng cường quản lý hoạt động canh tác nương rẫy, nhất là công tác quy hoạch nương rẫy luân canh; trong thời gian cao điểm khô hạn, dự báo nguy cơ cháy rừng từ cấp III (cấp cao) trở lên, nghiêm cấm việc đốt nương làm rẫy, phát đốt thực bì sau khai thác gỗ rừng trồng và những hành vi dùng lửa khác ở những khu vực trọng điểm, có nguy cơ cháy rừng cao.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Tham mưu cho UBND tỉnh kiện toàn Ban Chỉ đạo Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ về chương trình bảo vệ và phát triển rừng, nhất là công tác quản lý bảo vệ rừng, sử dụng rừng, phát triển rừng, PCCCR và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn các Ban quản lý rừng phòng hộ và các đơn vị liên quan: Thực hiện hoàn thành việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng. Tăng cường trồng cây gỗ lớn hướng đến quản lý rừng bền vững. Triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, các chương trình, dự án và nhiệm vụ liên quan về quản lý bảo vệ rừng, sử dụng rừng, phát triển rừng, PCCCR.
c) Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Kiện toàn lực lượng Kiểm lâm theo Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 24/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
d) Tăng cường kiểm tra, quản lý nghiêm ngặt việc sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về danh mục các loại giống mới, lợi ích của việc sử dụng giống mới, giống có chất lượng để nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng.
e) Phối hợp với các sở, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách: Chính sách tín dụng, hỗ trợ đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư trồng cây gỗ lớn, chế biến gỗ thành sản phẩm tinh phục vụ tiêu dùng hoặc xuất khẩu, đặc biệt là gỗ rừng trồng, đầu tư sản xuất cây giống lâm nghiệp chất lượng cao. Chính sách đồng quản lý rừng, chia sẻ lợi ích, trong đó các cộng đồng địa phương chia sẻ trách nhiệm quản lý và lợi ích thu được với các cơ quan nhà nước.
f) Tổ chức lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng cứu cho các địa phương khi có tình huống cháy rừng xảy ra; xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân, chủ rừng có hành vi vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR; thực hiện tốt công tác theo dõi, dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng và cập nhật, tổng hợp diễn biến tình hình cháy rừng, phá rừng báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo và Chủ tịch UBND tỉnh.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường tích cực phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan để thực hiện hoàn thành việc đo đạc cắm mốc các nông, lâm trường, công tác thanh tra việc quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường theo chỉ đạo của UBND tỉnh; phối hợp giải quyết dứt điểm các vụ việc tranh chấp đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
4. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường phối hợp chặt chẽ với lực lượng Kiểm lâm, chính quyền địa phương các cấp trong công tác bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR; chuẩn bị lực lượng, phương tiện và trang thiết bị đảm bảo kịp thời hỗ trợ các địa phương, đơn vị khi có tình huống cháy rừng xảy ra.
5. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR theo quy định.
6. Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi: Chỉ đạo Kho bạc Nhà nước cấp huyện tăng cường công tác kiểm tra, giải ngân đối với các chương trình, dự án lâm nghiệp; kiên quyết không giải ngân đối với các chương trình, dự án sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp nguồn gốc không rõ ràng (không có Giấy chứng nhận nguồn gốc giống của lô cây con).
7. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quảng Ngãi và các Trạm Khí tượng, thủy văn trên địa bàn tỉnh: Có trách nhiệm thông tin kịp thời các số liệu và diễn biến của thời tiết cho lực lượng Kiểm lâm tỉnh để phục vụ công tác dự báo cấp cháy rừng cho từng vùng, từng địa phương.
8. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Quảng Ngãi và các cơ quan thông tin đại chúng: Phối hợp với Chi cục Kiểm lâm và các cơ quan, tổ chức liên quan tăng thời lượng tuyên truyền phổ biến pháp luật về quản lý bảo vệ, phát triển rừng, PCCCR và quản lý lâm sản trong các tháng cao điểm; thông tin cấp dự báo cháy rừng hàng ngày trong các tháng mùa khô nóng; thường xuyên đưa tin, bài về công tác bảo vệ, phát triển rừng, kịp thời nêu gương những tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong công tác bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR.
9. Đề nghị các đoàn thể chính trị - xã hội có liên quan tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng Kiểm lâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển rừng, PCCCR và quản lý lâm sản để người dân tự giác chấp hành.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 06/2000/NQ-HĐND Quy định phụ cấp cho công an xã; Bố trí nguồn dự phòng chi cho công tác chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2000
- 2Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2014 tăng cường biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Lai Châu ban hành
- 3Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2015 tăng cường biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Bình Định ban hành
- 4Quyết định 319/QĐ-UBND về Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2015
- 5Quyết định 2015/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ: "Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2025"
- 6Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2014 triển khai biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2014 - 2015 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 7Nghị quyết 07/2007/NQ-HĐND về quy hoạch, định hướng phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020
- 8Chỉ thị 9/CT-UBND năm 2014 về tăng cường xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 9Chỉ thị 17/2015/CT-UBND về tăng cường biện pháp kiểm tra, xử lý hành vi phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái phép trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 10Quyết định 2080/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 05 năm (2016 - 2020)
- 11Quyết định 61/2015/QĐ-UBND Quy định về Giá rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 12Quyết định 129/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí dự án Quy hoạch chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 13Quyết định 139/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Dự án Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2015-2020
- 14Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2016 về tăng cường biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2016-2017 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 15Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 16Chỉ thị 29/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 17Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2018 về tăng cường biện pháp quản lý bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 18Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2018 về tăng cường biện pháp quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 19Quyết định 252/QĐ-UBND về Kế hoạch Bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2024
- 1Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 2Quyết định 54/2013/QĐ-UBND phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh Quảng Ngãi
- 3Nghị quyết 06/2000/NQ-HĐND Quy định phụ cấp cho công an xã; Bố trí nguồn dự phòng chi cho công tác chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2000
- 4Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2014 tăng cường biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Lai Châu ban hành
- 5Quyết định 1920/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Kiểm lâm giai đoạn 2014-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2015 tăng cường biện pháp cấp bách trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Bình Định ban hành
- 7Quyết định 319/QĐ-UBND về Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2015
- 8Quyết định 2015/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ: "Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015 - 2025"
- 9Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2014 triển khai biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2014 - 2015 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 10Nghị quyết 07/2007/NQ-HĐND về quy hoạch, định hướng phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020
- 11Chỉ thị 9/CT-UBND năm 2014 về tăng cường xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 12Chỉ thị 17/2015/CT-UBND về tăng cường biện pháp kiểm tra, xử lý hành vi phá rừng, lấn, chiếm đất lâm nghiệp trái phép trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 13Quyết định 2080/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 05 năm (2016 - 2020)
- 14Quyết định 61/2015/QĐ-UBND Quy định về Giá rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 15Quyết định 129/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí dự án Quy hoạch chế biến gỗ tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 16Quyết định 139/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Dự án Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2015-2020
- 17Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2016 về tăng cường biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2016-2017 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 18Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 19Chỉ thị 29/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 20Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2018 về tăng cường biện pháp quản lý bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 21Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2018 về tăng cường biện pháp quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 22Quyết định 252/QĐ-UBND về Kế hoạch Bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2024
Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2015 tăng cường biện pháp quản lý bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 06/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 19/03/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Phạm Trường Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/03/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực