- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật xây dựng 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Nghị định 180/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị
- 5Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 6Nghị định 23/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở
- 7Thông tư 03/2009/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng ban hành
- 8Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 9Thông tư 24/2009/TT-BXD thi hành Nghị định 23/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở do Bộ Xây dựng ban hành
- 10Nghị định 83/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 11Thông tư 39/2009/TT-BXD hướng dẫn về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ do Bộ Xây dựng ban hành
- 12Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2011/QĐ-UBND | Khánh Hòa, ngày 05 tháng 09 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị;
Căn cứ Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 24/2009/TT-BXD ngày 22/7/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở;
Căn cứ Thông tư số 39/2009/TT-BXD ngày 09/12/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 792/TTr-SXD ngày 20/4/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND ngày 18/6/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định phối hợp hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CẤP, PHỐI HỢP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2011/QĐ-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Quy định này quy định việc phân cấp, phối hợp quản lý và xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Đối với các hành vi vi phạm trật tự xây dựng không được điều chỉnh bởi Quy định này thì người có thẩm quyền tiến hành việc xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Sở Xây dựng; Thanh tra Sở Xây dựng.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Ninh Hòa, thành phố Cam Ranh và thành phố Nha Trang (dưới đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện); Phòng Quản lý Đô thị thuộc thị xã và thành phố, Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc các huyện (dưới đây gọi chung là Phòng Quản lý xây dựng cấp huyện).
3. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh (dưới đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã); cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý xây dựng của các xã, phường, thị trấn (dưới đây gọi chung là cán bộ quản lý xây dựng cấp xã).
4. Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong; Ban Quản lý khu du lịch Bán đảo Cam Ranh; Thủ trưởng các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác để thi công xây dựng công trình.
5. Cán bộ, công chức, thanh tra viên xây dựng được giao nhiệm vụ quản lý về trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.
6. Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng
Công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng theo Quy định này là công trình vi phạm một trong các nội dung được quy định tại:
1. Điều 5 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị;
2. Điều 11, Điều 25 Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở;
3. Khoản 1 Điều 19 Thông tư số 39/2009/TT-BXD ngày 09/12/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ.
1. Việc phân cấp quản lý trật tự xây dựng để xác định phạm vi địa bàn, nội dung phân công quản lý, xử lý khi có hành vi vi phạm hành chính về trật tự xây dựng; phân định trách nhiệm giữa các cơ quan, cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng, nhằm mục tiêu quản lý tốt về trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.
2. Việc phân cấp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
a) Cơ quan nào cấp Giấy phép xây dựng thì chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc quản lý trật tự xây dựng công trình theo giấy phép đã cấp, đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức việc xử lý hành chính khi có hành vi vi phạm trật tự xây dựng.
b) Đối với công trình xây dựng thuộc các dự án: khu đô thị, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu nhà ở có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt (công trình xây dựng được miễn Giấy phép xây dựng), việc quản lý trật tự xây dựng do Thanh tra Sở Xây dựng hoặc Phòng Quản lý xây dựng cấp huyện thực hiện.
c) Trường hợp công trình xây dựng thuộc các dự án nêu tại điểm b khoản này nằm trong Khu kinh tế Vân Phong và công trình xây dựng thuộc các dự án khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh mà quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 (đã được phê duyệt) do nhà đầu tư hoặc Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong tổ chức lập thì Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong có trách nhiệm tổ chức quản lý việc thực hiện xây dựng công trình theo quy hoạch được duyệt.
d) Đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cấp Bộ quyết định đầu tư trên địa bàn tỉnh, công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư, việc quản lý trật tự xây dựng do Thanh tra Sở Xây dựng hoặc Phòng Quản lý xây dựng cấp huyện thực hiện.
đ) Đối với công trình xây dựng theo quy định phải có Giấy phép xây dựng, Chủ tịch UBND cấp xã nơi có công trình xây dựng phải chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra và xử lý kịp thời hành vi vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền.
3. Trường hợp công trình xây dựng quy định tại các điểm a, b và d khoản 2 Điều này do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư, thì Đội Thanh tra Xây dựng phụ trách địa bàn (thuộc Thanh tra Sở Xây dựng) có trách nhiệm phối hợp với Phòng Quản lý xây dựng cấp huyện để thực hiện việc quản lý trật tự xây dựng.
4. Khi phát hiện hành vi vi phạm trật tự xây dựng diễn ra trên địa bàn được phân công quản lý, cán bộ, công chức, thanh tra viên được giao nhiệm vụ quản lý về trật tự xây dựng phải có biện pháp xử lý kịp thời thuộc thẩm quyền. Trường hợp hành vi vi phạm vượt thẩm quyền phải lập biên bản và kịp thời chuyển hồ sơ trình người có thẩm quyền xử lý, đảm bảo thời hạn theo quy định của Nghị định số 180/2007/NĐ-CP và Nghị định số 23/2009/NĐ-CP .
5. Người có thẩm quyền xử lý công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng phải tổ chức theo dõi việc khắc phục hành vi vi phạm và chịu trách nhiệm khi hành vi vi phạm trật tự xây dựng không được khắc phục kịp thời mà tiếp tục vi phạm ở mức độ nghiêm trọng hơn.
Điều 5. Phân cấp quản lý trật tự xây dựng
1. Chánh Thanh tra Sở Xây dựng thực hiện việc quản lý trật tự xây dựng đối với các công trình:
a) Công trình do Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng;
b) Công trình xây dựng thuộc các dự án nêu tại điểm b khoản 2 Điều 4 có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
c) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng nêu tại điểm d khoản 2 Điều 4, ngoại trừ công trình quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Chánh Thanh tra Sở Xây dựng phân công địa bàn quản lý cho các Đội Thanh tra Xây dựng để thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng đối với các công trình quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
2. Trưởng phòng Phòng Quản lý xây dựng cấp huyện thực hiện việc quản lý trật tự xây dựng đối với các công trình:
a) Công trình do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng;
b) Công trình xây dựng thuộc các dự án nêu tại điểm b khoản 2 Điều 4 có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;
c) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng đã được Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư.
3. Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong tổ chức thực hiện việc quản lý trật tự xây dựng đối với các công trình:
a) Công trình do Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong cấp Giấy phép xây dựng;
b) Công trình xây dựng thuộc các dự án nêu tại điểm c khoản 2 Điều 4.
4. Cán bộ quản lý xây dựng của xã thực hiện việc quản lý trật tự xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt do Ủy ban nhân dân xã cấp Giấy phép xây dựng; công trình xây dựng theo quy định phải có Giấy phép xây dựng.
5. Cán bộ quản lý xây dựng của phường, thị trấn thực hiện việc quản lý trật tự xây dựng đối với công trình xây dựng theo quy định phải có Giấy phép xây dựng.
Điều 6. Phối hợp quản lý trật tự xây dựng
1. Về cung cấp hồ sơ để quản lý trật tự xây dựng:
a) Giấy phép xây dựng: trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày công trình xây dựng được cấp phép, cơ quan cấp phép có trách nhiệm cung cấp bản sao Giấy phép xây dựng cho các cơ quan có liên quan để theo dõi và quản lý trật tự xây dựng như sau:
a1) Sở Xây dựng cung cấp bản sao Giấy phép xây dựng cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình xây dựng và Đội Thanh tra Xây dựng phụ trách địa bàn;
a2) Ủy ban nhân dân cấp huyện cung cấp bản sao Giấy phép xây dựng cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình xây dựng và Đội Thanh tra Xây dựng phụ trách địa bàn;
a3) Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong cung cấp bản sao Giấy phép xây dựng cho Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Quản lý xây dựng cấp huyện nơi có công trình xây dựng và Đội Thanh tra Xây dựng phụ trách địa bàn.
b) Việc cung cấp hồ sơ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt để quản lý công trình xây dựng tại các điểm b và c khoản 2 Điều 4 Quy định này được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về quy hoạch.
c) Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình có trách nhiệm cung cấp hồ sơ dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt cho người có thẩm quyền quản lý trật tự xây dựng nêu tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 5 Quy định này khi có yêu cầu.
2. Đội Thanh tra Xây dựng phụ trách địa bàn có trách nhiệm phối hợp với Phòng Quản lý xây dựng cấp huyện để thực hiện việc quản lý trật tự xây dựng đối với các công trình quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy định này.
3. Giám đốc Ban Quản lý khu du lịch Bán đảo Cam Ranh có trách nhiệm cử cán bộ phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Cam Lâm (hoặc Phòng Quản lý Đô thị thành phố Cam Ranh), Thanh tra Sở Xây dựng để thực hiện việc quản lý trật tự xây dựng đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng nằm trong khu vực do Ban Quản lý khu du lịch Bán đảo Cam Ranh quản lý.
Điều 7. Xử lý vi phạm trật tự xây dựng
1. Hành vi vi phạm trật tự xây dựng phải bị xử lý theo một hoặc các hình thức quy định tại Điều 4 Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ và việc xử lý đối với từng trường hợp công trình vi phạm cụ thể được thực hiện theo quy định tại Điều 12, Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Nghị định này.
2. Trình tự, thủ tục xử lý vi phạm trật tự xây dựng được thực hiện theo quy định tại Chương V Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ.
3. Khi xử lý vi phạm trật tự xây dựng, người có thẩm quyền phải thực hiện nội dung theo quy định tại Chương IV Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ, cụ thể:
a) Thanh tra viên, cán bộ quản lý xây dựng cấp xã thực hiện nội dung theo Điều 16;
b) Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện nội dung theo Điều 17;
c) Chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện nội dung theo Điều 18;
d) Trưởng phòng Phòng Quản lý xây dựng cấp huyện thực hiện nội dung theo Điều 20;
đ) Chánh Thanh tra Sở Xây dựng thực hiện nội dung theo Điều 21.
4. Việc xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng do các cá nhân có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại Mục I Chương VII Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ, bao gồm:
a) Thanh tra viên xây dựng thực hiện việc xử phạt theo Điều 56;
b) Chánh Thanh tra Sở Xây dựng thực hiện việc xử phạt theo Điều 57;
c) Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện việc xử phạt theo Điều 59;
d) Chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện việc xử phạt theo Điều 60;
đ) Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện việc xử phạt theo Điều 61.
5. Việc xử phạt vi phạm hành chính về trật tự xây dựng đối với từng hành vi cụ thể và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 23/2009/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 24/2009/TT-BXD ngày 22/7/2009 quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
6. Cán bộ quản lý xây dựng cấp xã có trách nhiệm kiểm tra các công trình xây dựng trên địa bàn để kịp thời phát hiện, lập Biên bản vi phạm hành chính và ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng (theo Phụ lục II của Nghị định số 23/2009/NĐ-CP) và trình người có thẩm quyền xử lý đối với công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng được phân cấp quản lý tại khoản 4, khoản 5 Điều 5 Quy định này.
7. Trường hợp phát hiện công trình trên địa bàn có dấu hiệu xây dựng không đúng nội dung Giấy phép xây dựng được cấp, xây dựng sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được phê duyệt (đối với công trình xây dựng được miễn Giấy phép xây dựng) hoặc vi phạm nội dung khác về trật tự xây dựng mà vượt thẩm quyền hoặc không đủ năng lực xử lý, thì cán bộ quản lý xây dựng cấp xã phải có trách nhiệm báo cáo với Chủ tịch UBND cấp xã và đồng thời thông báo kịp thời cho người có thẩm quyền quản lý trật tự xây dựng (nêu tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Quy định này) để tổ chức kiểm tra xử lý.
8. Khi nhận được đề nghị của Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong, Ban Quản lý khu du lịch Bán đảo Cam Ranh về xử lý công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng, Phòng Quản lý xây dựng cấp huyện phải phối hợp kịp thời để thực hiện việc kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm.
9. Giám đốc Sở Xây dựng tham mưu, trình Chủ tịch UBND tỉnh xử lý những trường hợp vượt quá thẩm quyền xử lý của Chủ tịch UBND cấp huyện và Chánh Thanh tra Sở Xây dựng.
10. Thủ trưởng các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước và các dịch vụ khác liên quan đến công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng phải thực hiện nghiêm chỉnh, đúng thời hạn các yêu cầu trong quyết định đình chỉ thi công xây dựng, quyết định cưỡng chế phá dỡ của cấp có thẩm quyền.
Điều 8. Kiểm tra công tác quản lý trật tự xây dựng
Thanh tra Sở Xây dựng thực hiện việc kiểm tra công tác quản lý trật tự xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Quản lý xây dựng cấp huyện theo kế hoạch định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất.
1. Kiểm tra theo định kỳ: Thanh tra Sở Xây dựng có trách nhiệm lập nội dung kiểm tra công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh trong Kế hoạch công tác hàng năm của Thanh tra Sở Xây dựng, trình Giám đốc Sở Xây dựng phê duyệt để tổ chức thực hiện.
2. Kiểm tra đột xuất: Thanh tra Sở Xây dựng thực hiện việc kiểm tra công tác quản lý trật tự xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Quản lý xây dựng cấp huyện thông qua việc kiểm tra đột xuất đối với các công trình đang thi công xây dựng (thuộc trách nhiệm quản lý của các cơ quan này), kể cả việc tiến hành xử lý (hoặc yêu cầu xử lý) vi phạm trật tự xây dựng nếu hành vi vi phạm chưa được xử lý hoặc đã xử lý nhưng không đúng hành vi vi phạm, xử lý không đúng thẩm quyền.
Điều 9. Chế độ thông tin, hội họp, báo cáo
1. Chế độ thông tin:
Thanh tra Sở Xây dựng; các Đội Thanh tra Xây dựng; Ủy ban nhân dân cấp xã; Phòng Quản lý xây dựng cấp huyện; Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong; Ban Quản lý khu du lịch Bán đảo Cam Ranh có trách nhiệm cung cấp số điện thoại thường trực để thực hiện việc trao đổi thông tin phục vụ cho công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.
Trường hợp có sự thay đổi về số điện thoại liên lạc, phải thông báo cho các cơ quan có liên quan để thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung nhằm đảm bảo việc thông tin liên lạc được thông suốt, kịp thời.
2. Chế độ hội họp:
a) Phòng Quản lý xây dựng cấp huyện tổ chức họp giao ban định kỳ hàng tháng với Thanh tra Sở Xây dựng, Đội Thanh tra Xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp xã về công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức họp giao ban định kỳ hàng quý với Sở Xây dựng về công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.
3. Chế độ báo cáo:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng tháng cho Phòng Quản lý xây dựng cấp huyện và Thanh tra Sở Xây dựng về công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn. Việc báo cáo thực hiện theo Phụ lục I và gửi trước ngày 30 hàng tháng;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng quý, năm cho Sở Xây dựng về công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn. Việc báo cáo thực hiện theo Phụ lục II và gửi trước ngày 05 của tháng đầu tiên quý tiếp theo (đối với báo cáo quý), trước ngày 05/01 của năm tiếp theo (đối với báo cáo năm);
c) Sở Xây dựng có trách nhiệm báo cáo định kỳ theo quý, năm hoặc đột xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng về công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh. Việc báo cáo thực hiện theo Phụ lục II và gửi trước ngày 10 của tháng đầu tiên quý tiếp theo (đối với báo cáo quý), trước ngày 10/01 của năm tiếp theo (đối với báo cáo năm).
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích tốt trong công tác quản lý trật tự xây dựng được khen thưởng theo quy định.
2. Chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xử phạt vi phạm hành chính theo Quy định tại Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.
1. Người có thẩm quyền xử lý mà dung túng, bao che không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng hành vi vi phạm, không đúng trình tự thủ tục và thẩm quyền thì tùy theo tính chất, mức độ sai phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về trật tự xây dựng, nếu không tự nguyện thực hiện quyết định xử lý, quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành; trường hợp cản trở, chống đối người thi hành công vụ hoặc dùng các thủ đoạn gian dối, hối lộ để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát, xử lý, xử phạt vi phạm của người có thẩm quyền thì căn cứ tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện, các đơn vị có liên quan kịp thời thông tin, phản hồi về Sở Xây dựng để nghiên cứu tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh việc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2011/QĐ-UBND ngày 05/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-UBND | ……, ngày tháng năm 20… |
Công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn xã (phường, thị trấn) …
tháng ….. năm 20……
Kính gửi: | - Thanh tra Sở Xây dựng; |
Stt | Địa chỉ công trình đã kiểm tra | Tên chủ đầu tư | Kết quả kiểm tra về trật tự xây dựng: (có/không có vi phạm) | Nội dung vi phạm trật tự xây dựng | Kết quả đã thực hiện việc xử lý theo thẩm quyền | Đã trình cơ quan … tiến hành việc xử lý do hành vi vi phạm vượt thẩm quyền |
01 |
|
|
|
|
|
|
02 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2011/QĐ-UBND ngày 05/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-…….. | ……, ngày tháng năm 20… |
Công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn …
Quý …../ Năm ……
Kính gửi: (Tên cơ quan nhận báo cáo)
Stt | Địa chỉ công trình đã kiểm tra | Tên chủ đầu tư | Kết quả kiểm tra về trật tự xây dựng: (có/không có vi phạm) | Nội dung vi phạm trật tự xây dựng | Kết quả đã thực hiện việc xử lý theo thẩm quyền | Đã trình cơ quan … tiến hành việc xử lý do hành vi vi phạm vượt thẩm quyền |
01 |
|
|
|
|
|
|
02 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
Nơi nhận: | QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ |
- 1Quyết định 27/2007/QĐ-UBND về Quy định phối hợp hoạt động của Thanh tra chuyên ngành Xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 2Quyết định 10/2009/QĐ-UBND về quy chế phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Vũng Tàu
- 3Quyết định 15/2010/QĐ-UBND quy định trách nhiệm và phối hợp của các cơ quan chức năng trong việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Long An
- 4Quyết định 882/QĐ-CTUBND năm 2011 ủy quyền xử lý vi phạm hành chính do tỉnh Bình Định ban hành
- 5Quyết định 240/2006/QĐ-UBND ban hành quy chế phân công và phối hợp trong xử lý vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà theo Nghị định 126/2004/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 6Quyết định 57/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 7Quyết định 58/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 8Quyết định 440/2004/QĐ-UBND quy định xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 9Quyết định 243/QĐ-UB năm 1992 về Bản quy định xử lý hành chính hành vi vi phạm để xây dựng và quản lý đô thị do tỉnh An Giang ban hành
- 10Nghị quyết 07/2014/NQ-HĐND quy định mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng do thành phố Hà Nội ban hành
- 11Quyết định 27/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý và xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 12Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý xử phạt vi phạm hành chính và giải quyết hồ sơ thuộc thẩm quyền xử phạt của chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa
- 13Quyết định 34/2017/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định 27/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý và xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 14Quyết định 07/2020/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật xây dựng 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Nghị định 180/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị
- 5Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 6Nghị định 23/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở
- 7Thông tư 03/2009/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng ban hành
- 8Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 9Thông tư 24/2009/TT-BXD thi hành Nghị định 23/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở do Bộ Xây dựng ban hành
- 10Nghị định 83/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 11Thông tư 39/2009/TT-BXD hướng dẫn về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ do Bộ Xây dựng ban hành
- 12Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
- 13Nghị định 42/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi Luật Thi đua, Khen thưởng
- 14Quyết định 10/2009/QĐ-UBND về quy chế phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn thành phố Vũng Tàu
- 15Quyết định 15/2010/QĐ-UBND quy định trách nhiệm và phối hợp của các cơ quan chức năng trong việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Long An
- 16Quyết định 882/QĐ-CTUBND năm 2011 ủy quyền xử lý vi phạm hành chính do tỉnh Bình Định ban hành
- 17Quyết định 240/2006/QĐ-UBND ban hành quy chế phân công và phối hợp trong xử lý vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà theo Nghị định 126/2004/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 18Quyết định 57/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 19Quyết định 58/2013/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 20Quyết định 440/2004/QĐ-UBND quy định xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 21Quyết định 243/QĐ-UB năm 1992 về Bản quy định xử lý hành chính hành vi vi phạm để xây dựng và quản lý đô thị do tỉnh An Giang ban hành
- 22Nghị quyết 07/2014/NQ-HĐND quy định mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng do thành phố Hà Nội ban hành
- 23Quyết định 27/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý và xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 24Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý xử phạt vi phạm hành chính và giải quyết hồ sơ thuộc thẩm quyền xử phạt của chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa
- 25Quyết định 34/2017/QĐ-UBND về bãi bỏ Quyết định 27/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý và xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Quyết định 21/2011/QĐ-UBND về Quy định phân cấp, phối hợp quản lý và xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
- Số hiệu: 21/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/09/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
- Người ký: Lê Đức Vinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/09/2011
- Ngày hết hiệu lực: 06/04/2020
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực