Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3721/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 29 tháng 09 năm 2017 |
CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, quản lý Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, thương mại;
Căn cứ Văn bản số 654/CV-HĐND ngày 05 tháng 9 năm 2017 của HĐND tỉnh Thanh Hóa về việc quy hoạch phát triển Dệt May, Da - Giầy tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 984/TTr-SCT ngày 14 tháng 9 năm 2017 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Dệt May, Da - Giầy tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển Dệt May, Da - Giầy tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:
- Phát triển Dệt May, Da - Giầy phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp, Quy hoạch phát triển ngành Dệt May, Da - Giầy cả nước, đồng thời phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch phát triển công nghiệp, Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch xây dựng nông thôn mới và các quy hoạch khác có liên quan trên địa bàn tỉnh.
- Xác định ngành Dệt May, Da - Giầy vẫn là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; là một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực, tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động; phát triển theo hướng ổn định, bền vững, cân đối hài hòa hợp lý về nguồn lực lao động giữa các địa phương và đảm bảo môi trường; tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ theo hướng chuyên môn hóa và hợp tác hóa cao.
- Khai thác, phát huy hết năng lực sản xuất của các dự án đã được đầu tư; ưu tiên, khuyến khích phát triển Dệt May, Da - Giầy ở các địa bàn nông thôn, miền núi, gắn với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã được quy hoạch, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động khu vực nông thôn, miền núi.
- Đến năm 2030, tiếp tục tập trung đầu tư chiều sâu, tăng cường đổi mới thiết bị, công nghệ để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, khai thác triệt để thị trường nội địa; nâng cao trình độ thiết kế, chuyển đổi mẫu mã sản phẩm và phát triển mạnh ngành công nghiệp Dệt May, Da - Giầy thời trang; phấn đấu sau năm 2025 xây dựng hình thành được các trung tâm thiết kế mẫu trình diễn thời trang, các Trung tâm thương mại Dệt May, Da - Giầy tại các thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh.
Chuyển mạnh từ việc nhận gia công, sang chủ động mua hoàn toàn nguyên liệu; tiếp tục kêu gọi đầu tư một số dự án công suất lớn, có công nghệ hiện đại tiên tiến, đáp ứng phù hợp với diễn biến của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên thế giới; tập trung nguồn lực phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, từng bước giảm dần tỷ trọng nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành Dệt May, Da - Giầy. Đồng thời phát triển mạnh các vùng nguyên liệu, chăn nuôi trên địa bàn để có nguyên liệu tại chỗ, chủ động phục vụ cho việc sản xuất ngành Dệt May, Da - Giầy trong tỉnh.
1. Mục tiêu phát triển Dệt May
- Giai đoạn 2016-2020: Giá trị sản xuất: Đến năm 2020 GTSXCN (giá 2010) đạt 18.000 tỷ đồng trở lên, GO giai đoạn đạt 14,4% trở lên. Xuất khẩu: Đến năm 2020 giá trị xuất khẩu đạt 866 triệu USD trở lên, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,5% trở lên; đến năm 2020 thu hút 96.000 lao động trở lên.
- Giai đoạn 2021-2025: Giá trị sản xuất: Đến năm 2025 GTSXCN (giá 2010) đạt 26.000 tỷ đồng trở lên, GO giai đoạn đạt 7,6% trở lên. Xuất khẩu: Đến năm 2025 giá trị xuất khẩu đạt 1.152 triệu USD trở lên, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5% trở lên; đến năm 2025 thu hút 134.000 lao động trở lên.
- Định hướng đến 2030: Giá trị sản xuất: Đến năm 2030 GTSXCN (giá 2010) đạt 34.600 tỷ đồng trở lên, GO giai đoạn 2026-2030 đạt 5,8% trở lên. Xuất khẩu: Đến năm 2030 giá trị xuất khẩu đạt 1.600 triệu USD trở lên, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,8% trở lên; đến năm 2030 thu hút 180.000 lao động trở lên.
2. Mục tiêu phát triển Da - Giầy
- Giai đoạn 2016-2020: Giá trị sản xuất: Đến năm 2020 GTSXCN (giá 2010) đạt 17.500 tỷ đồng trở lên; GO giai đoạn đạt 10,2% trở lên. Xuất khẩu: Đến năm 2020 giá trị xuất khẩu đạt 810 triệu USD trở lên, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,7% trở lên; đến năm 2020 thu hút 93.500 lao động trở lên.
- Giai đoạn 2021-2025: Giá trị sản xuất: Đến năm 2025 GTSXCN (giá 2010) đạt 25.000 tỷ đồng trở lên; GO giai đoạn đạt 7,6% trở lên. Xuất khẩu: Đến năm 2025 giá trị xuất khẩu đạt 1.168 triệu USD trở lên, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,3% trở lên; đến năm 2025 thu hút 137.500 lao động trở lên.
- Định hướng đến 2030: Giá trị sản xuất: Đến năm 2030 GTSXCN (giá 2010) đạt 32.000 tỷ đồng trở lên, GO giai đoạn đạt 5% trở lên. Xuất khẩu: Đến năm 2030 giá trị xuất khẩu đạt 1.500 triệu USD trở lên, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,4% trở lên; đến năm 2030 thu hút 160.000 lao động trở lên.
3. Mục tiêu phát triển Công nghiệp phụ trợ Dệt May, Da - Giầy
Giá trị SXCN (giá 2010) giai đoạn 2016 - 2020 đạt 812 tỷ đồng, giai đoạn 2021 - 2025 đạt 2.030 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 20% (chưa bao hàm phần dệt nhuộm cho ngành May); định hướng đến năm 2030: Giá trị SXCN (giá 2010) đạt 3.200 tỷ đồng, tăng trưởng giai đoạn 2026 - 2030 là 9,8%.
1. Quy hoạch phát triển ngành Dệt
1.1- Về sản phẩm
Phát triển các mặt hàng dệt kim, dệt thoi là sản phẩm có khả năng gắn kết các khâu sản xuất sợi, may mặc; tập trung sản xuất hàng dệt kim cao cấp dành cho may quần áo phụ nữ và trẻ em; vải pha len cho may complete, áo khoác; vải kỹ thuật, vải trang trí nội thất, vải không dệt,
Tập trung nguồn lực vào các khâu trọng yếu để nâng cao chất lượng sản phẩm, trong đó khâu nhuộm, hoàn tất là quan trọng. Khuyến khích phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt lụa tơ tằm, dệt vải chất lượng cao.
1.2- Về đầu tư các dự án và phân bố đầu tư theo không gian lãnh thổ
Phát triển công nghiệp dệt được định hướng gần các đầu mối giao thông, gần thị trường tiêu thụ sản phẩm, gần nguồn cung ứng lao động có trình độ, có tay nghề, nhưng phải cách xa nơi dân cư tập trung để sản xuất ổn định, thuận lợi cho việc xử lý chất thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường sau này.
Để thuận lợi cho khâu cung cấp nước và xử lý nước thải, trong kỳ quy hoạch 2016 - 2025 trước mắt chỉ quy hoạch 1 khu công nghiệp tập trung ngành dệt nhuộm, đặt tại Khu kinh tế Nghi Sơn. Ngoài ra, tại khu vực 11 huyện miền núi sẽ thu hút đầu tư một số dự án dệt thổ cẩm, khôi phục và phát triển các làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống gắn với du lịch. Đối với một số nghề dệt như: Dệt thảm, dệt lưới, dệt chiếu... sử dụng nguyên liệu tại chỗ như tơ tằm, đay, cói, hoặc nghề thêu ren...tiếp tục phát triển mạnh tại các khu vực thuần nông, nơi ít có nghề phụ tiểu thủ công nghiệp, nơi có nghề truyền thống và thị trường quen thuộc từ trước.
2. Quy hoạch phát triển ngành May
2.1- Về sản phẩm
Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm may xuất khẩu, làm cơ sở trực tiếp thúc đẩy ngành dệt phát triển; lựa chọn những mặt hàng chiến lược và nâng cao chất lượng những mặt hàng đã có uy tín trên thị trường để đầu tư và đồng bộ dây chuyền sản xuất, nhằm khai thác tối đa năng lực hiện có. Đa dạng hóa và nâng cao đẳng cấp mặt hàng, phát triển các mặt hàng có giá trị gia tăng cao; sản xuất các sản phẩm may mặc phục vụ thị trường trong nước, gắn với hoạt động du lịch; phấn đấu đến năm 2025, thị trường nội địa đạt 15% - 20%, đến năm 2030 đạt 30% - 35% tổng sản lượng sản phẩm May. Trong đó, các sản phẩm phục vụ thể thao, du lịch, phụ nữ, trẻ em chiếm 50% - 60%.
Khuyến khích các doanh nghiệp may chuyển hướng đầu tư dần từ hình thức gia công sang sản xuất sản phẩm cuối cùng, xây dựng thương hiệu riêng để nâng giá trị gia tăng của sản phẩm.
2.2- Về phân bố các dự án đầu tư theo không gian lãnh thổ
Ngành may mặc là ngành sử dụng nhiều lao động, ít gây tác động xấu tới môi trường, có thể phát triển ngành may mặc rộng khắp tại các khu vực phụ cận hoặc cài răng lược với các lĩnh vực công nghiệp khác. Ưu tiên bố trí các doanh nghiệp may tại các Khu, Cụm công nghiệp, chuyển dịch dần về các khu vực thị trấn, thị tứ, vùng sâu, vùng xa để thu hút lao động tại chỗ và cung cấp sản phẩm ngay trên địa bàn.
Quy hoạch, phân bố các dự án đầu tư ngành may mặc cần đảm bảo tính hài hòa, cân đối các cự ly khoảng cách giữa dự án may với dự án may, giữa dự án may với dự án da giầy (có quy mô từ 1.000 lao động trở lên) một cách hợp lý, (khoảng cách từ 7km - 10km) nhằm thu hút lao động tại chỗ thuận lợi.
Tại 11 huyện miền núi do địa hình miền núi cao, mật độ dân cư thấp, giao thông không thuận lợi, nên có thể phát triển các cơ sở may mặc quy mô nhỏ, chủ yếu sản xuất sản phẩm dệt may phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và có thể tham gia xuất khẩu dưới dạng sản phẩm thủ công, tiểu thủ công nghiệp với quy mô hộ gia đình hoặc doanh nghiệp nhỏ.
3. Quy hoạch phát triển ngành Da - Giầy
3.1- Về sản phẩm
Giữ vững sản phẩm chủ lực là giầy thể thao, giầy vải và thị trường truyền thống là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản; giầy thể thao và giầy vải được ưu tiên hàng đầu trong sản xuất hàng xuất khẩu; khai thác cả thị trường trong và ngoài nước, nhưng tập trung nhiều hơn cho xuất khẩu; sản xuất đa dạng các sản phẩm Da: Giầy dép da thời trang, cặp, túi, ví... chất lượng cao phục vụ thị trường mới, thị trường cao cấp và thị trường nội địa, với nhiều mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Khuyến khích đầu tư mới mở rộng các cơ sở đế giầy, vải bồi, các chi tiết bán thành phẩm đưa về nông thôn, miền núi. Hình thành các doanh nghiệp hiện đại, sản xuất các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật và hàm lượng chế biến cao để từng bước làm chủ thị trường tiêu thụ.
3.2- Về phân bố các dự án đầu tư theo không gian lãnh thổ
Ngành Da - Giầy là ngành có thể sử dụng được nhiều lao động nam giới hơn so với ngành May trên các công đoạn sản xuất, nên có thể phân bố ngành Da - Giầy xen cư với ngành Dệt May, sao cho hai ngành này không xảy ra tranh chấp lao động, mà còn phát huy hết tiềm năng về lao động trên từng địa bàn.
Do ngành Da - Giầy có ảnh hưởng môi trường nhiều hơn ngành May nên cần được ưu tiên bố trí sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp, khu vực còn nhiều nguồn lao động; chuyển dịch bố trí ngành Da - Giầy dần về khu vực thị trấn, thị tứ miền núi, làm hạt nhân xây dựng các cụm công nghiệp ở khu vực nông thôn, miền núi. Khu vực thành phố, tập trung phát triển về cung ứng dịch vụ, cung cấp nguyên phụ liệu, công nghệ mẫu mốt và hướng tới hình thành trung tâm xúc tiến thương mại và phát triển thời trang giầy dép, sản phẩm đồ da.
4. Quy hoạch phát triển CN Phụ trợ cho Dệt May, Da - Giầy
4.1- Về sản phẩm
- Sản phẩm Phụ trợ ngành Dệt May: Kêu gọi các doanh nghiệp trong ngành tập trung đầu tư phát triển sản xuất nguyên phụ liệu, vải, sợi để hình thành nên chuỗi cung ứng hoàn chỉnh. Tập trung cho phát triển các nhà máy sợi chất lượng trung bình và chất lượng cao cho ngành Dệt; chỉ khâu, cúc, nhãn mác...cho ngành May. Đầu tư sản xuất cơ khí sửa chữa phục vụ đặc thù cho ngành Dệt May như: Lược, lamen, dây go (cho ngành dệt), khuyên, nồi, suốt sắt...(cho sản xuất sợi), chân bàn máy khâu, máy cắt, máy kiểm vải...(cho ngành may); hệ thống thông gió làm mát, các loại xe vận chuyển trong nhà máy....
- Sản phẩm Phụ trợ ngành Da - Giầy: Đầu tư sản xuất các loại khuôn mẫu, dao chặt, phom giầy dép các loại, vải giả da tráng PU/năm. Xây dựng Trung tâm kinh doanh, cung ứng nguyên phụ liệu Da - Giầy để gắn kết các doanh nghiệp sản xuất ngành Da - Giầy với các đơn vị cung ứng nguyên phụ liệu, phụ liệu.
4.2- Về phân bố các dự án đầu tư theo không gian lãnh thổ
Bố trí các nhà máy sản xuất các sản phẩm công nghiệp phụ trợ cho ngành Dệt May, Da - Giầy tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, những vị trí phát huy được lợi thế về đất đai, lao động, tiện lợi trong việc vận chuyển, cung ứng phục vụ cho các nhà máy sản xuất trên các địa bàn trong tỉnh, trong nước.
5. Danh mục các dự án phát triển Dệt May, Da - Giầy, Công nghiệp phụ trợ Dệt May, Da - Giầy và tổng hợp nhu cầu về đất đai, vốn đầu tư, lao động để thực hiện Quy hoạch
(Chi tiết theo phụ lục đính kèm)
IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Giải pháp về vốn đầu tư, xúc tiến kêu gọi đầu tư
Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư của các Doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển Dệt May, Da - Giầy; tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, vốn vay Nhà nước với lãi suất ưu đãi và vốn ngân sách địa phương để đầu tư phát triển; huy động các nguồn vốn hợp pháp khác như: Thu hút đầu tư trực tiếp, hợp tác, liên kết, liên doanh của các Tập đoàn, các Công ty lớn; huy động vốn đầu tư trực tiếp từ các tổ chức Quốc tế.
Xây dựng chính sách hấp dẫn để thu hút nguồn lực về tài chính, vốn nhàn rỗi trong dân để đầu tư phát triển. Tăng cường các cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo tỉnh với các tập đoàn đa quốc gia để kêu gọi đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất, hỗ trợ xây dựng hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực; tăng cường quan hệ hợp tác với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ để phát huy hiệu quả.
2. Giải pháp về đất đai, xây dựng các cơ sở hạ tầng
Các cấp ngành và UBND cấp huyện căn cứ theo quy hoạch phát triển Dệt May, Da - Giầy đã được phê duyệt, cập nhật, bổ sung kịp thời vào các quy hoạch có liên quan; tập trung tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án hạ tầng trọng điểm trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các hạ tầng giao thông, hạ tầng các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp. Chú trọng các vấn đề như kết nối giao thông, điện nước, hệ thống thông tin liên lạc; quy hoạch xây dựng các khu nhà ở công nhân tại những vị trí phù hợp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hấp dẫn để thu hút các dự án đầu tư ngành Dệt May, Da - Giầy.
3. Giải pháp về đào tạo, thu hút nguồn nhân lực
Tạo dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với các Trường Đại học, các cơ sở dạy nghề trong và ngoài địa bàn tỉnh để đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực theo cơ chế “ba bên” là Nhà nước - Cơ sở đào tạo - Doanh nghiệp cùng tham gia, từng bước thực hiện đào tạo theo yêu cầu và địa chỉ; lựa chọn một số trường đào tạo nghề trên địa bàn, đầu tư tập trung chuyên sâu đào tạo nghề Dệt May, Da - Giầy.
4. Giải pháp về thị trường
Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin công nghiệp để hỗ trợ cho doanh nghiệp về thị trường. Đồng thời cho phép doanh nghiệp quảng cáo, tìm kiếm thị trường trên trang thông tin điện tử của tỉnh miễn phí. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (Vecom), khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào các sàn giao dịch thương mại điện tử. Hỗ trợ doanh nghiệp trong xúc tiến đầu tư, tổ chức tham quan, khảo sát học tập trong và ngoài nước.
Trong kỳ quy hoạch có thể nghiên cứu để xây dựng mô hình chợ, siêu thị vải, phụ liệu cho ngành dệt, may. Trong tương lai đây sẽ trở thành các trung tâm đầu mối cung cấp nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may, đồng thời là nơi để các nhà đầu tư, doanh nghiệp, khách hàng gặp gỡ trao đổi, ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
5. Giải pháp về khoa học công nghệ
Lựa chọn áp dụng công nghệ phù hợp với từng thời kỳ phát triển đối với các dự án đầu tư mới, coi trọng yếu tố chuyển giao công nghệ mới, thực hiện nhất quán và đồng bộ quan điểm nâng cao trình độ công nghệ sản xuất bằng phương thức tiếp nhận chuyển giao là chính, theo định hướng sử dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên...
Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, miễn giảm thuế cho phần vốn nghiên cứu đổi mới công nghệ, miễn giảm cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng thay thế hàng nhập khẩu. Hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội SA 8000...
6. Giải pháp bảo vệ môi trường
Đầu tư phát triển, kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường, thực hiện nghiêm túc công tác bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về môi trường, thường xuyên tiến hành việc rà soát, đánh giá hiện trạng môi trường; ban hành các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư cho công tác xử lý môi trường. Đồng thời tăng cường giám sát chặt chẽ, xử phạt nghiêm các hành vi cố tình xả thải gây ô nhiễm môi trường và không tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
7. Giải pháp về cơ chế chính sách và cải cách hành chính
Tổ chức thực hiện “Một số chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hóa” đã được Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành tại Nghị quyết số 29/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016. Thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp phép đầu tư, thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông để giải quyết nhanh chóng, thuận tiện cho các nhà đầu tư nghiên cứu phát triển.
- Sở Công Thương có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển Dệt May, Da - Giầy sau khi được UBND tỉnh phê duyệt: Phối hợp với các ngành, địa phương công bố, tuyên truyền và triển khai thực hiện nội dung quy hoạch; đề xuất và thực hiện các cơ chế, chính sách, quy định liên quan đến phát triển Dệt May, Da - Giầy trên địa bàn.
- Các Sở, Ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội ngành nghề và các Doanh nhân phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DỆT MAY, DA - GIẦY; CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số: 3721/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)
TT | ĐỊA BÀN ĐẦU TƯ | ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG | QUY HOẠCH | |||||||
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 | GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 | |||||||||
Diện tích (ha) | Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) | Công suất sản phẩm | Số lượng công nhân (người) | Diện tích (ha) | Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) | Công suất sản phẩm | Số lượng công nhân (người) | |||
| TOÀN TỈNH |
| 227,5 | 9.180,0 |
| 85.400 | 216,0 | 10.360,0 |
| 81.500 |
| - CN May (triệu SP/năm) |
| 152,5 | 3.060,0 | 76,5 | 45.900 | 116,0 | 2.330,0 | 58,0 | 34.800 |
| - CN Dệt (triệu mét/năm) |
| 20,0 | 1.500,0 | 30,0 | 2.500 | 30,0 | 2.250,0 | 45,0 | 3.700 |
| - CN Da - Giày (triệu SP/năm) |
| 35,0 | 3.220,0 | 35,0 | 35.000 | 40,0 | 3.680,0 | 40,0 | 40.000 |
| - CN Phụ trợ (nghìn tấn/năm) |
| 20,0 | 1.400,0 | 20.000,0 | 2.000 | 30,0 | 2.100,0 | 30.000,0 | 3.000 |
A | VÙNG ĐỒNG BẰNG |
| 95,0 | 3.730,0 |
| 36.000 | 75,0 | 3.090,0 |
| 31.000 |
| - CN May (triệu SP/năm) |
| 65,0 | 1.300,0 | 32,5 | 19.500 | 50,0 | 1.010,0 | 25,0 | 15.000 |
| - CN Da - giầy (triệu SP/năm) |
| 15,0 | 1.380,0 | 15,0 | 15.000 | 15,0 | 1.380,0 | 15,0 | 15.000 |
| - CN Phụ trợ (nghìn tấn/năm) |
| 15,0 | 1.050,0 | 15.000,0 | 1.500 | 10,0 | 700,0 | 10.000,0 | 1.000 |
I | THÀNH PHỐ THANH HÓA |
| 5,0 | 350,0 | 5.000,0 | 500 | 10,0 | 700,0 | 10.000,0 | 1.000 |
| CN Phụ trợ |
| 5,0 | 350,0 | 5.000,0 | 500 | 10,0 | 700,0 | 10.000,0 | 1.000 |
1 | SX phụ kiện phụ trợ Dệt May, Da - Giầy | KCN Hoàng Long | 5,0 | 350,0 | 5.000,0 | 500 | 10,0 | 700,0 | 10.000,0 | 1.000 |
II | THỊ XÃ BỈM SƠN |
| 10,0 | 920,0 |
| 10.000 | 5,0 | 100,0 |
| 1.500 |
| CN May |
| - | - | - | - | 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 |
2 | Sản xuất May | CCN Đông Bỉm Sơn |
|
|
|
| 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 |
| CN Da - giầy |
| 10,0 | 920,0 | 10,0 | 10.000 | - | - | - | - |
3 | Sản xuất Da - Giầy | KCN Bỉm Sơn | 10,0 | 920,0 | 10,0 | 10.000 |
|
|
|
|
III | HUYỆN THỌ XUÂN |
| 12,0 | 240,0 |
| 3.600 | 25,0 | 1.580,0 |
| 18.000 |
| CN May |
| 12,0 | 240,0 | 6,0 | 3.600 | 10,0 | 200,0 | 5,0 | 3.000 |
4 | Sản xuất May | CCN Xuân Lai | 4,0 | 80,0 | 2,0 | 1.200 |
|
|
|
|
5 | Sản xuất May | KCN Lam Sơn Sao Vàng |
|
|
|
| 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 |
6 | Sản xuất May | CCN Thọ Nguyên | 4,0 | 80,0 | 2,0 | 1.200 |
|
|
|
|
7 | Sản xuất May | CCN Thị Trấn Thọ Xuân |
|
|
|
| 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 |
8 | Sản xuất May | Xã Xuân Vinh | 4,0 | 80,0 | 2,0 | 1.200 |
|
|
|
|
| CN Da - giầy |
| - | - | - | - | 15,0 | 1.380,0 | 15,0 | 15.000 |
9 | Sản xuất Da - Giầy | CCN Xuân Lai |
|
|
|
| 15,0 | 1.380,0 | 15,0 | 15.000 |
IV | HUYỆN ĐỒNG SƠN |
| 18,9 | 370,0 |
| 5.700 | 4,0 | 80,0 |
| 1.200 |
| CN May |
| 18,9 | 370,0 | 9,5 | 5.700 | 4,0 | 80,0 | 2,0 | 1.200 |
10 | Sản xuất May | CCN Đông Tiến | 10,0 | 200,0 | 5,0 | 3.000 |
|
|
|
|
11 | Sản xuất May | CCN Đông Ninh | 2,0 | 40,0 | 1,0 | 600 |
|
|
|
|
12 | Sản xuất May | CCN Đông Văn |
|
|
|
| 4,0 | 80,0 | 2,0 | 1.200 |
13 | Sản xuất May | Xã Đông Anh | 6,9 | 130,0 | 3,5 | 2.100 |
|
|
|
|
V | HUYỆN NÔNG CỐNG |
| 7,0 | 140,0 |
| 1.800 | 7,0 | 150,0 |
| 2.100 |
| CN May |
| 7,0 | 140,0 | 3,0 | 1.800 | 7,0 | 150,0 | 3,5 | 2.100 |
14 | Sản xuất May | Xã Minh Khôi | 2,0 | 40,0 | 1,0 | 600 |
|
|
|
|
15 | Sản xuất May | Xã Công Liêm |
|
|
|
| 2,0 | 50,0 | 1,0 | 600 |
16 | Sản xuất May | CCN Trường Sơn |
|
|
|
| 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 |
17 | DA May | CCN Thị trấn Nông Cống | 5,0 | 100,0 | 2,0 | 1.200 |
|
|
|
|
VI | HUYỆN TRIỆU SƠN |
| 10,1 | 210,0 |
| 3.300 | 4,0 | 80,0 |
| 1.200 |
| CN May |
| 10,1 | 210,0 | 5,5 | 3.300 | 4,0 | 80,0 | 2,0 | 1.200 |
18 | Sản xuất May | Xã Thọ Vực | 6,5 | 130,0 | 3,5 | 2.100 |
|
|
|
|
19 | Sản xuất May | Xã Vân Sơn | 3,6 | 80,0 | 2,0 | 1.200 |
|
|
|
|
20 | Sản xuất May | Xã Thọ Bình |
|
|
|
| 4,0 | 80,0 | 2,0 | 1.200 |
VII | HUYỆN HÀ TRUNG |
| 17,0 | 1.200,0 |
| 6.600 | 5,0 | 100,0 |
| 1.500 |
| CN May |
| 2,0 | 40,0 | 1,0 | 600 | 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 |
21 | Sản xuất May | CCN Hà Phong II | 2,0 | 40,0 | 1,0 | 600 |
|
|
|
|
22 | Sản xuất may | CCN Hà Lĩnh II |
|
|
|
| 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 |
| CN Da - giầy |
| 5,0 | 460,0 | 5,0 | 5.000 | - | - | - | - |
23 | Sản xuất Da - Giầy | CCN Hà Bình | 5,0 | 460,0 | 5,0 | 5.000 |
|
|
|
|
| CN Phụ trợ |
| 10,0 | 700,0 | 10.000,0 | 1.000 | - | - | - | - |
24 | DA Sx phụ kiện phụ trợ Dệt May, Da - Giầy | CCN Hà Dương | 10,0 | 700,0 | 10.000,0 | 1.000 |
|
|
|
|
VIII | HUYỆN YÊN ĐỊNH |
| 9,0 | 180,0 |
| 2.700 | 5,0 | 100,0 |
| 1.500 |
| CN May |
| 9,0 | 180,0 | 4,5 | 2.700 | 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 |
25 | Sản xuất May | CCN Định Tân | 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 |
|
|
|
|
26 | Sản xuất May | Xã Định Long | 2,0 | 40,0 | 1,0 | 600 |
|
|
|
|
27 | Sản xuất May | Xã Yên Phú | 2,0 | 40,0 | 1,0 | 600 |
|
|
|
|
28 | Sản xuất May | CCN Quý Lộc |
|
|
|
| 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 |
IX | HUYỆN THIỆU HÓA |
| 2,0 | 40,0 |
| 600 | 5,0 | 100,0 |
| 1.500 |
| CN May |
| 2,0 | 40,0 | 1,0 | 600 | 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 |
29 | Sản xuất May | CCN Thiệu Giang |
|
|
|
| 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 |
30 | Sản xuất May | Xã Thiệu Tâm | 2,0 | 40,0 | 1,0 | 600 |
|
|
|
|
X | HUYỆN VĨNH LỘC |
| 4,0 | 80,0 |
| 1.200 | 5,0 | 100,0 |
| 1.500 |
| CN May |
| 4,0 | 80,0 | 2,0 | 1.200 | 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 |
31 | Sản xuất May | Xã Vĩnh Hùng | 4,0 | 80,0 | 2,0 | 1.200 | 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 |
B | VÙNG VEN BIỂN |
| 81,5 | 4.430,0 |
| 34.100 | 72,0 | 4.310,0 |
| 21.300 |
| - CN May (triệu SP/năm) |
| 36,5 | 740,0 | 18,5 | 11.100 | 22,0 | 440,0 | 11,0 | 6.600 |
| - CN Dệt (triệu mét/năm) |
| 20,0 | 1.500,0 | 30,0 | 2.500 | 30,0 | 2.250,0 | 45,0 | 3.700 |
| - CN Da - giầy (triệu SP/năm) |
| 20,0 | 1.840,0 | 20,0 | 20.000 | 10,0 | 920,0 | 10,0 | 10.000 |
| - CN Phụ trợ (nghìn tấn/năm) |
| 5,0 | 350,0 | 5.000,0 | 500 | 10,0 | 700,0 | 10.000,0 | 1.000 |
XI | THÀNH PHỐ SẦM SƠN |
| 4,0 | 80,0 |
| 1.200,0 | 10,0 | 200,0 |
| 3.000,0 |
| CN May |
| 4,0 | 80,0 | 2,0 | 1.200 | 10,0 | 200,0 | 5,0 | 3.000 |
32 | Sản xuất May | CCN phường Quảng Châu - Quảng Thọ |
|
|
|
| 10,0 | 200,0 | 5,0 | 3.000 |
33 | Sản xuất May | Phường Bắc Sơn | 4,0 | 80,0 | 2,0 | 1.200 |
|
|
|
|
XII | HUYỆN QUẢNG XƯƠNG |
| 10,0 | 920,0 |
| 10.000 | 10,0 | 200,0 |
| 3.000 |
| CN May |
| - | - | - | - | 10,0 | 200,0 | 5,0 | 3.000 |
34 | Sản xuất May | CCN Cống Trúc |
|
|
|
| 10,0 | 200,0 | 5,0 | 3.000 |
| CN Da - giầy |
| 10,0 | 920,0 | 10,0 | 10.000 | - | - | - | - |
35 | Sản xuất Da - Giầy | CCN Cống Trúc | 10,0 | 920,0 | 10,0 | 10.000 |
|
|
|
|
XIII | HUYỆN NGA SƠN |
| 2,0 | 40,0 |
| 600 | 10,0 | 920,0 |
| 10.000 |
| CN May |
| 2,0 | 40,0 | 1,0 | 600 | - | - | - | - |
36 | Sản xuất May | CCN liên xã thị trấn Nga Sơn | 1,0 | 20,0 | 0,5 | 300 |
|
|
|
|
37 | Sản xuất May | Xã Nga Thành | 1,0 | 20,0 | 0,5 | 300 |
|
|
|
|
| CN Da - giầy |
| - | - | - | - | 10,0 | 920,0 | 10,0 | 10.000 |
38 | Sản xuất Da - Giầy | CCN Tam Linh |
|
|
|
| 10,0 | 920,0 | 10,0 | 10.000 |
XIV | HUYỆN HOẰNG HÓA |
| 15,5 | 320,0 |
| 4.800 | - | - | - | - |
| CN May |
| 15,5 | 320,0 | 8,0 | 4.800 | - | - | - | - |
39 | Sản xuất May | Xã Hoằng Đạo | 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 |
|
|
|
|
40 | Sản xuất May | CCN Bắc Hoằng Hóa | 10,0 | 200,0 | 5,0 | 3.000 |
|
|
|
|
41 | Sản xuất May | Xã Hoằng Thành | 0,5 | 20,0 | 0,5 | 300 |
|
|
|
|
XV | HUYỆN HẬU LỘC |
| 5,0 | 100,0 |
| 1.500 | 2,0 | 40,0 |
| 600 |
| CN May |
| 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 | 2,0 | 40,0 | 1,0 | 600 |
42 | Sản xuất May | CCN Châu Lộc | 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 |
|
|
|
|
43 | Sản xuất may | Xã Liên Lộc |
|
|
|
| 2,0 | 40,0 | 1,0 | 600 |
XVI | HUYỆN TĨNH GIA |
| 45,0 | 2.970,0 |
| 16.000 | 40,0 | 2.950,0 |
| 4.700 |
| CN May |
| 10,0 | 200,0 | 5,0 | 3.000 | - | - | - | - |
44 | Sản xuất May | Xã Hải Nhân | 10,0 | 200,0 | 5,0 | 3.000 |
|
|
|
|
| CN Dệt |
| 20,0 | 1.500,0 | 30,0 | 2.500 | 30,0 | 2.250,0 | 45,0 | 3.700 |
45 | Sản xuất Dệt nhuộm | Khu KT Nghi Sơn | 20,0 | 1.500,0 | 30,0 | 2.500 | 30,0 | 2.250,0 | 45,0 | 3.700 |
| CN Da - giầy |
| 10,0 | 920,0 | 10,0 | 10.000 | - | - | - | - |
46 | Công ty Giầy Annora mở rộng | Khu KT Nghi Sơn | 10,0 | 920,0 | 10,0 | 10.000 |
|
|
|
|
| Phụ trợ |
| 5,0 | 350,0 | 5.000,0 | 500 | 10,0 | 700,0 | 10.000,0 | 1.000 |
47 | Sản xuất sợi nhân tạo | Khu KT Nghi Sơn | 5,0 | 350,0 | 5.000,0 | 500 | 10,0 | 700,0 | 10.000,0 | 1.000 |
C | VÙNG MIỀN NÚI |
| 51,0 | 1.020,0 |
| 15.300 | 69,0 | 2.960,0 |
| 29.200 |
| - CN May (triệu SP/năm) |
| 51,0 | 1.020,0 | 25,5 | 15.300 | 44,0 | 880,0 | 22,0 | 13.200 |
| - CN Da - giầy (triệu SP/năm) |
| - | - | - | - | 15,0 | 1.380,0 | 15,0 | 15.000 |
| - CN Phụ trợ (nghìn tấn/năm) |
| - | - | - | - | 10,0 | 700,0 | 10.000,0 | 1.000 |
XVII | HUYỆN THẠCH THÀNH |
| 5,0 | 100,0 |
| 1.500 | 10,0 | 200,0 |
| 3.000 |
| CN May |
| 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1,500 | 10,0 | 200,0 | 5,0 | 3.000 |
48 | Sản xuất May | CCN Đồng Khanh | 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 |
|
|
|
|
49 | Sản xuất May | KCN Thạch Quảng |
|
|
|
| 10,0 | 200,0 | 5,0 | 3.000 |
XVIII | HUYỆN CẨM THỦY |
| 4,0 | 80,0 |
| 1.200 | 5,0 | 100,0 |
| 1.500 |
| CN May |
| 4,0 | 80,0 | 2,0 | 1.200 | 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 |
50 | Sản xuất May | CCN Cẩm Châu | 4,0 | 80,0 | 2,0 | 1.200 | 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 |
| CN Phụ trợ |
| - | - | - | - | 10,0 | 700,0 | 10.000,0 | 1.000 |
51 | Sản xuất sợi | Xã Cẩm Tú |
|
|
|
| 10,0 | 700,0 | 10.000,0 | 1.000 |
XIX | HUYỆN NGỌC LẶC |
| 5,0 | 100,0 |
| 1.500 | 20,0 | 1.480,0 |
| 16.500 |
| CN May |
| 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 | 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 |
52 | Sản xuất May | Xã Kiên Thọ | 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 |
|
|
|
|
53 | Sản xuất May | Xã Ngọc Trung |
|
|
|
| 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 |
| CN Da - giầy |
| - | - | - | - | 15,0 | 1.380,0 | 15,0 | 15.000 |
54 | Sản xuất Da - giầy | KCN Ngọc Lặc |
|
|
|
| 15,0 | 1.380,0 | 15,0 | 15.000 |
XX | HUYỆN LANG CHÁNH |
| 5,0 | 100,0 |
| 1.500 | 4,0 | 80,0 |
| 1.200 |
| CN May |
| 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 | 4,0 | 80,0 | 2,0 | 1.200 |
55 | Sản xuất May | CCN Lý Ải | 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 |
|
|
|
|
56 | Sản xuất May | Xã Đồng Lương |
|
|
|
| 4,0 | 80,0 | 2,0 | 1.200 |
XXI | HUYỆN NHƯ XUÂN |
| 4,0 | 80,0 |
| 1.200 | 5,0 | 100,0 |
| 1.500 |
| CN May |
| 4,0 | 80,0 | 2,0 | 1.200 | 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 |
57 | Sản xuất May | CCN Bãi Trành | 4,0 | 80,0 | 2,0 | 1.200 |
|
|
|
|
58 | Sản xuất May | CCN Thượng Ninh |
|
|
|
| 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 |
XXII | HUYỆN NHƯ THANH |
| 5,0 | 100,0 |
| 1.500 | 5,0 | 100,0 |
| 1.500 |
| CN May |
| 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 | 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 |
59 | Sản xuất May | CCN Hải Long | 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 |
|
|
|
|
60 | Sản xuất May | CCN Xuân Du |
|
|
|
| 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 |
XXIII | HUYỆN THƯỜNG XUÂN |
| 10,0 | 200,0 |
| 3.000 | - | - | - | - |
| CN May |
| 10,0 | 200,0 | 5,0 | 3.000 | - | - | - | - |
61 | Sản xuất May | CCN Thị trấn Thường Xuân | 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 |
|
|
|
|
62 | Sản xuất May | CCN Khe Hạ | 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 |
|
|
|
|
XXIV | HUYỆN BÁ THƯỚC |
| 5,0 | 100,0 |
| 1.500 | 2,0 | 40,0 |
| 600 |
| CN May |
| 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 | 2,0 | 40,0 | 1,0 | 600 |
63 | Sản xuất May | CCN Điền Trung |
|
|
|
| 2,0 | 40,0 | 1,0 | 600 |
64 | Sản xuất May | Thị Trấn Cảnh Nàng | 5,0 | 100,0 | 2,5 | 1.500 |
|
|
|
|
XXV | HUYỆN QUAN HÓA |
| 4,0 | 80,0 |
| 1.200 | 2,0 | 40,0 |
| 600 |
| CN May |
| 4,0 | 80,0 | 2,0 | 1.200 | 2,0 | 40,0 | 1,0 | 600 |
65 | Sản xuất May | CCN Xuân Phú | 4,0 | 80,0 | 2,0 | 1.200 |
|
|
|
|
66 | Sản xuất May | Xã Phú Thanh |
|
|
|
| 2,0 | 40,0 | 1,0 | 600 |
XXVI | HUYỆN QUAN SƠN |
| 4,0 | 80,0 |
| 1.200 | 4,0 | 80,0 |
| 1.200 |
| CN May |
| 4,0 | 80,0 | 2,0 | 1.200 | 4,0 | 80,0 | 2,0 | 1.200 |
67 | Sản xuất May | Thị Trấn Quan Sơn | 4,0 | 80,0 | 2,0 | 1.200 |
|
|
|
|
68 | Sản xuất May | CCN Trung Hạ |
|
|
|
| 4,0 | 80,0 | 2,0 | 1.200 |
XXVII | HUYỆN MƯỜNG LÁT |
| - | - | - | - | 2,0 | 40,0 |
| 600 |
| CN May |
| - | - | - | - | 2,0 | 40,0 | 1,0 | 600 |
69 | Sản xuất May | CCN Mường Lát |
|
|
|
| 2,0 | 40,0 | 1,0 | 600 |
Ngoài những dự án đã được định hướng trong quy hoạch này, tùy theo tình hình cụ thể và lợi thế đầu tư ở từng giai đoạn, Chủ tịch UBND tỉnh có thể báo cáo Thường trực HĐND tỉnh trước khi điều chỉnh, bổ sung thêm các dự án đầu tư mới phù hợp với quy hoạch phát triển Dệt May, Da - Giầy.
- 1Quyết định 2330/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương và dự toán chi phí lập Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2035
- 2Quyết định 396/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt, may tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015-2025
- 3Quyết định 1701/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và Dự toán kinh phí lập Quy hoạch phát triển Dệt May, Da - Giầy tỉnh Thanh Hóa đến 2025, định hướng 2030
- 4Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dệt may trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030
- 5Kế hoạch 1547/KH-UBND năm 2023 về triển khai Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Quyết định 2330/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương và dự toán chi phí lập Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2035
- 6Thông tư 50/2015/TT-BCT quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, quản lý và giám sát thực hiện quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và thương mại do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 7Quyết định 396/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt, may tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015-2025
- 8Quyết định 1701/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và Dự toán kinh phí lập Quy hoạch phát triển Dệt May, Da - Giầy tỉnh Thanh Hóa đến 2025, định hướng 2030
- 9Nghị quyết 29/2016/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hóa
- 10Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chiến lược phát triển ngành Dệt may trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030
- 11Kế hoạch 1547/KH-UBND năm 2023 về triển khai Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Quyết định 3721/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch phát triển Dệt May, Da - Giầy tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 3721/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/09/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Ngô Văn Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra