Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 2106/QĐ-UBND

Hà Giang, ngày 16 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG, NHIỆM VỤ VÀ DỰ TOÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 về việc hướng dẫn mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Giang tại Tờ trình số 67/TTr-SKHĐT ngày 09 tháng 10 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ và dự toán quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, với các nội dung sau:

I. Khái quát chung

- Tên dự án: Đề cương, nhiệm vụ và dự toán quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.

- Cơ quan quyết định đầu tư: UBND tỉnh Hà Giang.

- Cơ quan chủ đầu tư: Sở Công Thương Hà Giang.

- Cơ quan tư vấn: Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công nghiệp.

- Thời gian lập quy hoạch: Năm 2014.

- Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước.

- Phạm vi thực hiện: Toàn bộ địa bàn tỉnh Hà Giang.

- Cấp quy hoạch: Cấp tỉnh.

II. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch

1. Quan điểm

Quy hoạch ngành công nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn 2030 phải phù hợp với các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn toàn tỉnh và trong các vùng không gian phát triển chủ đạo/trọng tâm khác của tỉnh, cũng như của vùng Trung du và miền núi phía Bắc và cả nước.

- Quy hoạch phải xây dựng được phương án tối ưu với mục tiêu trung hạn và dài hạn, phát triển nhanh nhưng bền vững, đảm bảo hài hòa với mục tiêu phát triển của các ngành kinh tế khác, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, về củng cố quốc phòng, an ninh và xã hội.

- Quy hoạch phải xác định rõ một số lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn và một số dự án công nghiệp trọng điểm có vai trò tạo động lực phát triển ngành và tác động lan tỏa đến quá trình phát triển của các ngành, lĩnh vực khác nhằm khai thác triệt để tiềm năng, phát huy tối đa thế mạnh của tỉnh.

2. Mục tiêu

- Xác lập các mục tiêu, phương hướng và giải pháp phát triển của toàn ngành và của mỗi phân ngành/lĩnh vực công nghiệp cho phù hợp với định hướng phát triển chung của tỉnh, vùng và cả nước.

- Tạo lập cơ sở vững chắc cho hoạt động công nghiệp trong tương lai về đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh của ngành, về quản lý nhà nước,…

- Tạo thuận lợi cho hoạt động thu hút đầu tư và tạo ra một cơ sở dữ liệu tin cậy cho các nhà đầu tư tiềm năng lựa chọn danh mục đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp.

3. Nhiệm vụ

- Tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng các tiềm năng và nguồn lực phát triển; phân tích và dự báo các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngành công nghiệp Hà Giang trong tương lai.

- Luận chứng các quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển của toàn ngành và các phân/cụm ngành, lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn của tỉnh.

- Nghiên cứu, đề xuất giải pháp thực hiện phương án phát triển tối ưu.

- Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp.

- Xây dựng hệ thống bản đồ hiện trạng và quy hoạch.

III. Nội dung quy hoạch

1. Tổng quan về hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang

1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội

1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên

1.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

1.1.2. Điều kiện xã hội

1.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và xã hội cho phát triển công nghiệp

1.2. Hiện trạng phát triển kinh tế-xã hội Hà Giang

1.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế

1.2.2. Hiện trạng phát triển xã hội

1.2.3. Hiện trạng phát triển hạ tầng kỹ thuật

1.3. Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội Hà Giang

1.3.1. Kịch bản phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn quy hoạch

1.3.2. Triển vọng hợp tác kinh tế với các địa phương lân cận và cả nước

2. Hiện trạng phát triển ngành công nghiệp tỉnh Hà Giang

2.1. Tổng quan hiện trạng phát triển công nghiệp Hà Giang

2.1.1. Cơ sở sản xuất công nghiệp: số lượng, quy mô và năng lực sản xuất.

2.1.2. Trình độ công nghệ của ngành công nghiệp

2.1.3. Lực lượng lao động công nghiệp

2.1.4. Vốn đầu tư thực hiện và giá trị tài sản của ngành công nghiệp

2.1.5. Kết quả hoạt động công nghiệp

2.1.6. Một số sản phẩm chủ yếu, hàng công nghiệp xuất khẩu

2.2. Hiện trạng phát triển một số ngành, lĩnh vực công nghiệp chủ yếu

2.2.1. Cụm ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống

2.2.2. Cụm ngành công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất giấy

2.2.3. Cụm ngành công nghiệp khai thác khoáng sản và luyện kim

2.2.4. Nhóm lĩnh vực công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

2.2.5. Cụm ngành công nghiệp dệt may và da giày.

2.2.6. Cụm ngành công nghiệp hóa chất, hóa dược và phân bón

2.2.7. Cụm ngành công nghiệp cơ khí, sản xuất máy, thiết bị điện, điện tử - thông tin và công nghiệp hỗ trợ

2.2.8. Cụm ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước và môi trường

2.3. Hiện trạng phân bố phát triển công nghiệp theo vùng lãnh thổ

2.3.1. Vùng cao núi đá

2.3.2. Vùng cao núi đất

2.3.3. Vùng thấp

2.4. Hiện trạng phát triển khu, cụm công nghiệp

2.5. Hiện trạng phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề

2.6. Đánh giá thực hiện quy hoạch công nghiệp

2.7. Đánh giá về hiện trạng và tiềm năng phát triển công nghiệp Hà Giang

3. Dự báo các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển ngành công nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

3.1. Các nhân tố trong nước

3.1.1. Định hướng phát triển KT-XH của cả nước/vùng

3.1.2. Định hướng phát triển công nghiệp cả nước/vùng

3.1.3. Xác định vị trí và vai trò của Hà Giang

3.1.4. Khái quát về thị trường các sản phẩm công nghiệp trong nước

3.1.5. Đánh giá thế mạnh và khả năng liên kết công nghiệp Hà Giang với công nghiệp của vùng và cả nước

3.2. Các nhân tố ngoài nước

3.2.1. Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế-xã hội trên thế giới và khu vực

3.2.2. Tình hình và xu hướng phát triển công nghiệp trên thế giới và khu vực

3.2.3. Thị trường ngoài nước về hàng công nghiệp xuất khẩu của tỉnh

3.2.4. Tác động hội nhập kinh tế quốc tế đối với công nghiệp Hà Giang

3.3. Dự báo nhu cầu sản phẩm

4. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn 2030

4.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển công nghiệp

4.1.1. Quan điểm phát triển

4.1.2. Mục tiêu phát triển (tổng quát và cụ thể)

4.1.3. Định hướng phát triển

4.2. Các kịch bản (phương án) phát triển công nghiệp

4.3. Quy hoạch phát triển các phân ngành/cụm ngành, lĩnh vực công nghiệp

4.3.1. Cụm ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống

4.3.2. Cụm ngành công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất giấy

4.3.3. Cụm ngành công nghiệp khai thác khoáng sản và luyện kim

4.3.4. Nhóm lĩnh vực công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

4.3.5. Cụm ngành công nghiệp dệt may và da giày

4.3.6. Cụm ngành công nghiệp hóa chất, hóa dược và phân bón

4.3.7. Cụm ngành công nghiệp cơ khí, sản xuất máy, thiết bị điện, điện tử-thông tin và công nghiệp hỗ trợ

4.3.8. Cụm ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước và môi trường

4.4. Quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp

4.5. Quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề

4.6. Danh mục các chương trình, dự án đầu tư chủ yếu

4.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội của Quy hoạch

5. Giải pháp chính sách và tổ chức thực hiện

5.1. Các giải pháp chủ yếu

5.1.1. Giải pháp về vốn đầu tư

5.1.2. Giải pháp về quản lý nhà nước đối với hoạt động công nghiệp

5.1.3. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghiệp

5.1.4. Giải pháp về khoa học công nghệ và phát triển sản phẩm mới

5.1.5. Giải pháp phát triển tài nguyên, nguyên liệu cho công nghiệp

5.1.6. Giải pháp phát triển thị trường trong và ngoài nước

5.1.7. Giải pháp liên kết phát triển và phát triển bền vững

5.1.8. Giải pháp về các vấn đề liên Bộ, ngành và địa phương (nếu có)

5.2. Các cơ chế, chính sách chủ yếu

5.2.1. Các cơ chế, chính sách chung về tài chính, thuế khóa

5.2.2. Các cơ chế, chính sách cụ thể

5.2.3. Cơ chế, chính sách an sinh xã hội

5.3. Tổ chức thực hiện

IV. Sản phẩm giao nộp

Sản phẩm quy hoạch nộp đầy đủ theo đúng nội dung hướng dẫn tại Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ.

V. Dự toán kinh phí:

Dự toán kinh phí được lập theo Thông tư 01/2012/TT-BKH ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Tổng dự toán:

1.399.926.000 đồng

(Bằng chữ: Một tỷ ba trăm chín mươi chín triệu, chín trăm hai sáu nghìn đồng), trong đó:

- Chi phí trong định mức:

673.000.000 đồng

- Chi phí ngoài định mức:

607.920.000 đồng

- Thuế VAT (10%)

119.006.000 đồng

(có đề cương chi tiết kèm theo)

Điều 2.

- Các cơ quan quản lý chuyên ngành, quản lý quy hoạch theo quy định hiện hành trong lĩnh vực quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, ngành, lĩnh vực.

- Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện các bước quy hoạch theo đúng trình tự, giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện theo quy trình, quy phạm đảm bảo quy hoạch có tính khả thi cao.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính cân đối bố trí vốn cho đơn vị thực hiện dự án quy hoạch theo đúng tiến độ thực hiện. Sau khi dự án quy hoạch được phê duyệt, Hội đồng nghiệm thu thanh quyết toán có trách nhiệm nghiệm thu, thanh quyết toán theo đúng chế độ hiện hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Kho bạc Nhà nước tỉnh;
- Cổng Thông tin Điện tử;
- Lưu: VT. CVCN.

CHỦ TỊCH




Đàm Văn Bông

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 2106/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ và dự toán quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

  • Số hiệu: 2106/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 16/10/2014
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
  • Người ký: Đàm Văn Bông
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 16/10/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản