- 1Nghị định 275-TTg năm 1957 hướng dẫn Sắc luật 003-SLt về chế độ xuất bản do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 2Sắc luật số 003/SLT về việc về quyền tự do xuất bản do Chủ tịch nước ban hành
- 3Quyết định 302-QĐ/BTT năm 1987 về việc nâng mức nhuận bút cơ bản và thù lao xử lý tài liệu nội bộ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị định 69-CP năm 1962 Quy định những vấn đề thuộc phạm vi bí mật của Nhà nước và trách nhiệm trong việc giữ gìn bí mật của Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
UỶ BAN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1474/QLKH | Hà Nội, ngày 17 tháng 9 năm 1988 |
CỦA UỶ BAN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT NHÀ NƯỚC SỐ 1474-QLKH NGÀY 17 THÁNG 9 NĂM 1988 HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC XUẤT BẢN CÁC ẤN PHẨM CỦA CÁC CƠ QUAN NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI
(Thực hiện Quyết định 134-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 31-8-1987)
Ngày 31 tháng 8 năm 1987 Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 134-HĐBT về một số biện pháp khuyến khích công tác khoa học và kỹ thuật. Điều 9 của Quyết định này ghi là:
"Cơ quan nghiên cứu khoa học được phép ra ấn phẩm theo quy định hiện hành về xuất bản để phổ biến các kết quả nghiên cứu, các thành tựu khoa học và kỹ thuật và được chủ động giá bán các ấn phẩm đó trên nguyên tắc Nhà nước không bù lỗ".
Sau khi có sự nhất trí của Bộ Thông tin tại Công văn số 53-XB (ngày 17-5-1988), Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước ban hành văn bản này giải thích và hướng dẫn thi hành Điều 9 của Quyết định trên.
I. VỀ NỘI DUNG VÀ LOẠI HÌNH CỦA CÁC ẤN PHẨM
1. Các cơ quan nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật (sau đây gọi tắt là cơ quan NC-TK) có thể ra các ấn phẩm để:
- Giới thiệu hoạt động của cơ quan mình.
- Hướng dẫn kỹ thuật, nghiệp vụ.
- Giới thiệu các kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật của cơ quan mình.
- Giới thiệu các kết quả nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động của cơ quan mình, ngành mình.
- Giới thiệu các kỹ thuật tiến bộ trong nước và ngoài nước có liên quan đến hoạt động của cơ quan mình, ngành mình.
- Giới thiệu kinh nghiệm đưa kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất.
Theo yêu cầu của Điều 11 trong Sắc lệnh số 003-SLt ký ngày 18-6-1957 về quyền tự do xuất bản và Nghị định số 69-CP ngày 14-6-1963 của Hội đồng Chính phủ quy định những vấn đề thuộc phạm vi bí mật của Nhà nước, và trách nhiệm trong việc giữ bí mật của Nhà nước, các ấn phẩm của cơ quan nghiên cứu - triển khai không được có nội dung chống lại chế độ xã hội của nước CHXHCN Việt Nam, đảm bảo giữ bí mật Quốc gia.
2. Tuỳ theo từng trường hợp ra ấn phẩm cụ thể, cơ quan NC-TK có thể lựa chọn các loại hình thể hiện như sau:
a. Ấn phẩm thông tin tóm tắt:
- Thông báo khoa học là ấn phẩm xuất bản dưới dạng quyển hoặc tập tờ rời, trong đó gồm các bài tóm tắt tài liệu trong nước (báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, kết quả chuyển giao công nghệ, các bài lược ghi kinh nghiệm tiên tiến, sáng kiến, sáng chế, cải tiến v.v...).
- Bản tin chọn lọc là ấn phẩm xuất bản dưới dạng quyển hoặc tập tờ rời gồm những tài liệu tóm tắt dài, lược dịch hoặc dịch các tài liệu nước ngoài có giá trị cần phổ biến nhanh cho người dùng tin để nghiên cứu, sử dụng.
- Tuyển tập lược thuật là ấn phẩm xuất bản dưới dạng quyển hay tập tờ rời gồm các tài liệu lược thuật từng phần hoặc toàn bộ tài liệu gốc.
b. Ấn phẩm thông tin tổng luận là ấn phẩm xuất bản dưới dạng quyển gồm một bài tổng luận hay một số bài tổng luận cùng đề cập đến một vấn đề nhưng ở các khía cạnh khác nhau. Trong ấn phẩm này có thể là bài tổng luận do tác giả trong nước biên soạn hoặc dịch từ tổng luận nước ngoài.
c. Chuyên khảo là ấn phẩm xuất bản dưới dạng quyển, trong đó đề cập tương đối đầy đủ, toàn diện và chuyên sâu về một vấn đề, một đối tượng nghiên cứu.
d. Tuyển tập công trình nghiên cứu là ấn phẩm xuất bản dưới dạng quyển, trong đó công bố toàn văn bản các công trình khoa học của một cơ quan NC-TK hoặc một ngành.
e. Tài liệu phổ biến khoa học và kỹ thuật là ấn phẩm xuất bản dưới dạng quyển hoặc tập tờ rời nhằm phổ biến kiến thức hoặc hướng dẫn kỹ thuật, nghiệp vụ.
3. Về mặt thời gian xuất bản, ấn phẩm có thể được xuất bản liên tục (định kỳ, kế tiếp) hoặc nhất thời. Ấn phẩm định kỳ được xuất bản liên tục theo những khoảng thời gian xác định. Ấn phẩm kế tiếp được xuất bản liên tục theo những khoảng thời gian chưa xác định. Ấn phẩm nhất thời được xuất bản theo một yêu cầu cụ thể nào đó vào một thời điểm nào đó, không có tính liên tục.
Việc phân chia các ấn phẩm theo thời gian xuất bản là để phân biệt rõ ranh giới giữa ngành xuất bản (gồm sách và các xuất bản phẩm khác xuất bản nhất thời) và ngành báo chí (gồm tập san, tạp chí v.v... xuất bản định kỳ hay kế tiếp).
II. VỀ VIỆC XIN PHÉP XUẤT BẢN CÁC ẤN PHẨM
1. Đối với ấn phẩm xuất bản nhất thời, cơ quan NC-TK trước hết cần đưa vào Nhà xuất bản của ngành mình hoặc các Nhà xuất bản thuộc các ngành khác tuỳ theo nội dung bản thảo và chức năng của mỗi Nhà xuất bản để thực hiện việc xuất bản có kế hoạch. Nếu Nhà xuất bản không chấp nhận đưa vào kế hoạch xuất bản thì cơ quan NC-TK sẽ làm đơn xin phép hoạt động xuất bản nhất thời, trong đơn nói rõ tên tác phẩm hoặc tài liệu và tên tác giả. Tờ đơn này cần phải gửi đến Cục Xuất bản (Bộ Thông tin) đối với các cơ quan Trung ương, gửi đến Sở Văn hoá và Thông tin tỉnh và thành phố đối với các cơ quan thuộc địa phương (theo Điều 5 và Điều 7 của Nghị định số 275-TTg ngày 24-6-1957 của Thủ tướng Chính phủ).
2. Đối với các ấn phẩm xuất bản định kỳ hay kế tiếp, thủ tục xin phép xuất bản tiến hành theo như mục 2 Thông tư số 811-TH-TW ngày 28-6-1984 của Ban Tuyên huấn Trung ương và văn bản hướng dẫn về việc xuất bản ấn phẩm thông tin KHKT số 18-TT ngày 30-1-1985 của Viện Thông tin khoa học và kỹ thuật Trung ương, cơ quan CN-TK làm đơn và mẫu khai thành 2 bản: 1 bản gửi cho Viện Thông tin KHKT Trung ương, 1 bản gửi cho Vụ Báo chí (Bộ Thông tin).
3. Sau khi có giấy phép xuất bản của Cục Xuất bản (hoặc Vụ Báo chí) cơ quan NC-TK mới được tiến hành hoạt động xuất bản.
Khi xuất bản ấn phẩm, cơ quan NC-TK có trách nhiệm tuân thủ các chế độ về quyền tác giả được quy định trong Nghị định số 142-HĐBT ngày 14-11-1986 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư số 01-VH/TT ngày 7-1-1987 của Bộ Văn hoá hướng dẫn, giải thích Nghị định nói trên.
IV. VỀ GIÁ BÁN ẤN PHẨM VÀ TIỀN THÙ LAO CHO TÁC GIẢ
- Giá bán các ấn phẩm do cơ quan NC-TK xuất bản ấn phẩm định ra trên nguyên tắc tự bù đắp các chi phí, Nhà nước không bù lỗ cho việc xuất bản ấn phẩm đó.
2. Thù lao:
a. Để trả tiền thù lao cho tác giả, cơ quan NC-TK có thể tham khảo chế độ nhuận bút được ban hành theo Quyết định số 302-QĐ/BTT ngày 29-10-1987 của Bộ Thông tin (xem phụ lục).
b. Tiền thù lao cho việc hiệu đính tài liệu có thể tính tuỳ theo mức độ hiệu đính, nhưng không lớn hơn 35% giá cơ bản mà tài liệu đó được hưởng.
c. Tiền thù lao cho công tác phản biện bao gồm các phần sau:
- Phần 1: Duyệt đọc. Tuỳ theo mức độ phức tạp và khối lượng của bài cần phản biện mà trả cho người phản biện một khoản tiền bằng 10-15% số tiền trả cho các tác giả viết ra bài viết đó.
- Phần 2: Nhuận bút. Bản nhận xét của người phản biện được trả theo mức sáng tác, phê bình.
Như vậy số tiền trả cho người phản biện sẽ bằng tổng số tiền của phần 1 và phần 2.
1. Sau khi xuất bản các ấn phẩm nhất thời, cơ quan NC-TK thuộc Trung ương cần thông qua Tổng công ty phát hành sách để ký hợp đồng tiêu thụ nếu là ấn phẩm lưu hành rộng rãi. Nếu không thoả thuận được với Tổng công ty phát hành sách thì có thể tự phát hành theo hệ thống ngành dọc của cơ quan mình hoặc theo sự hướng dẫn của Tổng công ty phát hành sách. Nếu là ấn phẩm lưu hành nội bộ thì cơ quan NC-TK ra ấn phẩm cần phát hành đúng đối tượng, loại ấn phẩm này cần được bảo quản như đối với tài liệu nội bộ.
Các cơ quan NC-TK thuộc địa phương thông qua Công ty phát hành sách tỉnh, thành phố để tiêu thụ sản phẩm của mình. Trong trường hợp không tiêu thụ hết ở địa phương thì giới thiệu với Tổng công ty phát hành sách để phát hành trong cả nước.
Riêng các ấn phẩm xuất bản với số lượng in nhỏ (dưới 1.000 bản) thì cơ quan NC-TK có thể tự phát hành.
2. Việc phát hành các ấn phẩm xuất bản định kỳ hay kế tiếp theo phần II của bản hướng dẫn về việc xuất bản ấn phẩm thông tin khoa học và kỹ thuật số 18-TT ngày 30-1-1985 của Viện Thông tin khoa học và kỹ thuật Trung ương.
Đặng Hữu (Đã ký) |
CHẾ ĐỘ NHUẬN BÚT THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 302-QĐ-BTT NGÀY 29-10-1987 CỦA BỘ THÔNG TIN
Các loại sách | Thang nhuận bút tính theo trang tác giả | ||||
Bậc 1 | Bậc 2 | Bậc 3 | Bậc 4 | Bậc 5 | |
a. Sách sáng tác, nghiên cứu,lý luận phê bình, sách về các công trình sáng chế, phát minh KHKT | 608,40 | 886,60 | 1166,10 | 1469,00 | 1825,20 |
b. Sách biên soạn, phóng tác cải biên | 304,20 | 429,00 | 582,40 | 734,50 | 912,60 |
c. Sách dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài, từ tiếng dân tộc thiểu số này sang dân tộc thiểu số khác | 304,20 | 429,00 | 582,40 | 734,50 | 912,60 |
d. Sách dịch từ tiếng nước ngoài hoặc tiếng các dân tộc thiểu số sang tiếng Việt Nam | 202,80 | 279,50 | 379,60 | 481,00 | 608,40 |
e. Từ điển tiếng Việt | 608,40 | 886,60 | 1166,10 | 1469,00 | 1825,20 |
g. Từ điển đối chiếu | 555,00 | 633,10 | 861,90 | 1090,00 | 1368,90 |
- 1Nghị định 275-TTg năm 1957 hướng dẫn Sắc luật 003-SLt về chế độ xuất bản do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 2Sắc luật số 003/SLT về việc về quyền tự do xuất bản do Chủ tịch nước ban hành
- 3Quyết định 134 - HĐBT năm 1987 về một số biện pháp khuyến khích công tác khoa học và kỹ thuật do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Quyết định 302-QĐ/BTT năm 1987 về việc nâng mức nhuận bút cơ bản và thù lao xử lý tài liệu nội bộ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Nghị định 69-CP năm 1962 Quy định những vấn đề thuộc phạm vi bí mật của Nhà nước và trách nhiệm trong việc giữ gìn bí mật của Nhà nước do Hội đồng Chính phủ ban hành
Thông tư 1474/QLKH-1988 thực hiện Quyết định 134-HĐBT-1987 hướng dẫn cấp phát các ấn phẩm của các cơ quan nghiên cứu và triển khai do Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 1474/QLKH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 17/09/1988
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
- Người ký: Đặng Hữu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/10/1988
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định