Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1699/QĐ-UBND | Bắc Giang, ngày 28 tháng 10 năm 2014 |
V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT, MAY TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2015-2025
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP; Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn xác định mức cho phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT ngày 19 tháng 11 năm 2008 của Bộ Công Thương về Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp dệt, may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ Trưởng Bộ Công Thương về việc Ban hành Quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 39/TTr-SCT ngày 21 tháng 10 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt, may tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015-2025”, với một số nội dung sau:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG
1. Quan điểm phát triển
- Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt, may tỉnh Bắc Giang gắn với Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt, may Việt Nam, phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch phát triển công nghiệp và các quy hoạch có liên quan trên địa bàn tỉnh.
- Phát triển ngành dệt, may theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, ưu tiên, khuyến khích thu hút các dự án may có quy mô lớn, công nghệ mới, hiện đại đầu tư về vùng nông thôn, miền núi, chuyển hình thức từ gia công thuần túy lên phương thức mua nguyên liệu bán thành phẩm (FOB), tự thiết kế, bán thành phẩm ODM, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu... quan tâm đến thiết kế mẫu mã, xây dựng hàng hóa thương hiệu Việt.
- Phát triển ngành công nghiệp dệt, may theo hướng xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành, tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời khai thác tốt thị trường nội địa.
- Tiếp tục phát triển ngành công nghiệp dệt, may gắn với giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp và giải quyết các vấn đề xã hội ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh.
- Bố trí không gian phát triển ngành công nghiệp dệt, may một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, giữa các huyện thành phố trên cơ sở phân bố, khai thác lợi thế, tiềm năng của từng địa phương, đa dạng hóa sở hữu và phát triển kinh tế nhiều thành phần; đa dạng hóa quy mô và loại hình doanh nghiệp; huy động mọi nguồn lực để phát triển, quan tâm thu hút nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực trong ngành dệt, may mà các nhà đầu tư trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.
- Dựa trên sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp dệt, sản xuất nguyên phụ liệu với doanh nghiệp may trong vùng, trong cả nước theo hướng chuyên môn hóa và hợp tác hóa, từng bước phát triển một số sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu hình thành chuỗi sản xuất nhằm không ngừng nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng trên một đơn vị sản phẩm.
- Phát triển ngành dệt, may với tốc độ nhanh gắn với công tác bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.
2. Mục tiêu quy hoạch
2.1. Mục tiêu chung
- Tiếp tục xây dựng ngành dệt, may trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ lực về xuất khẩu; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
- Đảm bảo cho ngành dệt, may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn.
- Phân bố dệt, may ở các vùng phù hợp. Thuận lợi về nguồn cung cấp lao động, giao thông.
- Xây dựng được một số thương hiệu, đáp ứng trong môi trường hội nhập thị trường thế giới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
2.2.1. Giai đoạn 2014-2015:
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất: Bình quân 18,1%/năm;
- Giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010): Đạt 3.650 tỷ đồng;
- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu: Bình quân 18,6%/năm;
- Giá trị xuất khẩu: Đạt 980 triệu USD;
- Thu hút tạo việc làm mới cho 8.809 lao động, đưa số lao động trong ngành dệt, may đạt 50.000 lao động.
2.2.2. Giai đoạn 2016-2020:
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất: Bình quân 15%/năm;
- Giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010): Đạt 7.340 tỷ đồng;
- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu: Bình quân 15%/năm;
- Giá trị xuất khẩu: Đạt 1.970 triệu USD;
- Thu hút tạo việc làm mới cho khoảng 20.500 lao động, đưa số lao động trong ngành dệt, may đạt 70.400 lao động.
2.2.3. Giai đoạn 2021-2025
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất: Bình quân 10%/năm;
- Giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010): Đạt 11.820 tỷ đồng;
- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu: Bình quân 11%/năm;
- Giá trị xuất khẩu: Đạt 3.316 triệu USD;
- Thu hút tạo việc làm mới cho khoảng 14.600 lao động, đưa số lao động trong ngành dệt, may đạt 85.000 lao động.
3. Định hướng phát triển ngành công nghiệp dệt, may
- Tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện thu hút đầu tư ngành may mặc vào khu vực nông thôn, các địa bàn huyện, xã có lợi thế về lao động, dự án có công nghệ cao, suất đầu tư lớn, máy móc thiết bị hiện đại.
- Phát triển ngành dệt và sản xuất nguyên phụ liệu tại khu, cụm công nghiệp nhằm đảm bảo vấn đề môi trường.
- Quan tâm hỗ trợ cho doanh nghiệp may sản xuất các sản phẩm tiêu thụ thị trường trong nước và các hoạt động thiết kế mẫu mốt phát triển.
- Tiếp tục phát huy các làng có nghề dệt, thêu, ren truyền thống, từ đó thúc đẩy các làng nghề phát triển bền vững, lâu dài, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
- Sẵn sàng tiếp nhận nhanh làn sóng dịch chuyển dệt may từ các nước phát triển, phát huy mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước đầu tư phát triển ngành dệt may.
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng và tay nghề, bảo đảm đáp ứng cho quá trình sản xuất hiệu quả. Tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho người lao động góp phần ổn định kinh tế xã hội của tỉnh.
- Đối với ngành dệt: Giai đoạn đến năm 2015, tiếp tục duy trì phát triển các doanh nghiệp dệt hiện có và đã được cấp giấy phép đầu tư; giai đoạn từ năm 2016, thu hút các dự án dệt, sợi, nhuộm, hoàn tất vải phục vụ cho các doanh nghiệp may xuất khẩu một mặt vừa nâng cao giá trị trên một đơn vị sản phẩm, mặt khác đáp ứng được yêu cầu trong trường hợp Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TTP).
- Đối với ngành may: Ngành may vẫn xác định lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành trong cả thời kỳ quy hoạch. Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 2016 quan tâm, hỗ trợ phát triển cho một số dự án sản phẩm may tiêu thụ trong nước.
- Đối với ngành phụ liệu: Để có sự phát triển đồng đều giữa ngành dệt, may và sản xuất phụ liệu, từ năm 2016 thu hút các dự án sản xuất các sản phẩm phụ liệu, đáp ứng dần dần nhu cầu các doanh nghiệp may.
1. Ngành công nghiệp dệt
1.1. Mục tiêu phát triển
1.1.1. Giai đoạn 2014-2015
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất: Bình quân 33%/năm;
- Giá trị sản xuất (giá so sánh 2010): Đạt 44 tỷ đồng;
- Thu hút tạo việc làm mới cho khoảng 251 lao động, đưa số lao động ngành dệt đạt 500 lao động.
1.1.2. Giai đoạn 2016-2020
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất: Bình quân 62,6%/năm;
- Giá trị sản xuất (giá so sánh 2010): Đạt 500 tỷ đồng;
- Thu hút tạo việc làm mới cho khoảng 200 lao động, đưa số lao động ngành dệt đạt 700 lao động.
1.1.3. Giai đoạn 2021-2025
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất: Bình quân 15%/năm;
- Giá trị sản xuất: Đạt 1.000 tỷ đồng;
- Thu hút tạo việc làm mới cho khoảng 300 lao động, đưa số lao động ngành dệt đạt 1.000 lao động.
1.2. Nội dung của quy hoạch
Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Công Thương được phê duyệt tại Quyết định số 3218/QĐ-BCT ngày 11/4/2014, xác định tỉnh Bắc Giang không phải khu vực trọng điểm phát triển sản phẩm dệt phục vụ cho ngành may, do đó trong thời gian tới việc định hướng đầu tư phát triển ngành dệt như sau:
- Tiếp tục duy trì đầu tư phát triển các doanh nghiệp hiện có bao gồm Thành phố Bắc Giang 5 doanh nghiệp; huyện Hiệp Hòa 4 doanh nghiệp; huyện Sơn Động 1 doanh nghiệp, theo hướng đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, đồng thời đảm bảo yếu tố môi trường.
- Thu hút các dự án dệt thêu, dệt kim có kỹ thuật công nghệ sản xuất không ảnh hưởng nhiều đến môi trường, di dời các cơ sở dệt gây ô nhiễm môi trường trong các làng nghề, các cơ sở có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất vào các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch để xử lý môi trường.
Đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hình thành ít nhất 18 doanh nghiệp dệt, trong đó số nhà máy mới thành lập là 8 nhà máy, được phân bố giai đoạn 2014-2015 hình thành 2 nhà máy; giai đoạn 2016-2020 hình thành 3 nhà máy; giai đoạn 2021-2025 hình thành 3 nhà máy.
1.2.1. Giai đoạn 2014-2015: Đầu tư xây dựng 2 nhà máy với quy mô, công suất tại địa bàn sau:
- Huyện Lạng Giang: Xây dựng nhà máy sản xuất trang phục dệt kim đan móc và thêu với quy mô khoảng 1 triệu sản phẩm/năm, vốn đầu tư 17 tỷ đồng, diện tích sử dụng đất 0,8ha, tại thị trấn Vôi.
- Thành phố Bắc Giang: Đầu tư xây dựng nhà máy thêu công nghiệp công suất 400.000 sản phẩm/năm, vốn đầu tư 8 tỷ đồng, sử dụng 0,36ha tại cụm công nghiệp Thọ Xương I, phường Thọ Xương.
1.2.2. Giai đoạn 2016-2020: Đầu tư xây dựng 3 nhà máy sản xuất các sản phẩm dệt với quy mô 2 triệu sản phẩm/nhà máy/năm hoặc 5 triệu mét vải/năm với vốn đầu tư 100-300 tỷ đồng/nhà máy, sử dụng diện tích đất khoảng 5 ha/nhà máy, sử dụng khoảng 50-100 lao động/nhà máy. Tại địa bàn:
- Huyện Việt Yên: Đầu tư 01 nhà máy tại cụm công nghiệp Tăng Tiến.
- Khu công nghiệp Vân Trung: Đầu tư 1 nhà máy dệt nhuộm.
- Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng: Đầu tư 1 nhà máy dệt nhuộm.
1.2.3. Giai đoạn 2021-2025: Đầu tư xây dựng 3 nhà máy sản xuất các sản phẩm dệt với quy mô như giai đoạn 2016-2020, tại các địa bàn:
- Huyện Hiệp Hòa: Đầu tư 01 nhà máy tại cụm công nghiệp Hợp Thịnh, xã Hợp Thịnh.
- Huyện Yên Dũng: Đầu tư 01 nhà máy tại cụm công nghiệp Nội Hoàng.
- Khu công nghiệp Châu Minh-Mai Đình: Đầu tư 01 nhà máy dệt nhuộm.
1.3. Sản phẩm dệt chủ yếu
TT | Tên sản phẩm | ĐVT | Năm 2010-2013 | Giai đoạn 2014- 2015 | Giai đoạn 2016-2020 | Giai đoạn 2021-2025 |
1 | Sợi se các loại | Tấn | 70 | 122 | 336 | 700 |
2 | Chăn và chăn du lịch (trừ chăn điện), màn bằng vải tuyn, các loại mền chăn, các loại chăn nhồi bông, các loại đệm, nệm, nệm ghế… | 1.000 cái | 769 | 1.230 | 3.691 | 7.690 |
3 | Bao và túi dùng để đóng gói hàng nguyên liệu dệt nhân tạo | 1.000 cái | 2.800 | 4.480 | 13.440 | 28.000 |
4 | Hàng thêu dạng chiếc, dạng dải hoặc dạng theo mẫu | 1.000 m2 | 130 | 208 | 624 | 1.300 |
5 | Các sản phẩm dệt đã hoặc chưa ngâm tẩm, tráng phủ hoặc ép lớp | 1.000 m2 | 85 | 136 | 408 | 850 |
6 | Dệt sợi, dệt vải nhuộm, hấp… | 1.000 mét | 0 | 0 | 30.000 | 50.000 |
2. Ngành công nghiệp may
2.1. Mục tiêu phát triển
2.1.1. Giai đoạn 2014-2015
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất: Bình quân 18%/năm;
- Giá trị sản xuất (giá so sánh 2010): đạt 3.606 tỷ đồng;
- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu: Bình quân 18,6%/năm;
- Giá trị xuất khẩu: Đạt 980 triệu USD;
- Thu hút tạo việc làm mới cho 8.558 lao động, đưa số lao động ngành may đạt 49.500 lao động.
2.1.2. Giai đoạn 2016-2020
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất: Bình quân 13,5%/năm;
- Giá trị sản xuất (giá so sánh 2010): Đạt 6.780 tỷ đồng;
- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu: Bình quân 15%/năm;
- Giá trị xuất khẩu: Đạt 1.970 triệu USD.
- Thu hút tạo việc làm mới cho khoảng 20.000 lao động, đưa số lao động ngành may đạt 69.500 lao động.
2.1.2. Giai đoạn 2021-2025
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất: Bình quân 9,5%/năm;
- Giá trị sản xuất (giá so sánh 2010): Đạt 10.670 tỷ đồng;
- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu: Bình quân 11%/năm;
- Giá trị xuất khẩu: Đạt 3.316 triệu USD;
- Thu hút tạo việc làm mới cho khoảng 14.000 lao động, đưa số lao động ngành may đạt 83.500 lao động.
2.2. Nội dung quy hoạch
Tiếp tục duy trì và phát triển 73 doanh nghiệp may hiện có. Đầu tư xây dựng mới thêm 21 nhà máy, đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có ít nhất 94 nhà máy may. Số nhà máy mới được phân bố giai đoạn 2014-2015 tiếp tục đầu tư 3 nhà máy đã được cấp giấy phép đầu tư; giai đoạn 2016-2020 hình thành 10 nhà máy; giai đoạn 2021-2025 hình thành 8 nhà máy.
2.2.1. Giai đoạn 2014-2015: Đầu tư xây dựng thêm 03 nhà máy may với quy mô, công suất, địa bàn cụ thể như sau:
- Huyện Yên Dũng: Xây dựng nhà máy sản xuất hàng may mặc với quy mô 5,7 triệu áo Jacket/năm; sử dụng khoảng 5.500 lao động; vốn đầu tư 500 tỷ đồng, sử dụng 10 ha tại xã Yên Lư.
- Huyện Yên Thế: Xây dựng nhà máy sản xuất hàng may mặc với quy mô: áo sơ mi, áo phông 800.000 chiếc/năm; áo rét 400.000 chiếc/năm; quần các loại 300.000 chiếc/năm, sử dụng 1.500 lao động; vốn đầu tư 29 tỷ đồng, sử dụng 2 ha tại xã Tân Sỏi.
- Khu công nghiệp Vân Trung: Xây dựng nhà máy sản xuất hàng may mặc năng lực sản xuất 6 triệu sản phẩm/năm, vốn đầu tư 105 tỷ đồng, diện tích đất 1,39 ha, sử dụng 1.500 lao động.
2.2.2. Giai đoạn 2016-2020: Tiếp tục thu hút đầu tư xây dựng thêm 10 nhà máy, có quy mô sản xuất 5 triệu sản phẩm/năm, sử dụng khoảng 2.000 lao động/nhà máy, vốn đầu tư mỗi nhà máy 100-200 tỷ đồng/nhà máy, diện tích sử dụng đất 5 - 7 ha/nhà máy, tại các khu vực như sau:
- Huyện Tân Yên: Đầu tư xây dựng 02 nhà máy tại xã An Dương và thị trấn Nhã Nam.
- Huyện Lạng Giang: Đầu tư xây dựng 01 nhà máy tại xã Tiên Lục.
- Huyện Lục Nam: Đầu tư xây dựng 03 nhà máy tại cụm công nghiệp Bảo Sơn, xã Bảo Sơn; xã Nghĩa Phương và cụm công nghiệp thị trấn Lục Nam.
- Huyện Yên Dũng: Đầu tư xây dựng 01 nhà máy tại xã Đồng Việt và xã Đức Giang.
- Huyện Hiệp Hòa: Đầu tư xây dựng 01 nhà máy tại cụm công nghiệp Hợp Thịnh, xã Hợp Thịnh.
- Huyện Lục Ngạn: Đầu tư xây dựng 02 nhà máy tại cụm công nghiệp Trại Ba xã Quý Sơn và cụm công nghiệp Cầu Đất xã Phượng Sơn.
2.2.3. Giai đoạn 2021-2025: Tiếp tục thu hút đầu tư xây dựng thêm 8 nhà máy với quy mô như giai đoạn 2016-2020, được phân bố tại các địa bàn:
- Huyện Tân Yên: Đầu tư xây dựng 01 nhà máy tại xã Ngọc Thiện.
- Huyện Lạng Giang: Đầu tư xây dựng 01 nhà máy tại xã Mỹ Thái.
- Huyện Lục Nam: Đầu tư xây dựng 02 nhà máy tại cụm công nghiệp Bình Sơn, xã Bình Sơn và xã Bắc Lũng.
- Huyện Lục Ngạn: Đầu tư xây dựng 02 nhà máy tại xã Tân Sơn và xã Biển Động.
- Huyện Sơn Động: Đầu tư xây dựng 01 nhà máy tại cụm công nghiệp Thanh Sơn, thị trấn Thanh Sơn.
- Khu công nghiệp Châu Minh- Mai Đình: Đầu tư xây dựng 01 nhà máy
2.3. Sản phẩm may chủ yếu
TT | Tên sản phẩm | ĐVT | Năm 2010- 2013 | Giai đoạn 2014- 2015 | Giai đoạn 2016-2020 | Giai đoạn 2021-2025 |
1 | Các loại áo khoác cho người lớn và trẻ em | 1.000 cái | 6.595 | 7.120 | 9.106 | 10.497 |
2 | Quần áo đồng bộ, áo Jacket, quần các loại, váy các loại | 1.000 cái | 52.780 | 63.442 | 103.825 | 132.094 |
3 | Áo sơ mi, áo phông, áo may ô và một số loại áo lót | 1.000 cái | 17.006 | 18.348 | 23.433 | 26.992 |
4 | Quần áo thể thao | 1.000 cái | 122 | 129 | 157 | 176 |
5 | Sản phẩm khác (găng tay, mũ...) | 1.000 cái | 8.900 | 9.564 | 12.082 | 13.844 |
Tổng cộng |
| 85.403 | 98.603 | 148.603 | 183.603 |
3. Ngành công nghiệp sản xuất phụ liệu ngành may
3.1. Mục tiêu phát triển
3.1.1. Giai đoạn 2016-2020
- Giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010): Đạt 60 tỷ đồng;
- Thu hút tạo việc làm mới cho khoảng 200 lao động.
3.1.2. Giai đoạn 2021-2025
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất: Bình quân 20%/năm;
- Giá trị sản xuất: Đạt 150 tỷ đồng.
- Thu hút tạo việc làm mới cho 300 lao động, đưa số lao động ngành may đạt 500 lao động.
3.2. Nội dung quy hoạch
Do vốn đầu tư cho sản xuất phụ liệu không lớn (trừ sản xuất chỉ) nên khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài đầu tư vào sản xuất các loại phụ liệu cho ngành may, đồng thời để tạo điều kiện cho các nhà máy sản xuất phụ liệu gần với doanh nghiệp may nhằm giảm chi phí vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh, việc định hướng phát triển dự án sản xuất phụ liệu được phân bố hợp lý trên địa bàn tỉnh.
Dự kiến đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hình thành ít nhất 5 nhà máy sản xuất phụ liệu, giai đoạn đến 2016-2020 hình thành 2 nhà máy; giai đoạn 2021-2025 hình thành 3 nhà máy.
Dự án sản xuất nguyên phụ liệu có thể sản xuất một hoặc nhiều loại nguyên phụ liệu phục vụ ngành may như chỉ may, chỉ thêu công suất 50 tấn/năm; bông tấm công suất 0,3 triệu m2/năm; mếc dựng, mếc nền công suất 0.5 triệu mét/năm; cúc công suất 10 triệu chiếc/năm, khóa công suất 0,5 triệu mét/năm..., vốn đầu tư bình quân khoảng 100 đến 120 tỷ đồng/nhà máy, sử dụng 100 đến 150 lao động/nhà máy, diện tích đất sử dụng 3 đến 5 ha/nhà máy.
3.2.1. Giai đoạn 2016-2020:
- Huyện Hiệp Hòa: Đầu tư xây dựng 01 nhà máy ở cụm công nghiệp Đoan Bái, xã Đoan Bái.
- Khu công nghiệp Vân Trung: Đầu tư xây dựng 01 nhà máy.
3.2.2. Giai đoạn từ 2021-2025:
- Huyện Lục Nam: Đầu tư xây dựng 01 nhà máy ở cụm công nghiệp Vũ Xá, xã Vũ Xá.
- Huyện Tân Yên: Đầu tư xây dựng 01 nhà máy ở cụm công nghiệp Kim Tràng, xã Việt Lập.
- Huyện Lạng Giang: Đầu tư xây dựng 01 nhà máy ở cụm công nghiệp Vôi - Yên Mỹ, thị trấn Vôi.
3.3. Sản phẩm phụ liệu chủ yếu
TT | Tên sản phẩm | ĐVT | Giai đoạn | Giai đoạn |
1 | Chỉ may, chỉ thêu | Tấn | 35 | 52 |
2 | Mếx dựng, mếx nền | 1.000 m | 170 | 340 |
3 | Khóa | 1.000 m | 650 | 1,200 |
4 | Các loại cúc | 1.000 chiếc | 8.150 | 26.000 |
5 | Nhãn | 1.000 chiếc | 1.200 | 4.100 |
6 | Băng | 1.000 m | 330 | 1.630 |
1. Giải pháp thông tin tuyên truyền
2. Giải pháp thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt, may
3. Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
4. Giải pháp về công nghệ
5. Giải pháp thị trường
6. Giải pháp nguồn nguyên phụ liệu
7. Giải pháp về tài chính
8. Giải pháp bảo vệ môi trường
(Có hồ sơ quy hoạch kèm theo)
Điều 2. Sở Công Thương có trách nhiệm công bố, cung cấp hồ sơ quy hoạch và phối hợp với các ngành, địa phương liên quan tổ chức thực hiện quy hoạch theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Kho bạc tỉnh, UBND các huyện, thành phố, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 4300/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Dự án “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030"
- 2Quyết định 3096/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 3Quyết định 921/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án quy hoạch ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 4Quyết định 2330/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương và dự toán chi phí lập Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2035
- 5Quyết định 250/QĐ-UBND năm 2019 bãi bỏ các quy hoạch hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 59 Luật Quy hoạch do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 1Quyết định 396/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt, may tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015-2025
- 2Quyết định 250/QĐ-UBND năm 2019 bãi bỏ các quy hoạch hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 59 Luật Quy hoạch do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Thông tư 01/2007/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội do Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 5Quyết định 42/2008/QĐ-BCT phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 6Quyết định 55/2008/QĐ-BCT về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 7Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 8Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 9Quyết định 3218/QĐ-BCT năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 10Quyết định 4300/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Dự án “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030"
- 11Quyết định 3096/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 12Quyết định 921/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án quy hoạch ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 13Quyết định 2330/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương và dự toán chi phí lập Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Dệt May tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2035
Quyết định 1699/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt, may tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015-2025
- Số hiệu: 1699/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/10/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
- Người ký: Lại Thanh Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/10/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra