Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1127/QĐ-UBND | Quảng Nam, ngày 10 tháng 5 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 03/2024/QĐ-TTg ngày 07/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 211/QĐ-TTg ngày 01/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 2072/QĐ-UBND ngày 09/8/2022 của UBND tỉnh Ban hành Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới giai đoạn 2022-2025 thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh Quy định đánh giá xét công nhận xã nông thôn mới giai đoạn 2022-2025 thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
Căn cứ Quyết định số 2333/QĐ-UBND ngày 08/9/2022 của UBND tỉnh Ban hành Bộ tiêu chí về xã NTM nâng cao giai đoạn 2022-2025 thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và Quyết định số 1068/QĐ-UBND ngày 26/5/2023 của UBND tỉnh Quy định đánh giá, xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2022-2025;
Căn cứ Quyết định số 2428/QĐ-UBND ngày 16/9/2022 của UBND tỉnh Ban hành Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2022-2025 thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh tại Tờ trình số 14/TTr-VPĐPNTM ngày 09/4/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Sửa đổi, bổ sung khu vực áp dụng:
- Khu vực 1: Gồm các xã khu vực II, khu vực III tại Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ và các xã an toàn khu thuộc các huyện nghèo (gồm các xã Trà Giáp, Trà Giác, Trà Tân và Trà Đốc - huyện Bắc Trà My và xã Tư, huyện Đông Giang).
- Khu vực 2: Gồm các xã còn lại trên địa bàn tỉnh.
2. Sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới: Chi tiết theo Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III đính kèm.
3. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định đánh giá xét công nhận xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao: Chi tiết theo Phụ lục IV đính kèm.
1. Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh
- Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh (Ban Chỉ đạo tỉnh) chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Quyết định này; đăng tải các văn bản hướng dẫn, công bố chỉ tiêu của các Bộ, ngành liên quan lên Cổng thông tin điện tử nông thôn mới tỉnh (http://nongthonmoi.net) để các ngành, địa phương nghiên cứu thực hiện.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện vướng mắc, phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện, báo cáo đề xuất UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh chỉ đạo, xử lý.
2. Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao, các hướng dẫn tiêu chí của Bộ, ngành cấp trên và nhiệm vụ được UBND tỉnh giao phụ trách các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Quyết định này đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của các xã trên địa bàn tỉnh. Trường hợp các Bộ, ngành có thay đổi hướng dẫn, công bố chỉ tiêu, tiêu chí NTM thì Sở, Ban, ngành cập nhập, có văn bản hướng dẫn bổ sung để địa phương thực hiện cho phù hợp.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức Hội các cấp, các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp tuyên truyền, vận động thực hiện tốt các chỉ tiêu, tiêu chí NTM được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Quyết định này.
4. UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các Phòng, ban, đơn vị có liên quan và UBND các xã tổ chức triển khai thực hiện tốt các tiêu chí, chỉ tiêu được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Quyết định này; chỉ đạo tổ chức đánh giá, thẩm tra, đề nghị UBND tỉnh (qua Văn phòng Điều phối NTM tỉnh) thẩm định, xét công nhận địa phương đạt chuẩn NTM hằng năm theo đúng quy định.
Điều 3. Hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các nội dung khác tại Quyết định số 2072/QĐ-UBND ngày 09/8/2022, Quyết định số 2333/QĐ- UBND ngày 08/9/2022, Quyết định số 2428/QĐ-UBND ngày 16/9/2022, Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 và Quyết định số 1068/QĐ-UBND ngày 26/5/2023 của UBND tỉnh không điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định này vẫn còn hiệu lực thi hành.
2. Điều khoản chuyển tiếp: Đối với những xã đã xác lập hồ sơ, đã tổ chức thẩm tra, thẩm định xét công nhận xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023 thì tiếp tục sử dụng các hồ sơ, số liệu đã thẩm tra, thẩm định theo các quy định hiện hành để xét công nhận. Được áp dụng các điều khoản sửa đổi, bổ sung tại Quyết định này để xét công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023 nếu xã chưa được công nhận để phù hợp với điều kiện thực tế của xã.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ CHỈ TIÊU, TIÊU CHÍ CỦA BỘ TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2022-2025 BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2072/QĐ-UBND NGÀY 09/8/2022 CỦA UBND TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 1127/QĐ-UBND ngày 10/5/2024 của UBND tỉnh Quảng Nam)
TT | Tên tiêu chí | Nội dung tiêu chí | Chỉ tiêu đạt chuẩn xã nông thôn mới giai đoạn 2022-2025 | |
Khu vực 1 | Khu vực 2 | |||
13 | Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn | 13.1. Xã có hợp tác xã hoạt động hiệu quả và theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã, hoặc xã có tổ hợp tác hoạt động hiệu quả, theo đúng quy định của pháp luật và có hợp đồng hợp tác, tiêu thụ sản phẩm chủ lực của địa phương | Đạt | Đạt |
2. Sửa đổi, bổ sung chỉ tiêu 15.4 thuộc tiêu chí số 15 về Y tế như sau:
TT | Tên tiêu chí | Nội dung tiêu chí | Chỉ tiêu đạt chuẩn xã nông thôn mới giai đoạn 2022-2025 | |
Khu vực 1 | Khu vực 2 | |||
15 | Y tế | 15.4. Xã triển khai thực hiện sổ khám chữa bệnh điện tử | Đạt | Đạt |
3. Sửa đổi chỉ tiêu 17.1 thuộc tiêu chí số 17 về Môi trường và an toàn thực phẩm như sau:
TT | Tên tiêu chí | Nội dung tiêu chí | Chỉ tiêu đạt chuẩn xã nông thôn mới giai đoạn 2022-2025 | |
Khu vực 1 | Khu vực 2 | |||
17 | Môi trường và an toàn thực phẩm | 17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn | ≥ 35% (≥ 10% từ hệ thống cấp nước tập trung) Trường hợp xã không có (hoặc không sử dụng) công trình cấp nước tập trung thì chỉ đánh giá tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ công trình cấp nước quy mô hộ gia đình ≥ 60% | ≥ 45% (≥ 25% từ hệ thống cấp nước tập trung) Trường hợp xã không có (hoặc không sử dụng) công trình cấp nước tập trung thì chỉ đánh giá tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ công trình cấp nước quy mô hộ gia đình ≥ 60% |
TT | Tên tiêu chí | Nội dung tiêu chí | Chỉ tiêu đạt chuẩn xã nông thôn mới giai đoạn 2022-2025 | |
Khu vực 1 | Khu vực 2 | |||
18 | 18.4. Tiếp cận pháp luật | a) Ban hành văn bản theo thẩm quyền để tổ chức và bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn | Đạt | Đạt |
b) Tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật | Đạt | Đạt | ||
c) Hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý | Đạt | Đạt |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ CHỈ TIÊU, TIÊU CHÍ CỦA BỘ TIÊU CHÍ XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO GIAI ĐOẠN 2022-2025 BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2333/QĐ-UBND NGÀY 08/9/2022 CỦA UBND TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 1127/QĐ-UBND ngày 10/5/2024 của UBND tỉnh Quảng Nam)
TT | Tên tiêu chí | Nội dung tiêu chí | Chỉ tiêu đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2022-2025 | |
Khu vực 1 | Khu vực 2 | |||
3 | Thủy lợi và phòng, chống thiên tai | 3.2. Tổ chức thủy lợi cơ sở (nếu có) hoạt động hiệu quả | ≥ 1 Trường hợp xã không có tổ chức thủy lợi thì không đánh giá[1] | |
3.4. Tỷ lệ công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được bảo trì hàng năm | 100% | 100% |
2. Sửa đổi, bổ sung chỉ tiêu 8.4 thuộc tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông như sau:
TT | Tên tiêu chí | Nội dung tiêu chí | Chỉ tiêu đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2022-2025 | |
Khu vực 1 | Khu vực 2 | |||
8 | Thông tin và Truyền thông | 8.4. Có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế - xã hội | Đạt đủ các chỉ tiêu: - Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của xã đạt ít nhất 50%. - Tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng số và an toàn thông tin đạt: Ít nhất 80% đối với các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo và 100% đối với các xã còn lại. - Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được phổ biến kiến thức về sử dụng máy tính và kỹ năng số cơ bản đạt: Ít nhất 50% đối với các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hải đảo; ít nhất 70% đối với các xã còn lại. - 100% sản phẩm OCOP của xã được giới thiệu, quảng bá trên nền tảng sàn thương mại điện tử. - 100% hộ gia đình, cơ quan, tổ chức, khu di tích được thông báo, gắn biển địa chỉ số đến từng điểm địa chỉ (chỉ thực hiện đánh giá khi có hướng dẫn chi tiết của Bộ Thông tin và Truyền thông). |
TT | Tên tiêu chí | Nội dung tiêu chí | Chỉ tiêu đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2022-2025 | |
Khu vực 1 | Khu vực 2 | |||
13 | Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn | 13.3. Có mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ cao, hoặc mô hình quản lý sức khoẻ cây trồng tổng hợp (IPHM), hoặc mô hình nông nghiệp áp dụng cơ giới hóa các khâu, hoặc mô hình liên kết theo chuỗi giá trị gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm | ≥ 1 | ≥ 1 |
13.4. Ứng dụng công nghệ số để thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã | Có ít nhất 01 sản phẩm nông sản chủ lực của xã (hoặc sản phẩm nông nghiệp chủ lực mang tính chất đặc hữu hoặc sản phẩm OCOP) được các cơ sở sản xuất kinh doanh thiết lập hệ thống điện tử truy xuất nguồn gốc theo quy định. |
5. Sửa đổi, bổ sung chỉ tiêu 14.2, 14.3, 14.4 thuộc tiêu chí số 14 về Y tế như sau:
TT | Tên tiêu chí | Nội dung tiêu chí | Chỉ tiêu đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2022-2025 | |
Khu vực 1 | Khu vực 2 | |||
14 | Y tế | 14.2. Xã triển khai thực hiện quản lý sức khoẻ điện tử | Đạt | Đạt |
14.3. Xã triển khai thực hiện khám chữa bệnh từ xa | Đạt | Đạt | ||
14.4. Xã triển khai thực hiện tốt sổ khám chữa bệnh điện tử | Đạt | Đạt |
6. Sửa đổi, bổ sung chỉ tiêu 15.2 thuộc tiêu chí số 15 về Hành chính công như sau:
TT | Tên tiêu chí | Nội dung tiêu chí | Chỉ tiêu đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2022-2025 | |
Khu vực 1 | Khu vực 2 | |||
15 | Hành chính công | 15.2. Có dịch vụ công trực tuyến một phần | Đạt | Đạt |
7. Sửa đổi, bổ sung chỉ tiêu 16.1, 16.2 thuộc tiêu chí số 16 về Tiếp cận pháp luật như sau:
TT | Tên tiêu chí | Nội dung tiêu chí | Chỉ tiêu đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2022-2025 | |
Khu vực 1 | Khu vực 2 | |||
16 | Tiếp cận pháp luật | 16.1. Có mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật và mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở | Đạt | Đạt |
16.2. Tỷ lệ mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở được hòa giải thành | ≥ 90% | ≥ 90% |
8. Sửa đổi, bổ sung chỉ tiêu 17.10 thuộc tiêu chí số 17 về Môi trường như sau:
TT | Tên tiêu chí | Nội dung tiêu chí | Chỉ tiêu đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2022-2025 | |
Khu vực 1 | Khu vực 2 | |||
17 | Môi trường | 17.10. Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng | ≥ 5% (Chỉ áp dụng đánh giá chỉ tiêu này khi trên địa bàn tỉnh có cơ sở hỏa táng được đầu tư đưa vào sử dụng) |
TT | Tên tiêu chí | Nội dung tiêu chí | Chỉ tiêu đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2022-2025 | |
Khu vực 1 | Khu vực 2 | |||
18 | Chất lượng môi trường sống | 18.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung | ≥ 35% | ≥ 50% |
18.2. Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm | ≥ 40 lít | ≥ 60 lít | ||
18.3. Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững | ≥ 25% | ≥ 30% |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ CHỈ TIÊU, TIÊU CHÍ CỦA BỘ TIÊU CHÍ HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO GIAI ĐOẠN 2022-2025 BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2428/QĐ-UBND NGÀY 16/9/2022 CỦA UBND TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 1127/QĐ-UBND ngày 10/5/2024 của UBND tỉnh Quảng Nam)
1. Sửa đổi, bổ sung chỉ tiêu 2.3 thuộc tiêu chí số 2 về Giao thông như sau:
TT | Tên tiêu chí | Nội dung tiêu chí | Chỉ tiêu |
2 | Giao thông | 2.3. Bến xe khách tại huyện (nếu có theo quy hoạch) đạt tiêu chuẩn loại III trở lên | ≥ 01 |
2. Sửa đổi, bổ sung chỉ tiêu 3.1 thuộc tiêu chí số 3 về Thủy lợi và phòng, chống thiên tai như sau:
TT | Tên tiêu chí | Nội dung tiêu chí | Chỉ tiêu |
3 | Thủy lợi và phòng, chống thiên tai | 3.1. Các công trình thủy lợi do huyện quản lý được bảo trì, nâng cấp | Đạt |
3. Sửa đổi, bổ sung chỉ tiêu 5.5 thuộc tiêu chí số 5 về Y tế - Văn hóa - Giáo dục như sau:
TT | Tên tiêu chí | Nội dung tiêu chí | Chỉ tiêu |
5 | Y tế - Văn hóa - Giáo dục | 5.5. Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2, hoặc đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục thông qua các thiết chế giáo dục khác được giao chức năng, nhiệm vụ giáo dục thường xuyên trên địa bàn | Có ít nhất 01 Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã (Trung tâm) được giao chức năng, nhiệm vụ giáo dục thường xuyên và Trung tâm có thực hiện ít nhất 01 trong 02 nội dung về (i) Chương trình xóa mù chữ hoặc (ii) Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ của Chương trình giáo dục thường xuyên theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Giáo dục |
4. Sửa đổi, bổ sung chỉ tiêu 6.3 thuộc tiêu chí số 6 về Kinh tế như sau:
TT | Tên tiêu chí | Nội dung tiêu chí | Chỉ tiêu |
6 | Kinh tế | 6.3. Có chợ đạt tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm theo quy định | Đạt |
5. Sửa đổi, bổ sung chỉ tiêu 9.2 thuộc tiêu chí số 9 về An ninh trật tự - Hành chính công như sau:
TT | Tên tiêu chí | Nội dung tiêu chí | Chỉ tiêu |
9 | An ninh trật tự - Hành chính công | 9.2. Có dịch vụ công trực tuyến toàn trình | Đạt |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ XÉT CÔNG NHẬN XÃ NÔNG THÔN MỚI VÀ XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO GIAI ĐOẠN 2022-2025 BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 3387/QĐ-UBND NGÀY 12/12/2022 VÀ QUYẾT ĐỊNH SỐ 1068/QĐ-UBND NGÀY 26/5/2023 CỦA UBND TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 1127/QĐ-UBND ngày 10/5/2024 của UBND tỉnh)
1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 15 như sau:
“a) Xã có hợp tác xã hoạt động hiệu quả và theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã, hoặc xã có tổ hợp tác hoạt động hiệu quả, theo đúng quy định của pháp luật và có hợp đồng hợp tác, tiêu thụ sản phẩm chủ lực của địa phương (chỉ tiêu 13.1)”
2. Sửa đổi, bổ sung điểm 2.1 khoản 2 Điều 15 như sau:
“2.1. Xã có hợp tác xã hoạt động hiệu quả và theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã, hoặc xã có tổ hợp tác hoạt động hiệu quả, theo đúng quy định của pháp luật và có hợp đồng hợp tác, tiêu thụ sản phẩm chủ lực của địa phương (chỉ tiêu 13.1), khi đảm bảo đạt một trong các yêu cầu sau:
a) Xã có hợp tác xã hoạt động hiệu quả và đúng quy định của Luật Hợp tác xã, khi đảm bảo đạt các yêu cầu sau:
- Tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã hiện hành.
- Có ít nhất 01 loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu theo đặc điểm từng vùng phục vụ thành viên hợp tác xã và người dân trên địa bàn xã.
- Được đánh giá, xếp loại đạt loại khá trở lên (hoặc loại trung bình trở lên đối với hợp tác xã thành lập dưới 03 năm) theo quy định tại Thông tư 01/2020/TT-BKHĐT ngày 19/02/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã(1).
b) Có tổ hợp tác (THT) hoạt động hiệu quả, theo đúng quy định của pháp luật và có hợp đồng hợp tác, tiêu thụ sản phẩm chủ lực của địa phương: Thực hiện theo hướng dẫn của ngành Nông nghiệp và PTNT.
- Tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác do ít nhất 02 thành viên tự nguyện thành lập, cùng góp vốn, góp sức lao động để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm (Khoản 21, Điều 4, Luật HTX 2023). Về thành lập và hoạt động của THT: (i) Việc thành lập, tổ chức, hoạt động của tổ hợp tác được thực hiện trên cơ sở hợp đồng hợp tác theo quy định của pháp luật dân sự; (ii) Tổ hợp tác khi có góp vốn và hợp đồng hợp tác không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ 12 tháng trở lên hoặc tổ hợp tác đề nghị thụ hưởng chính sách của Nhà nước phải đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh; khuyến khích tổ hợp tác khác đăng ký (Điều 107, Luật HTX 2023).
- Hợp đồng hợp tác (Điều 3, Nghị định số 77/2019/NĐ-CP ngày 10/10/2019 của Chính phủ): Hợp đồng hợp tác do các thành viên tổ hợp tác tự thỏa thuận, được lập thành văn bản, có chữ ký của 100% thành viên THT. Nội dung hợp đồng hợp tác không được trái với quy định của luật có liên quan, bao gồm các nội dung: Mục đích, thời hạn hợp tác; họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân; tài sản đóng góp (nếu có); đóng góp bằng sức lao động (nếu có); phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức; quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp đồng hợp tác; quyền, nghĩa vụ của người đại diện (nếu có); điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên (nếu có); điều kiện chấm dứt hợp đồng.
- THT hoạt động có hiệu quả là: i) Trên địa bàn xã có THT được thành lập và hoạt động theo quy định của Pháp Luật (Bộ Luật Dân sự năm 2015-Điều 504 và Điều 505; Luật HTX năm 2023; Nghị định số 77/2019/NĐ-CP); ii) THT có hợp đồng hợp tác theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 77/2019/NĐ-CP; iii) Có ít nhất 01 hoạt động sản xuất, hoặc dịch vụ hoặc kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp phục vụ thành viên.
- Sản phẩm nông nghiệp chủ lực của xã là sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, người dân có kinh nghiệm sản xuất, gần thị trường lớn... để cho ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, giá thành cạnh tranh, có diện tích sản xuất (đối với trồng trọt, lâm nghiệp), quy mô đàn, sản lượng (đối với chăn nuôi, thủy sản) lớn và gắn với hoạt động sinh kế của đa số người dân trong xã; hoặc có hiệu quả kinh tế cao (gấp tối thiểu 1,5 lần sản phẩm đại trà khác của xã) và có tiềm năng mở rộng. Sản phẩm nông nghiệp chủ lực của xã phải phù hợp với quy hoạch hoặc định hướng cơ cấu lại nông nghiệp của xã.”
3. Sửa đổi, bổ sung điểm a, khoản 2 Điều 16 như sau:
“a) Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học; phổ cập giáo dục trung học cơ sở; xóa mù chữ
- Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2 và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 theo quy định tại các văn bản: Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định điều kiện đảm bảo và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
- Tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 là tỷ lệ % giữa trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 trên tổng số trẻ em 6 tuổi tại năm đánh giá.
- Đánh giá, xếp loại trung tâm học tập cộng đồng: Hiện nay, theo quy định tại Quyết định số 1196/QĐ-UBND ngày 11/6/2015 của UBND tỉnh thì Trung tâm học tập cộng đồng cấp xã được sáp nhập vào Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, do đó, đánh giá trung tâm học tập cộng đồng như sau:
+ Bộ máy: Có Phó Chủ nhiệm Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã phụ trách các hoạt động về học tập cộng đồng và hằng năm có xây dựng kế hoạch để thực hiện các nội dung học tập cộng đồng.
+ Cộng đồng học tập của xã đạt ít nhất mức độ 1: Thực hiện theo Thông tư số 25/2023/TT-BGDĐT ngày 27/12/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh và hướng dẫn của ngành Giáo dục và Đào tạo.”
4. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 17 như sau:
“d) Xã triển khai thực hiện sổ khám chữa bệnh điện tử (chỉ tiêu 15.4).”
5. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 17 như sau:
“b) Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế khi đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Quyết định số 1300/QĐ-BYT ngày 09/3/2023 và Quyết định số 1453/QĐ-BYT ngày 20/3/2023 của Bộ Y tế về đính chính Quyết định số 1300/QĐ-BYT ngày 09/3/2023 của Bộ Y tế về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia y tế xã giai đoạn đến năm 2030; Kế hoạch số 123/KH-UBND ngày 05/01/2024 của UBND tỉnh thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Quyết định số 1736/QĐ-SYT ngày 27/9/2023 của Sở Y tế về việc phân vùng các xã, phường, thị trấn để thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Sở Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn việc đánh giá chỉ tiêu y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Hằng năm, tham mưu UBND tỉnh quyết định công nhận xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế và có trách nhiệm công bố danh sách các TYT đã đạt chuẩn quốc gia để làm cơ sở cho việc xét, công nhận xã đạt chuẩn tiêu chí y tế.”
6. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 Điều 17 như sau:
“d) Xã triển khai thực hiện sổ khám chữa bệnh điện tử
- Sổ khám chữa bệnh điện tử là một cấu phần của hồ sơ sức khỏe điện tử để ghi triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, chuẩn đoán và kê đơn thuốc điều trị ngoại trú.
- Hồ sơ sức khỏe điện tử phải đảm bảo mỗi người dân đều có sổ khám chữa bệnh điện tử, cụ thể:
+ Đối với người dân sử dụng điện thoại thông minh: Có APP Mobile chứa hồ sơ sức khỏe điện tử cá nhân với các tính năng như thông tin tiêm chủng, đặt hẹn khám bệnh, hồ sơ sức khỏe, tư vấn từ xa…
+ Người dân đi khám bệnh không dùng số khám bệnh giấy mà dùng điện thoại có APP để nghi triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, chuẩn đoán và kê đơn thuốc điều trị ngoại trú.
+ Người dân cập nhật kết quả khám, chữa bệnh hằng ngày khi đi khám bệnh, chữa bệnh.
- Việc đánh giá xã triển khai thực hiện sổ khám chữa bệnh điện tử thực hiện theo hướng dẫn của ngành Y tế.”
7. Sửa đổi, bổ sung điểm a, khoản 1 Điều 19 như sau:
“a) Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn: ≥ 35% đối với xã khu vực 1 (trong đó, ≥ 10% từ hệ thống cấp nước tập trung); ≥ 45% đối với xã khu vực 2 (trong đó, ≥ 25% từ hệ thống cấp nước tập trung) (chỉ tiêu 17.1).
Trường hợp xã không có (hoặc không sử dụng) công trình cấp nước tập trung thì chỉ đánh giá tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ công trình cấp nước quy mô hộ gia đình ≥ 60% (cả 2 khu vực).”
8. Sửa đổi, bổ sung điểm 2.1 khoản 2 Điều 19 như sau:
“2.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn:
a) Giải thích từ ngữ
- Hệ thống cấp nước tập trung là hệ thống cấp nước phục vụ sinh hoạt cho quy mô từ cấp thôn trở lên, gồm các hạng mục công trình thu nước, xử lý nước, mạng lưới đường ống phân phối nước và các công trình phụ trợ có liên quan; bao gồm các loại hình: cấp nước tự chảy, cấp nước sử dụng bơm động lực.
- Công trình cấp nước quy mô hộ gia đình là công trình cấp nước sinh hoạt có quy mô cấp nước cho một hộ hoặc một vài hộ gia đình sử dụng; bao gồm các loại hình: Giếng khoan, giếng đào, nước ở khe ở miền núi, lu, bể chứa, thiết bị lọc nước RO, bình nước 20 lít của các cơ sở cung cấp nước trên thị trường (có số ngày chứng nhận bảo đảm yêu cầu của ngành Y tế trên bình)...
Trong đó yêu cầu đối với các nguồn cấp nước quy mô hộ gia đình:
+ Giếng đào hợp vệ sinh: Giếng đào phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10m. Thành giếng cao tối thiểu 0,6m được xây bằng gạch, đá và thả ống buy sâu ít nhất 3m kể từ mặt đất. Sân giếng phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.
+ Giếng khoan hợp vệ sinh: Giếng khoan phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm khác. Sân giếng phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.
+ Các nguồn nước hợp vệ sinh khác: Nước suối, nước mặt, nước mưa và nước mạch lộ hợp vệ sinh.
Khuyến cáo: Nước mưa thu hứng từ mái fibro ximăng có chất amiăng, khi sử dụng có nguy cơ gây bệnh ung thư, do đó khuyến cáo không được dùng cho ăn uống và không được xếp vào loại nước hợp vệ sinh.
+ Thiết bị lọc nước RO, bình nước 20 lít của các cơ sở cung cấp nước trên thị trường… cũng được xem nước sạch theo quy chuẩn.
- Nước sạch theo quy chuẩn: Đáp ứng theo quy định tại Quyết định số 37/2023/QĐ-UBND ngày 25/12/2023 của UBND tỉnh Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
b) Phương pháp đánh giá:
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn từ các nguồn (hệ thống cấp nước tập trung và công trình cấp nước quy mô hộ gia đình) trên tổng số hộ dân nông thôn của xã tại cùng thời điểm đánh giá. Trường hợp xã không có (hoặc không sử dụng) công trình cấp nước tập trung thì chỉ đánh giá tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ công trình cấp nước quy mô hộ gia đình.
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung trên tổng số hộ dân nông thôn của xã tại cùng thời điểm đánh giá.
- Trong trường hợp đối với xã không có (hoặc công trình cấp nước tập trung bị hư hỏng không còn sử dụng được): Nếu người dân đồng thuận, nguồn nước hiện tại đảm bảo, chưa có nhu cầu đầu tư mới công trình, hệ thống nước sạch tập trung trong giai đoạn này (có biên bản họp dân, với trên 70% đại diện hộ dân trên địa bàn xã tham dự họp và tại cuộc họp có trên 80% hộ dân dự họp thống nhất chưa có nhu cầu đầu tư), thì đánh giá tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ công trình cấp nước quy mô hộ gia đình ≥ 60% để công nhận đạt chuẩn chỉ tiêu 17.1. Sau này dân số đông, người dân kiến nghị đầu tư công trình nước tập trung thì địa phương cần đưa vào kế hoạch để đầu tư ở giai đoạn sau năm 2025.
* Hồ sơ minh chứng kèm theo:
+ Tổng hợp danh sách hộ sử dụng nước sạch của từng thôn và tổng hợp tình hình sử dụng nước sạch theo quy chuẩn theo Phụ lục XII.
+ Biên bản họp đại diện hộ gia đình thống nhất chưa có nhu cầu đầu tư hệ thống công trình nước sạch tập trung đến năm 2025.”
9. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 20 như sau:
“d) Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định (chỉ tiêu 18.4) khi đáp ứng đủ các nội dung sau:
- Ban hành văn bản theo thẩm quyền để tổ chức và bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn: Đạt.
- Tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật: Đạt.
- Hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý: Đạt.”
10. Sửa đổi, bổ sung điểm 2.4 khoản 2 Điều 20 như sau:
“2.4. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định: Thực hiện theo hướng dẫn của ngành Tư pháp.”
1. Sửa đổi, bổ sung gạch (-) đầu dòng thứ hai khoản 1 Điều 5 như sau:
“- Chỉ tiêu 3.2: Tổ chức thủy lợi cơ sở (nếu có) hoạt động hiệu quả: ≥ 1. Trường hợp xã không có tổ chức thủy lợi thì không đánh giá(2).”
2. Sửa đổi, bổ sung gạch (-) đầu dòng thứ tư khoản 1 Điều 5 như sau:
“- Chỉ tiêu 3.4. Tỷ lệ công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được bảo trì hàng năm: 100%.”
3. Sửa đổi, bổ sung gạch (-) đầu dòng thứ ba khoản 2 Điều 7 như sau:
“- Chỉ tiêu 5.5: Cộng đồng học tập cấp xã được đánh giá, xếp loại theo quy định tại Thông tư số 25/2023/TT-BGDĐT ngày 27/12/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh.”
4. Sửa đổi, bổ sung gạch (-) đầu dòng thứ tư khoản 1 Điều 10 như sau:
“- Chỉ tiêu 8.4. Có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế - xã hội.”
6. Sửa đổi, bổ sung gạch (-) đầu dòng thứ ba và gạch (-) đầu dòng thứ tư khoản 1 Điều 15 như sau:
“- Chỉ tiêu 13.3. Có mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ cao, hoặc mô hình quản lý sức khoẻ cây trồng tổng hợp (IPHM), hoặc mô hình nông nghiệp áp dụng cơ giới hóa các khâu, hoặc mô hình liên kết theo chuỗi giá trị gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm: ≥ 1.
- Chỉ tiêu 13.4. Ứng dụng công nghệ số để thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã.”
7. Sửa đổi bổ sung tiêu đề điểm 2.3 và bổ sung nội dung d vào điểm 2.3 khoản 2 Điều 15 như sau:
“2.3. Chỉ tiêu 13.3. Có mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ cao, hoặc mô hình quản lý sức khoẻ cây trồng tổng hợp (IPHM), hoặc mô hình nông nghiệp áp dụng cơ giới hóa các khâu, hoặc mô hình liên kết theo chuỗi giá trị gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm khi đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
……
d) Có mô hình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM): Có mô hình ứng dụng IPHM trên cây trồng chủ lực của xã (nhóm cây lương thực, rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh và cây dược liệu).
Mô hình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp thực hiện theo Quyết định số 5416/QĐ-BNN-BVTV ngày 18/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT V/v phê duyệt Đề án Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đến năm 2030 và hướng dẫn của ngành Nông nghiệp và PTNT.”
“- Chỉ tiêu 14.2. Xã triển khai thực hiện quản lý sức khoẻ điện tử: Đạt
- Chỉ tiêu 14.3. Xã triển khai thực hiện khám chữa bệnh từ xa: Đạt
- Chỉ tiêu 14.4. Xã triển khai thực hiện tốt sổ khám chữa bệnh điện tử: Đạt.”
9. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 16 như sau:
“2. Nội dung, phương pháp đánh giá:
- Đối với chỉ tiêu 14.1: Căc cứ quy định hướng dẫn đánh giá chỉ tiêu 15.1, 15.4 của tiêu chí số 15 về Y tế của Bộ tiêu chí xã NTM (tại Điều 17 Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh) để đánh giá các chỉ tiêu này.
- Đối với chỉ tiêu 14.2, 14.3, 14.4: Thực hiện theo hướng dẫn của ngành y tế.”
10. Sửa đổi, bổ sung gạch (-) đầu dòng thứ hai khoản 1 Điều 17 như sau:
“- Chỉ tiêu 15.2. Có dịch vụ công trực tuyến một phần: Đạt.”
11. Sửa đổi, bổ sung điểm 2.2 khoản 2 Điều 17 như sau:
“2.2. Chỉ tiêu 15.2: Có dịch vụ công trực tuyến một phần.
Xã được công nhận có dịch vụ công trực tuyến một phần theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ tại Thông tư số 01/2023/TT-VPCP ngày 05/4/2023 Quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và các văn bản hướng dẫn liên quan khác (nếu có).”
12. Sửa đổi, bổ sung gạch (-) đầu dòng thứ nhất, gạch (-) đầu dòng thứ hai khoản 1 Điều 18 như sau:
“- Chỉ tiêu 16.1. Có mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật và mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở: Đạt.
- Chỉ tiêu 16.2. Tỷ lệ mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở được hòa giải thành: ≥ 90%.”
13. Sửa đổi, bổ sung điểm 2.1, điểm 2.2 khoản 2 Điều 18 như sau:
“2.1. Chỉ tiêu 16.1. Có mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật và mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở: Thực hiện theo hướng dẫn của ngành Tư pháp.
2.2. Chỉ tiêu 16.2. Tỷ lệ mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở được hòa giải thành: Thực hiện theo hướng dẫn của ngành Tư pháp.”
“- Chỉ tiêu 18.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung (quy định: ≥ 35% xã khu vực 1 và ≥ 50% xã khu vực 2).”
- Chỉ tiêu 18.2. Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm (quy định: ≥ 40 lít xã khu vực 1 và ≥ 60 lít xã khu vực 2).”
15. Sửa đổi, bổ sung điểm 2.1 khoản 2 Điều 20 như sau:
“2.1. Chỉ tiêu 18.1: Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung:
Căn cứ theo quy định hướng dẫn đánh giá chỉ tiêu 17.1 thuộc tiêu chí 17 về Môi trường và an toàn thực phẩm trong Bộ tiêu chí xã NTM (tại Điều 19 Quyết định số 3387/QĐ-UBND ngày 12/12/2022 của UBND tỉnh) để đánh giá chỉ tiêu này trên địa bàn xã.
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung trên tổng số hộ dân nông thôn của xã tại cùng thời điểm đánh giá. Tổng hợp danh sách hộ của từng thôn và tổng hợp tình hình sử dụng nước sạch theo quy chuẩn tại Phụ lục XV kèm theo Quyết định này.
- Trong trường hợp đối với xã ở khu vực có dân cư thưa thớt, phân bố không tập trung tại vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng bãi ngang, ven biển, biên giới, hải đảo chưa có hệ thống cấp nước tập trung (bằng cấp nước tự chảy hoặc cấp nước sử dụng bơm động lực) thì đánh giá các mô hình cấp nước tập trung như giếng đào, giếng khoan, trạm cấp nước tập trung, trạm cấp nước năng lượng mặt trời… sử dụng cho nhóm hộ gia đình trên địa bàn xã để đánh giá chỉ tiêu này.
Trường hợp có khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chỉ tiêu tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung thì UBND cấp huyện có báo cáo rõ thực trạng sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ các nguồn, nguồn lực đầu tư, nguyên nhân chưa đầu tư hệ thống nước sạch tập trung, những khó khăn, vướng mắc, kế hoạch thực hiện thời gian đến, gửi về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Hội đồng thẩm định tỉnh xem xét, quyết định.
* Hồ sơ minh chứng kèm theo: Tổng hợp danh sách hộ sử dụng nước sạch của từng thôn và tổng hợp tình hình sử dụng nước sạch theo quy chuẩn theo Phụ lục XV kèm theo Quyết định này.”./.
[1] Trong trường hợp này không đánh giá chỉ tiêu nông thôn mới nhưng Ủy ban nhân dân xã phải thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức thủy lợi cơ sở và quản lý hệ thống thủy lợi trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
(1) Đánh giá HTX: a) Tốt: Tổng điểm đánh giá đạt từ 80 điểm đến 100 điểm; b) Khá: Tổng điểm đánh giá đạt từ 65 điểm đến dưới 80 điểm; c) Trung bình: Tổng điểm đánh giá đạt từ 50 điểm đến dưới 65 điểm; d) Yếu: Tổng điểm đánh giá đạt dưới 50 điểm;
(2) Trong trường hợp này không đánh giá chỉ tiêu nông thôn mới nhưng Ủy ban nhân dân xã phải thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức thủy lợi cơ sở và quản lý hệ thống thủy lợi trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
- 1Quyết định 1067/QĐ-UBND năm 2024 sửa đổi tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí về xã đạt chuẩn nông thôn mới, Bộ tiêu chí về xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2025 và cụ thể hóa chỉ tiêu, tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025
- 2Quyết định 1106/QĐ-UBND năm 2024 sửa đổi chỉ tiêu, tiêu chí của Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới và huyện nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2022-2025
- 3Quyết định 879/QĐ-UBND năm 2024 sửa đổi quy định Bộ tiêu chí về xã, huyện nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025
Quyết định 1127/QĐ-UBND năm 2024 sửa đổi về khu vực áp dụng và tiêu chí, chỉ tiêu của bộ tiêu chí về xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2022-2025 thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- Số hiệu: 1127/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/05/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Trần Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/05/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra