ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1305/QĐ-UBND | Quảng Trị, ngày 23 tháng 06 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH QUẢNG TRI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc ban hành, điều chỉnh, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ văn bản số 15502/BGTVT-KHĐT ngày 05/12/2014 của Bộ GTVT V/v góp ý Đề án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ kết quả Hội nghị thẩm định Đề án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ngày 07/5/2015;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại văn bản số 1038/SGTVT-KH ngày 26/5/2015, Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 196/TTr-SKH-CT ngày 17/6/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch:
- Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua và làm cơ sở để đầu tư xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông vận tải trên toàn tỉnh phù hợp, đồng bộ, đồng thời tạo điều kiện và tiền đề cho sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác.
- Đáp ứng nhu cầu vận tải của xã hội với chất lượng ngày càng cao, hạn chế tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường.
- Có mạng lưới giao thông phù hợp, liên hoàn giữa các phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển và hàng không; liên thông giữa mạng giao thông tỉnh với mạng giao thông quốc gia, khu vực và quốc tế.
2. Các nội dung chính Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch:
Chi tiết điều chỉnh, bổ sung về đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng không, các hệ thống hạ tầng giao thông và loại hình giao thông vận tải, các quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật thống nhất theo hồ sơ điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, cụ thể:
2.1. Phát triển mạng lưới giao thông đường bộ:
Hoàn chỉnh các trục dọc, trục ngang, đường tỉnh, đường đô thị và đường giao thông nông thôn với tiêu chuẩn sau:
- Trục dọc, trục ngang: Hoàn thiện trục dọc ven biển (ký hiệu: D1) đoạn từ Mạch Nước, xã Vĩnh Thái (giáp tỉnh Quảng Bình) đến xã Hải Khê (giáp tỉnh Thừa Thiên Huế); Trục dọc đường Hồ Chí Minh nhánh Đông (ký hiệu: D3) đoạn từ Cam Lộ ÷ Túy Loan; Trục ngang ĐT.571 (ký hiệu: N1) đoạn từ Vĩnh Ô ÷ đường Hồ Chí Minh nhánh Tây và hoàn thiện toàn tuyến đạt cấp III, cấp IV; Xây dựng hoàn thiện trục ngang Cảng Mỹ Thủy - Húc Nghi - La Lay (ký hiệu: N3).
- Đường tỉnh: Đầu tư nâng cấp và xây dựng các tuyến tối thiểu đạt quy mô đường cấp IV, các tuyến qua khu vực miền núi cao địa hình khó khăn đạt tiêu chuẩn đường cấp V; các tuyến đi qua khu vực đô thị, trung tâm các huyện lỵ đạt tiêu chuẩn đường phố chính đô thị. Kết cấu mặt được thảm BTN, một số đoạn tuyến đi qua khu vực địa hình miền núi đặc biệt khó khăn thì kết cấu mặt được thảm bê tông nhựa, bê tông xi măng hoặc láng nhựa. Chuyển một số đường tỉnh quan trọng lên đường quốc lộ, đồng thời chuyển một số tuyến đường tỉnh không đảm bảo các tiêu chí theo quy định thành đường huyện, chuyển giao cho huyện quản lý.
- Đường đô thị: Đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn đường đô thị và có quy mô phù hợp với cấp đô thị; tỷ lệ rải nhựa, bê tông xi măng đạt 100% số Km đường đô thị hiện có. Diện tích đất dành cho giao thông chiếm từ 16%-26% diện tích đất dành cho đô thị. Xây dựng hoàn thành các tuyến đường ven 2 bờ sông Hiếu, sông Vĩnh Phước - TP.Đông Hà.
- Đường giao thông nông thôn: Kiên cố hoá hệ thống giao thông nông thôn đến năm 2020 đạt tỷ lệ: ≥ 80% số Km đường huyện, xã, phường, ≥ 60% số Km đường thôn ngõ xóm. Đến năm 2030 kiên cố hoá đạt 100%.
2.2. Phát triển mạng lưới giao thông đường thủy nội địa:
Đầu tư cải tạo, nạo vét luồng lạch trên 4 tuyến đường thủy nội địa đang quản lý, đảm bảo giao thông thuận lợi, an toàn.
Xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng bến cập tàu, mua sắm trang thiết bị, phương tiện cho 2 tuyến vận tải Cửa Việt - Cồn Cỏ, Cửa Tùng - Cồn Cỏ.
Nâng cấp, cải tạo, nạo luồng và cảng Đông Hà đảm bảo tàu có tải trọng 200-300 tấn ra vào thuận lợi.
Mở tuyến vận tải thủy nội địa: Đông Hà - Cửa Việt - Cửa Tùng - Hiền Lương nhằm kết nối tuyến du lịch.
2.3. Phát triển mạng lưới giao thông đường biển:
Đầu tư mở rộng Cảng Cửa Việt giai đoạn 2: Xây dựng cầu cảng số 3, số 4 đưa công suất cảng lên 800.000 tấn/năm, nâng cấp, chính trị luồng vào cảng cho phép tàu 3.000 DWT ra vào; Bổ sung quy hoạch chi tiết cảng xăng dầu; Quy hoạch mở rộng cảng Cửa Việt về phía bờ Nam. Giai đoạn từ năm 2015 - 2025 nâng công suất cảng lên 1.200.000 tấn/ năm.
Kêu gọi đầu tư xây dựng cảng biển Mỹ Thủy để đưa vào khai thác sử dụng trong giai đoạn quy hoạch.
2.4. Phát triển giao thông đường sắt:
Quy hoạch, xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh Quảng Trị:
- Xây dựng tuyến đường sắt Ngã Tư Sòng - Cảng Cửa Việt.
- Đầu tư xây dựng đoạn nối đường sắt Bắc - Nam đi cảng Mỹ Thủy.
- Đầu tư xây dựng đường sắt Đông Hà đi Lao Bảo kết nối với Lào
2.5. Phát triển giao thông đường hàng không:
Xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị tại xã Gio Quang, huyện Gio Linh. Với qui mô: Sân bay dân dụng tiêu chuẩn cấp 4C, kết hợp sân bay quân sự cấp II với 1 đường băng cất, hạ cánh dài 2.400 - 3.000m đáp ứng cho tàu bay A320, A321 và các tàu bay quân sự. Diện tích sân bay khoảng 311,7ha.
2.6. Phát triển cơ khí giao thông và hệ thống bến xe:
- Đầu tư xây dựng mới hệ thống các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng ô tô. Củng cố, nâng cấp các cơ sở sửa chữa ôtô hiện có. Đầu tư trang thiết bị, nâng công suất các cơ sở xí nghiệp sửa chữa ô tô hiện có đạt 150 xe ÷ 200 xe/năm.
- Kêu gọi nhà đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp ô tô với các chủng loại: Xe buýt, xe khách, xe tải nhẹ, công suất 35.000 chiếc/năm.
- Đầu tư nâng cấp cơ sở sữa chữa tàu thuyền Cửa Việt đạt công suất sửa chữa 20 ÷ 30 chiếc/năm, cỡ tàu đến 1.000 tấn. Tiếp tục kêu gọi đầu tư cho nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thuyền tại Nam Cửa Việt. Nhà máy đóng mới: Tàu hút bùn cát có công suất 100-200m3/giờ và sà lan 1.500 tấn.
- Đầu tư xây dựng cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng tàu cá tại cụm công nghiệp Cửa Tùng, Vĩnh Linh.
- Kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy đóng tàu công suất 30.000 ÷ 50.000 DWT tại Khu kinh tế Đông Nam tỉnh Quảng Trị.
- Trong giai đoạn đến 2020:
+ Tiếp tục đầu tư nâng cấp hoàn chỉnh 4 bến xe: Bến xe Hải Lăng, bến xe Khe Sanh, bến xe trung tâm thành phố Đông Hà, bến xe Cửa Việt;
+ Đầu tư xây dựng mới 6 bến xe: Bến xe Gio Linh, bến xe phía Bắc thành phố Đông Hà, bến xe phía Nam thành phố Đông Hà, bến xe Ái Tử, bến xe Cam Lộ, bến xe Đakrông;
- Nhằm phục vụ cho nhu cầu đi lại và giao lưu hàng hóa phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các xã vùng sâu, vùng xa, các thị trấn, thị tứ mới thành lập, giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cần đầu tư nâng cấp và xây dựng mới 19 bến xe, quy mô diện tích tối thiểu đạt 1.000 - 1.500m2.
2.7. Phát triển hệ thống trạm dừng nghỉ:
Xây dựng các trạm dừng nghỉ đảm bảo theo quy hoạch đã được Bộ GTVT phê duyệt cụ thể:
- Trên tuyến QL1, gồm 03 trạm: Trạm dừng nghỉ Phú Hải: Địa điểm: km718+00 QL1 (phía trái tuyến), thuộc địa bàn huyện Vĩnh Linh. Diện tích: 15.000m2. Trạm dừng nghỉ khu công nghiệp Quán Ngang: Địa điểm: km747+700 QL1 (phía phải tuyến), thuộc địa bàn huyện Gio Linh. Diện tích: 3.123m2. Trạm dừng nghỉ Hải Lăng: Địa điểm: Km781-km783 QL1 (phía trái tuyến), thuộc địa bàn huyện Hải Lăng. Diện tích: 10.000m2
- Trên tuyến QL9, gồm 01 trạm: Trạm dừng nghỉ Hướng Hoá: Địa điểm: Km70+00 QL9 ( phía phải tuyến), thuộc địa bàn huyện Hướng Hoá. Diện tích: 3.000m2;
- Trên tuyến đường HCM nhánh Đông, gồm 02 trạm: Trạm Bến Tắt (gần nghĩa trang Trường Sơn); Diện tích: 10.000m2. Trạm Cam Lộ (giao QL9); Diện tích: 10.000m2
2.8. Phát triển cảng cạn ICD:
Quy hoạch, kêu gọi đầu tư xây dựng cảng cạn ICD tại khu vực thị trấn Lao Bảo - Trên Quốc lộ 9 - Hành lang kinh tế Đông Tây, có quy mô 10 - 20 ha.
2.9. Xây dựng phát triển bãi hạ tải:
Nhằm giảm tải các tuyến đường, đảm bảo an toàn cho công trình và an toàn giao thông, đầu tư xây dựng, nâng cấp các bãi hạ tải, cụ thể:
- Bãi hạ tải trên tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây: Địa điểm: Km303+195 (phía phải tuyến), thuộc thôn A Đang, xã A Ngo, huyện Hướng Hoá. Diện tích: 9.000m2
- Bãi hạ tải trên tuyến đường Quốc lộ 9: Địa điểm: Km73+300 (phía phải tuyến), thôn Làng Vây, xã Tân Long, huyện Hướng Hoá. Diện tích: 3.500m2
- Bãi hạ tải trên tuyến Quốc lộ 15D: Địa điểm: Km2+100 (phía trái tuyến), thôn A Đeng, xã A Ngo, huyện Đakrông. Diện tích: 6.800m2
2.10. Xây dựng phát triển các tuyến xe Buýt:
Song song với việc phát triển các tuyến vận tải hành khách nội tỉnh, liên tỉnh, trong giai đoạn quy hoạch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị dự kiến sẽ mở một số tuyến vận tải xe buýt công cộng: Đông Hà - Thị trấn Hồ Xá; Đông Hà - Thị trấn Hải Lăng; Đông Hà - Lao Bảo; Đông Hà - Cửa Việt; Đông Hà - Thị xã Quảng Trị...
3. Nhu cầu vốn và giải pháp thực hiện:
3.1. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là: 49.147 tỷ đồng (Bốn mươi chín nghìn, một trăm bốn mươi bảy tỷ đồng), trong đó:
- Giai đoạn 2015-2020: 22.231 tỷ đồng;
- Giai đoạn 2020-2030: 26.916 tỷ đồng;
3.2. Giải pháp thực hiện:
Huy động tối đa mọi nguồn lực để phát triển hệ thống GTVT theo đúng Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung đã được duyệt. Đặc biệt sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay ODA, các nguồn viện trợ trong và ngoài nước. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư. Thực hiện xã hội hóa đầu tư phát triển hạ tầng giao thông theo nhiều hình thức như: BOT, PPP...
Xem xét, cân đối trên tổng thể nền kinh tế của tỉnh, quốc gia để xây dựng kế hoạch ưu tiên đầu tư các dự án cụ thể.
Song song với việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng giao thông, cần chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật, đội ngũ công nhân nhằm đáp ứng, thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Điều 2. Quản lý và tổ chức thực hiện:
- Sở GTVT chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về quản lý và tổ chức thực hiện điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Các Sở: Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, Xây dựng; các Sở, Ban, Ngành trong tỉnh và các địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ để chủ trì hoặc phối hợp thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chịu thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 2155/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2035
- 2Quyết định 3353/QĐ-UBND năm về phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
- 3Quyết định 293/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 4Nghị quyết 23/2021/NQ-HĐND bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Quyết định 2155/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2035
- 5Quyết định 3353/QĐ-UBND năm về phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030
- 6Quyết định 293/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 7Nghị quyết 23/2021/NQ-HĐND bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Quyết định 1305/QĐ-UBND năm 2015 về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 1305/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/06/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
- Người ký: Nguyễn Đức Chính
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/06/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực