Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 134-HĐBT

Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 1987

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHUYẾN KHÍCH CÔNG TÁC KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ vào Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981.
Để kết thúc việc ứng dụng nhanh chóng và rộng rải rãi các thành tựu khoa học và kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.
Xét đề nghị của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước.

QUYẾT ĐỊNH:

I - QUY ĐỊNH CHUNG:

Điều 1.

1. Các cơ quan nghiên cứu và triển khai, các cơ sở đào tạo, các cơ sở sản xuất và kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế (Dưới đây gọi là các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và sản xuất, kinh doanh) được quyền chủ động thiết lập và mở rộng mọi hình thức liên doanh, liên kết để ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.

2. Cho phép cán bộ công nhân, viên chức đương chức hoặc đã nghỉ hưu, xã viên các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất và tư nhân được ký các hợp đồng kinh tế hoặc hợp đồng dân sự với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất kinh doanh để phổ biến và áp dụng các thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống dưới danh nghĩa hiệp hội khoa học kỹ thuật, tập thể tự nguyện hoặc cá nhân.

Đối với các cán bộ, công nhân, viên chức đương chức khi nhận thực hiện hợp đồng phải được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan và đảm bảo không ảnh hưởng đến công tác chuyên môn được phân công.

3. Các cơ quan nghiên cứu, triển khai, các cán bộ khoa học và kỹ thuật được hưởng thụ thích đáng nếu thực hiện tốt các hợp đồng nghiên cứu, triển khai hoặc áp dụng thành công các thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.

Điều 2.

1. Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước có trách nhiệm trình Hội đồng Bộ trưởng duyệt và sau đó triển khai thực hiện kế hoạch từng bước tổ chức lại các cơ quan nghiên cứu khoa học theo hướng gắn liền các hoạt động nghiên cứu ứng dụng và triển khai vào hệ thống sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất, tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tiết kiệm, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất và kinh doanh.

Từ kết quả đóng góp cụ thể cho sản xuất kinh doanh, cơ quan khoa học có thêm thu nhập để bổ sung cho kinh phí nghiên cứu, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và cải thiện đời sống của cán bộ khoa học kỹ thuật.

2. Căn cứ đặc điểm hoạt động khoa học và kỹ thuật của từng cơ quan, từng bước thực hiện chế độ hạch toán kinh tế theo từng đề taì nghiên cứu, từng bộ phận hoặc toàn bộ hoạt động của cơ quan nghiên cứu khoa học.

II. BẢO ĐẢM VỀ TÀI CHÍNH, VẬT TƯ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN KHÁC CHO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT:

Điều 3.

1. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh được quyền sử dụng mọi nguồn vốn tự có và coi như tự có (bao gồm vốn được cấp phát, vốn khấu hao cơ bản để lại xí nghiệp, quỹ khuyến khích phát triển sản xuất, vốn do liên kết đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất,...) để ứng dụng các thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng và đổi mới sản phẩm, đổi mới thiết bị, đổi mới tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh, đổi mới kỹ thuật và quy trình công nghệ, theo hình thức chi trực tiếp hoặc thông qua việc ký các hợp đồng với các cơ quan, các cán bộ khoa học và kỹ thuật.

2. Ngân hàng phải căn cứ nguồn tiền gửi của cơ sở, thực hiện việc cấp phát bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt theo yêu cầu của chủ tài khoản.

Cần chú ý đầu tư tín dụng theo chiều sâu, ưu tiên đối với các đề tài đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.

Điều 4. Các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất kinh doanh có ngoại tệ (kể cả ngoại tệ được cấp theo kế hoạch ngoại tệ tự có hoặc vay Ngân hàng) được phép giao dịch với các hãng nước ngoài theo quy định về ngoại thương của nhà nước để nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị phục vụ cho việc nghiên cứu, triển khai, đổi mới kỹ thuật và công nghệ.

Điều 5. Nhà nước khuyến khích người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài chuyển vào Việt Nam theo đường phi mậu dịch các loại phương tiện thiết bị, vật tư khoa học kỹ thuật; được hưởng thuế suất ưu đãi về nhập khẩu, được bán cho các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất kinh doanh với giá thoả thuận; không hạn chế về số lượng.

III. GIÁ CẢ THUÊ VÀ PHÂN CHIA LỢI NHUẬN:

Điều 6. Giá cả ghi trong hợp đồng áp dụng thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật do các bên thoả thuận.

Điều 7.

1. Đối với khoản lợi nhuận thu thêm do áp dụng thành công thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật, các cơ sở sản xuất, kinh doanh được miễn các khoản giao nộp trong thời gian 2 (hai) năm kể từ khi sản xuất ổn định.

Nếu tiến bộ kỹ thuật được áp dụng theo kế hoạch cấp trên giao, phần lợi nhuận thu thêm được phân chia như sau:

- Không dưới 5% trả cho tác giả;

- Từ 10 đến 15% trả cho cơ quan, tập thể hoặc cá nhân chuyển giao tiến bộ kỹ thuật;

- Phần còn lại được đưa vào 3 quỹ của cơ sở và quỹ tập chung của Bộ theo chế độ hiện hành.

2. Nếu tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao cho cơ sở sản xuất, kinh doanh theo hợp đồng thì việc phân chia lợi nhuận sẽ theo những cam kết trong hợp đồng.

3. Khoản thu nhập của các cơ quan nghiên cứu khoa học theo các điểm 1 và 2 trên đây, được phân chia như sau:

- 20% nộp vào ngân sách Nhà nước;

- 20% nộp vào quỹ phát triển khoa học và kỹ thuật của cơ sở;

- 60% dành cho quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi của cơ sở (trong đó quỹ khen thưởng chiếm khoảng 2/3).

IV. CÁC QUY ĐỊNH KHÁC:

Điều 8. Mức phụ cấp trách nhiệm cho các chủ nhiệm, thành viên ban chủ nhiệm chương trình và chủ nhiệm các đề tài thuộc các chương trình khoa học và kỹ thuật cấp Nhà nước quy định như sau:

- Mỗi chủ nhiệm chương trình dược 500 đồng/ tháng.

- Mỗi thành viên ban chủ nhiệm chương trình, thư ký chương trình và chủ nhiệm mỗi đề tài của chương trình được 400 đồng/ tháng.

Nguồn để trả khoản phụ cấp này lấy từ kinh phí nghiên cứu khoa học và kỹ thuật.

Mức phụ cấp này sẽ được định kỳ xem xét và điều chỉnh lại cho phù hợp với tình hình thực tế.

Điều 9. Cơ quan nghiên cứu khoa học được phép ra các ấn phẩm theo quy định hiện hành về xuất bản để phổ biến các kết quả nghiên cứu, các thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật, và được chủ động định giá bán các ấn phẩm đó trên nguyên tắc Nhà nước không bù lỗ.

Điều 10. Ngoài chế độ tiền thưởng hoàn thành kế hoạch hàng năm đối với các cơ quan nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật, quy định thêm các hình thức thưởng sau đây:

1. Thưởng các đề tài nghiên cứu, triển khai kết thúc đúng thời hạn, được cấp quản lý đề tài đánh giá và xếp loại xuất sắc hoặc khá. Đề tài thuộc cấp nào quản lý do cấp đó xét và quyết định mức thưởng kịp thời ngay trong năm đề tài kết thúc. Nguồn thưởng lấy từ kinh phí nghiên cứu khoa học được cấp phát bằng 0,5% tổng kinh phí của tất cả các đề tài do cùng cấp đó quản lý trong năm xét thưởng.

2. Những thành tích và công trình xuất sắc trong hoạt động khoa học và kỹ thuật được đề nghị xét thưởng ở cấp Nhà nước và chia làm 2 loại:

- Do Hội đồng bộ trưởng xét và quyết định mức thưởng.

- Do Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước xét và quyết định mức thưởng.

- Quỹ thưởng về khoa học của Nhà nước được trích trong phần ngân sách dành cho khoa học kỹ thuật hàng năm, bằng 0,5% tổng kinh phí đó và do Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước quản lý.

3. Thưởng cho cá nhân và tập thể cán bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng thành công các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống, do thủ trưởng cơ quan xét và quyết định mức thưởng. Nguồn thưởng lấy từ phần do cơ sở sản xuất kinh doanh trả cho cơ quan nghiên cứu khoa học theo quy định ở điều 7 nói trên.

4. Tập thể và cá nhân cán bộ khoa học kỹ thuật có biện pháp tiết kiệm được ngoại tệ như:

- Thay thế, không phải thuê chuyên gia nước ngoài;

- Giảm vật tư phải nhập khẩu;

- Giảm chi ngoại tệ cho các dịch vụ, sửa chữa, v.v... mà vẫn bảo đảm được chất lượng và tiến độ công việc thì được xét thưởng theo chế độ "thưởng tiết kiệm" hiện hành.

Nguồn thưởng trích từ dự án đầu tư đã phân bố kim ngạch chi cho chuyên gia nước ngoài hoặc để nhập vật tư, thuê sửa chữa.

Mức thưởng do cơ quan chủ quản xét căn cứ trên hiệu quả kinh tế đã đạt được.

5. Các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, kinh doanh được áp dụng hình thức treo giải thưởng trước để giải quyết những nhiệm vụ bức thiết trong hoạt động của mình.

Điều 11. Những vi phạm sau đây trong hoạt động khoa học kỹ thuật:

- Bỏ dở đề tài không có lý do chính đáng;

- Vi phạm hợp đồng hoặc lợi dụng hợp đồng trong hoạt động khoa học và kỹ thuật để kinh doanh trái phép;

- Vi phạm chế độ tài chính, quản lý vật tư trong hoạt động khoa học và kỹ thuật;

- Gây thiệt hại đến tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản của công dân trong quá trình tiến hành các hoạt động khoa học và kỹ thuật;

- V.v...

Đều phải tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà xử lý thích đáng, từ xử phạt hành chính, khiển trách, cảnh cáo, bồi thường vật chất đến truy tố trước pháp luật.

V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 134 - HĐBT năm 1987 về một số biện pháp khuyến khích công tác khoa học và kỹ thuật do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

  • Số hiệu: 134-HĐBT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/08/1987
  • Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
  • Người ký: Võ Văn Kiệt
  • Ngày công báo: 31/10/1987
  • Số công báo: Số 18
  • Ngày hiệu lực: 31/08/1987
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản