Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46/2016/QĐ-UBND

Tây Ninh, ngày 09 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2017, NĂM ĐẦU THỜI KỲ ỔN ĐỊNH NGÂN SÁCH 2017 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH

n cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

n cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017;

Căn cứ Nghị quyết số 35/2016/NQ-HĐND, ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh, khóa IX, kỳ họp thứ 3 về định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017, năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 2981/STC-QLNS ngày 09 tháng 12 năm 2016.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017, năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020 theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Điều 2. Định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương ban hành kèm theo Quyết định này là cơ sở để xây dựng dự toán chi ngân sách từng cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh, dự toán chi ngân sách của từng huyện, thành phố (bao gồm cấp huyện, thành phố, cấp xã, phường, thị trấn). Định mức phân bổ ngân sách địa phương đã bao gồm toàn bộ tiền lương theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng.

Đối với các huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn khi áp dụng định mức này mà dự toán chi thường xuyên năm 2017 thấp hơn mức dự toán chi năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao tại Quyết định số 2363/QĐ-UBND, ngày 09 tháng 12 năm 2015 thì được bổ sung để bảo đảm không thấp hơn mức dự toán năm 2016 và có mức tăng hợp lý.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL-BTP;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Như điều 4;
- Sở Tư pháp;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VT. VPUBND tỉnh.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Dương Văn Thắng

 

ĐỊNH MỨC

PHÂN BỔ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2017, NĂM ĐẦU THỜI KỲ ỔN ĐỊNH NGÂN SÁCH 2017 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2016/QĐ-UBND ngày 09/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

I. Định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách cho các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh

1. Định mức phân bổ chi Quản lý hành chính đối với các cơ quan Quản lý nhà nước, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội

a) Từ 46 biên chế trở lên:

23.000. 000 đồng/biên chế/năm;

b) Từ 31 đến 45 biên chế:

24.000. 000 đồng/biên chế/năm;

c) Từ 21 đến 30 biên chế:

27.000. 000 đồng/biên chế/năm;

d) Từ 11 đến 20 biên chế:

30.000. 000 đồng/biên chế/năm;

đ) Từ 10 biên chế trở xuống:

33.000. 000 đồng/biên chế/năm;

e) Định mức phân bổ trên đã bao gồm: khen thưởng theo chế độ, phúc lợi tập thể, thông tin liên lạc, công tác phí, hội nghị, sơ kết, tổng kết, văn phòng phẩm, điện, nước, xăng dầu, chi tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, chi vật tư văn phòng, thanh toán dịch vụ công cộng, chi nghiệp vụ chuyên môn của ngành, sửa chữa thường xuyên, mua sắm tài sản có giá trị từ 15 triệu đồng/đơn vị tài sản trở xuống.

g) Định mức phân bổ trên không bao gồm: chi lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương, chi nhiệm vụ đột xuất do Ủy ban nhản dân tỉnh giao, chi cho nhiệm vụ đặc thù phát sinh không thường xuyên, trang phục thanh tra ngành, chi tổ chức đại hội, chi hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, chi hoạt động của các Ban chỉ đạo dược cấp kinh phí cho đơn vị là cơ quan thường trực, chi đoàn ra, đoàn vào (đoàn của tỉnh đi ra nước ngoài hoặc đoàn của nước ngoài vào tỉnh làm việc, học tập kinh nghiệm được giao nhiệm vụ cho cơ quan đầu mối), chi công tác tuyên truyền, phổ biến Giáo dục pháp luật, xây dựng, hoàn thiện, kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản Quy phạm pháp luật, đánh giá giám sát đầu tư, chi cho lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp (sau đây viết tắt là Nghị định số 68/2000/NĐ-CP), chi sửa chữa thường xuyên trụ sở, chi mua sắm, thay thế trang thiết bị, phương tiện làm việc của cán bộ, công chức theo quy định (có giá trị chênh lệch được tính từ 15 triệu đồng trở lên/đơn vị tài sản).

h) Ngoài định mức phân bổ nêu trên: đối với cơ quan có quỹ tiền lương chiếm tỷ trọng lớn hơn 75% (bao gồm: lương, phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung và các khoản phụ cấp được tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn), được bù bổ sung kinh phí để đảm bảo mức phân bổ theo cơ cấu chi quỹ tiền lương và các khoản có tính chất lương tối đa chiếm tỷ trọng 75% và chi hoạt động chiếm tỷ trọng tối thiểu 25%.

i) Phân bổ thêm định mức kinh phí cho từng cơ quan đối với 03 nội dung, như sau:

- Phân bổ định mức kinh phí đặc thù cho 09 cơ quan có phát sinh nhiệm vụ đặc thù để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể hàng năm: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 1,7 lần số chi hoạt động thường xuyên theo định mức phân bổ nêu trên; Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh 1,2 lần số chi hoạt động thường xuyên theo định mức phân bổ nêu trên; Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn 120.000.000 đồng; Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nội vụ, Sở Ngoại vụ 80.000.000 đồng; Ban quản lý Khu kinh tế 50.000.000 đồng.

- Phân bổ định mức kinh phí chi cho lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP để hỗ trợ kinh phí chi lương theo hệ số 2,34/hợp đồng lao động (số lượng hợp đồng lao động theo quy định của cơ quan có thẩm quyền).

- Phân bổ định mức kinh phí để mua sắm trang thiết bị và sửa chữa xe ô tô được tính trên từng cơ quan theo số biên chế và theo tiêu chuẩn xe được phân bổ (phân bổ thêm định mức kinh phí để mua sắm trang thiết bị và sửa chữa xe ô tô được phân bổ cho từng cơ quan, để bù bổ sung phần chênh lệch trên 15.000.000 đồng khi có phát sinh mua sắm trang thiết bị làm việc và sửa chữa xe ô tô).

2. Định mức phân bổ đối với các Hội đặc thù

a) Đối với Hội đặc thù được giao biên chế: được bố trí theo định mức chi tại Khoản 1 Mục I nêu trên. Ngoài ra, một số Hội còn được hỗ trợ thêm kinh phí tùy theo các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước giao hàng năm.

b) Đối với Hội đặc thù không được giao biên chế: được hỗ trợ dự toán chi tùy theo quy mô, tính chất hoạt động hàng năm trên cơ sở tổng mức chung mà khả năng ngân sách dành cho việc hỗ trợ các tổ chức hội này.

Riêng, các Hội đặc thù: Hội Văn học Nghệ thuật, Liên minh Hợp tác xã, Hội Chữ thập đỏ, Tỉnh hội đồng y, Liên Hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh được phân bổ kinh phí cho 03 hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP.

3. Định mức phân bổ đối với cơ quan Đảng

a) Chi hành chính phục vụ hoạt động thường xuyên của bộ máy: phân bổ theo biên chế được Ban Tổ chức Tỉnh ủy giao. Mức phân bổ bằng 1,4 lần theo định mức chi tại Khoản 1 Mục I nêu trên.

b) Phân bổ chi đảm bảo hoạt động của cấp ủy.

c) Chi thực hiện theo nhiệm vụ được giao: bố trí đảm bảo theo nhiệm vụ.

d) Chi đặc thù: bố trí đảm bảo thực hiện nhiệm vụ.

d) Chi mua sắm trang thiết bị, sửa chữa xe, sửa chữa tài sản cố định; phân bổ đảm bảo yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

e) Chi mua sắm, sửa chữa tài sản: phân bố đảm bảo theo yêu cầu thực tế.

g) Chi đảm bảo cho các hoạt động; Báo điện tử, kinh phí xuất bản báo Tây Ninh.

h) Dự phòng: phân bổ theo yêu cầu thực tế.

4. Định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề

Đối tượng

Định mức phân bổ năm 2017

a) Sự nghiệp Giáo dục

 

- Trường trung học phổ thông

6.760.000 đồng/học sinh/năm

- Trường chuyên Hoàng Lê Kha (*)

11.514.000 đồng/học sinh/năm

- Trường phổ thông dân tộc nội trú (*)

13.490.000 đồng/học sinh/năm

- Trường dạy trẻ khuyết tật (*)

38.730.000 đồng/học sinh/năm

- Các Trung tâm giáo dục thường xuyên

2.264.000 đồng/học sinh/năm

b) Sự nghiệp Đào tạo và dạy nghề

 

- Trường cao đẳng sư phạm

19.621.000 đồng/học sinh/năm

- Trường cao đẳng nghề tỉnh

6.730.000 đồng/học sinh/năm

- Trường trung học kinh tế kỹ thuật

6.677.000 đồng/học sinh/năm

- Trường dạy nghề Khu vực Nam TN

5.631.000 đồng/học sinh/năm

- Trường trung học y tế

6.142.000 đồng/học sinh/nám

c) Đào tạo khác

 

- Trường Chính trị tỉnh

theo nhiệm vụ được giao

- Trường đoàn

như trên

- Trung tâm đào tạo huấn luyện TDTT

như trên

- Trường quân sự Địa phương

như trên

- Đào tạo lại

như trên

(*) Riêng các trường chuyên biệt: Trường chuyên Hoàng Lê Kha. Trường phổ thông Dân tộc nội trú, Trường dạy trẻ khuyết tật khi thực hiện định mức phân bổ nêu trên, nếu mức kinh phí hoạt động thường xuyên theo cơ cấu 18% thấp hơn mặt bằng năm 2016 thì sẽ được bố trí bổ sung đảm bảo không thấp hơn năm 2016.

5. Định mức phân bổ chi sự nghiệp y tế

a) Tuyến tỉnh:

Đối tượng

định mức phân bổ năm 2017

- Khám, chữa bệnh

 

Bệnh viện đa khoa tỉnh

67.000.000 đồng/giường bệnh/năm

Bệnh viện lao và bệnh phổi

69.000.000 đồng/giường bệnh/năm

Bệnh viện phục hồi chức năng

69.000.000 đồng/giường bệnh/năm

Bệnh viện y học cổ truyền

73.000.000 đồng/giường bệnh/năm

- Công tác phòng bệnh

 

Trung tâm y tế dự phòng

73.000.000 đồng/biên chế/năm

Trung tâm chăm sóc SKSS

65.000.000 đồng/biên chế/năm

Trung tâm truyền thông sức khỏe

70.000.000 đồng/biên chế/năm

Trung tâm phòng, chống sốt rét

72.000.000 đồng/biên chế/năm

Bệnh viện lao và bệnh phổi

100.000.000 đồng/biên chế/năm

Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm

70.000.000 đồng/biên chế/năm

Trung tâm PC HIV/AIDS

64.000.000 đồng/biên chế/năm

Trung tâm Giám định Y khoa

62.000.000 đồng/biên chế/năm

Trung tâm Pháp y

62.000.000 đồng/biên chế/năm

Các Trung tâm DSKHH huyện, thành phố

65.000.000 đồng/biên chế/năm

Đối với công tác khám bệnh chữa bệnh: định mức chi bình quân/giường bệnh nêu trên, nếu quỹ lương và chi hoạt động thường xuyên không đảm bảo cơ cấu 85/15 thì sẽ được cân đối bổ sung đủ để đảm bảo theo cơ cấu. Riêng Bệnh viện y học cổ truyền thì sẽ được cân đối bổ sung đủ để đảm bảo theo cơ cấu 80/20.

Đối với công tác phòng bệnh: theo định mức nêu trên, nếu mức chi lương và thường xuyên không đảm bảo cơ cấu 75/25 thì được bổ sung được cân đối bổ sung đủ để đảm bảo theo cơ cấu. Riêng Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản sẽ được cân đối bổ sung đủ để đảm bảo theo cơ cấu 85/15.

b) Tuyến huyện:

Đối tượng

Định mức phân bổ năm 2017

b.1) Khám, chữa bệnh

 

* Bệnh viện

 

- Quy mô từ 130 giường bệnh trở lên

 

Trung tâm Y tế huyện Hòa Thành

66.000. 000 đồng/giường bệnh/năm

Trung tâm Y tế huyện Gò Dầu

70.000. 000 đồng/giường bệnh/năm

Trung tâm Y tế huyện Trảng Bàng

76.000.000 đồng/giường bệnh/năm

- Quy mô từ 100 đến dưới 130 giường bệnh

77.000.000 đồng/giường bệnh/năm

- Quy mô từ 50 đến dưới 100 giường bệnh

77.000.000 đồng/giường bệnh/năm

- Quy mô dưới 50 giường bệnh

76.000.000 đồng/giường bệnh/năm

* Phòng khám khu vực

79.000 000 đồng/giường bệnh/năm

* Trạm y tế

 

- Trạm y tế xã khó khăn

70.000.000 đồng/biên chế/năm

- Trạm y tế các phường, thị trấn và xã còn lại

57.000.000 đồng/biên chế/năm

b.2) phòng Bệnh

 

- TTYT huyện Tân Biên

70.000.000 đồng/biên chế/năm

- 08 TTYT huyện, TP còn lại

73.000.000 đồng/biên chế/năm

- Đối với công tác khám bệnh chữa bệnh: định mức chi bình quân/giường bệnh nêu trên, nếu quỹ lương và chi hoạt động thường xuyên không đảm bảo cơ cấu 85/15 thì được cân đối bổ sung đủ để đảm bảo cơ cấu 85/15. Trường hợp đơn vị có nguồn thu thấp thì được cân đối bổ sung đủ để đảm bảo cơ cấu 80/20.

- Đối với công tác phòng bệnh: định mức chi bình quân/biên chế nêu trên, nếu mức chi lương và thường xuyên không đảm bảo cơ cấu 75/25 thì được bổ sung để đảm bảo cơ cấu. Riêng phòng bệnh (dự phòng tuyên huyện) và Phòng khám khu vực (có nguồn thu thấp hoặc không có nguồn thu): bổ sung thêm đủ đảm bảo cơ cấu 75/25.

- Trạm y tế xã: thực hiện phân bổ kinh phí giống như đối với công tác khám, chữa bệnh (theo cơ cấu 85/15).

c) Ngoài định mức phân bổ trên, còn được phân bổ kinh phí để mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng được ngân sách hỗ trợ theo quy định (trừ đối tượng được hưởng chính sách bảo trợ xã hội, người cao tuổi và người khuyết tật được phân bổ cho ngân sách huyện, thành phố theo phân cấp).

6. Định mức phân bổ chi sự nghiệp khoa học, công nghệ; sự nghiệp bảo vệ môi trường

a) Được bố trí theo nhiệm vụ cụ thể hàng năm không thấp hơn mức Bộ Tài chính giao.

b) Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập: thực hiện theo cơ chế tự chủ tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

7. Định mức phân bổ chi hoạt động kinh tế, sự nghiệp văn hóa - thông tin, thể dục thể thao, phát thanh, truyền hình; đảm bảo xã hội; an ninh; quốc phòng

a) Được phân bổ theo nhiệm vụ cụ thể hàng năm.

b) Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập: thực hiện theo cơ chế tự chủ tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP.

II. Định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách cho huyện, thành phố (gọi chung là cấp huyện)

1. Định mức phân bổ chi quản lý hành chính đối với các cơ quan Quản lý nhà nước, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp huyện, các tổ chức Chính trị - xã hội, Hội đặc thù và cơ quan Đảng

a) Cơ quan Quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức Chính trị - xã hội và Hội đặc thù có giao biên chế:

- Đảm bảo quỹ tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp;

- Kinh phí hoạt động bình quân 30.000.000 đồng/biên chế/năm.

- Riêng huyện biên giới phân bổ thêm: 300.000.000 đồng/huyện biên giới/năm; nếu tiếp giáp với 02 hoặc 03 huyện nước bạn trở lên, thì được tính theo tỷ lệ tương ứng.

- Kinh phí chi cho lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP để hỗ trợ kinh phí chi lương theo hệ số 2,34/hợp đồng lao động (số lượng hợp đồng lao động theo quy định của cơ quan có thẩm quyền).

Định mức phân bổ nêu trên đã bao gồm kinh phí mua sắm, sửa chữa tài sản cố định có giá trị dưới 5.000.000 đồng/đơn vị tài sản.

b) Hội đặc thù không giao biên chế và hỗ trợ kinh phí hoạt động: hỗ trợ đảm bảo phụ cấp và chi hoạt động 10%/tổng phụ cấp.

c) Ngoài định mức phân bổ trên còn bố trí thêm

- Mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định:

700.000.000 đồng/huyện/năm.

- Kinh phí nghiệp vụ đặc thù:

900.000.000 đồng/huyện/năm.

d) Cơ quan Đảng

- Đảm bảo quỹ tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp;

- Kinh phí hoạt động bình quân

36.000.000 đồng/biên chế/năm.

- Mua sắm, sửa chữa tài sản cố định:

180.000.000 đồng/huyện/năm.

- Kinh phí nghiệp vụ đặc thù:

600.000.000 đồng/huyện/năm.

- Dự phòng:

120.000.000 đồng/huyện/năm

- Kinh phí chi cho lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP để hỗ trợ kinh phí chi lương theo hệ số 2,34/hợp đồng lao động (số lượng hợp đồng lao động theo quy định của cơ quan có thẩm quyền).

Định mức phân bổ nêu trên đã bao gồm kinh phí mua sắm, sửa chữa tài sản cố định có giá trị dưới 5.000.000 đồng/đơn vị tài sản.

2. Định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo

a) Sự nghiệp giáo dục:

Nội dung

Năm 2017

- Nhà trẻ

5.996.000 đồng/học sinh/năm

- Mẫu giáo

4.788.000 đồng/học sinh/năm

- Trường tiểu học

6.467.000 đồng/học sinh/năm

- Trường trung học cơ sở

7.052.000 đồng/học sinh/năm

Trường hợp định mức phân bổ theo số lượng học sinh, nếu quỹ lương và chi hoạt động thường xuyên không đảm bảo cơ cấu 82/18 thì được cân đối bổ sung đủ để đảm bảo cơ cấu 82/18.

Đối với kinh phí hỗ trợ tiền ăn trưa trẻ 3 đến 5 tuổi và kinh phí hỗ trợ học bổng, chi phí học tập cho học sinh khuyết tật sẽ được xác định và bổ sung trong năm 2017.

b) Sự nghiệp đào tạo:

- Đảm bảo quỹ tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp và đóng góp theo quy định.

- Kinh phí hoạt động thường xuyên: bình quân 30.000.000 đồng/biên chế/năm.

Định mức phân bổ nêu trên trên đã bao gồm kinh phí mua sắm, sửa chữa tài sản cố định có giá trị dưới 5.000.000 đồng/đơn vị tài sản.

- Ngoài ra, đối với Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện còn được phân bổ thêm mức: 840.000.000 đồng/năm để thực hiện nhiệm vụ mở các lớp học theo nhiệm vụ được giao hàng năm.

3. Định mức phân bổ chi sự nghiệp văn hóa thông tin, phát thanh, truyền thanh, Thể dục thể thao

a) Huyện có số dân từ 120.000 người dân trở lên:

- Sự nghiệp văn hóa thông tin:

9.000 đồng/người dân/năm.

- Sự nghiệp phát thanh, truyền thanh:

6.000 đồng/người dân/năm.

- Sự nghiệp thể dục thể thao:

5.250 đồng/người dân/năm.

b) Huyện có số dân dưới 120.000 người dân:

- Sự nghiệp văn hóa thông tin:

1.000.000.000 đồng/huyện/năm.

- Sự nghiệp phát thanh, truyền thanh:

700.000.000 đồng/huyện/năm.

- Sự nghiệp thể dục thể thao:

555.000.000 đồng/huyện/năm.

Riêng, định mức phân bổ chi sự nghiệp văn hóa thông tin cho huyện đã bao gồm kinh phí cho hoạt động của Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở huyện, thành phố theo Thông tư liên tịch số 144/2014/TTLT/BTC-BVHTTDL ngày 30 tháng 9 năm 2014 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời số văn hóa” (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 144/2014/TTLT/BTC-BVHTTDL). Riêng kinh phí hoạt động của Nhà Thiếu nhi huyện Tân Biên thực hiện theo Quyết định số 2599/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án Nhà thiếu nhi cấp huyện do ngân sách cấp tỉnh đảm bảo.

4. Định mức phân bổ chi sự nghiệp y tế

Phân bổ kinh phí mua thẻ Bảo hiểm y tế để thực hiện chế độ bảo trợ xã hội theo Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật (sau đây viết tắt là Nghị định số 28/2012/NĐ-CP); Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (sau đây viết tắt là Nghị định số 136/2013/NĐ-CP).

5. Định mức phân bổ chi sự nghiệp đảm bảo xã hội

a) Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số để thực hiện cứu tế đột xuất, đám tang, thăm bệnh, thăm hỏi động viên các gia đình thuộc diện chính sách vào ngày lễ, tết, công tác quản lý nghĩa trang: 2.800 đồng/người dân/năm.

b) Phân bổ theo tiêu chí bổ sung: Để thực hiện chế độ bảo trợ xã hội theo Nghị định số 28/2012/NĐ-CP và Nghị định số 136/2013/NĐ-CP.

6. Định mức phân bổ chi an ninh - quốc phòng

a) Định mức phân bổ an ninh:

525.000.000 đồng/huyện/năm.

b) Định mức phân bổ quốc phòng:

1.650.000.000 đồng/huyện/năm.

c) Ngoài định mức phân bổ trên, huyện biên giới được phân bổ thêm mức kinh phí: 200.000.000 đông/huyện biên giới/năm; nếu tiếp giáp với 02 hoặc 03 huyện nước bạn trở lên, thì được tính theo tỷ lệ tương ứng.

d) Phân bổ theo tiêu chí bổ sung: trợ cấp ngày công lao động đối với lực lượng Dân quân thường trực luân phiên tại huyện theo Quyết định số 32/2011/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án bảo đảm chế độ, chính sách, trang phục đối với lực lượng dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

7. Định mức phân bổ chi sự nghiệp kinh tế

a) Phân bổ theo mức bằng 4% chi thường xuyên các lĩnh vực chi từ Khoản 1 đến Khoản 6 Mục II nêu trên.

b) Ngoài mức phân bổ nêu trên, được phân bổ thêm như sau:

- Đối với đô thị loại III và IV, phân bổ: thành phố Tây Ninh: 1,7 lần Điểm a Khoản 7 Mục II nêu trên; huyện Hòa Thành và Trảng Bàng: 1,4 lần Điểm a Khoản 7 Mục II nêu trên.

- Huyện Trảng Bàng, Gò Dầu và Bến Cầu được phân bổ thêm mức: 1.000.000.000 đồng/năm để chi trả tiền điện và bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng tuyến đường Xuyên Á ngoài khu vực thị trấn.

- Đối với huyện, đô thị loại III, loại IV, loại V theo quy định Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị được phân bổ thêm: 12.750.000.000 đồng/đô thị loại III/năm; 8.500.000.000 đồng/đô thị loại IV/năm; 5.000.000.000 đồng/đô thị loại V/năm để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng về giao thông đô thị.

- Kinh phí hỗ trợ địa phương sản xuất lúa xác định bằng 75% mức hỗ trợ và diện tích đất trồng lúa do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Ngoài ra, các địa phương còn được hỗ trợ thêm từ nguồn kinh phí Trung ương phân bổ thêm cho địa phương do có diện tích đất trồng lúa lớn (diện tích đất trồng lúa chiếm từ 20% diện tích đất tự nhiên trở lên hoặc có diện tích trồng lúa cao hơn mức bình quân cả nước) là 300.000 đồng/ha.

8. Định mức phân bổ chi sự nghiệp khoa học và công nghệ

Phân bổ ngân sách để thực hiện nhiệm vụ, mức phân bổ cho từng huyện theo nhiệm vụ được giao cụ thể hàng năm trong phạm vi tổng mức phân bổ do Bộ Tài chính giao cho ngân sách địa phương ở lĩnh vực này.

9. Định mức phân bổ chi sự nghiệp môi trường

Phân bổ theo khả năng ngân sách tỉnh, mức phân bổ giao cho ngân sách huyện, thành phố theo nhiệm vụ được giao và theo tình hình thực tế.

10. Định mức phân bổ chi khác ngân sách

a) Phân bổ theo tỷ trọng bằng 0,5% trên tổng chi thường xuyên đã tính được theo định mức phân bổ trên (từ Khoản 1 đến Khoản 9 Mục II nêu trên).

b) Đối với huyện biên giới còn được phân bổ thêm mức kinh phí: 120.000.000 đồng/huyện biên giới/năm; nếu tiếp giáp với 02 hoặc 03 huyện nước bạn trở lên, thì được tính theo tỷ lệ tương ứng.

11. Dự phòng ngân sách

Căn cứ vào mức phân bổ ngân sách Trung ương, các huyện được phân bổ theo một tỷ lệ thống nhất đảm bảo theo quy định Luật Ngân sách Nhà nước (từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách).

III. Định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách cho các xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã)

1. Định mức phân bổ chi Quản lý hành chính

a) Đảm bảo quỹ tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp và đóng góp theo quy định của cán bộ chuyên trách, công chức và những người hoạt động không chuyên trách xã, ấp, khu phố; phụ cấp đại biểu Hội đồng nhân dân; phụ cấp cấp ủy; chế độ thù lao cộng tác viên và Hội đặc thù; kinh phí hoạt động các Chi hội thuộc các tổ chức Chính trị - xã hội thuộc các xã đặc biệt khó khăn.

b) Chi hoạt động: Định mức phân bổ với mức 600.000.000 đồng/xã/năm.

c) Chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc với mức 60.000.000 đồng/xã/năm.

d) Đối với xã biên giới còn được phân bổ thêm kinh phí với mức 60.000.000 đồng/xã biên giới/năm; nếu tiếp giáp với 02 hoặc 03 xã nước bạn trở lên, thì được tính theo tỷ lệ tương ứng.

Định mức trên đã bao gồm kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chi: Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã theo Thông tư Liên tịch số 40/2006/TTLT/BTC-BTTUBTWMTTQVN-TLĐLĐVN ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính - Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hướng dẫn về kinh phí hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; hoạt động giám sát đầu tư cộng đồng theo Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BKHĐT-UBTWMTTQVN-BTC ngày 04 tháng 12 năm 2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng; hoạt động của chi, đảng bộ cơ sở theo Quyết định 99-QĐ/TW ngày 30 tháng 5 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương về ban hành Quy định chế độ chi hoạt động công tác đảng của tổ chức cơ sở đảng, đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở; chi hoạt động của Hội đồng nhân dân xã và chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định có giá trị dưới 5.000.000 đồng/đơn vị tài sản.

2. Định mức phân bổ chi sự nghiệp văn hóa, thông tin, truyền thanh, thể dục, thể thao

a) Xã có dân số dưới 10.000 người

- Sự nghiệp văn hóa, thông tin, truyền thanh là

18.000.000 đồng/xã/năm

- Sự nghiệp thể dục, thể thao là

12.000.000 đồng/xã/năm.

b) Xã có dân số từ 10.000 đến dưới 15.000 người

- Sự nghiệp văn hóa, thông tin, truyền thanh là

23.000.000 đồng/xã/năm

- Sự nghiệp thể dục, thể thao là

15.000.000 đồng/xã/năm.

c) Xã có dân số từ 15.000 đến dưới 20.000 người

- Sự nghiệp văn hóa, thông tin, truyền thanh là

25.000.000 đồng/xã/năm

- Sự nghiệp thể dục, thể thao là

19.000.000 đồng/xã/năm.

d) Xã có dân số từ 20.000 người trở lên

- Sự nghiệp văn hóa, thông tin, truyền thanh là

30.000.000 đồng/xã/năm.

- Sự nghiệp thể dục, thể thao là

24.000.000 đồng/xã/năm.

đ) Định mức phân bổ chi sự nghiệp văn hóa, thông tin, truyền thanh nêu trên đã bao gồm: kinh phí hoạt động trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, trong đó có cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” theo Thông tư Liên tịch số 144/2014/TTLT/BTC-BVHTTDL. Riêng kinh phí hoạt động Ban chỉ đạo của xã thuộc vùng khó khăn và khu dân cư do ngân sách cấp tỉnh đảm bảo.

e) Định mức phân bổ theo tiêu chí bổ sung:

- Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Học tập cộng đồng đủ điều kiện hoạt động về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực: 50.000.000 đồng/năm.

- Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Học tập cộng đồng chưa đủ điều kiện hoạt động: 35.000.000 đồng/năm.

3. Định mức phân bổ chi đảm bảo xã hội

a) Phân bổ theo tiêu chí dân số với mức: 3.000 đồng/người dân/năm để thực hiện công tác quản trang, cứu tế đột xuất, đám tang, thăm bệnh, thăm hỏi động viên các gia đình thuộc diện chính sách vào ngày lễ, tết; chi chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi theo Thông tư số 21/2011/TT-ĐTC ngày 18 tháng 02 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú; chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi. Trường hợp phân bổ theo tiêu chí dân số nêu trên, nếu xã có mức chi thấp hơn 20.000.000 đồng/xã thì được bổ sung để đảm bảo không thấp hơn 20.000.000 đồng/xã.

b) Định mức phân bổ theo tiêu chí bổ sung:

- Chi thù lao cho cá nhân trực tiếp chi trả chế độ, chính sách trợ giúp xã hội: 500.000 đồng/người/tháng và tối đa 02 người/xã.

- Kinh phí cho công tác quản lý chi trả chế độ, chính sách trợ giúp xã hội theo khoản 1, Điều 7, Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, với mức 1.000.000 đồng/xã/năm.

- Kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn.

4. Định mức phân bổ chi quốc phòng - an ninh

a) Kinh phí phụ cấp, trợ cấp: chế độ phụ cấp cho Công an viên, trợ cấp ngày công lao động của dân quân thường trực và phụ cấp trực khi huy động làm nhiệm vụ của các lực lượng theo Quyết định số 32/2011/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án bảo đảm chế độ, chính sách, trang phục đối với lực lượng dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2012 của UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Quy định về tổ chức, chế độ, chính sách và trang bị đối với lực lượng Bảo vệ dân phố trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (sau đây viết tắt là Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND), Quyết định số 08/2012/QĐ-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2012 của UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Quy định chế độ, chính sách, trang phục đối với lực lượng Công an xã trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (sau đây viết tắt là Quyết định số 08/2012/QĐ-UBND) và Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2012 của UBND tỉnh Tây Ninh sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế về tổ chức, hoạt động đối với lực lượng tuần tra nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 41/2011/QĐ-UBND ngày 03/11/2011 của UBND tỉnh Tây Ninh (sau đây viết tắt là Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND).

b) Kinh phí hoạt động: phân bổ theo nhiệm vụ hàng năm theo quy định tại các văn bản của cơ quan Trung ương và của địa phương ban hành.

- Định mức phân bổ an ninh: 20.000.000 đồng/xã/năm.

- Định mức phân bổ quốc phòng: 150.000.000 đồng/xã/năm.

Định mức phân bổ Quốc phòng: đã bao gồm kinh phí huấn luyện (tiền ăn và trợ cấp ngày công lao động) đối với lực lượng Dân quân tự vệ và kinh phí tuyển quân hàng năm theo quy định;

Định mức phân bổ An ninh: không bao gồm kinh phí trực sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Công an xã, Bảo vệ dân phố và Tuần tra nhân dân theo Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND, Quyết định số 08/2012/QĐ-UBND và Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND đã được tính trong kinh phí chi lĩnh vực an ninh của xã.

c) Đối với xã biên giới được phân bổ thêm kinh phí với mức 60.000.000 đồng/xã biên giới/năm; nếu tiếp giáp với 02 hoặc 03 xã nước bạn trở lên, thì được tính theo tỷ lệ tương ứng.

5. Định mức phân bổ chi sự nghiệp kinh tế

Phân bổ theo mức bằng 5% trên tổng mức chi thường xuyên đã được xác định (từ Khoản 1 đến Khoản 4 Mục III nêu trên)

6. Định mức phân bổ chi thường xuyên khác của ngân sách

a) Phân bổ theo mức bằng 0,5% trên tổng mức chi thường xuyên (từ Khoản 1 đến Khoản 5 Mục III nêu trên).

b) Đối với xã biên giới còn được phân bổ thêm kinh phí với định mức như sau: 60.000.000 đồng/xã biên giới/năm; nếu tiếp giáp với 02 hoặc 03 xã nước bạn trở lên, thì được tính theo tỷ lệ tương ứng.

7. Dự phòng ngân sách

Căn cứ vào mức phân bổ ngân sách Trung ương, các xã được phân bổ theo một tỷ lệ thống nhất đảm bảo theo quy định (từ 2% - 4% tổng chi ngân sách)./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 46/2016/QĐ-UBND định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017, năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020 do tỉnh Tây Ninh ban hành

  • Số hiệu: 46/2016/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 09/12/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh
  • Người ký: Dương Văn Thắng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2017
  • Ngày hết hiệu lực: 07/04/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản