Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2330/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 30 tháng 6 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN CHI PHÍ LẬP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 3218/QĐ-BCT ngày 11/4/2014 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 30/TTr-SCT ngày 24/3/2015 và đề nghị của Sở Tài chính tại Văn bản số 1990/STC-HCSN ngày 29/6/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề cương và dự toán lập Quy hoạch, với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên đồ án: Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.

2. Chủ đầu tư: Sở Công Thương Bình Định.

3. Nội dung Đề cương: Theo Phụ lục 1 đính kèm.

4. Địa điểm thực hiện: Trên địa bàn tỉnh Bình Định.

5. Dự toán chi phí lập quy hoạch: 390.500.000 đồng (Ba trăm chín mươi triệu năm trăm nghìn đồng chẵn).

Trong đó:

- Chi phí xây dựng nhiệm vụ và dự toán : 8.875.000 đồng

- Chi phí xây dựng quy hoạch : 298.200.000 đồng

- Chi phí khác : 47.925.000 đồng

- Thuế GTGT (10%)  : 35.500.000 đồng

(Chi tiết như Phụ lục 2 đính kèm)

6. Nguồn vốn: Vốn ngân sách nhà nước.

7. Thời gian thực hiện: Năm 2015.

Điều 2. Quyết định này làm cơ sở để tổ chức thực hiện lập Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 và thanh quyết toán tài chính theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Cao Thắng

 

Phụ lục 1

ĐỀ CƯƠNG

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035
(Kèm theo Quyết định số 2330/QĐ-UBND ngày 30 /6/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lời mở đầu

2. Các căn cứ lập quy hoạch

- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.

- Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ Công Thương ban hành quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp.

- Quyết định số 2836/QĐ-BCT ngày 06/5/2013 của Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số 3218/QĐ-BCT ngày 11/4/2014 của Bộ Công Thương quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số 4037/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 của UBND tỉnh Bình Định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Công nghiệp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Công văn số 669/UBND-KTN ngày 12/02/2015 của UBND tỉnh về việc lập Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.

3. Sự cần thiết của quy hoạch.

PHẦN 1

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY

I. Hiện trạng phát triển ngành công nghiệp may mặc

1. Hiện trạng về quy mô và năng lực sản xuất: Tổng số dự án đầu tư, số dự án đã hoạt động, quy mô công suất, vốn đầu tư, vốn thực hiện, địa điểm, diện tích đầu tư xây dựng các dự án.

2. Hiện trạng về cơ cấu ngành theo thành phần kinh tế và tổ chức quản lý: Số dự án của doanh nghiệp nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; các hình thức tổ chức quản lý.

3. Hiện trạng về thị trường sản phẩm: Sản lượng, giá trị và thị trường tiêu thụ; cơ cấu từng thị trường.

4. Hiện trạng về nguồn nhân lực, công tác đào tạo, khoa học công nghệ.

- Tổng số lao động, cơ cấu trình độ lao động trong các doanh nghiệp, thu nhập bình quân đầu người.

- Đánh giá trình độ công nghệ, kỹ thuật, quy trình sản xuất sản phẩm.

5. Hiện trạng về thị trường nguyên phụ liệu (công nghiệp phụ trợ): nguyên phụ liệu trong nước, nhập khẩu; yêu cầu về chất lượng, mẫu mã nguyên phụ liệu.

II. Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.

III. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch giai đoạn 2011 - 2015 (đánh giá Quy hoạch ngành may mặc theo Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Bình Định):

1. Đánh giá các chỉ tiêu giữa quy hoạch và thực tế: Sản lượng sản xuất, giá trị sản xuất công nghiệp, lao động, ...

2. Đánh giá nguyên nhân trong và ngoài nước ảnh hưởng đến quy hoạch của địa phương.

3. Đánh giá và kiến nghị để hoàn thiện chính sách, cơ chế chính sách, những bất cập ảnh hưởng đến sự phát triển ngành dệt may.

4. Bài học kinh nghiệm.

PHẦN 2

DỰ BÁO

I. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.

1. Vị trí, vai trò của ngành công nghiệp dệt may trong nền kinh tế, ngành công nghiệp của tỉnh.

2. Những nhân tố ảnh hưởng.

II. Dự báo nhu cầu sản phẩm

1. Dự báo về khả năng cung ứng và thị trường tiêu thụ một số sản phẩm dệt may chủ yếu.

2. Dự báo về khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

PHẦN 3

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035

I. Quan điểm, mục tiêu

1. Quan điểm phát triển

2. Mục tiêu:

- Mục tiêu chung: Sản phẩm chủ yếu, giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng, giá trị xuất khẩu,...

- Mục tiêu cụ thể: Giai đoạn 2016 - 2020; giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2035 (sản lượng sản xuất, giá trị sản xuất công nghiệp, lao động, ...)

3. Định hướng phát triển.

II. Nội dung quy hoạch

1. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may

- Quy hoạch phát triển sản phẩm dệt

+ Định hướng phát triển và phân bố không gian trên địa bàn.

+ Mục tiêu phát triển: Sản phẩm chủ yếu, giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng,…

- Quy hoạch phát triển sản phẩm may.

+ Định hướng phát triển và phân bố không gian trên địa bàn.

+ Mục tiêu phát triển: Sản phẩm chủ yếu, giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng, giá trị xuất khẩu, việc làm…

2. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may

- Định hướng phát triển; dự báo phát triển nguyên liệu, phụ liệu.

- Mục tiêu phát triển: Sản phẩm chủ yếu, giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng,…

3. Luận chứng phân bổ ngành theo không gian lãnh thổ: Xác định về không gian bố trí các cơ sở sản xuất dệt, may trên địa bàn toàn tỉnh; hình thành vùng sản xuất dệt, may trọng điểm… dự báo công nghệ, giảm thiểu tác động môi trường.

4. Các chương trình, dự án ưu tiên và nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2035.

- Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư

- Nhu cầu vốn đầu tư cho ngành công nghiệp dệt may.

- Nhu cầu vốn đầu tư cho ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may.

- Hiệu quả kinh tế - xã hội, đóng góp giá trị sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm.

III. Đánh giá môi trường chiến lược

1. Đánh giá khái quát hiện trạng môi trường.

2. Dự báo tác động ảnh hưởng.

3. Định hướng các mục tiêu, chỉ tiêu bảo vệ môi trường.

4. Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường.

PHẦN 4

CÁC GIẢI PHÁP VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH

1. Các giải pháp chủ yếu

- Giải pháp về vốn.

- Giải pháp về khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường.

- Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.

- Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu và công nghiệp hỗ trợ.

- Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm.

- Giải pháp về cơ chế, chính sách.

- Giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch.

2. Các cơ chế chính sách

3. Tổ chức thực hiện

Kết luận và kiến nghị.

 

Phụ lục 2

DỰ TOÁN CHI PHÍ DỰ ÁN

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035
(Kèm theo Quyết định số 2330/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)

ĐVT: 1.000 đồng

TT

Khoản mục chi phí

Mức chi phí (%)

Thành tiền

 

 

 

Tổng kinh phí (A + B)

 

390.500

 

A

Kinh phí thực hiện dự án

100,0

355.000

 

I

Chi phí xây dựng nhiệm vụ và dự toán

2,5

8.875

 

1

Chi phí xây dựng đề cương và nhiệm vụ

1,5

5.325

 

2

Chi phí lập dự toán theo đề cương và nhiệm vụ

1,0

3.550

 

II

Chi phí xây dựng quy hoạch

84

298.200

 

1

Chi phí thu thập, xử lý số liệu, dữ liệu ban đầu

7,0

24.850

 

2

Chi phí thu thập bổ sung số liệu, tư liệu theo yêu cầu quy hoạch

4,0

14.200

 

3

Chi phí khảo sát thực địa

20,0

71.000

 

4

Chi phí thiết kế quy hoạch

53

188.150

 

a

Phân tích, đánh giá vai trò vị trí của ngành công nghiệp Dệt May trong nền kinh tế, ngành công nghiệp của tỉnh

1

3.550

 

b

Phân tích, dự báo những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp Dệt May đến năm 2025, định hướng đến năm 2035

3

10.650

 

c

Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển ngành công nghiệp Dệt may giai đoạn 2011 - 2015

4

14.200

 

d

Nghiên cứu mục tiêu và quan điểm phát triển ngành công nghiệp Dệt May đến năm 2025, định hướng đến năm 2035

3

10.650

 

e

Nghiên cứu, đề xuất các phương án phát triển

6

21.300

 

g

Nghiên cứu các giải pháp thực hiện mục tiêu

20

71.000

 

 

- Luận chứng các phương án phát triển

5

17.750

 

 

- Xây dựng phương án phát triển, đào tạo nguồn nhân lực

1

3.550

 

 

- Xây dựng phương án và giải pháp phát triển khoa học công nghệ

1

3.550

 

 

- Xây dựng các phương án và giải pháp bảo vệ môi trường

1,5

5.325

 

 

- Xây dựng các phương án, tính toán nhu cầu và đảm bảo vốn đầu tư

4

14.200

 

 

- Xây dựng các chương trình dự án đầu tư trọng điểm

1,5

5.325

 

 

- Xây dựng phương án tổ chức lãnh thổ

3

10.650

 

 

- Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách và đề xuất các phương án thực hiện

3

10.650

 

h

Xây dựng báo cáo tổng hợp và các báo cáo liên quan

8

28.400

 

 

- Xây dựng báo cáo đề dẫn

1

3.550

 

 

- Xây dựng báo cáo tổng hợp

6

21.300

 

 

- Xây dựng các báo cáo tóm tắt

0,6

2.130

 

 

- Xây dựng văn bản trình thẩm định

0,2

710

 

 

- Xây dựng văn bản trình phê duyệt dự án quy hoạch

0,2

710

 

i

Xây dựng hệ thống bản đồ quy hoạch

8

28.400

 

III

Chi phí khác

13,5

47.925

 

1

Chi phí quản lý dự án quy hoạch

4,0

14.200

 

2

Chi phí thẩm định đề cương, nhiệm vụ và dự toán

1,5

5.325

 

3

Chi phí thẩm định quy hoạch

4,5

15.975

 

4

Chi phí công bố quy hoạch

3,5

12.425

 

B

Thuế giá trị gia tăng (A*10%)

 

35.500

 

Tổng cộng: 390.500.000 đồng (Ba trăm chín mươi triệu, năm trăm nghìn đồng)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2330/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương và dự toán chi phí lập Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2035

  • Số hiệu: 2330/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/06/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
  • Người ký: Phan Cao Thắng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 30/06/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản