Hệ thống pháp luật

BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3353/QĐ-UBND

Hưng Yên, ngày 29 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 23/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 214/QĐ-TTg ngày 10/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 2111/QĐ-TTg ngày 28/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định 1071/QĐ-BGTVT ngày 24/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1112/QĐ-BGTVT ngày 26/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết hệ thống cảng đường thủy nội địa khu vực phía Bắc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 106/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên về điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Công văn số 13844/BGTVT-KHĐT ngày 07/12/2017 của Bộ Giao thông vận tải về việc tham gia góp ý báo cáo điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 2729/TTr-SGTVT ngày 13/12/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu như sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Ưu tiên đầu tư phát triển giao thông vận tải để tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, thực hiện các chương trình mục tiêu và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

2. Phát triển hệ thống giao thông đồng bộ, toàn diện, từng bước hiện đại và bền vững, bảo đảm được sự liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải; gắn kết giữa các địa phương, giữa đô thị và nông thôn, đặc biệt với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội gắn kết với tiềm năng phát triển du lịch, di tích lịch sử, bảo vệ sinh thái của địa phương.

3. Huy động mọi nguồn lực để từng bước đầu tư xây dựng đồng bộ và đưa vào cấp kỹ thuật hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; đẩy nhanh tốc độ xây dựng tuyến đường trọng yếu theo quy hoạch được duyệt; coi trọng công tác quản lý, bảo trì để sử dụng các công trình hiệu quả, đảm bảo an toàn giao thông.

4. Nâng cao chất lượng vận tải với chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế nhiễm môi trường, sử dụng năng lượng hiệu quả, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến, vận tải đa phương thức và logistics.

5. Phát huy nội lực, thu hút mọi thành phần kinh tế, từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều hình thức tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; dành quỹ đất hợp lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả để phát triển, đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, đảm bảo hành lang an toàn giao thông và bảo vệ môi trường, cảnh quan.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu chung

Huy động tối đa các nguồn lực, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển giao thông vận tải; tập trung đầu tư đồng bộ các công trình trọng điểm có vai trò động lực phát triển kinh tế; ưu tiên đầu tư các công trình tăng tính kết nối với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong khu vực, phát huy tối đa lợi thế của tỉnh để đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển bền vững các lĩnh vực; chú trọng phát triển giao thông liên huyện, liên xã và giao thông đô thị, tạo mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, liên hoàn, thông suốt, hiệu quả cao; tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển giao thông nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển nông thôn mới. Phát triển vận tải an toàn, tiện lợi với chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp lý kiềm chế, tiến tới giảm tai nạn giao thông; bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông, vận tải.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

a) Về kết cấu hạ tầng

- Phối hợp với các bộ, ngành Trung ương đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng và hoàn thành tuyến đường, cầu nối 2 đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình; nâng cấp Quốc lộ 38 đoạn qua tỉnh Hưng Yên; xây dựng các tuyến đường Vành đai 3,5, Vành đai 4 của Thủ đô Hà Nội qua địa bàn tỉnh; xây dựng tuyến đường liên tỉnh nối đường Vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội trên địa phận tỉnh Thái Bình với Quốc lộ 38B và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng trên địa phận tỉnh Hưng Yên; di chuyển ga Lạc Đạo gắn với xây dựng cảng ICD.

- Trên 80% km đường tỉnh đạt cấp đường quy hoạch; 100% các tuyến đường huyện, đường liên xã được cứng hóa trải nhựa hoặc bê tông; 100% đường trong thôn, xóm và các tuyến trục chính đường nội đồng được cứng hóa, trên 90% số xã đạt tiêu chí giao thông nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Đầu tư xây dựng đường đê tả sông Luộc, cầu La Tiến, ĐT.377 và ĐT.387, ĐH.17, các tuyến đường kết nối giữa Quốc lộ 39 với đường đê tả sông Hồng, đường trục Bắc - Nam tỉnh, đường đê tả sông Hồng giai đoạn 2; xây dựng cảng sông Hồng, sông Luộc; hoàn thành các dự án: Nạo vét nâng cấp sông Điện Biên, sông Đồng Quê- Cửu An, các sông trực thuộc hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải; đầu tư xây dựng một số tuyến đường quan trọng tại đô thị Mỹ Hào, Khu Đại học Phố Hiến theo quy hoạch.

b) Về vận tải: Phát triển các tuyến vận tải liên tỉnh, kết nối Hưng Yên với các tỉnh, thành phố và kết nối được với các tuyến liên vận quốc tế; khuyến khích phát triển dịch vụ vận tải theo hướng hiện đại, phát triển vận tải hành khách công cộng nội tỉnh và các tuyến liên tỉnh; đến năm 2020, vận chuyển hành khách đạt trên 15 triệu lượt người, tốc độ tăng trưởng bình quân 9%/năm; vận chuyển hàng hóa đạt 35 triệu tấn, tốc độ tăng trưởng bình quân 8%/năm; hàng năm giảm bình quân 5% số người chết do tai nạn giao thông có nguyên nhân từ phương tiện kinh doanh vận tải.

3. Định hướng phát triển đến năm 2030

Mạng lưới kết cấu hạ tầng cơ bản hoàn thiện theo chuẩn quy hoạch và hiện đại hóa, đảm bảo kết nối thuận tiện, an toàn, thông suốt, hiệu quả cao giữa các phương thức vận tải, giữa Hưng Yên với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, kết nối tỉnh với hệ thống liên vận quốc gia và quốc tế, giữa đô thị và nông thôn; phát triển tuyến đường sắt từ ga Lạc Đạo đi thành phố Hưng Yên; hoàn thiện hệ thống bến xe theo quy hoạch, phấn đấu mỗi huyện có 01 bến xe; phát triển vận tải đáp ứng được nhu cầu vận tải chất lượng cao, giá thành hợp lý, nhanh chóng và an toàn.

III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

1. Quy hoạch phát triển vận tải

1.1. Vận tải hành khách

- Vận tải khách cố định: Tập trung phát triển các tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh, tuyến vận tải khách công cộng bằng xe buýt.

+ Tuyến vận tải khách liên tỉnh: Thực hiện theo quy hoạch được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt. Quy hoạch đến năm 2020 có khoảng 151 tuyến đi và đến 29 tỉnh, thành phố.

+ Tuyến vận tải khách công cộng bằng xe buýt: Nâng cao chất lượng dịch vụ 08 tuyến xe buýt hiện có. Nghiên cứu mở thêm 05 tuyến buýt liên tỉnh đi Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam; 01 tuyến buýt nội tỉnh kết nối trung tâm huyện, thành phố và khu du lịch, khu vực Đại học Phố Hiến, các khu công nghiệp.

- Dịch vụ taxi: Phát triển loại hình dịch vụ taxi trên địa bàn tỉnh như là một bộ phận hỗ trợ vận tải hành khách công cộng, gắn với phát triển du lịch, nhu cầu đi lại của nhân dân. Phát triển mạnh vận tải taxi phục vụ cho nhu cầu đi lại với cự ly ngắn, đi trong nội thị. Quy hoạch phát triển số lượng phương tiện, doanh nghiệp phải phù hợp với nhu cầu đi lại của người dân, sự phát triển chung của các khu đô thị mới và phụ cận đô thị mới, định hướng quy hoạch như sau:

+ Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2017 - 2020 đạt 15 - 20%/năm.

+ Từ năm 2021 trở đi giữ ổn định tăng trưởng từ 5 - 15% so với năm trước đó, tùy theo tình hình thực tế, chú trọng nâng cao chất lượng phương tiện taxi, tiếp cận dần với phương tiện vận tải có chất lượng cao, thân thiện với môi trường, hạn chế ảnh hưởng hoạt động của phương tiện tới môi trường đô thị.

- Vận tải đường thủy: Nghiên cứu phát triển tuyến vận tải thủy vận tải khách từ Hưng Yên đến Hà Nội trên sông Hồng theo phương châm kết hợp du lịch thăm quan các thắng cảnh dọc sông như khu di tích lịch sử Quốc gia Phố Hiến, khu di tích Chử Đồng Tử - Tiên Dung, làng gốm Bát Tràng, cây Đa La Tiến,.... Tăng cường công tác đầu tư, xây dựng hoàn thiện hệ thống cảng khách Bình Minh, Phố Hiến, La Tiến và các bến khách ngang sông; song song với đó phải có các biện pháp tổ chức, quản lý chặt chẽ các tuyến vận chuyển hành khách bằng đò ngang hiện tại trên nguyên tắc phải đảm bảo an toàn và chất lượng.

1.2. Vận tải hàng hóa: Tổ chức phương thức vận tải hợp lý giữa vận tải đường bộ, đường thủy và đường sắt, trong đó vận tải đường bộ vẫn đóng vai trò chủ yếu. Trên cơ sở đó giai đoạn tới tập trung đầu tư, phát triển một số luồng tuyến vận tải quan trọng như:

- Luồng hàng hóa liên tỉnh giữa Hưng Yên và các tỉnh trong cả nước thông qua các tuyến QL.5, QL.39, QL.38, QL.38B, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tuyến đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; tuyến vận tải thủy nội địa trên sông Hồng, sông Luộc và một số tuyến sông địa phương như sông Bắc Hưng Hải, sông Cửu Yên, sông Chanh.

- Luồng hàng hóa thông qua Hưng Yên theo tuyến QL.5, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, QL.39, QL.38B, tuyến đường đường sắt Hà Nội - Hải Phòng.

- Luồng hàng hóa nội tỉnh trên các tuyến đường: ĐT.379, ĐT.376, ĐT.386, ĐT.380, ĐT.385, ĐT.378, ĐT.382, ĐT.381 và các tuyến đường tỉnh, đường huyện khác.

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ sử dụng xe tải và xe công ten nơ đảm nhận 2 chức năng là vận chuyển “từ cửa tới cửa” (door to door) tất cả các cự ly và đồng thời là vận chuyển gom hàng cho các phương thức đường sắt, đường thủy nội địa. Các chân hàng chính có khối lượng lớn sẽ cần phương thức vận tải đường bộ ở Hưng Yên là các khu vực khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các nhà máy sản xuất lớn.

2. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

2.1. Đường bộ

2.1.1. Các tuyến cao tốc

a) Tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng:

- Đoạn qua tỉnh Hưng Yên từ xã Xuân Quan, huyện Văn Giang đến xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi dài 26,55km qua địa bàn các huyện Văn Giang, Yên Mỹ, Ân Thi.

- Quy hoạch đường cao tốc thực hiện theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ; quy mô 6 làn xe.

b) Cao tốc Chợ Bến - Yên Mỹ:

- Đoạn qua tỉnh Hưng Yên vượt sông Hồng tại khu vực xã Đại Tập, huyện Khoái Châu sang địa phận tỉnh Hưng Yên tuyến nối vào QL.5.

- Quy hoạch cao tốc theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ; quy mô 4 làn xe.

2.1.2. Các tuyến vành đai

a) Vành đai 4 Hà Nội:

- Đoạn qua tỉnh Hưng Yên từ chân cầu Mễ Sở qua Quốc lộ 5 tại khoảng Km 17+900, cách trạm thu phí Quốc lộ 5 khoảng 150m về phía Hà Nội và giao vượt qua đường sắt Hà Nội - Hải Phòng tại khoảng giữa thôn Ngọc và ga Lạc Đạo, đi theo hướng Đông sang địa phận huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chiều dài đoạn tuyến khoảng 20,3km đi qua các huyện: Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ và Văn Lâm.

- Quy hoạch đường vành đai thực hiện theo Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 29/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ; quy mô 6 làn xe.

- Thời gian nghiên cứu đầu tư giai đoạn 2017 - 2020, hoàn thành xây dựng trước 2030.

b) Vành đai 3,5 Hà Nội:

- Đoạn qua tỉnh Hưng Yên từ cầu Ngọc Hồi vượt sông Hồng sang huyện Văn Giang, cắt qua ĐT.379, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đi theo ĐH.17 và nối vào QL.5, chiều dài khoảng 12km đi qua các huyện: Văn Giang và Văn Lâm.

- Quy hoạch đường vành đai thực hiện theo Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ; quy mô cấp I, 6 làn xe.

- Thời gian đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác đoạn QL5 đến ĐT.379 trước năm 2020, hoàn thành toàn bộ trước 2030.

2.1.3. Các tuyến Quốc lộ

a) Quốc lộ 5:

- Từ thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm đến xã Minh Đức, huyện Mỹ Hào; dài 22,56km.

- Quy hoạch thực hiện theo Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 23/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ, quy hoạch đường cấp II, 4 làn xe. Đoạn qua khu đô thị, công nghiệp theo quy hoạch đô thị, công nghiệp. Giai đoạn 2017 - 2020: Nghiên cứu đầu tư xây dựng đường gom dọc 2 bên QL5; xây dựng hoàn thành đường gom dọc tuyến trước 2030 theo quy hoạch.

b) Quốc lộ 39:

- Đoạn qua tỉnh Hưng Yên từ Phố Nối đến cầu Triều Dương; dài 45km đi qua 6 huyện: Mỹ Hào, Yên Mỹ, Khoái Châu, Kim Động, thành phố Hưng Yên và huyện Tiên Lữ.

- Quy hoạch thực hiện theo Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 23/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ; quy hoạch đường cấp III, 2 làn xe. Đoạn qua khu đô thị theo quy hoạch đô thị.

* Giai đoạn 2017 - 2020:

- Xây dựng hoàn thành nâng cấp, mở rộng đoạn cầu Triều Dương từ đường cấp IV lên đường cấp III, chiều dài 500m.

- Xây dựng nâng cấp, mở rộng từ nút giao với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (điểm đấu nối vào đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ- Ninh Bình) đến QL5, đi theo đường trục kinh tế Bắc - Nam qua đô thị Mỹ Hào đến ĐH.30, quy mô đường cấp II, 4 làn xe, chiều dài khoảng 15km.

* Giai đoạn 2021 - 2030: Nâng cấp mở rộng đoạn trong khu đô thị theo quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.

b) Quốc lộ 38:

- Đoạn qua tỉnh Hưng Yên từ cống Tranh, xã Phù Ủng, huyện Ân Thi đến Trương Xá, xã Toàn Thắng, huyện Kim Động giao với QL39 và từ dốc Suối thành phố Hưng Yên giao QL39 đến cầu Yên Lệnh; chiều dài 18km, tuyến đi qua các huyện: Ân Thi, Kim Động và thành phố Hưng Yên.

- Quy hoạch thực hiện theo Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 23/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ; quy hoạch đường cấp III, 2 làn xe. Đoạn qua khu đô thị theo quy hoạch đô thị.

* Giai đoạn 2017 - 2020: Hoàn thành cải tạo, nâng cấp đoạn Cống Tranh - Trương Xá; dài khoảng 16km; quy mô đường cấp III, 2 làn xe.

* Giai đoạn đến năm 2030: Duy trì tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.

c) Quốc lộ 38B:

- Đoạn qua tỉnh Hưng Yên từ cầu Tràng thuộc địa phận xã Quang Hưng, huyện Phù Cừ đến Yên Lệnh thuộc địa phận thành phố Hưng Yên dài 18,2km, tuyến đi qua các huyện: Phù Cừ, Tiên Lữ và thành phố Hưng Yên.

- Quy hoạch thực hiện theo Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 23/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ; quy hoạch đường cấp III, 2 làn xe. Đoạn qua khu đô thị theo quy hoạch đô thị.

* Giai đoạn 2017 - 2020: Nghiên cứu xây dựng mới một số đoạn tuyến theo quy hoạch đô thị, mặt cắt ngang đường rộng 46m nhất là các đoạn qua Đại học Thủy Lợi, khu vực các xã An Viên, Nhật Tân và Trung Nghĩa.

* Giai đoạn đến năm 2030:

- Xây dựng hoàn thành đoạn tuyến qua Khu Đại học Phố Hiến đến thị trấn Vương, huyện Tiên Lữ theo quy hoạch đô thị, quy mô mặt cắt ngang đường rộng 46m.

- Nghiên cứu xây dựng các đoạn đường gom dọc tuyến theo quy hoạch.

- Nghiên cứu xây dựng đoạn tuyến mới về phía Nam của QL.38B hiện tại qua địa phận thành phố Hưng Yên, các huyện Tiên Lữ, Phù Cừ và nối sang tỉnh Hải Dương; quy mô tối thiểu đường cấp III, 2 làn xe.

d) Đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình

- Điểm đầu tuyến từ nút giao liên thông giữa QL.39 với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (Km20+250 cao tốc Hà Nội - Hải Phòng), thuộc xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên đến nút giao Liêm Tuyền (cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình); đoạn trên địa phận tỉnh Hưng Yên dài 27km.

- Quy hoạch thực hiện theo Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 23/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Đoạn qua địa bàn tỉnh thực hiện theo quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 175/QĐ-UBND ngày 13/01/2017; quy mô mặt cắt ngang đường rộng 80m, có đường bên và đường sắt chạy trên cao.

2.1.4. Quy hoạch một số đoạn tuyến Quốc lộ mới sau khi đầu tư hoàn chỉnh:

a) Kéo dài QL.39 nối với đường Vành đai 3 Hà Nội:

- Được hình thành từ ĐT.379, điểm đầu giao với QL39 thuộc địa phận xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu; điểm cuối thuộc địa phận xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, đi tiếp kết nối với Vành đai 3 Hà Nội tại cầu Thanh Trì, dài 21,4km; đoạn qua địa phận tỉnh Hưng Yên, dài 17,4km; tuyến đường đi qua các huyện: Khoái Châu, Yên Mỹ và Văn Giang.

- Quy hoạch đường cấp I, 6 làn xe; đoạn qua đô thị theo quy hoạch đô thị.

* Giai đoạn 2017 - 2020: Đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp II, 4 làn xe; trong đó có đoạn nối ĐT.379 với QL.39 và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, chiều dài khoảng 1,2km. Đầu tư xây dựng hoàn thành 3,2km đoạn qua Khu đô thị Ecopark.

* Giai đoạn đến năm 2030: Đầu tư nâng cấp toàn tuyến đạt quy mô đường cấp I, 6 làn xe.

b) Kéo dài QL.39 từ QL.5 (cầu vượt Phố Nối) đến QL.38 tỉnh Bắc Ninh:

- Đoạn qua địa phận tỉnh Hưng Yên từ cầu vượt Phố Nối đi theo trục Bắc - Nam của tỉnh đến giao với ĐT.281 và QL.38 tỉnh Bắc Ninh, chiều dài đoạn tuyến qua địa phận Hưng Yên khoảng 7km.

- Quy hoạch đường cấp I, 6 làn xe; đoạn qua đô thị theo quy hoạch đô thị.

* Giai đoạn 2017 - 2020: Đầu tư xây dựng đoạn tuyến trục kinh tế Bắc - Nam với quy mô đường cấp II, 4 làn xe.

* Giai đoạn đến năm 2030: Cải tạo, nâng cấp đạt quy mô đường cấp I, 6 làn xe; nghiên cứu xây dựng đoạn qua huyện Mỹ Hào theo quy hoạch đô thị.

c) Đường nối Vành đai V vùng Thủ đô Hà Nội với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và QL.21 tỉnh Nam Định:

- Điểm đầu nút giao thị trấn Ân Thi tại Km47+500 QL.38; điểm cuối tại nút giao thị trấn Lạc Quần, giao với đường QL.21 tại Km174+100; tổng chiều dài tuyến hiện hữu 89,2km (Hưng Yên: 27,4km, Thái Bình: 46,5km, Nam Định: 15,3km). Trên địa phận tỉnh Hưng Yên: Đầu tuyến từ nút giao thị trấn Ân Thi (Km47+500 trên QL.38), tuyến đi trùng với đường ĐT.376 tới nút giao Bình Trì, tuyến đi theo ĐT.386, qua nút giao thị trấn Trần Cao với QL.38B đến bên phà La Tiến, dài 27,4km, sau đó đi sang địa phận tỉnh Thái Bình.

- Quy hoạch tối thiểu đường cấp II, 4 làn xe.

* Giai đoạn 2017-2020:

- Xây dựng hoàn thành toàn bộ đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Hưng Yên đạt tiêu chuẩn đường cấp III và xây dựng hoàn thành cầu La Tiến qua sông Luộc.

- Phối hợp nghiên cứu xây dựng nút giao đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với QL.38 (nút giao Tân Phúc, huyện Ân Thi).

* Giai đoạn đến năm 2030: Xây dựng toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp II, 4 làn xe.

d) Đoạn tuyến có điểm đầu cầu Yên Lệnh thành phố Hưng Yên, tuyến đi theo đường Chu Mạnh Trinh cắt QL.39 vượt sông Điện Biên đi theo hướng tuyến đường trục phía Nam Khu Đại học Phố Hiến, tiếp tục đi song song với QL.38B về phía Nam. Tuyến đi qua thành phố Hưng Yên, huyện Tiên Lữ, huyện Phù Cừ, chiều dài tuyến khoảng 19km.

- Quy hoạch thực hiện theo Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch đường cấp II, 4 làn xe.

* Giai đoạn 2017 - 2020: Đầu tư xây dựng đoạn từ cầu Yên Lệnh đi theo hướng tuyến đường trục phía Nam của Khu Đại học Phố Hiến đến giao với đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình, quy mô đường cấp III, 2 làn xe, chiều dài 2,7km.

Giai đoạn đến năm 2030: Nghiên cứu xây dựng đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Hưng Yên.

2.1.5. Các tuyến đường tỉnh

a) ĐT.376:

- Điểm đầu Km0+00 giao với QL.5 thuộc địa phận xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, điểm cuối Km37+855 giao với QL.39 thuộc địa phận xã Thiện Phiến, huyện Tiên Lữ. Chiều dài tuyến đường 51,45km (đoạn Km0+00 giao với QL.5 đến Km37+855 giao với QL.39 Triều Dương; đoạn tránh thị trấn Ân Thi từ Km17+050 đến Km28+450 Hồng Quang; đoạn tránh Hải Triều Km35+500 đến Km37+190 giao với ĐT.378 tại Dốc Hới).

- Quy hoạch đường cấp I, 6 làn xe. Đoạn đường cũ từ thị trấn Ân Thi đến Hồng Quang và đoạn từ Hải Triều đến Dốc Hới quy hoạch đường cấp III. Đoạn qua đô thị theo quy hoạch đô thị.

Giai đoạn 2017-2020: Nghiên cứu xây dựng đoạn tuyến qua xã Tân Việt, xã Trung Hòa, huyện Yên Mỹ dài 3,9km, đạt tiêu chuẩn đường cấp III; đoạn qua thị trấn Yên Mỹ theo quy hoạch đô thị.

Giai đoạn đến năm 2030: Nâng cấp tuyến đường đạt tiêu chuẩn đường cấp I, 6 làn xe.

b) ĐT.377:

- Điểm đầu Km0+00 giao với ĐT.379B tại thị trấn Văn Giang, điểm cuối Km37+500 giao với ĐT.376 tại xã Hồng Quang, huyện Ân Thi (chợ Thi). Tuyến đi qua các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động, Ân Thi, chiều dài tuyến 37,5km.

- Quy hoạch đường cấp II, 4 làn xe; đoạn qua đô thị theo quy hoạch đô thị.

Giai đoạn 2017 - 2020: Nghiên cứu xây dựng các đoạn: Ngã ba Thuần Hưng, huyện Khoái Châu đến QL.39 dài khoảng 7km; QL.39 đến ĐT.376 dài khoảng 6km; ĐT.376 đến ĐT.386 dài khoảng 6km, quy mô đường cấp III, 2 làn xe.

Giai đoạn đến năm 2030: Nghiên cứu xây dựng đoạn tuyến tránh qua xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu; đoạn tránh thị trấn Khoái Châu, thị trấn Văn Giang chiều dài khoảng 18km.

c) ĐT.377B:

- Điểm đầu Km0+00 giao với ĐT.377 tại ngã ba Ba Hàng thuộc xã An Vĩ, huyện Khoái Châu, điểm cuối giao với ĐT.378 tại Dốc Vĩnh, chiều dài tuyến 2,4km.

- Quy hoạch đường cấp III, 2 làn xe.

Giai đoạn 2017 - 2020: Sửa chữa, nâng cấp mặt đường.

Giai đoạn đến năm 2030: Nghiên cứu đầu tư xây dựng toàn tuyến đạt quy mô đường cấp III, 2 làn xe.

d) ĐT.378:

- Điểm đầu Km76+894 thuộc địa phận xã Xuân Quan, huyện Văn Giang tiếp giáp Hà Nội, điểm cuối Km155+994 thuộc địa phận xã Tam Đa, huyện Phù Cừ; tuyến đường là tuyến đê sông Hồng và sông Luộc qua địa bàn của 6 huyện, thành phố: Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động, TP. Hưng Yên, Tiên Lữ và Phù Cừ, chiều dài tuyến đường 79,1km.

- Quy hoạch đường cấp IV, 2 làn xe (đường chạy trên mặt đê cấp IV và đường chạy dưới chân đê cấp IV).

Giai đoạn 2017 - 2020:

- Xây dựng đoạn Km124+824 - Km153+802 (đoạn thành phố Hưng Yên đến xã Tam Đa, huyện Phù Cừ) với quy mô đường cấp IV.

- Nghiên cứu xây dựng đường dưới chân đê đoạn Km76+894- Km124+824 (đoạn từ xã Xuân Quan, huyện Văn Giang đến thành phố Hưng Yên).

Giai đoạn đến năm 2030: Xây dựng hoàn thành đường dưới chân đê theo quy mô đường cấp IV.

đ) ĐT.379:

- Điểm đầu Km0+00 tiếp giáp với tuyến đường Hà Nội nối vào đường Vành đai 3 Hà Nội, điểm cuối Km17+400 giao với QL.39 tại xã Dân Tiến huyện Khoái Châu. Tuyến đường đi qua các huyện Văn Giang, Yên Mỹ, Khoái Châu có chiều dài 17,4km.

- Quy hoạch đường cấp I, 6 làn xe; đoạn qua đô thị theo quy hoạch đô thị.

Giai đoạn 2017 - 2020:

- Xây dựng hoàn thành 3,2km đoạn qua Khu đô thị Ecopark và đoạn nối ĐT.379 với QL.39 và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, chiều dài khoảng 1,2km, quy mô đường cấp II, 4 làn xe.

- Nghiên cứu nâng cấp, mở rộng toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp II, 4 làn xe.

Giai đoạn đến năm 2030: Xây dựng toàn tuyến đạt quy mô đường cấp I, 6 làn xe.

e) ĐT.379B:

- Điểm đầu Km0+00 giao với ĐH.20 thuộc địa phận xã Cửu Cao, huyện Văn Giang giáp xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, điểm cuối thuộc địa phận xã Xuân Quan, huyện Văn Giang giáp xã Văn Đức, huyện Gia Lâm. Tuyến đường đi qua huyện Văn Giang có chiều dài 6,231km.

- Quy hoạch đường cấp III, 2 làn xe; đoạn qua đô thị theo quy hoạch đô thị.

Giai đoạn 2017 - 2020: Xây dựng hoàn thành đoạn tuyến từ giao ĐT.378 đến giáp xã Văn Đức;

Giai đoạn đến năm 2030: Nghiên cứu đầu tư nâng cấp toàn tuyến đạt quy mô đường cấp III, đoạn qua đô thị theo quy hoạch đô thị.

f) ĐT.380:

- Điểm đầu Km0+00 cầu Gáy thuộc địa phận xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm giáp tỉnh Bắc Ninh, đến ngã 5 cầu Treo giao QL.39, tuyến đi trùng với QL.39 đến Km7+450 thuộc xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ; điểm cuối Km17+330 (Km10+780 QL.39) thuộc địa phận xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu. Tuyến đi qua các huyện Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Khoái Châu có chiều dài 17,33km.

- Quy hoạch đường cấp III, 2 làn xe; đoạn qua đô thị theo quy hoạch đô thị.

Giai đoạn 2017 - 2020: Nghiên cứu xây dựng đường bên dọc ĐT.380, đoạn khoảng Km10+020 - Km10+640 (từ mương Trần Thành Ngọ - Ngã tư Nghĩa Hiệp).

Giai đoạn đến năm 2030: Nghiên cứu xây dựng đoạn Km0+00 - Km7+00 (cầu Gáy đến Nhân Hòa) từ đường cấp V lên quy mô đường cấp III.

g) ĐT.381:

- Điểm đầu Km0+00 giao với QL.5 tại xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, điểm cuối Km 10+500 giao với ĐT.379 tại xã Yên Hòa, huyện Yên Mỹ. Tuyến đường có chiều dài 10,5km.

- Quy hoạch đường cấp III, 2 làn xe.

Giai đoạn 2017 - 2020: Xây dựng tuyến đạt quy mô đường cấp IV; xây dựng cầu Bình Phú đạt tải trọng tiêu chuẩn HL.93.

Giai đoạn đến năm 2030: Nâng cấp, mở rộng đạt quy mô đường cấp III, 2 làn xe.

h) ĐT.382:

- Điểm đầu Km0+00 giao với QL.38 tại cống Tranh, điểm cuối Km27+800 bến phà Mễ Sở thuộc xã Mễ Sở, huyện Văn Giang. Tuyến đường đi qua các huyện Ân Thi, Yên Mỹ, Khoái Châu, Văn Giang có chiều dài 27,8km.

- Quy hoạch đường cấp III, 2 làn xe.

Giai đoạn 2017 - 2020:

- Xây dựng hoàn thành đoạn tuyến từ cống Tranh thuộc xã Phù Ủng đến cống Bún xã Đào Dương (Km0+00 - Km8+00) huyện Ân Thi với quy mô đường cấp V.

- Xây dựng hoàn thành cầu Từ Hồ 1, cầu Từ Hồ 2 đạt tải trọng tiêu chuẩn HL93.

Giai đoạn đến năm 2030: Nghiên cứu xây dựng một số đoạn tuyến lên quy mô đường cấp III.

i) ĐT.382B:

- Tuyến đường ĐT.382B chạy dọc hai bên đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có chiều dài 53,88km từ xã Cửu Cao, huyện Văn Giang (giáp Hà Nội) đến xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi (giáp Hải Dương). Tuyến đi qua ba huyện Văn Giang, Yên Mỹ, Ân Thi.

- Quy hoạch đường cấp III, 2 làn xe; đoạn qua khu đô thị, công nghiệp theo quy hoạch đô thị, công nghiệp.

Giai đoạn 2017 - 2020:

- Xây dựng hoàn thành đoạn tuyến từ giao với QL.39 đến ĐT.376 với quy mô đường cấp III, chiều dài khoảng 11km.

- Xây dựng cầu Đồng Than, cầu Việt Cường đạt tải trọng tiêu chuẩn HL93.

Giai đoạn đến năm 2030: Nâng cấp toàn bộ tuyến đường đạt tiêu chuẩn đường cấp III và xây dựng các cầu trên tuyến đạt tải trọng tiêu chuẩn HL93.

k) ĐT.383:

- Điểm đầu Km0+00 giao với QL.39 thuộc địa phận xã Minh Châu, huyện Yên Mỹ, đến giao với ĐT.378 Km 10+00, điểm cuối Km13+00 bến Đông Ninh, thuộc địa phận xã Đông Ninh, huyện Khoái Châu. Tuyến đi qua huyện Yên Mỹ, huyện Khoái Châu có chiều dài 13km.

- Quy hoạch đường cấp III, 2 làn xe; đoạn qua đô thị theo quy hoạch đô thị.

Giai đoạn 2017 - 2020: Đầu tư xây dựng đoạn tuyến từ QL.39 đến giao ĐH.57, chiều dài 4,5km và đoạn từ ĐT.378 đến bến Đông Ninh dài 3km quy mô đường cấp IV.

Giai đoạn đến năm 2030: Nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III; nghiên cứu xây dựng cầu Đông Ninh vượt sông Hồng.

l) ĐT.384:

- Điểm đầu Km0+00 giao với QL.38 thuộc địa phận xã Tân Phúc, huyện Ân Thi, điểm cuối Km17+200 giao với ĐT.378 thuộc địa phận xã Liên Khê, huyện Khoái Châu. Tuyến đường đi qua huyện Ân Thi, huyện Khoái Châu có chiều dài 17,2km.

- Quy hoạch đường cấp III, 2 làn xe; đoạn qua đô thị theo quy hoạch đô thị.

Giai đoạn 2017 - 2020: Hoàn thành xây dựng cầu Khé, cầu Hồng Tiến đạt tải trọng tiêu chuẩn HL93.

Giai đoạn đến năm 2030: Nâng cấp tuyến đạt quy mô đường cấp III; ưu tiên cải tạo, nâng cấp đoạn từ QL.38 Tân Phúc đến giao QL.39 Bô Thời.

m) ĐT.385:

- Điểm đầu Km0+00 giao với QL.5 thuộc địa phận thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, điểm cuối Km17+200 thuộc địa phận xã Lương Tài, huyện Văn Lâm. Tuyến đường đi qua huyện Văn Lâm có chiều dài 17,2km.

- Quy hoạch đường cấp III, 2 làn xe; đoạn qua đô thị theo quy hoạch đô thị.

Giai đoạn 2017 - 2020: Nghiên cứu xây dựng đoạn tuyến Như Quỳnh - cầu vượt QL.5 (1,5km); đoạn Dốc Nghĩa - Lương Tài (9,5km) đạt quy mô đường cấp III.

Giai đoạn đến năm 2030: Đầu tư xây dựng cầu Như Quỳnh; nâng cấp toàn tuyến đạt quy mô đường cấp III, 2 làn xe.

n) ĐT.386:

- Điểm đầu Km0+00 giao với ĐT.376 tại Bình Trì, huyện Ân Thi, điểm cuối Km24+700 giao với ĐT.378 thuộc địa phận xã Nguyên Hòa, huyện Phù Cừ. Tuyến đường đi qua huyện Ân Thi, huyện Phù Cừ có chiều dài 24,7km.

- Quy hoạch đường cấp II, 4 làn xe; đoạn qua đô thị theo quy hoạch đô thị.

Giai đoạn 2017 - 2020: Xây dựng hoàn thành đoạn Km0+00-Km 16+000 (Bình Trì - thị trấn Trần Cao) đạt quy mô đường cấp III; xây dựng cầu La Tiến vượt sông Luộc theo tải trọng tiêu chuẩn HL93.

Giai đoạn đến năm 2030: Nghiên cứu nâng cấp toàn tuyển đạt quy mô đường cấp II, 4 làn xe và hình thành tuyến quốc lộ nối đường nối vành đai V với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đi qua 3 tỉnh Hưng Yên - Thái Bình - Nam Định.

o) ĐT.387:

- Điểm đầu Km0+00 giao với ĐT.385 thuộc địa phận xã Lương Tài, huyện Văn Lâm, điểm cuối Km 18+400 (đò Hà đi Hải Dương) thuộc địa phận xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi. Tuyến đường đi qua các huyện Văn Lâm, Mỹ Hào, Ân Thi có chiều dài 18,4km.

- Quy hoạch đường cấp II, 4 làn xe.

Giai đoạn 2017 - 2020: Xây dựng hoàn thành đoạn tuyến Km0+00 đến Km15+725 (Lương Tài - Bãi Sậy) đạt quy mô đường cấp IV; xây dựng cầu Mụa và cầu Thuần Xuyên đạt tải trọng tiêu chuẩn HL.93.

Giai đoạn đến năm 2030: Nghiên cứu xây dựng toàn tuyến đạt quy mô đường cấp II; kéo dài tuyến sang tỉnh Bắc Ninh, kết nối với QL.38 (hình thành trên cơ sở ĐH.15 và đường xã Lương Tài đi Tân Xuân), đoạn kéo dài trên địa phận tỉnh Hưng Yên dài khoảng 2,2km; phối hợp với tỉnh Hải Dương xây dựng cầu Hà qua sông Chanh để kết nối với tỉnh Hải Dương.

2.1.6. Quy hoạch các tuyến đường tỉnh mới

a) ĐT.382C:

- Tuyến được hình thành từ đường trục trung tâm Khu đô thị phía Nam QL.5 kéo dài về phía Đông kết nối với ĐT.387 và QL.38, kéo dài về phía Tây kết nối với ĐT.376 và ĐT.382. Điểm đầu Km0+00 giao với QL.38 tuyến đi trùng với đường trục trung tâm Khu đô thị phía Nam QL.5 (dài 1,9km), tuyến đi tiếp cắt qua QL.39, cắt ĐT.380 đi kéo dài đến qua cầu Đừng giao với ĐT.382 tại xã Thanh Long, huyện Yên Mỹ; chiều dài tuyến đường khoảng 14,5km.

- Quy hoạch đường cấp III, 2 làn xe; đoạn qua đô thị theo quy hoạch đô thị.

Giai đoạn 201 7 - 2020: Xây dựng hoàn thành đoạn tuyến đường trục trung tâm Khu đô thị phía Nam QL.5 chiều dài 1,9km và đoạn tuyến kéo dài từ đường trục trung tâm đến ĐT.387 dài khoảng 2,6km.

Giai đoạn đến năm 2030: Nghiên cứu xây dựng đoạn từ đường trục trung tâm Khu đô thị phía Nam QL.5 đến ĐT.376 dài khoảng 2,3km với quy mô tối thiểu đường cấp IV; tiếp tục nghiên cứu xây dựng toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe.

b) Đường trục kinh tế Bắc - Nam và đường nối đường trục kinh tế Bắc - Nam với đường ĐT.281 tỉnh Bắc Ninh.

- Đoạn qua địa phận tỉnh Hưng Yên từ cầu vượt Phố Nối đi theo đường trục kinh tế Bắc -Nam của tỉnh đến giao với ĐT.281 và QL.38 tỉnh Bắc Ninh, chiều dài đoạn tuyến khoảng 7km.

- Quy hoạch đường cấp I, 6 làn xe; đoạn qua đô thị theo quy hoạch đô thị.

Giai đoạn 2017 - 2020: Đầu tư hoàn thành toàn bộ đoạn tuyến trục kinh tế Bắc - Nam với quy mô đường cấp II, 4 làn xe.

Giai đoạn đến năm 2030: Nghiên cứu nâng cấp toàn tuyến với quy mô đường cấp I, 6 làn xe.

c) ĐT.381B:

- Tuyến được hình thành trên cơ sở đường Vành đai 3,5 Hà Nội qua địa phận tỉnh Hưng Yên từ cầu Ngọc Hồi vượt sông Hồng tuyến cắt ĐT.378, ĐT.379, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đi theo ĐH.17 đến giao với QL.5. Tuyến đường đi qua huyện Văn Giang, huyện Văn Lâm có chiều dài khoảng 12km.

- Quy hoạch đường cấp I, 6 làn xe; đoạn qua đô thị theo quy hoạch đô thị.

Giai đoạn 2017 - 2020: Xây dựng hoàn thành đoạn từ ĐT.379 đến QL.5 chiều dài 6,09km với quy mô đường cấp III; nâng cấp tuyến đường lên đường tỉnh quản lý.

Giai đoạn đến năm 2030: Nghiên cứu xây dựng tuyến đường với quy mô cấp I, 6 làn xe.

d) Nâng cấp đường ĐH.56 huyện Khoái Châu thành một đoạn tuyến của ĐT.383:

Đoạn tuyến nâng cấp có chiều dài 3,5km; điểm đầu tiếp nối với điểm cuối của ĐT.383 tại dốc Bái, điểm cuối bến Đông Ninh. Sau khi nâng cấp ĐT.383 có điểm đầu giao với QL.39 tại Minh Châu, điểm cuối bến Đông Ninh, chiều dài tuyến 13,5km. Giai đoạn 2017 - 2020 nâng cấp đoạn tuyến ĐH.56 lên đường tỉnh quản lý.

đ) ĐT.381C:

- Tuyến được hình thành trên cơ sở kết nối ĐH.22 (4,5km) với ĐH.13 (4,5km). Điểm đầu Km0+00 giao với ĐT.385 tại xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tuyến đi qua Khu Công nghiệp Phố Nối A thuộc xã Minh Hải, huyện Văn Lâm đến giao với QL.5, tuyến đi trùng với ĐT.376 khoảng 1,5km, tuyến đi tiếp qua xã Vĩnh Khúc, xã Tân Tiến, huyện Văn Giang vượt cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đến giao với ĐH.23 thuộc địa phận xã Tân Tiến, huyện Văn Giang. Quy hoạch kéo dài đoạn tuyến từ ĐH.23 đến ĐT.379 dài khoảng 2,5km; đoạn từ ĐT.379 đến ĐT.378 dài 4,2km và đoạn kéo dài từ ĐH.13 sang Bắc Ninh dài 1,6km. Tổng chiều dài tuyến đường khoảng 18,8km.

- Quy hoạch đường cấp III, 2 làn xe.

Giai đoạn 2017 - 2020: Nâng cấp tuyến đường lên đường tỉnh quản lý; nghiên cứu xây dựng đoạn tuyến kéo dài từ ĐH.23 đến ĐT.379 khoảng 2km với quy mô tối thiểu đường cấp IV.

Giai đoạn đến năm 2030: Nghiên cứu xây dựng đoạn tuyến từ ĐT.379 đến ĐT.378 dài 4,2km và đoạn tuyến từ ĐH.13 sang tỉnh Bắc Ninh dài 1,6km với quy mô tối thiểu đường cấp IV.

e) ĐT.386B:

- Tuyến được hình thành trên cơ sở kết nối ĐH.61 (13km) với ĐH.63 (9km) và đoạn tuyến ĐT.386 hiện tại. Điểm đầu Km0+00 giao với ĐT.382 tại xã Đào Dương, huyện Ân Thi, tuyến đi theo đường hiện tại đến cầu Từ Ô, tuyến đi tiếp trùng với một đoạn ĐT.386 và ĐH.63 đến ngã ba Bắc Cả, đi tiếp theo ĐH.63 đến giao với ĐT.376 thuộc địa phận xã Hồng Quang, huyện Ân Thi (và ghép nối đoạn tuyến ĐT.386 hiện tại từ ngã ba Bắc Cả đến xã Minh Tân chiều dài 4,3km sau khi tuyến được nâng cấp lên thành quốc lộ). Tổng chiều dài tuyến đường 26,3km.

- Quy hoạch đường cấp III, 2 làn xe.

Giai đoạn 2017 - 2020: Xây dựng hoàn thành đoạn tuyến từ ĐH.61 và đoạn ĐH.63 nối với ĐT.386 dài 14,5km đoạn ĐH.63 đến ĐT.376 dài 10,8km với quy mô đường cấp IV; nâng cấp tuyến đường lên đường tỉnh quản lý.

Giai đoạn đến năm 2030: Nghiên cứu xây dựng một số đoạn tuyến với quy mô đường cấp III.

f) Tuyến đường gom hai bên tuyến đường nối hai cao tốc:

- Tuyến được hình thành sau khi xây dựng hoàn thành đường gom dọc hai bên đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình, chiều dài khoảng 54km.

- Quy hoạch tối thiểu đường cấp IV, 2 làn xe; đoạn qua đô thị theo quy hoạch đô thị.

Giai đoạn 2017 - 2020: Nghiên cứu xây dựng đoạn tuyến từ QL.38B đến cầu Hưng Hà dài khoảng 15km, quy mô đường cấp IV, V và nâng cấp lên đường tỉnh quản lý.

Giai đoạn đến năm 2030: Xây dựng toàn tuyến đạt quy mô tối thiểu đường cấp IV.

g) Tuyến liên tỉnh Hưng Yên - Bắc Ninh:

Tuyến hình thành trên cơ sở ĐH.15 và xây mới đoạn từ cầu trên ĐH.15 bắc qua sông Bắc Hưng Hải, tuyến chạy ven sông Bắc Hưng Hải kết nối với ĐT.281 Bắc Ninh (tuyến kết nối từ chùa Nôm tỉnh Hưng Yên đến Lăng Kinh Dương Vương tỉnh Bắc Ninh). Tổng chiều dài 2,8km trong đó đoạn làm mới từ ĐH.15 đến giáp Bắc Ninh dài khoảng 1,7km; đoạn từ ĐT.385 cắt qua ĐH.15 đến chùa Nôm 1,1 km; quy hoạch đường cấp III, 2 làn xe.

h) Tuyến đường ven đê tả sông Hồng:

Tuyến hình thành trên cơ sở nâng cấp, mở rộng các tuyến sẵn có và quy hoạch mới đường ngoài đê tả sông Hồng từ địa phận huyện Văn Giang đến TP. Hưng Yên; trên địa phận huyện Văn Giang tuyến đi ngoài đê, đến địa phận huyện Khoái Châu, sau đó tuyến đi theo ĐH.51; trên địa phận huyện Kim Động, tuyến quy hoạch mới tiếp nối đi ngoài đê và kết nối với tuyến đường huyện, đường chở vật liệu thuộc địa phận thành phố Hưng Yên kết nối ra QL38, toàn tuyến dài khoảng 40km, quy hoạch cấp III, 2 làn xe.

2.1.7. Đường gom dọc theo quốc lộ

Đường gom dọc theo các tuyến quốc lộ thực hiện theo quyết định phê duyệt của UBND tỉnh (Quyết định số 1896/QĐ-UBND ngày 08/11/2011; Quyết định số 58/QĐ-UBND ngày 13/01/2016); trong đó ưu tiên một số đoạn đường gom dọc theo khu công nghiệp, khu dân cư, đoạn thường xuyên ùn tắc, mất trật tự an toàn giao thông trên các Quốc lộ 5, Quốc lộ 39.

- Đường gom trên Quốc lộ 5: Ưu tiên xây dựng các đoạn Km15+000 - Km 16+052 (trái tuyến, địa phận huyện Văn Lâm), Km 19+000 - Km20+200 (trái tuyến, địa phận huyện Yên Mỹ), Km19+00 - Km20+150 (phải tuyến, địa phận huyện Yên Mỹ), Km23+300 - Km24+100, Km24+200 - Km24+600, Km25+180 - Km26+100, Km29+100 - Km31+900 (phải tuyến, huyện Mỹ Hào), tổng chiều dài khoảng 8,32km, quy mô đường cấp IV.

- Đường gom trên Quốc lộ 39: Ưu tiên xây dựng các đoạn Km0+00 - Km5+000 (trái tuyến, địa phận huyện Yên Mỹ), Km0+200 - Km5+000 (phải tuyến, địa phận huyện Yên Mỹ), Km17+900 - Km18+650 (trái tuyến, địa phận huyện Kim Động), Km23+260 - Km23+960 (hai bên tuyến, địa phận huyện Kim Động), tổng chiều dài khoảng 15,75km, quy mô đường cấp IV.

2.1.8. Đường gom dọc theo đường tỉnh

Nghiên cứu xây dựng đường gom dọc theo một số đường tỉnh đi qua khu vực dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung lớn như ĐT.379, ĐT.380,... để đảm bảo an toàn và lưu thông trên tuyến.

2.1.9. Đường giao thông nông thôn

a) Hệ thống đường huyện:

- Quy hoạch cơ bản theo tuyến đường huyện hiện tại; quy mô đường cấp IV, các đoạn qua đô thị theo quy hoạch đô thị.

Giai đoạn 2017 - 2020: Đầu tư nâng cấp 100% đường huyện có lớp mặt được cứng hóa bằng nhựa hoặc bê tông xi măng; xây dựng một số tuyến đường có quy mô đường cấp IV, mặt đường nhựa hoặc bê tông xi măng; các đoạn tuyến qua đô thị theo quy hoạch đô thị.

Giai đoạn đến năm 2030: Tiếp tục đầu tư nâng cấp các tuyến đường lên quy mô đường cấp IV. Phấn đấu đến năm 2030 khoảng 50% tuyến đường huyện đạt quy mô đường cấp IV.

- Quy hoạch nâng cấp các tuyến đường huyện mới: Nâng cấp khoảng 25 tuyến đường xã, liên xã với tổng chiều dài 118km lên đường huyện quản lý.

b) Hệ thống đường xã, thôn xóm và đường trục chính sản xuất:

Được đầu tư xây dựng gắn với thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020 được phê duyệt tại Quyết định số 2669/QĐ-UBND ngày 16/11/2016 của UBND tỉnh Hưng Yên. Phấn đấu đến năm 2020 trên 90% số xã đạt tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới; đến năm 2030 100% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới.

- Hệ thống đường xã: Quy hoạch đường xã có quy mô tối thiểu đường cấp A theo tiêu chuẩn đường GTNT, chiều rộng mặt đường tối thiểu 3,5 m, nền đường 6,5 m; mặt đường nhựa hoặc bê tông xi măng.

Giai đoạn 2017 - 2020: Đầu tư cải tạo nâng cấp mặt đường để 100% mặt đường được rải nhựa hoặc bê tông xi măng;

Giai đoạn đến năm 2030: Xây dựng nâng cấp, mở rộng các tuyến đường đảm bảo theo cấp quy hoạch.

- Hệ thống đường thôn, liên thôn, đường xóm: Quy hoạch đường thôn, xóm có quy mô tối thiểu đường cấp B theo tiêu chuẩn đường GTNT, chiều rộng mặt đường tối thiểu 3,0m, nền đường 4,0m; mặt đường nhựa hoặc bê tông xi măng.

Giai đoạn 2017 - 2020: Đầu tư cải tạo nâng cấp mặt đường để 100% mặt đường được rải nhựa hoặc bê tông xi măng;

Giai đoạn đến năm 2030: Đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến đường đảm bảo theo cấp quy hoạch.

- Đường trục chính nội đồng: Quy hoạch hệ thống đường trục chính nội đồng có quy mô tối thiểu đường cấp A theo tiêu chuẩn đường GTNT; chiều rộng mặt đường tối thiểu 3,5m, nền đường 6,5m; mặt đường cứng hóa bằng nhựa, BTXM, cấp phối, gạch,....

Giai đoạn 2017 - 2020: Tiếp tục thực hiện cải tạo nâng cấp mặt đường để 90% mặt đường được cứng hóa (cấp phối, gạch,...); mặt đường rải nhựa hoặc bê tông xi măng.

Giai đoạn đến năm 2030: Đầu tư nâng cấp, mở rộng; đặc biệt là các đoạn tuyến qua khu sản xuất tập trung; sản xuất công nghiệp, 100% được cứng hóa.

2.1.10. Đường đô thị

Phát triển hệ thống đường giao thông đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị và Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 478/QĐ-UBND ngày 02/02/2017 của UBND tỉnh Hưng Yên). Đảm bảo đất cho giao thông tối thiểu đạt mức chuẩn cho từng loại đô thị, đối với đô thị loại II là 21 - 23%, đô thị loại IV-V là 16 - 18% đất xây dựng đô thị; những trục phố chính đạt quy mô 4 làn xe trở lên; bố trí đầy đủ các hệ thống công trình phụ trợ, đảm bảo hiện đại, mỹ quan và bảo vệ môi trường. Các tuyến nhánh đảm bảo thuận lợi, hiện đại, có quy mô ít nhất đạt 2 làn xe. Các giao cắt hợp lý và dành quỹ đất thích hợp để tạo được việc phân làn phù hợp, thuận lợi; dành quỹ đất hợp lý để xây dựng bãi đỗ xe.

2.1.11. Hệ thống giao thông tĩnh

a) Quy hoạch bãi đỗ xe, bến xe hàng:

- Bãi đỗ xe: Tại một số tuyến phố thành phố Hưng Yên, mỗi thị trấn thuộc huyện và mỗi khu công nghiệp tập trung bố trí tối thiểu một bãi đỗ xe tĩnh tập trung cho xe ô tô khách, ô tô con; bố trí các bãi đỗ xe nhỏ lẻ gần các trung tâm thương mại, quảng trường và điểm trung tâm hành chính huyện.

Xây dựng các bãi đỗ xe ở các đô thị phù hợp với quy hoạch chung đô thị đảm bảo tỷ lệ 3 - 5% đất xây dựng đô thị. Tại các khu trung tâm dịch vụ, khu vui chơi giải trí, bệnh viện, trường học, các trụ sở cơ quan,... phải dành diện tích đất thích hợp để xây dựng bãi đỗ xe.

- Bến xe hàng: Quy hoạch phát triển một số bến xe hàng tập trung tại thành phố Hưng Yên, thị trấn Yên Mỹ, huyện Văn Giang và trong khu công nghiệp tập trung. Giai đoạn sau nghiên cứu phát triển thêm các bến xe hàng tại các huyện trên cơ sở phù hợp với quy hoạch không gian của các huyện.

b) Quy hoạch bến xe khách:

- Quy hoạch 16 bến xe khách, trong đó có 5 bến xe khách hiện tại và xây dựng mới thêm 11 bến xe khách trên tại địa bàn các huyện, thành phố Hưng Yên.

- Thành phố Hưng Yên: Xây dựng mới bến xe tại khu vực xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên; quy mô bến loại 1; diện tích 5ha; di chuyển bến xe trung tâm thành phố Hưng Yên ra xã Trung Nghĩa khi hoàn thành xây dựng bến.

- Huyện Phù Cừ: Duy trì bến xe La Tiến quy mô loại 4; nghiên cứu di chuyển bến xe La Tiến giáp với tuyến quy hoạch đường nối Vành đai V Thủ đô Hà Nội thuộc xã Nguyên Hòa và phù hợp với quy hoạch khu di tích La Tiến.

- Huyện Yên Mỹ: Duy trì bến xe Cống Tráng theo quy mô loại 4 và quy hoạch xây dựng 01 bến loại 2 tại xã Trung Hưng; 01 bến xe loại 4 tại xã Yên Phú.

- Huyện Tiên Lữ: Duy trì bến xe Triều Dương theo quy mô loại 2, diện tích 1,2ha.

- Huyện Ân Thi: Duy trì bến xe Ân Thi theo quy mô loại 4 tại thị trấn Ân Thi, diện tích 0,7ha.

- Huyện Văn Lâm: Xây dựng mới bến xe Như Quỳnh tại thị trấn Như Quỳnh, quy mô tối thiểu loại 4.

- Huyện Khoái Châu: Xây dựng mới bến xe Khoái Châu tại xã Phùng Hưng theo quy mô loại 5; 01 bến khu vực xã An Vĩ tối thiểu loại 4.

- Huyện Kim Động: Xây dựng mới bến xe tại xã Toàn Thắng theo quy mô tối thiểu loại 5.

- Huyện Mỹ Hào: Xây dựng mới bến xe trung tâm, tối thiểu loại 4 và 03 bến xe phía Đông, Tây, Bắc, tối thiểu loại 5;

- Huyện Văn Giang: Xây dựng bến xe Văn Giang tại thị trấn Văn Giang theo tiêu chuẩn bến xe loại 2, quy mô 2ha.

c) Trạm dừng nghỉ:

- Hoàn thành xây dựng trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng thuộc địa bàn xã Tân Việt, huyện Yên Mỹ, xã Xuân Trúc, huyện Ân Thi.

- Nghiên cứu xây dựng trạm dừng nghỉ trên Quốc lộ 5 khu vực huyện Văn Lâm Km15+300 trái tuyến và Km15+200 phải tuyến.

2.2. Đường thủy

2.2.1. Quy hoạch luồng tuyến

a) Các tuyến đường sông do Trung ương quản lý thực hiện quy hoạch theo Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Tuyến sông Hồng: Từ Xuân Quan, Văn Giang đến ngã ba Phương Trà dài 64km; quy hoạch sông cấp I.

- Tuyến sông Luộc: Từ ngã ba Phương Trà đến huyện Phù Cừ dài 28km; quy hoạch sông cấp II.

b) Các tuyến sông địa phương quản lý:

- Quy hoạch các tuyến sông Bắc Hưng Hải, sông Cửu Yên, sông Chanh được cải tạo, nâng cấp đảm bảo cho tàu 200-250T lưu thông; các tuyến sông Điện Biên, Tam Đô đảm bảo cho tàu 150T lưu thông.

- Phối hợp với ngành nông nghiệp nghiên cứu cải tạo âu Nghi Xuyên (Trạm bơm Nghi Xuyên) để thông tuyến từ sông Hồng vào sông Cửu An và hệ thống các tuyến sông nội tỉnh; tạo luồng vận tải thủy và nâng cao năng lực vận tải thủy vào khu vực trung tâm của tỉnh.

2.2.2. Quy hoạch các cảng và bến thủy nội địa

a) Các cảng trên sông Hồng và sông Luộc:

- Quy hoạch 03 cảng hàng hóa (Mễ Sở, Hưng Yên, Triều Dương) và 02 cảng hành khách (Bình Minh, Hưng Yên) theo Quyết định số 1112/QĐ-BGTVT ngày 26/4/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt quy hoạch chi tiết hệ thống cảng đường thủy nội địa khu vực phía Bắc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Bổ sung quy hoạch 02 cảng hàng hóa và hành khách (cảng Phố Hiến, cảng Thăng Long thuộc địa bàn xã Hùng An, xã Đức Hợp huyện Kim Động); 01 cảng hành khách (cảng La Tiến xã Nguyên Hòa, huyện Phù Cừ).

- Xây dựng cảng hàng hóa Mễ Sở, Hưng Yên, Thăng Long, Phố Hiến trên sông Hồng có công suất 350.000 tấn/năm đảm bảo tiếp nhận tàu 1.000T; cảng Triều Dương trên sông Luộc có công suất 300.000 tấn/năm đảm bảo tiếp nhận tàu 600T.

- Xây dựng cảng hành khách Bình Minh, Hưng Yên, Thăng Long, Phố Hiến trên sông Hồng; cảng La Tiến trên sông Luộc có công suất 500 ngàn HK/năm đảm bảo tiếp nhận tàu 100 ghế.

b) Các bến thủy nội địa:

- Bến hàng hóa: Quy hoạch 22 bến và cụm bến tương ứng với 46 vị trí bến trên sông Hồng, sông Luộc; 09 bến trên sông Bắc Hưng Hải.

- Bến khách ngang sông: Quy hoạch 21 bến trên sông Hồng, sông Luộc; 03 bến trên sông Bắc Hưng Hải.

2.3. Đường sắt

Các tuyến đường sắt trên địa bàn tỉnh trong tương lai được quy hoạch theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; số 2053/QĐ-TTg ngày 23/11/2015 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; số 768/QĐ-TTg ngày 06/5/2016 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Giai đoạn 2017 - 2020: Cải tạo, nâng cấp, từng bước đưa vào cấp kỹ thuật tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội - Hải Phòng; xây dựng hệ thống đường ngang có phòng vệ, đường gom, rào cách ly, rào bảo vệ hành lang an toàn, cầu vượt tại các điểm giao cắt. Nghiên cứu xây dựng đường gom dọc đường sắt, quy mô đường cấp IV, chiều dài khoảng 20,4km.

Giai đoạn đến năm 2030: Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu xây dựng mới, nâng cấp cải tạo đường sắt theo các chương trình, dự án của Bộ.

2.4. Quy hoạch hệ thống cảng cạn

Quy hoạch thực hiện theo Quyết định số 2223/QĐ-TTg ngày 13/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Trên địa bàn tỉnh, quy hoạch 3 cảng cạn như sau:

- Cảng cạn 1: Tại khu vực Đông Nam Hà Nội dự kiến tại xã Đại Đồng, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, có quy mô khoảng 69ha.

- Cảng cạn 2: Tại khu vực Lý Thường Kiệt, gần điểm giao giữa cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với QL.39; quy mô khoảng 60ha.

- Cảng cạn 3: Tại khu vực xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, quy mô khoảng 37ha.

2.5. Quy hoạch phát triển công nghiệp giao thông vận tải, các trung tâm đăng kiểm phương tiện và cơ sở đào tạo sát hạch lái xe

a) Quy hoạch phát triển công nghiệp giao thông vận tải:

- Đối với phương tiện đường bộ: Hỗ trợ các thành phần kinh tế tư nhân, tập thể và các doanh nghiệp trong lĩnh vực lắp ráp phương tiện đơn giản (xe máy, xe vận tải nhỏ) về mặt kỹ thuật và vốn đầu tư; tập trung củng cố các cơ sở hiện có, đầu tư thay thế những thiết bị cũ bằng thiết bị tiên tiến, hiện đại,... tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động công nghiệp tại địa phương. Khuyến khích đầu tư, trang thiết bị và hoàn thiện công nghệ cho xí nghiệp, doanh nghiệp cơ khí tại các huyện, thị, có khả năng đóng mới thùng xe và đại tu máy, gầm xe các loại. Nâng cấp và xây dựng xưởng sửa chữa nhỏ ôtô tải và khách tại mỗi huyện và phục vụ sửa chữa gia công cơ khí nhỏ; xây dựng 2 trung tâm sửa chữa ô tô hiện đại tại khu công nghiệp của xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ và thành phố Hưng Yên đảm bảo đủ năng lực sửa chữa được hầu hết các loại xe trên địa bàn tỉnh.

- Đối với phương tiện đường thủy: Tiếp tục nâng cấp cơ sở đóng tàu hiện có, phát triển mạnh công nghiệp đóng mới và sửa chữa các loại tàu có tải trọng từ 100 - 1.000 tấn chủ yếu phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa trên địa bàn tỉnh như hàng đá, cát, sỏi, vật liệu xây dựng; xây dựng nhà máy cơ khí thủy trên sông Luộc vị trí cách ngã 3 Phương Trà khoảng 4km nhằm đáp ứng nhu cầu sửa chữa tàu tải trọng đến 1.000 tấn, tầu kéo 275CV, đóng mới các phương tiện cỡ vừa và nhỏ 30 - 100T,... Quy mô xây dựng: Xây dựng đường triền với 4 - 6 vị trí sửa chữa, xây dựng khoảng 3.000 m2 nhà xưởng, các công trình kiến trúc và các công trình phụ trợ khác.

b) Quy hoạch các trung tâm đăng kiểm:

Thực hiện theo Quyết định số 3771/QĐ-BGTVT ngày 06/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Quy hoạch tổng thể các trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định xe cơ giới đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Duy trì, hiện đại hóa các trung tâm đăng kiểm hiện có: Trung tâm đăng kiểm cơ giới Hưng Yên: số 89.02S tại xã Bảo Khê, thành phố Hưng Yên, số 89.01S tại xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào; Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 89.03D tại xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng kiểm định và nhu cầu kiểm định của tỉnh và khu vực.

c) Quy hoạch các các cơ sở sát hạch, đào tạo lái xe:

Thực hiện theo Quyết định số 966/QĐ-BGTVT ngày 31/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch cơ sở đào tạo lái xe cơ giới đường bộ và trung tâm sát hạch xe cơ giới đường bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Giai đoạn 2017 - 2020: Nâng cấp trang thiết bị, hiện đại hóa 7 cơ sở đào tạo lái xe (ô tô và mô tô), 3 cơ sở sát hạch lái xe ô tô và mô tô (Trường trung cấp nghề giao thông vận tải, Trường trung cấp nghề Á Châu và Trường trung cấp nghề Việt Thanh) và 4 cơ sở sát hạch lái xe mô tô hiện có tại huyện, thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu học tập lái xe của các địa phương: Trường Trung cấp nghề Châu Hưng; Trung tâm dạy nghề Hợp Lực; Cơ Sở đào tạo lái xe A1 huyện Văn Giang và Trường Trung cấp nghề Cảnh sát nhân dân 6.

Giai đoạn đến năm 2030: Duy trì phát triển các cơ sở hiện có, nghiên cứu xây mới các cơ sở đào tạo lái xe, cơ sở sát hạch lái xe nếu các trung tâm đã có không đáp ứng đủ nhu cầu học viên.

3. Dự kiến quỹ đất và nhu cầu vốn đầu tư

3.1. Dự kiến quỹ đất

Đến năm 2030 quỹ đất giao thông tăng thêm khoảng 3.053,97ha, trong đó đất giành cho cao tốc, quốc lộ là 531,78ha, đường tỉnh là 1.246,79ha, giao thông nông thôn là 1.105,4ha và cảng ICD khoảng 170ha; nâng tổng số quỹ đất giao thông lên khoảng 5.674,87ha chiếm 6,1% diện tích toàn tỉnh.

3.2. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư

- Giai đoạn 2017 - 2020: Tổng vốn khoảng 22.482,22 tỷ đồng; trong đó: quốc lộ, vành đai: 11.710 tỷ đồng; đường tỉnh: 6.274,42 tỷ đồng; đường huyện: 1.752,8 tỷ đồng; giao thông nông thôn: 2.745,00 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2021 - 2030: Tổng vốn khoảng 15.200 tỷ đồng.

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU

1. Giải pháp, chính sách phát triển vận tải

- Tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, phát triển đa dạng các loại hình vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải, dịch vụ vận tải; đổi mới phương tiện, công nghệ, trang thiết bị dịch vụ vận tải, ưu tiên phát triển vận tải container, đa phương thức và dịch vụ logistics để điều tiết hợp lý giữa các phương thức vận tải.

- Có cơ chế thu hút đầu tư xây dựng và khai thác hệ thống cảng cạn ICD của tỉnh kết nối với đường sắt Hà Nội - Hải Phòng tại vị trí ga Lạc Đạo mới và kết nối với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tại khu vực nút giao Lý Thường Kiệt. Tăng cường thu hút đầu tư để đẩy mạnh cải tạo, nâng cấp một số âu thuyền, xây dựng bến cảng,...theo quy hoạch nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng vận tải thủy trên các tuyến sông Hồng, sông Luộc và các tuyến sông nội tỉnh.

- Có chính sách hỗ trợ, ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng, phát triển các tuyến xe buýt nội tỉnh, liên tỉnh trong khu vực; phát triển hợp lý về số lượng và chất lượng phương tiện vận tải theo hướng hiện đại, tải trọng phù hợp, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật an toàn, tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường; đẩy mạnh sự giám sát của hành khách cộng đồng đối với vận tải hành khách, hàng hóa trên địa bàn tỉnh, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các vi phạm, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và vì nhân dân phục vụ.

- Tổ chức hợp lý các đầu mối vận tải, đặc biệt tại khu vực thành phố Hưng Yên, Phố Nối và thị trấn Văn Giang; tập trung, huy động nguồn lực đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống điểm đỗ xe, bến bãi xe trên địa bàn các huyện, thành phố.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành và khai thác các hệ thống giao thông vận tải; thiết lập trung tâm điều hành vận tải nhằm quản lý điều tiết giao thông vận tải; tăng cường công tác kiểm tra tải trọng xe; tuyên truyền, phổ biến nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông.

2. Giải pháp, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

- Tập trung đầu tư cho các công trình có tính lan tỏa, tăng khả năng liên kết vùng, liên kết giữa các phương thức vận tải và giải quyết tình trạng quá tải cho hệ thống mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh.

- Rà soát, xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất thu hút mạnh mẽ các nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch, nhất là thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) cho các dự án giao thông lớn, trọng điểm của tỉnh, để tạo bước đột phá về huy động nguồn vốn cho phát triển hạ tầng giao thông. Đẩy mạnh vận động, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ, vốn vay ODA và các nguồn vốn khác; phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành và các địa phương để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tăng cường quản lý đầu tư để bố trí vốn tập trung, triển khai thực hiện dự án không chậm tiến độ.

- Tổ chức khai thác có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện có; bố trí kinh phí và làm tốt công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là một số đoạn tuyến đường tỉnh, đường huyện, nhằm đảm bảo chất lượng công trình, khắc phục kịp thời các hư hỏng, sự cố và điểm đen tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông; chú trọng quản lý và khai thác hiệu quả đất hành lang an toàn đường bộ; tăng cường bảo vệ hành lang an toàn giao thông và quản lý chặt chẽ đất quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông. Đẩy mạnh đầu tư phát triển giao thông nông thôn; tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ chế hỗ trợ xi măng để làm đường; khuyến khích nhân dân hiến đất để mở rộng làm đường đáp ứng yêu cầu phát triển vận tải hiện đại và tạo điều kiện cho nông nghiệp, nông thôn phát triển.

3. Giải pháp, chính sách đảm bảo an toàn giao thông

- Đẩy nhanh việc đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, đảm bảo hành lang an toàn, xử lý điểm đen trên tuyến; tăng cường rà soát thay thế, bổ sung hệ thống báo hiệu đường bộ theo quy chuẩn,... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kết hợp với tăng cường cưỡng chế việc thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kết hợp với tăng cường công tác cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

- Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch và quản lý người điều khiển phương tiện giao thông; chất lượng kiểm định phương tiện cơ giới.

4. Giải pháp, chính sách bảo vệ môi trường

- Từng bước kiểm soát, phòng ngừa và hạn chế gia tăng ô nhiễm môi trường do hoạt động giao thông vận tải.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong giao thông vận tải trên cơ sở tổ chức vận tải hợp lý, phát huy lợi thế về vận tải đường thủy, đường sắt; nhanh chóng phát triển vận tải công cộng, áp dụng vận tải đa phương thức. Kiểm soát chất lượng phương tiện và nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; khuyến khích sử dụng phương tiện và nhiên liệu sạch;

- Quản lý chặt chẽ việc thực hiện đánh giá tác động môi trường các dự án phát triển giao thông vận tải, đặc biệt là các dự án đường cao tốc đi qua các khu vực bảo tồn, di tích lịch sử; thực hiện tốt công tác giám sát quản lý môi trường và tăng cường kiểm tra thường xuyên bảo vệ môi trường đối với các đơn vị xây dựng, sản xuất, kinh doanh giao thông vận tải;

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, phương tiện sử dụng năng lượng hiệu quả; ứng dụng nhiên liệu sạch, năng lượng tái tạo và các dạng năng lượng thay thế khác trong hoạt động giao thông vận tải.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp lập kế hoạch đầu tư hàng năm trên cơ sở quy hoạch được duyệt.

2. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch. Trong quá trình thực hiện tiến hành xem xét, đánh giá để điều chỉnh bổ sung kịp thời, đáp ứng nhu cầu thực tế phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực.

3. Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiến hành rà soát điều chỉnh các quy hoạch có liên quan phù hợp với quy hoạch này; đồng thời phối hợp với Sở Giao thông vận tải trong quá trình thực hiện; đảm bảo quy hoạch được triển khai khả thi và đồng bộ, tạo được hệ thống giao thông vận tải liên hoàn, liên kết nhằm nâng cao năng lực của toàn hệ thống.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ký ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Giao thông vận tải;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Như điều 4;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT1D.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phóng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3353/QĐ-UBND năm về phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030

  • Số hiệu: 3353/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 29/12/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên
  • Người ký: Nguyễn Văn Phóng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/12/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản