Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3852/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 14 tháng 6 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH DANH MỤC CÂY XANH KHUYẾN KHÍCH TRỒNG, HẠN CHẾ TRỒNG VÀ CẤM TRỒNG TRÊN ĐƯỜNG PHỐ THUỘC ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về Quản lý cây xanh đô thị;

Căn cứ Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị và Thông tư số 20/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Công văn số 2973/SXD-QLHT ngày 04 tháng 6 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục cây xanh khuyến khích trồng, hạn chế trồng và cấm trồng trên đường phố thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng:

- Danh mục cây xanh khuyến khích trồng;

- Danh mục cây xanh hạn chế trồng;

- Danh mục cây xanh cấm trồng.

Điều 2. Các tổ chức, cá nhân không được phép trồng mới các cây thuộc Danh mục cây cấm trồng trên đường phố. Các cơ quan, đơn vị quản lý cây xanh đô thị có trách nhiệm lập kế hoạch thay thế dần những cây hiện có trên đường phố thuộc Danh mục cây cấm trồng.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc Sở Xây dựng; Chủ tịch UBND các quận (huyện), phường (xã); Giám đốc Công ty Công viên - Cây xanh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- TT TU, TT HĐND thành phố;
- VP Đoàn ĐBQH và HĐND thành phố;
- CT, các PCT UBND thành phố;
- Các Sở: XD, GTVT, KH&ĐT, TC,
KH&CN, NN&PTNT, TN&MT;
- Trung tâm THVN tại Đà Nẵng;
- Đài PTTH Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng;
- Chánh VP, các PCVP;
- Lưu: VT, QLĐTh.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Tuấn

 

DANH MỤC

CÂY XANH KHUYẾN KHÍCH TRỒNG, HẠN CHẾ TRỒNG VÀ CẤM TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3852/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2014 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng)

I. Phạm vi áp dụng

Danh mục cây xanh khuyến khích trồng, hạn chế trồng và cấm trồng áp dụng trong việc lập, thẩm định hồ sơ thiết kế hạng mục trồng cây xanh tại các dự án và để định hướng trong công tác quản lý, trồng mới, thay thế cây xanh công cộng cũng như thực hiện việc xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Danh mục này áp dụng đối với các nhóm cây xanh thân gỗ bóng mát và cây bụi thân gỗ; không xem xét đối với cây bụi nhỏ có hoa, cây thân thảo…

II. Căn cứ ban hành

- Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về Quản lý cây xanh đô thị.

- Thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị.

- TCXDVN 362:2005 "Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế" ban hành tại Quyết định số 01/2006/QĐ-BXD ngày 05/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

III. Tiêu chí phân chia danh mục cây xanh

1. Nguyên tắc lựa chọn cây xanh công cộng:

Việc lựa chọn chủng loài cây xanh phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng;

- Đáp ứng yêu cầu về sử dụng, mỹ quan, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường;

- Hạn chế làm hư hỏng các công trình hạ tầng kỹ thuật trên mặt đất, dưới mặt đất cũng như trên không;

- Mang bản sắc địa phương.

2. Tiêu chí phân chia danh mục các nhóm cây xanh:

Căn cứ vào thực tế theo dõi, đánh giá sự phù hợp của hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong quá trình quản lý, vận hành khai thác và tham khảo nguồn tài liệu khoa học liên quan[1], việc phân chia danh mục các nhóm cây xanh dựa vào một số tiêu chí như sau:

a) Cây xanh thuộc danh mục cây khuyến khích trồng là những loài cây đáp ứng được phần lớn các yêu cầu về nguyên tắc lựa chọn cây xanh công cộng như trên.

b) Cây xanh thuộc danh mục cây hạn chế trồng là những cây có đặc điểm sinh học gây ảnh hưởng nhất định đến sự an toàn, mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường… như cây ăn quả thu hút côn trùng, cây có hoa quả tạo ra mùi khó chịu hoặc cây có rễ ăn nổi, rễ phụ phát triển mạnh làm hư hại, mất mỹ quan công trình... Tuy nhiên, những cây này phù hợp trồng tại một số khu vực, công trình có đặc thù nhất định.

c) Cây xanh thuộc danh mục cây cấm trồng là những cây có độc tố, chất gây nghiện hoặc có đặc điểm gây nguy hiểm cho con người (có gai sắc nhọn, hoa quả, hạt có lông phát tán làm ảnh hưởng đến sự an toàn và sức khỏe con người).

IV. Danh mục các nhóm cây xanh

1. Cây xanh khuyến khích trồng

STT

LOÀI CÂY

KHU VỰC KHUYẾN KHÍCH TRỒNG

GHI CHÚ

Tên thông thường

Tên khoa học

Vỉa hè

Dải phân cách

Ven biển

Khuôn viên, vườn hoa

1

Lim xẹt (Lim sét, phượng vàng)

Peltophorum pterocarpum (A.P. de Cand.) Back ex. Heyne.

X

X

 

X

Trồng phổ biến trong đô thị.

2

Muồng tím (Muồng ngủ, Còng)

Samanaea saman (Jacq.) Merr.

X

X

 

X

3

Giáng hương (Sưa vườn)

Pterocarpus macrocarpus Kurz.

X

 

 

X

4

Lộc vừng (Chiếc, Mưng)

Barringtonia acutangula (L.) Gaertn.

X

 

 

X

Trồng phổ biến trong đô thị, phù hợp với khu vực ven sông, kênh mương.

5

Lộc vừng lá lớn (Chiếc chùm, Tim lang)

Barringtonia racemosa (L.) Spreng.

X

 

 

X

6

Bàng Đài loan (Bàng lá nhỏ)

Terminalia mantaly

X

X

 

X

Trồng phổ biến trong đô thị.

7

Ngọc lan trắng

Michelia alba DC.

X

X

 

X

Trồng phổ biến trong đô thị.

8

Hoàng hậu (Móng bò tím)

Bauhinia purpurea L.

X

 

 

X

Trồng trên đường phố có vỉa hè ≤ 5m, trong khu dân cư.

9

Muồng hoàng yến (Bò cạp nước)

Cassia fistula L.

X

X

 

X

10

Osaka đỏ (Vông mào gà)

Erythrina crista-galli L.

X

X

 

X

11

Sò đo cam (Hồng kỳ, Chuông đỏ)

Spathodea campanulata P.Beauv.

X

X

 

X

Khu đất điểm nhấn cảnh quan, nơi khuất gió

12

Phi lao (Dương liễu)

Casuarina equisetifolia L.

X

X

X

X

Trồng phổ biến trong đô thị

13

Bằng lăng tím

Lagerstroemia reginae Roxb.

X

 

 

X

Tuyến đường có vỉa hè hẹp ≤ 3m.

14

Hồng lộc

Syzygium campanulatum Korth.

X

X

 

X

15

Tử vi (Tử vi thường, Tường vi)

Lagerstroemia indica L.

 

X

 

X

16

Chuông vàng

Tabebuia argentea Bur. & K. Sch.

X

X

 

X

17

Mù u

Calophyllum inophyllum L.

X

 

X

X

Phù hợp với khu vực ven biển, ven sông.

18

Muồng đen (Muồng xiêm)

Cassia siamea Lam.

X

 

 

X

Trồng phổ biến trong đô thị.

19

Long não

Cinnamomum camphora (L.) J.S. Presl.

X

 

 

X

Phù hợp với khuôn viên bệnh viện, trạm xử lý nước thải, khu công nghiệp…

20

Dầu rái

Dipterocarpus alatus Roxb.

X

X

 

X

Phù hợp với khu vực vùng bán sơn địa.

21

Lát hoa

Chukrasia tabularis A.Juss.

X

X

 

X

2. Cây xanh hạn chế trồng

STT

LOÀI CÂY

GHI CHÚ

Tên thông thường

Tên khoa học

1

Bàng ta

Terminalia catappa L.

- Cây có quả thu hút côn trùng, hay bị sâu lông gây ngứa.

- Trồng khu vực ven biển, khu dân cư.

2

Bàng vuông (Chiếc bàng, Thuốc cá)

Baringtonia asiatica L.

- Trong các bộ phận của cây có chất độc.

- Trồng trên tuyến đường ven biển hoặc dọc bờ biển.

3

Dừa

Cocos nucifera L.

- Cây có quả lớn, có nguy cơ rơi gây mất an toàn.

- Trồng tại các khu vực gần bãi biển, ven sông.

4

Bách tán (Tùng bách tán)

Araucaria encelsa R.Br.

- Cây lá kim, tán thưa.

- Trồng trong khuôn viên, công viên, vườn hoa, quảng trường.

5

Hoàng nam (Huyền diệp)

Polyalthia longifolia Sonn.

- Cành lá mọc chếch xuống đất, độ che tán ít.

- Trồng làm điểm nhấn cảnh quan trong khuôn viên, công viên, vườn hoa, quảng trường.

6

Sa kê (Xa kê, cây bánh mì)

Artocarpus altilis Fosb.

- Không phù hợp cảnh quan đường phố.

- Trồng trong khuôn viên, vườn hoa, khu dân cư.

7

Phượng vỹ

Delonix regia (Boj.) Raf.

- Cây bị rễ nổi làm hư hỏng vỉa hè, hay bị mục rỗng gốc, nguy cơ mất an toàn.

- Trồng trong khuôn viên (trường học, công trình văn hóa), vườn hoa, công viên.

8

Nho biển

Cocoloba uvifera L.

- Cây bị cong vẹo, cành nhánh rậm rạp, tốc độ sinh trưởng chậm.

- Phù hợp với khu vực ven biển.

9

Tra (Tra làm chiếu)

Hibiscus tiliaceus L.

10

Chẹo (Nhạc ngựa, Dái ngựa)

Swietenia macrophylla King in Hook.

- Tốc độ sinh trưởng chậm, độ che bóng ít.

- Chỉ trồng tại các tuyến đường vùng ven.

11

Muồng hoa đào

Cassia javanica L.

- Cành nhánh nhiều, hay bị rệp gây hại.

- Cây có hoa đẹp, phù hợp trồng tại các khu vực cảnh quan ven sông, kênh mương.

12

Đào đậu (Anh đào giả, Đỗ Mai)

Gliricidia sepium (Jacq.) Steud.

13

Hồng diệp (Lôi khoai, Lim lá thắm)

Gymnocladus chinensis Baill.

- Cây mới thử nghiệm nhân giống bằng nuôi cấy mô.

- Trồng thử nghiệm trong các khuôn viên, công viên, vườn hoa.

14

Me

Tamarindus indica L.

- Quả rụng ảnh hưởng vệ sinh đường phố.

- Trồng trên vỉa hè trong khu dân cư, khuôn viên.

15

Sưa (Trắc thối, Huê mộc vàng)

Dalbergia tonkinensis Prain.

- Cây quý hiếm, có nguy cơ bị phá hoại, mất cắp, độ che bóng ít.

- Trồng trên đường phố có vỉa hè ≤ 3m.

16

Sấu

Dracontomelum duperreanum Pierre.

- Tốc độ sinh trưởng chậm, cây kén đất.

- Trồng giặm tại những đường phố đã trồng đồng bộ.

17

Sao đen

Hopea odorata Roxb.

- Tốc độ sinh trưởng chậm, không phù hợp với khu vực đất cát gần biển.

- Trồng trên các tuyến đường vùng bán sơn địa.

18

Xà cừ

Khaya senegalensis a.Juss.

- Rễ ăn nông, nguy cơ ngã đổ cao.

- Chỉ trồng trong công viên, vườn dạo.

19

Đa gáo

Ficus callosa Willd.

- Cây có rễ phụ, có nguy cơ ảnh hưởng đến công trình hạ tầng.

- Phù hợp trồng tại các khu vực công viên, đình chùa, khu di tích lịch sử…

20

Sa la (Tha la. Vô ưu, Đầu lân, Hàm rồng)

Couropita guianensis Aubl.

- Quả chín có mùi hôi.

- Phù hợp trồng trong khuôn viên chùa, công trình văn hóa.

21

Đa, Đề, Da, Sộp

Ficus spp.

- Rễ phụ làm hư hại công trình; dạng quả sung ảnh hưởng vệ sinh đường phố.

- Phù hợp trồng trong khuôn viên chùa, công viên, công trình di tích văn hóa lịch sử.

22

Muồng trắng (Bồ kết tây)

Albizzia lebbek (L.) Benth.

- Cây thường bị mục thân, quả từng chùm có màu sắc thiếu thẩm mỹ.

- Chỉ trồng trong các công viên, vườn hoa do hoa có mùi thơm.

23

Sữa (Mò cua)

Alstonia scholaris L. R. Br.

- Hoa có mùi nồng gây ảnh hưởng đến môi trường.

- Trồng tại các tuyến đường ven đô, những khu vực ít dân cư sinh sống.

24

Viết

Mimusops elengi Linn.

- Cây bị sâu đục thân gây chết khô.

- Chỉ trồng khu vực vùng ven, trong khuôn viên.

25

Các loài cây ăn quả có rễ ăn sâu, chống chịu được gió bão (Mít, Vú sữa, Nhãn…)

 

- Quả rụng ảnh hưởng vệ sinh môi trường.

- Trồng trên vỉa hè đường phố trong khu dân cư, khuôn viên.

26

Keo các loại

Acacia spp.

- Cành nhánh dòn, dễ gãy đổ mất an toàn.

- Trồng tại các vệt cách ly khu xử lý chất thải rắn, khu xử lý nước thải.

27

Trứng cá

Muntingia calabura L.

- Quả rụng ảnh hưởng vệ sinh môi trường.

- Chỉ trồng trong khuôn viên.

3. Cây xanh cấm trồng

STT

LOÀI CÂY

GHI CHÚ

Tên thông thường

Tên khoa học

1

Cô ca cảnh

Erythroxylum novogranatense (Morris) Hieron.

Lá có chất côcain gây nghiện

2

Đùng đình (Đủng đỉnh)

Caryota mitis Lour.

Quả có chất gây ngứa.

3

Gòn

Ceiba pentandra (L.) Gaertn.

Cành nhánh giòn, dễ gãy; quả chín phát tán ảnh hưởng vệ sinh đường phố.

4

Lòng mức các loại (Thừng mức)

Wrightia spp.

Quả chín phát tán, hạt có lông ảnh hưởng môi trường.

5

Me keo

Pithecellobium dulce (Roxb.) Benth.

Thân và cành nhánh có nhiều gai.

6

Thông thiên

Thevetia peruviana (Pers.) Sch.

Hạt, lá, hoa, vỏ cây đều có chứa chất độc.

7

Trúc đào

Nerium oleander L.

Thân và lá có chất độc.

8

Vông đồng (Bả đậu)

Hura crepitans L.

Thân cây có nhiều gai. Mủ và hạt độc.

[1] Trần Hợp - 1998 - Cây xanh & Cây cảnh Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3852/QĐ-UBND năm 2014 về Danh mục cây xanh khuyến khích trồng, hạn chế trồng và cấm trồng trên đường phố thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng

  • Số hiệu: 3852/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 14/06/2014
  • Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản