Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2279/QĐ-UBND | Hưng Yên, ngày 07 tháng 9 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012;
Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;
Căn cứ Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước;
Căn cứ Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy định bảo vệ tài nguyên nước dưới đất;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 514/TTr-STNTM ngày 31/7/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
(Chi tiết tại Phụ lục 01, 02 kèm theo).
1. Tuyên truyền, tập huấn
- Công bố Danh mục vùng hạn chế và vùng đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh trên các phương tiện truyền thông;
- Phối hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân trong việc trám lấp các giếng khai thác không đúng quy định; các giếng hư hỏng, không sử dụng theo đúng quy trình kỹ thuật nhằm phòng tránh ô nhiễm nguồn nước dưới đất.
- Định kỳ năm (05) năm một lần hoặc khi cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc điều chỉnh Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất.
2. Thanh tra, kiểm tra
Thực hiện thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong vùng cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định pháp luật về tài nguyên nước.
3. Tiếp tục mở rộng và duy trì mạng lưới quan trắc tại các vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất nhằm theo dõi, phát hiện kịp thời những diễn biến xấu về mực nước, chất lượng nước làm cơ sở khoa học phục vụ điều chỉnh quy định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất để bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước dưới đất.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC VÙNG HẠN CHẾ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT
(Kèm theo Quyết định số 2279/QĐ-UBND ngày 07/9/2018 của UBND tỉnh Hưng Yên)
Danh mục vùng hạn chế khai thác/ Căn cứ xác định | Diện tích (km2) | Vị trí, phân bố | Lộ trình giảm lưu lượng, số lượng công trình hiện có và phương án giải quyết nguồn nước ăn uống, sinh hoạt cho nhân dân trong vùng |
Tổng diện tích: 460,47 km2, chiếm 49,73% | |||
1. Vùng hạn chế khai thác do NDĐ bị nhiễm mặn TDS >1.500 mg/l. - Kết quả đo TDS năm 2017 trên 514 giếng khoan tầng qp và 124 giếng khoan tầng qh - Kết quả trắc chất lượng nước trên 18 giếng khoan của sở Tài nguyên và MT Hưng Yên từ năm 2012-2016 | 7,92 | Thành phố Hưng Yên: phần trung tâm xã Trung Nghĩa | - Thành phố Hưng Yên không có công trình cấp nước đã được cấp phép trong vùng NDĐ bị nhiễm mặn - Không cấp phép xây dựng mới đối với các giếng khoan bị nhiễm mặn - Trám lấp các giếng khoan thuộc trường hợp phải có giấy phép hoặc phải đăng ký khai thác NDĐ nhưng chưa được cấp phép, chưa đăng ký khai thác theo quy định - Tăng công suất nhà máy Phú Hưng (lấy nước từ sông Hồng) để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt; |
Huyện Tiên Lữ: phía nam xã Nhật Tân và phía Bắc xã An Viên | - Huyện Tiên Lữ không có công trình cấp nước đã được cấp phép trong vùng NDĐ bị nhiễm mặn - Không cấp phép xây dựng mới đối với các giếng khoan bị nhiễm mặn - Trám lấp các giếng khoan thuộc trường hợp phải có giấy phép hoặc phải đăng ký khai thác NDĐ nhưng chưa được cấp phép, chưa đăng ký khai thác theo quy định - Chuyển nguồn cấp nước cho nhà máy nước Trần Cao lấy nước từ sông Bắc Hưng Hải sang lấy nước từ sông ngoài và tăng công suất để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt; | ||
Huyện Phù Cừ: phía Nam TT trần Cao, phía Đông xã Quang Hưng, phía Tây xã Đoàn Đảo | - Huyện Phù Cừ có 2 công trình đã được cấp phép trong vùng NDĐ bị nhiễm mặn - Không cấp phép xây dựng mới và gia hạn giấy phép đối với các giếng khoan bị nhiễm mặn - Các giếng khoan đã được cấp phép sẽ tiếp tục được khai thác nhưng cần phải kiểm tra chất lượng nước trước khi gia hạn và cấp lại giấy phép - Trám lấp các giếng khoan thuộc trường hợp phải có giấy phép hoặc phải đăng ký khai thác NDĐ nhưng chưa được cấp phép, chưa đăng ký khai thác theo quy định - Tăng công suất nhà máy An Bình (lấy nước từ sông Luộc) để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt. | ||
2. Hạn chế khai thác do NDĐ bị nhiễm lợ (TDS - 1.000 -1.500 mg/l) - Kết quả đo TDS năm 2017 trên 514 giếng khoan tầng qp và 124 giếng khoan tầng qh - Kết quả trắc chất lượng nước trên 18 giếng khoan của sở Tài nguyên và MT Hưng Yên từ năm 2012-2016 | 78,17 | - Huyện Ân Thi: xã Hồng Vân, Hồng Quang, phía Tây xã Hạ Lễ | - Huyện Ân Thi không có công trình cấp nước đã được cấp phép trong vùng NDĐ bị nhiễm lợ - Hạn chế cấp phép xây dựng mới công trình khai thác NDĐ đối với các vùng có độ nhiễm mặn tăng lên qua các năm. - Trám lấp các giếng khoan không được gia hạn hoặc cấp phép khai thác NDĐ - Chuyển nguồn cấp nước cho nhà máy nước Hồng Quang và nhà máy nước Tân Trào lấy nước từ sông Bắc Hưng Hải sang lấy nước từ các sông ngoài và tăng công suất để phục nhu cầu cấp nước sinh hoạt |
- Huyện Kim Động: phía Đông xã Hiệp Cường, TT. Lương Bằng, Vũ Xá, Nhân La, Chính Nghĩa | - Huyện Kim Động có 11 công trình cấp nước đã được cấp phép trong vùng NDĐ bị nhiễm lợ - Các giếng khoan đã được cấp phép sẽ tiếp tục được khai thác NDĐ nhưng hàng năm cần kiểm tra mức độ gia tăng độ nhiễm mặn - Hạn chế cấp phép xây dựng mới và gia hạn giấy phép khai thác NDĐ đối với các giếng có độ nhiễm mặn tăng lên qua các năm. - Trám lấp các giếng khoan không được gia hạn hoặc cấp phép khai thác NDĐ - Nâng công suất nhà máy nước Ngọc Tuấn (lấy nước sông Hồng) và chuyển nguồn cấp nước cho nhà máy nước Phạm Ngũ Lão và Lương Bằng lấy nước từ sông Bắc Hưng Hải sang lấy nước từ các sông ngoài và nâng công suất để phục vụ nhu cầu cấp nước sinh hoạt | ||
- Huyện Phù Cừ: phía Nam xã Minh Tân, xã Phan Sào Nam, xã Minh Hoàng, phần trung tâm xã Đoàn Đào, phía Bắc thị trấn Trần Cao | - Huyện Phù Cừ không có công trình cấp nước đã được cấp phép trong vùng NDĐ bị nhiễm lợ - Hạn chế cấp phép xây dựng mới đối với các vùng có độ nhiễm mặn tăng lên qua các năm. - Trám lấp các giếng khoan không được gia hạn hoặc cấp phép khai thác NDĐ - Nâng công suất nhà các máy nước Hải Trung (lấy nước sông Luộc), chuyển nguồn cấp nước cho nhà máy nước Minh Tân, Trần Cao và Quang Hưng lấy nước từ sông Bắc Hưng Hải sang lấy nước từ các sông ngoài để và nâng công suất để phục vụ cấp nước sinh hoạt; | ||
- Huyện Tiên Lữ: xã Hưng Đạo, Nhật Tân, xã Ngô Quyền, TT Vương, xã Dị Chế, phía Tây xã An Viên và Thủ Sỹ, phía Bắc xã Hải Triều. | - Huyện Tiên Lữ có 01 công trình cấp nước đã được cấp phép trong vùng NDĐ bị nhiễm lợ - Các giếng khoan đã được cấp phép sẽ tiếp tục được khai thác NDĐ nhưng hàng năm cần kiểm tra mức độ gia tăng độ nhiễm mặn - Hạn chế cấp phép xây dựng mới và gia hạn giấy phép khai thác NDĐ đối với các giếng có độ nhiễm mặn tăng lên qua các năm. - Trám lấp các giếng khoan không được gia hạn hoặc cấp phép khai thác NDĐ - Nâng công suất nhà máy nước An Bình, Phù Tiên và Hưng Đạo - Minh Hoàng (lấy nước sông Luộc) và nhà máy nước Phú Hưng (lấy nước sông Hồng - tp. Hưng Yên) để phục vụ cấp nước sinh hoạt; | ||
- Tp. Hưng Yên: xã Phú Cường, phía Bắc xã Hùng Cường, xã Bảo Khê và P. An Tảo; phía Bắc và phía Tây xã Trung Nghĩa, phía Đông P. An Tảo, phía Bắc xã Liên Phương | - TP. Hưng Yên có 05 công trình cấp nước đã được cấp phép trong vùng NDĐ bị nhiễm lợ - Các giếng khoan đã được cấp phép sẽ tiếp tục được khai thác NDĐ nhưng hàng năm cần kiểm tra mức độ gia tăng độ nhiễm mặn - Hạn chế cấp phép xây dựng mới và gia hạn giấy phép khai thác NDĐ đối với các giếng có độ nhiễm mặn tăng lên qua các năm. - Trám lấp các giếng khoan không được gia hạn hoặc cấp phép khai thác NDĐ - Nâng công suất nhà máy nước Phú Hưng (lấy nước sông Hồng) và nhà máy nước tp. Hưng Yên (lấy nước sông Luộc) để phục vụ cấp nước sinh hoạt; | ||
3. Vùng hạn chế khai thác do NDĐ bị ô nhiễm bởi các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người và chưa có biện pháp khắc phục - Kết quả phân tích chất lượng nước 124 giếng khoan (cả tầng qh và qp) năm 2017 - Kết quả trắc chất lượng nước trên 18 giếng khoan của sở Tài nguyên và MT | 2,11 | Huyện Văn Lâm: Làng nghề tái chế chì tại xã Chỉ Đạo; làng nghề tái chế nhựa tại thị trấn Như Quỳnh | - Huyện Văn Lâm không có công trình đã được cấp phép trong vùng NDĐ bị ô nhiễm bởi chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người và chưa có biện pháp khắc phục. - Không cấp phép xây dựng mới các công trình khai thác NDĐ trong làng nghề tái chế chì tại xã Chỉ Đạo và làng nghề tái chế nhựa tại TT. Như Quỳnh thuộc huyện Văn - Nâng công suất nhà máy nước Chỉ Đạo và nhà máy nước Như Quỳnh (không nằm trong làng tái chế chì và làng nghề tái chế nhựa) để phục vụ nhu cầu cấp nước sinh hoạt; |
Huyện Yên Mỹ: Làng nghề thuộc da tại xã Liêu Xá | - Huyện Yên Mỹ không có công trình đã được cấp phép trong vùng NDĐ bị ô nhiễm bởi chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người và chưa có biện pháp khắc phục. - Không cấp phép xây dựng mới các công trình khai thác NDĐ thuộc làng nghề thuộc da tại xã Liêu Xá thuộc huyện Yên Mỹ - Nâng công suất nhà máy nước Thăng Long (lấy nước ngầm) để đáp ứng nhu cầu cấp nước sinh hoạt; | ||
4. Hạn chế khai thác nước dưới đất trong vùng bị ô nhiễm vượt quá QCVN 09-MT:2015/BTNMT hoặc có dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý đảm bảo chất lượng. - Kết quả phân tích chất lượng nước 124 giếng khoan (cả tầng qh và qp) năm 2017 - Kết quả trắc chất lượng nước trên 18 giếng khoan của sở Tài nguyên và MT | 38,46 | - Huyện Ân Thi: phía Nam xã Đa Lộc và phía Bắc xã Tiền Phong, phía Tây xã Hoàng Hoa Thám, phía Nam xã Hạ Lễ | - Huyện Ân Thi không có công trình đã được cấp phép trong vùng NDĐ bị ô nhiễm vượt quá QCVN 09-MT:2015/BTNMT hoặc có dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý đảm bảo chất lượng. - Không cấp phép xây dựng mới đối với các công trình không có công nghệ xử lý nước đảm bảo chất lượng nước cấp cho sinh hoạt - Chuyển nguồn cấp nước cho nhà máy nước Hồng Quang và nhà máy nước Tân Trào lấy nước từ sông Bắc Hưng Hải sang lấy nước từ các sông ngoài và nâng công suất để phục vụ cấp nước sinh hoạt; - Khuyến cáo người dân sử dụng nước từ các nhà máy cấp nước tập trung, hạn chế sử dụng nước từ các giếng khoan của hộ gia đình không có biện pháp xử lý nước đạt yêu cầu. |
- Huyện Mỹ Hào: phía Tây xã Hòa Phong, phía Nam xã Bạch Sam, xã Minh Đức, phía Bắc xã Ngọc Lâm. | - Huyện Mỹ Hào có 19 công trình đã được cấp phép trong vùng NDĐ bị ô nhiễm vượt qua QCVN 09-MT:2015/BTNMT hoặc có dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý đảm bảo chất lượng - Đối với các giếng khoan hiện có: Hàng năm kiểm tra lại các biện pháp xử lý nước và chất lượng nước sau xử lý, tiếp tục được phép khai thác tới khi hết hạn giấy phép nếu có biện pháp xử lý, đảm bảo chất lượng nước phục vụ sinh hoạt; - Không cấp phép xây dượng mới và gia hạn giấy phép đối với các công trình không có công nghệ xử lý nước đảm bảo chất lượng nước cấp cho sinh hoạt - Trám lấp các giếng khai thác không có công trình xử lý đảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt hoặc không được cấp phép - Nâng công suất đối với các nhà máy sử dụng nước mặt từ các sông ngoài và chuyển nguồn cấp nước cho các nhà máy sử dụng nước từ sông Bắc Hưng Hải sang lấy nước từ các sông ngoài để phục vụ cấp nước sinh hoạt. | ||
- Huyện Văn Giang: Xã Mễ Sở, Long Hưng và Tân Tiến | - Huyện Văn Giang không có công trình đã được cấp phép trong vùng NDĐ bị ô nhiễm vượt quá QCVN 09-MT:2015/BTNMT hoặc có dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý đảm bảo chất lượng. - Không cấp phép xây dựng mới đối với các công trình không có công nghệ xử lý nước đảm bảo chất lượng nước cấp cho sinh hoạt - Nâng công suất nhà máy nước Ecopark (lấy nước sông Hồng) để phục vụ nhu cầu cấp nước sinh hoạt; - Khuyến cáo người dân sử dụng nước từ các nhà máy cấp nước tập trung, hạn chế sử dụng nước từ các giếng khoan của hộ gia đình không có biện pháp xử lý nước đạt yêu cầu. | ||
- Huyện Văn Lâm: phía Đông xã Lạc Đạo, phía Tây xã Chỉ Đạo, phía Đông xã Minh Hải | - Huyện Văn Lâm có 13 công trình đã được cấp phép trong vùng NDĐ bị ô nhiễm vượt quá QCVN 09-MT:2015/BTNMT hoặc có dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý đảm bảo chất lượng. - Đối với các giếng khoan hiện có: Hàng năm kiểm tra các biện pháp xử lý nước và chất lượng nước sau xử lý, tiếp tục được phép khai thác tới khi hết hạn giấy phép nếu các biện pháp xử lý đảm bảo chất lượng nước phục vụ sinh hoạt; - Không cấp phép xây dựng mới và gia hạn giấy phép đối với các công trình không có công nghệ xử lý nước đảm bảo chất lượng nước cấp cho sinh hoạt - Trám lấp các giếng khai thác không có công trình xử lý đảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt hoặc không được cấp phép - Chuyển nguồn cấp nước cho nhà máy nước Tân Trào lấy nước từ sông Bắc Hưng Hải sang lấy nước từ các sông ngoài và nâng công suất để phục vụ nhu cầu cấp nước sinh hoạt; - Khuyến cáo người dân sử dụng nước từ các nhà máy cấp nước tập trung, hạn chế sử dụng nước từ các giếng khoan của hộ gia đình không có biện pháp xử lý nước đạt yêu cầu. | ||
- Thành phố Hưng Yên: phía Tây xã Liên Phương, P. Hồng Nam và phía Tây xã Hoàng Hanh | - TP. Hưng Yên có 1 công trình đã được cấp phép trong vùng NDĐ bị ô nhiễm vượt quá QCVN 09-MT:2015/BTNMT hoặc có dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý đảm bảo chất lượng. - Đối với các giếng khoan hiện có: Hàng năm kiểm tra các biện pháp xử lý nước và chất lượng nước sau xử lý, tiếp tục được phép khai thác tới khi hết hạn giấy phép nếu các biện pháp xử lý đảm bảo chất lượng nước phục vụ sinh hoạt; - Không cấp phép xây dựng mới và gia hạn giấy phép đối với các công trình không có công nghệ xử lý nước đảm bảo chất lượng nước cấp cho sinh hoạt - Trám lấp các giếng không có công trình xử lý đảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt hoặc không được cấp phép - Nâng cấp công suất nhà máy nước Phú Hưng (lấy nước sông Hồng) và nhà máy nước TP. Hưng Yên (lấy nước sông Luộc) phục vụ nhu cầu cấp nước sinh hoạt; - Khuyến cáo người dân sử dụng nước từ các nhà máy cấp nước tập trung, hạn chế sử dụng nước từ các giếng khoan của hộ gia đình không có biện pháp xử lý nước đạt yêu cầu. | ||
- Huyện Tiên Lữ: phía Bắc xã Thiện Phiến, phía Nam xã Hải Triều, xã Đức Thắng, Lệ Xá, Trung Dũng | - Huyện Tiên Lữ không có công trình đã được cấp phép trong vùng NDĐ bị ô nhiễm vượt quá QCVN 09-MT:2015/BTNMT hoặc có dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý đảm bảo chất lượng. - Không cấp phép xây dượng mới đối với các công trình không có công nghệ xử lý đảm bảo chất lượng nước cấp cho sinh hoạt - Nâng công suất nhà máy nước An Bình, Phù Tiên và Hưng Đạo - Minh Hoàng (lấy nước sông Luộc) và nhà máy nước Phú Hưng (lấy nước sông Hồng - tp. Hưng Yên) để phục vụ nhu cầu cấp nước sinh hoạt - Khuyến cáo người dân sử dụng nước từ các nhà máy cấp nước tập trung, hạn chế sử dụng nước từ các giếng khoan của hộ gia đình không có biện pháp xử lý nước đạt yêu cầu. | ||
5. Hạn chế khai thác nước dưới đất trong vùng có tổng lượng nước khai thác gần đạt tới trữ lượng có thể khai thác - Kết quả điều tra hiện trạng khai thác NDĐ năm 2017 - Kết quả tính trữ lượng NDĐ năm 2012 - Kết quả quan trắc trữ lượng, mực trên 18 giếng khoan của sở Tài nguyên và MT Hưng Yên từ năm 2012-2016 | 18,62 | - Huyện Mỹ Hào: phía Nam xã Bạch Sam và Minh Đức, phía Bắc xã Ngọc Lâm, phía Tây xã Dị Sử và Phùng Chí Kiên | - Huyện Mỹ Hào có 27 công trình đã được cấp phép trong vùng NDĐ có tổng lượng nước khai thác gần đạt tới trữ lượng có thể khai thác - Không tăng công suất khai thác đối với các công trình đã được cấp phép hoặc gia hạn cấp phép - Hạn chế cấp phép xây dựng mới các công trình khai thác NDĐ. Đối với những khu vực đã có hệ thống cấp nước tập trung, chỉ cấp phép và gia hạn giấy phép khai thác với lưu lượng đáp ứng 50-70% so với nhu cầu sử dụng; - Tăng cường đầu tư các công trình cấp nước từ nước mặt phục vụ sản xuất công nghiệp - Chuyển nguồn cấp nước cho nhà máy nước Tân Trào lấy nước từ sông Bắc Hưng Hải sang lấy nước từ các sông ngoài để phục vụ sinh hoạt; |
- Huyện Văn Giang: phía Đông xã Nghĩa Trụ | - Huyện Văn Giang không có công trình đã được cấp phép trong vùng NDĐ có tổng lượng nước khai thác gần đạt tới trữ lượng có thể khai thác - Hạn chế cấp phép xây dựng mới các công trình khai thác NDĐ. Đối với những khu vực đã có hệ thống cấp nước tập trung, chỉ cấp phép với lưu lượng khai thác đáp ứng 50-70%% so với nhu cầu sử dụng; - Tăng cường đầu tư các công trình cấp nước từ nước mặt phục vụ sản xuất công nghiệp - Nâng cấp công suất nhà máy nước Ecopark (lấy nước sông Hồng) để phục vụ nhu cầu sinh hoạt; | ||
- Huyện Văn Lâm: TT Như Quỳnh, phía Đông xã Tân Quang, phía Bắc xã Đình Dù, phía Nam xã Lạc Hồng, phía Tây xã Minh Hải, xã Tân Tiến | - Huyện Văn Lâm có 50 công trình đã được cấp phép trong vùng NDĐ có tổng lượng nước khai thác gần đạt tới trữ lượng có thể khai thác - Không tăng công suất khai thác đối với các công trình đã được cấp phép hoặc gia hạn cấp phép - Hạn chế cấp phép xây dựng mới các công trình khai thác NDĐ. Đối với những khu vực đã có hệ thống cấp nước tập trung, chỉ cấp phép và gia hạn giấy phép khai thác với lưu lượng đáp ứng 50-70% so với nhu cầu sử dụng; - Tăng cường đầu tư các công trình cấp nước từ nước mặt phục vụ sản xuất công nghiệp | ||
- Huyện Yên Mỹ: phía Đông xã Nghĩa Hiệp và Liêu Xá. | - Huyện Yên Mỹ đã có 2 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung và 08 giếng khoan cấp nước cho công nghiệp đã được cấp phép trong vùng NDĐ có tổng lượng nước khai thác gần đạt tới trữ lượng có thể khai thác - Không tăng công suất khai thác đối với các công trình đã được cấp phép hoặc gia hạn cấp phép - Hạn chế cấp phép xây dựng mới các công trình khai thác NDĐ. Đối với những khu vực đã có hệ thống cấp nước tập trung, chỉ cấp phép và gia hạn giấy phép khai thác với lưu lượng đáp ứng 50-70% nhu cầu sử dụng; - Tăng cường đầu tư các công trình cấp nước từ nước mặt phục vụ sản xuất công nghiệp | ||
6. Hạn chế khai thác nước dưới đất trong vùng có mực nước 03 năm liên tục bị hạ thấp từ 0,3 đến 0,5m/năm - Kết quả quan trắc trữ lượng, mực trên 18 giếng khoan của sở Tài nguyên và MT Hưng Yên từ năm 2012-2016 | 106,49 | - Huyện Mỹ Hào: Hầu hết huyện Mỹ Hào trừ khu vực phía Nam xã Hưng Long và Xuân Dục, xã Ngọc Lâm, phía Đông xã Minh Đức và phía Nam xã Hòa Phong | - Huyện Mỹ Hào đã có 32 công trình đã được cấp phép trong vùng có mực nước 03 liên tục bị hạ thấp từ 0,3 đến 0,5m/năm - Không tăng công suất khai thác NDĐ đối với các công trình dã được cấp phép hoặc gia hạn cấp phép - Khuyến khích sử dụng nước mặt cho sản xuất công nghiệp - Đối các công trình xây dựng mới, chỉ cấp phép khai thác với công suất đáp ứng 50% so với nhu cầu sử dụng - Thực hiện trám lấp theo quy định đối với các giếng không được cấp phép hoặc sử dụng không đúng mục đích - Nghiêm cấm việc khai thác NDĐ cho mục đích tưới cây và NTTS. |
- Huyện Văn Giang: phía Đông xã Long Hưng và xã Nghĩa Trụ | - Huyện Văn Giang đã có 7 công trình đã được cấp phép trong vùng có mực nước 03 liên tục bị hạ thấp từ 0,3 đến 0,5m/năm - Không tăng công suất khai thác NDĐ đối với các công trình đã được cấp phép hoặc gia hạn cấp phép - Khuyến khích sử dụng nước mặt cho sản xuất công nghiệp - Đối các công trình xây dựng mới, chỉ cấp phép khai thác với công suất đáp ứng 50% so với nhu cầu sử dụng - Thực hiện trám lấp theo quy định đối với giếng không được cấp phép hoặc sử dụng không đúng mục đích - Nghiêm cấm việc khai thác NDĐ cho mục đích tưới cây và NTTS. - Nâng công suất nhà máy nước Ecopark (lấy nước sông Hồng) phục vụ cấp nước sinh hoạt; | ||
- Huyện Văn Lâm: Hầu hết huyện Văn Lâm trừ khu vực xã Việt Hưng phía Bắc xã Đại Đồng và Lương Tài | - Huyện Văn Lâm đã có 69 công trình đã được cấp phép trong vùng có mực nước 03 liên tục bị hạ thấp từ 0,3 đến 0,5m/năm - Không tăng công suất khai thác NDĐ đối với các công trình đã được cấp phép hoặc gia hạn cấp phép - Khuyến khích sử dụng nước mặt cho sản xuất công nghiệp - Đối các công trình xây dựng mới, chỉ cấp phép khai thác với công suất đáp ứng 50% so với nhu cầu sử dụng - Thực hiện trám lấp theo quy định đối với giếng không được cấp phép hoặc sử dụng không đúng mục đích - Nghiêm cấm việc khai thác NDĐ cho mục đích tưới cây và NTTS. | ||
- Huyện Yên Mỹ: Khu vực phía Đông của huyện bao gồm xã Nghĩa Hiệp, Giai Phạm, Ngọc Long, Liêu Xá, Tân Lập, phía Bắc xã Trung Hòa và phía Đông xã Đồng Than | - Huyện Yên Mỹ đã có 02 trạm cấp nước tập trung đã được cấp phép trong vùng có mực nước 03 liên tục bị hạ thấp từ 0,3 đến 0,5m/năm - Không tăng công suất khai thác NDĐ đối với các công trình đã được cấp phép hoặc gia hạn cấp phép - Khuyến khích sử dụng nước mặt cho sản xuất công nghiệp - Đối các công trình xây dựng mới, chỉ cấp phép khai thác với công suất đáp ứng 50% so với nhu cầu sử dụng - Thực hiện trám lấp theo quy định đối với giếng không được cấp phép hoặc sử dụng không đúng mục đích - Nghiêm cấm việc khai thác NDĐ cho mục đích tưới cây và NTTS. | ||
- Tp. Hưng Yên: Phía Đông xã Phương Chiểu và P. Hồng Nam, xã Hoàng Hanh và xã Tân Hưng; p. Lam Sơn, P. Hồng Châu và P. Minh Khai | - TP. Hưng Yên đã có 08 công trình đã được cấp phép trong vùng có mực nước 03 liên tục bị hạ thấp từ 0,3 đến 0,5m/năm - Không tăng công suất khai thác NDĐ đối với các công trình đã được cấp phép hoặc gia hạn cấp phép - Khuyến khích sử dụng nước mặt cho sản xuất công nghiệp - Đối các công trình xây dựng mới, chỉ cấp phép khai thác với công suất đáp ứng 50% so với nhu cầu sử dụng - Thực hiện trám lấp theo quy định đối với giếng không được cấp phép hoặc sử dụng không đúng mục đích - Nghiêm cấm việc khai thác NDĐ cho mục đích tưới cây và NTTS. | ||
- Huyện Tiên Lữ: Xã Thủ Sỹ, xã Thiện Phiến. | - Huyện Tiên Lữ đã có 05 công trình đã được cấp phép trong vùng có mực nước 03 liên tục bị hạ thấp từ 0,3 đến 0,5m/năm - Không tăng công suất khai thác NDĐ đối với các công trình đã được cấp phép hoặc gia hạn cấp phép - Khuyến khích sử dụng nước mặt cho sản xuất công nghiệp - Đối các công trình xây dựng mới, chỉ cấp phép khai thác với công suất đáp ứng 50% so với nhu cầu sử dụng - Thực hiện trám lấp theo quy định đối với giếng không được cấp phép hoặc sử dụng không đúng mục đích - Nghiêm cấm việc khai thác NDĐ cho mục đích tưới cây và NTTS. - Nâng công suất nhà máy nước An Bình, Phù Tiên và Hưng Đạo - Minh Hoàng (lấy nước sông Luộc), sử dụng thêm nguồn nước từ nhà máy nước Phú Hưng (lấy nước sông Hồng - tp. Hưng Yên) để phục vụ cấp nước sinh hoạt; | ||
7. Hạn chế khai thác nước dưới đất trong khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và chất lượng dịch vụ cấp nước đảm bảo đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng - Kết quả điều tra hiện trạng khai thác NDĐ năm 2017 | 187,52 | - Huyện Mỹ Hào: các xã: Bạch Sam, Dị Sử, Nhân Hòa, thị trấn Bần Yên Nhân, Khu công nghiệp Thăng Long II | - Huyện Mỹ Hào đã có 15 công trình đã được cấp phép trong khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và chất lượng dịch vụ cấp nước đảm bảo đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng - Giữ nguyên công suất khai thác theo giấy phép đối với các công trình đã được cấp phép khai thác NDĐ - Đối với các trường hợp cấp phép xây dựng mới công trình khai thác NDĐ cần xem xét giảm công suất từ 30-50% so với nhu cầu - Nâng công suất các nhà máy sử dụng nước từ sông ngoài và cần có kế hoạch chuyển nguồn cấp nước cho các nhà máy lấy nước từ sông nội đồng sang lấy nước từ sông ngoài. |
- Huyện Văn Giang: các xã Long Hưng, Phụng Công, thị trấn Văn Giang | - Huyện Văn Giang đã có 11 công trình đã được cấp phép trong khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và chất lượng dịch vụ cấp nước đảm bảo đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng - Giữ nguyên công suất khai thác theo giấy phép đối với các công trình đã được cấp phép khai thác NDĐ - Đối với các trường hợp cấp phép xây dựng mới công trình khai thác NDĐ cần xem xét giảm công suất từ 30-50% so với nhu cầu - Nâng công suất các nhà máy sử dụng nước từ sông ngoài và cần có kế hoạch chuyển nguồn cấp nước cho các nhà máy lấy nước từ sông nội đồng sang lấy nước từ sông ngoài - Nâng cấp công suất nhà máy nước Ecopark (lấy nước sông Hồng) để đáp ứng nhu cầu cấp nước sinh hoạt; | ||
- Huyện Văn Lâm: xã Chỉ Đạo, Khu công nghiệp phố Nối A, Khu công nghiệp Dệt may phối Nối | - Huyện Văn Lâm đã có 05 công trình đã được cấp phép trong khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và chất lượng dịch vụ cấp nước đảm bảo đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng - Giữ nguyên công suất khai thác theo giấy phép đối với các công trình đã được cấp phép khai thác NDĐ - Đối với các trường hợp xin cấp phép xây dựng mới công trình khai thác NDĐ cần xem xét giảm công suất từ 30-50% so với nhu cầu - Nâng công suất các nhà máy sử dụng nước từ sông ngoài và cần có kế hoạch chuyển nguồn cấp nước cho các nhà máy lấy nước từ sông nội đồng sang lấy nước từ sông ngoài | ||
- Huyên Yên Mỹ: các xã: Nghĩa Hiệp, Trung Hưng, Liêu Xá và thị trấn Yên Mỹ. | - Huyện Yên Mỹ đã có 18 công trình đã được cấp phép trong khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và chất lượng dịch vụ cấp nước đảm bảo đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng - Giữ nguyên công suất khai thác theo giấy phép đối với các công trình đã được cấp phép khai thác NDĐ - Đối với các trường hợp xin cấp phép xây dựng mới công trình khai thác NDĐ cần xem xét giảm công suất từ 30-50% so với nhu cầu - Nâng công suất các nhà máy sử dụng nước từ sông ngoài và cần có kế hoạch chuyển nguồn cấp nước cho các nhà máy lấy nước từ sông nội đồng sang lấy nước từ sông ngoài | ||
- Huyện Ân Thi: Phía Nam xã Đa Lộc và phía Bắc xã Tiền Phong, phía Tây xã Hoàng Hoa Thám, phía Nam xã Hạ Lễ, xã Văn Nhuệ, phía Bắc xã Đa Lộc | - Huyện Ân Thi không có công trình đã được cấp phép trong khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và chất lượng dịch vụ cấp nước đảm bảo đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng - Đối với các trường hợp cấp phép xây dựng mới công Trình khai thác NDĐ cần xem xét giảm công suất từ 30-50% so với nhu cầu - Chuyển nguồn cấp nước cho nhà máy nước Hồng Quang và nhà máy nước Tân Trào lấy nước sông Bắc Hưng Hải sang lấy nước từ các sông ngoài và tăng công suất để đáp ứng nhu cầu cấp nước sinh hoạt; | ||
- Huyện Kim Động: Xã Ngọc Thanh | - Huyện Kim Động đã có 03 công trình đã được cấp phép trong khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và chất lượng dịch vụ cấp nước đảm bảo đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng - Giữ nguyên công suất khai thác theo giấy phép đối với các công trình đã được cấp phép khai thác NDĐ - Đối với các trường hợp xin cấp phép xây dựng mới công trình khai thác NDĐ cần xem xét giảm công suất từ 30-50% so với nhu cầu - Chuyển nguồn cấp nước cho nhà máy nước Phạm Ngũ Lão và Lương Bằng lấy nước sông Bắc Hưng Hải sang lấy nước từ các sông ngoài và nâng công suất để đáp ứng nhu cầu cấp nước sinh hoạt; | ||
- Huyện Phù Cừ: xã Minh Hoàng, phần trung tâm xã Đoàn Đào, phía Nam xã Phan Sào Nam, phía Bắc TT Trần Cao, xã Quang Hưng, phía Bắc xã Tống Phan | - Huyện Phù Cừ đã có 01 công trình đã được cấp phép trong khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và chất lượng dịch vụ cấp nước đảm bảo đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng - Giữ nguyên công suất khai thác theo giấy phép đối với các công trình đã được cấp phép khai thác NDĐ - Đối với các trường hợp xin cấp phép xây dựng mới công trình khai thác NDĐ cân xem xét giảm công suất từ 30-50% so với nhu cầu - Nâng công suất nhà máy nước Hải Trung (lấy nước sông Luộc) và chuyển nguồn cấp nước cho nhà mày nước Minh Tân, Trần Cao và Quang Hưng lấy nước sông Bắc Hưng Hải sang lấy nước từ sông ngoài và nâng công suất phục vụ nhu cầu cấp nước sinh hoạt | ||
- Huyện Tiên Lữ: xã Thụy Lôi | - Huyện Tiên Lữ đã có 01 công trình đã được cấp phép trong khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và chất lượng dịch vụ cấp nước đảm bảo đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng - Giữ nguyên công suất khai thác theo giấy phép đối với các công trình đã được cấp phép khai thác NDĐ - Đối với các trường hợp xin cấp phép xây dựng mới công trình khai thác NDĐ cần xem xét giảm công suất từ 30-50% so với nhu cầu - Nâng công suất nhà máy nước An Bình, Phù Tiên và Hưng Đạo - Minh Hoàng (lấy nước sông Luộc) và nhà máy nước Phú Hưng (lấy nước sông Hồng - tp. Hưng Yên) để phục vụ nhu cầu cấp nước sinh hoạt; | ||
8. Hạn chế khai thác nước dưới đất trong vùng có nguồn nước mặt có khả năng đáp ứng ổn định cho các nhu cầu sử dụng nước - Qui hoạch TNN mặt tỉnh Hưng Yên đến 2020 và định hướng đến 2025 | 138,85 | - Huyện Ân Thi: gồm các xã: Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Trãi, Tiền Phong, Văn Nhuệ, Đa Lộc. | - Huyện Ân Thi đã có 01 công trình đã được cấp phép khai thác NDĐ trong vùng có nguồn nước mặt có khả năng đáp ứng ổn định cho các nhu cầu sử dụng nước - Đối với các công trình đã được cấp phép, tiếp tục được phép khai thác tới khi hết hạn giấy phép; - Các công trình cấp phép xây dựng mới hoặc gia hạn giấy phép cần được xem xét giảm lưu lượng khai thác 30-50% so với nhu cầu. - Chuyển nguồn cấp nước cho nhà máy nước Hồng Quang và nhà máy nước Tân Trào lấy nước sông Bắc Hưng Hải sang lấy nước tư các sông ngoài và tăng công suất để phục vụ cấp nước sinh hoạt. |
- Huyện Khoái Châu, gồm các xã: Đông Tảo, Dạ Trạch, Tân Châu, Hàm Tử, Tứ Dân, Đông Ninh, Đại Tập. | - Huyện Khoái Châu không có công trình đã được cấp phép khai thác NDĐ trong vùng có nguồn nước mặt có khả năng đáp ứng ổn định cho các nhu cầu sử dụng nước - Các công trình cấp phép xây dựng mới cần được xem xét giảm lưu lượng khai thác 30-50% so với nhu cầu. - Nâng công suất nhà máy nước Dạ Trạch, Phùng Hưng, Thuần Hưng, Đại Hưng (lấy nước sông Hồng) để phục vụ cấp nước sinh hoạt; | ||
- Huyện Kim Động, gồm các xã: Phú Thịnh, Thọ Vinh, Phạm Ngũ Lão, TT. Lương Bằng, Song Mai, Nhân La, Nghĩa Dân | - Huyện Kim Động có 03 công trình đã được cấp phép khai thác NDĐ trong vùng có nguồn nước mặt có khả năng đáp ứng ổn định cho các nhu cầu sử dụng nước - Đối với các công trình đã được cấp phép, tiếp tục được phép khai thác tới khi hết hạn giấy phép; - Các công trình cấp phép xây dựng mới hoặc gia hạn giấy phép cần được xem xét giảm lưu lượng khai thác 30-50% so với nhu cầu. - Nâng công suất nhà máy nước Ngọc Tuấn (lấy nước sông Hồng), chuyển nguồn cấp nước cho nhà máy nước Phạm Ngũ Lão và Lương Bằng lấy nước sông Bắc Hưng Hải sang lấy nước từ các sông ngoài và nâng công suất để phục vụ nhu cầu cấp nước sinh hoạt; | ||
- Huyện Phù Cừ, gồm các xã: Minh Tân, Phan Sào Nam và thị trấn Trần Cao | - Huyện Phù Cừ đã có 01 công trình đã được cấp phép khai thác NDĐ trong vùng có nguồn nước mặt có khả năng đáp ứng ổn định cho các nhu cầu sử dụng nước - Đối với các công trình đã được cấp phép, tiếp tục được phép khai thác tới khi hết hạn giấy phép; - Các công trình cấp phép xây dựng mới cần được xem xét giảm lưu lượng khai thác 30-50% so với nhu cầu. - Nâng công suất nhà máy nước Hải Trung (lấy nước sông Luộc), chuyển nguồn cấp nước cho nhà máy nước Minh Tân, Trần Cao và Quang Hưng lấy nước từ sông Bắc Hưng Hải sang lấy nước từ các sông ngoài để phục vụ cấp nước sinh hoạt; | ||
- Huyện Văn Giang: xã Xuân Quan, Đô thị Ecopark | - Huyện Văn Giang chưa có công trình đã được cấp phép khai thác NDĐ trong vùng có nguồn nước mặt có khả năng đáp ứng ổn định cho các nhu cầu sử dụng nước - Các công trình cấp phép xây dựng mới cần được xem xét giảm lưu lượng khai thác 30-50% so với nhu cầu. - Nâng công suất nhà máy nước Ecopark (lấy nước sông Hồng) để phục vụ nhu cầu cấp nước sinh hoạt | ||
- Huyện Văn Lâm: xã Lương Tài | - Huyện Văn Lâm đã có 01 công trình đã được cấp phép khai thác NDĐ trong vùng có nguồn nước mặt có khả năng đáp ứng ổn định cho các nhu cầu sử dụng nước - Đối với các công trình đã được cấp phép, tiếp tục được phép khai thác tới khi hết hạn giấy phép; - Các công trình cấp phép xây dựng mới cần được xem xét giảm lưu lượng khai thác 30-50% so với nhu cầu. - Chuyển nguồn cấp nước cho nhà máy nước Tân Trào lấy nước từ sông Bắc Hưng Hải sang lấy nước từ các sông ngoài và nâng công suất để phục vụ cấp nước sinh hoạt; | ||
- Huyện Tiên Lữ, gồm các xã: Hưng Đạo, Ngô Quyền, Thiện Phiến, Thụy Lôi, Cương Chính, Minh Phương | - Huyện Tiên Lữ chưa có công trình đã được cấp phép khai thác NDĐ trong vùng có nguồn nước mặt có khả năng đáp ứng ổn định cho các nhu cầu sử dụng nước - Các công trình cấp phép xây dựng mới cần được xem xét giảm lưu lượng khai thác 30-50% so với nhu cầu. - Nâng công suất nhà máy nước An Bình, Phù Tiên và Hưng Đạo - Minh Hoàng (lấy nước sông Luộc), sử dụng thêm nguồn nước từ nhà máy nước Phú Hưng (lấy nước sông Hồng - tp. Hưng Yên) để phục vụ cấp nước sinh hoạt; | ||
- Thành phố Hưng Yên, gồm xã: Phú Cương, Hùng Cường, Bảo Khê, Trung Nghĩa và các phường: An Tảo, An Tảo, Hiến Nam. | - TP. Hưng Yên đã có 02 công trình đã được cấp phép khai thác NDĐ trong vùng có nguồn nước mặt có khả năng đáp ứng ổn định cho các nhu cầu sử dụng nước - Đối với các công trình đã được cấp phép, tiếp tục được phép khai thác tới khi hết hạn giấy phép; - Các công trình cấp phép xây dựng mới cần được xem xét giảm lưu lượng khai thác 30-50% so với nhu cầu. - Nâng công suất nhà máy nước Phú Hưng (lấy nước tư sông Hồng) và nhà máy nước TP. Hưng Yên (lấy nước từ sông Luộc) để phục vụ cấp nước sinh hoạt; | ||
9. Vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trong khu vực an toàn môi trường đối với bãi rác tập trung, bãi chôn lấp chất thải và các nguồn thải nguy hại khác. | - | - | Tùy điều kiện cụ thể, cấp có thẩm quyền quyết định khoảng cách an toàn môi trường đối với bãi rác tập trung, bãi chôn lấp chất thải và các nguồn thải nguy hại khác. |
10. Vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trong vùng an toàn môi trường đối với nghĩa trang. | - | - | Tùy điều kiện cụ thể, cấp có thẩm quyền quyết định khoảng cách an toàn môi trường đối với nghĩa trang. |
DANH MỤC VÙNG ĐĂNG KÝ KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT
TRƯỜNG HỢP KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT KHÔNG THUỘC DIỆN PHẢI XIN CẤP PHÉP
(Kèm theo Quyết định số 2279/QĐ-UBND ngày 07/9/2018 của UBND tỉnh Hưng Yên)
Vùng phải đăng ký khai thác nước dưới đất | Địa điểm | Diện tích (km2) | Căn cứ chính để khoanh vùng |
Tổng diện tích: 241,74 km2, chiếm 26,11% | |||
1. Vùng nước dưới đất bị nhiễm mặn (TDS > 1.500 mg/l). | - Thành phố Hưng Yên: P trung tâm xã Trung Nghĩa - Huyện Tiên Lữ: Phía nam xã Nhật Tân và phía Bắc xã An Viên - Huyện Phù Cừ: Phía Nam TT trần Cao, phía Đông xã Quang Hưng, phía Tây xã Đoàn Đào. | 7,92 | - Kết quả đo TDS năm 2017 trên 514 giếng khoan tầng qp và 124 giếng khoan tầng qh - Kết quả trắc chất lượng nước trên 18 giếng khoan của sở Tài nguyên và MT Hưng Yên từ năm 2012-2016 |
2. Vùng NDD bị nhiễm lợ (TDS = 1.000-1.500 mg/l) | - Huyện Ân Thi: Xã Hồng Vân, Hồng Quang, phía Tây xã Hạ Lễ - Huyện Kim Động: phía Đông xã Hiệp Cường, TT. Lương Bằng, Vũ Xá, Nhân La, Chính Nghĩa - Huyện Phù Cừ: Phía Nam xã Minh Tân, xã Phan Sào Nam, xã Minh Hoàng, phần trung tâm xã Đoàn Đào, phía Bắc TT Trần Cao - Huyện Tiên Lữ: xã Hưng Đạo, Nhật Tân, xã Ngô Quyền, TT Vương, xã Dị Chế, phía Tây xã An Viên và Thủ Sỹ, phía Bắc xã Hải Triều - Tp. Hưng Yên: Xã Phú Cường, phía Bắc xã Hùng Cường, xã Bảo Khê và P. An Tảo; phía Bắc và phía Tây xã Trung Nghĩa, phía Đông P. An Tảo, phía Bắc xã Liên Phương | 78,17 | |
3. Vùng NDĐ bị ô nhiễm bởi các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người và chưa có biện pháp khắc phục | - Huyện Văn Lâm: Làng nghề tái chế chì tại xã Chỉ Đạo; làng nghề tái chế nhựa tại TT. Như Quỳnh - Huyện Yên Mỹ: Làng nghề thuộc da tại xã Liêu Xá | 2,11 | - Kết quả phân tích chất lượng nước 124 giếng khoan (cả tầng qh và qp) năm 2017 - Kết quả trắc chất lượng nước trên 18 giếng khoan của sở Tài nguyên và MT |
4. Vùng NDĐ bị ô nhiễm vượt quá QCVN 09-MT:2015/BTNMT hoặc có dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý đảm bảo chất lượng. - Khu vực nằm trong phạm vi khoảng cách nhỏ hơn 01 km tới các bãi rác tập trung, bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang và các nguồn thải nguy hại khác | - Huyện Ân Thi: Phía Nam xã Đa Lộc và phía Bắc xã Tiền Phong, phía Tây xã Hoàng Hoa Thám, phía Nam xã Hạ Lễ - Huyện Mỹ Hào: phía Tây xã Hòa Phong, phía Nam xã Bạch Sam, xã Minh Đức, phía Bắc xã Ngọc Lâm. - Huyện Văn Giang: Xã Mễ Sở, Long Hưng và Tân Tiến - Huyện Văn Lâm: phía Đông xã Lạc Đạo, phía Tây xã Chỉ Đạo, phía Đông xã Minh Hải - Tp Hưng Yên: Phía Tây xã Liên Phương, P. Hồng Nam và phía Tây xã Hoàng Hanh - Huyện Tiên Lữ: phía Bắc xã Thiện Phiến, phía Nam xã Hải Triều, xã Đức Thắng, Lệ Xá, Trung Dũng | 38,46 | - Kết quả phân tích chất lượng nước 124 giếng khoan (cả tầng qh và qp) năm 2017 - Kết quả trắc chất lượng nước trên 18 giếng khoan của sở Tài nguyên và MT Hưng Yên từ năm 2012-2016 |
5. Vùng khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và chất lượng dịch vụ đáp ứng yêu cầu Chất lượng, số lượng | - Huyện Mỹ Hào: Bạch Sam, Dị Sử, Nhân Hòa, TT. Bần Yên Nhân - Huyện Văn Giang: xã Long Hưng, Phụng Công - Huyện Văn Lâm: xã Chỉ Đạo - Huyện Yên Mỹ: Trung Hiệp, Trung Hưng, TT. Bần, Liêu Xá - Huyện Ân Thi: phía Nam xã Đa Lộc và phía Bắc xã Tiền Phong, phía Tây xã Hoàng Hoa Thám, phía Nam xã Hạ Lễ, xã Văn Nhuệ, phía Bắc xã Đa Lộc - Huyện Phù Cừ: Xã Minh Hoàng, phần trung tâm xã Đoàn Đào, phía Nam xã Phan Sào Nam, phía Bắc TT Trần Cao, xã Quang Hưng, phía Bắc xã Tống Phan. - Huyện Tiên Lữ: xã Thụy Lôi - Khu công nghiệp phố Nối A - Khu công nghiệp phối Nối B - Khu công nghiệp Thăng Long II | 187,52 | - Kết quả điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất năm 2017 đã xác định được số lượng, vị trí công trình cấp nước TT đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng (chi tiết trong chương 3 phần hiện trạng công trình sử dụng nước dưới đất...) |
6. Vùng có mực nước dưới đất 03 năm liên tục bị hạ thấp từ 0,3- 0,5m/năm | - Huyện Mỹ Hào: một số xã huyện Mỹ Hào trừ khu vực phía Nam xã Hưng Long và Xuân Dục, xã Ngọc Lâm, phía Đông xã Minh Đức và phía Nam xã Hòa Phong - Huyện Văn Giang: phía Đông xã Long Hưng, xã Nghĩa Trụ - Huyện Văn Lâm: một số xã huyện Văn Lâm trừ khu vực xã Việt Hưng, phía Bắc xã Đại Đồng và Lương Tài - Huyện Yên Mỹ: Khu vực phía Đông của huyện bao gồm xã Nghĩa Hiệp, Giai Phạm, Ngọc Long, Liêu Xá, Tân Lập, phía Bắc xã Trung Hòa và phía Đông xã Đồng Than - Tp. Hưng Yên: Phía Đông xã Phương Chiểu và P. Hồng Nam, xã Hoàng Hanh và xã Tân Hưng; P. Lam Sơn, P. Hồng Châu và P. Minh Khai - Huyện Tiên Lữ: xã Thủ Sỹ, xã Thiện Phiến. | 106,49 | - Kết quả trắc lưu lượng, mực nước dưới đất tại 18 giếng khoan của sở Tài nguyên và MT Hưng Yên từ năm 2012-2016. |
- 1Quyết định 3258/QĐ-UBND năm 2015 về Danh mục vùng cấm, vùng hạn chế, vùng đăng ký khai thác nước dưới đất và Bản đồ phân vùng khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 2Quyết định 4063/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Danh mục vùng cấm khai thác nước dưới đất, vùng cấm xây mới công trình khai thác nước dưới đất, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất và Bản đồ vùng cấm, vùng hạn chế, khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất đối với các huyện: Xuân Lộc, Long Thành, Trảng Bom, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú và thị xã Long Khánh và bản đồ vùng cấm, vùng hạn chế, khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất đối với các huyện: Xuân Lộc, Long Thành, Trảng Bom, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú và thị xã Long Khánh tỷ lệ 1:25.000 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3Quyết định 884/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Danh mục vùng cấm khai thác nước dưới đất, vùng cấm xây mới công trình khai thác nước dưới đất, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất đối với huyện Cẩm Mỹ, Nhơn Trạch và thành phố Biên Hòa và Bản đồ vùng cấm, vùng hạn chế, khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất đối với các huyện Cẩm Mỹ, Nhơn Trạch và thành phố Biên Hòa, tỷ lệ 1:25.000 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 4Quyết định 20/2019/QĐ-UBND quy định về mực nước hạ thấp cho phép trong các tầng chứa nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 5Quyết định 604/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch triển khai phổ biến quy định về tổ chức đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 6Quyết định 74/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Danh mục vùng hạn chế và vùng cho phép khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 7Quyết định 107/QĐ-UBND.HC năm 2021 phê duyệt danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 8Quyết định 1327/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Danh mục Vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và Danh mục Khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 1Quyết định 15/2008/QĐ-BTNMT về Bảo vệ tài nguyên nước dưới đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 2Luật tài nguyên nước 2012
- 3Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật tài nguyên nước
- 4Thông tư 27/2014/TT-BTNMT về việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 3258/QĐ-UBND năm 2015 về Danh mục vùng cấm, vùng hạn chế, vùng đăng ký khai thác nước dưới đất và Bản đồ phân vùng khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 7Quyết định 4063/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Danh mục vùng cấm khai thác nước dưới đất, vùng cấm xây mới công trình khai thác nước dưới đất, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất và Bản đồ vùng cấm, vùng hạn chế, khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất đối với các huyện: Xuân Lộc, Long Thành, Trảng Bom, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú và thị xã Long Khánh và bản đồ vùng cấm, vùng hạn chế, khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất đối với các huyện: Xuân Lộc, Long Thành, Trảng Bom, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú và thị xã Long Khánh tỷ lệ 1:25.000 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 8Quyết định 884/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Danh mục vùng cấm khai thác nước dưới đất, vùng cấm xây mới công trình khai thác nước dưới đất, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất đối với huyện Cẩm Mỹ, Nhơn Trạch và thành phố Biên Hòa và Bản đồ vùng cấm, vùng hạn chế, khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất đối với các huyện Cẩm Mỹ, Nhơn Trạch và thành phố Biên Hòa, tỷ lệ 1:25.000 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 9Quyết định 20/2019/QĐ-UBND quy định về mực nước hạ thấp cho phép trong các tầng chứa nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 10Quyết định 604/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch triển khai phổ biến quy định về tổ chức đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 11Quyết định 74/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Danh mục vùng hạn chế và vùng cho phép khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 12Quyết định 107/QĐ-UBND.HC năm 2021 phê duyệt danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và bản đồ phân vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 13Quyết định 1327/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Danh mục Vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và Danh mục Khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Quyết định 2279/QĐ-UBND năm 2018 về danh mục vùng hạn chế và vùng đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- Số hiệu: 2279/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/09/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên
- Người ký: Nguyễn Minh Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra