ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 123/KH-UBND | Quảng Nam, ngày 05 tháng 01 năm 2024 |
THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TẾ XÃ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
Thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 theo Quyết định số 1300/QĐ-BYT ngày 09/3/2023 và Quyết định số 1453/QĐ-BYT ngày 20/3/2023 về đính chính Quyết định số 1300/QĐ-BYT ngày 09/3/2023 của Bộ Y tế; UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn đến năm 2030, như sau:
1. Mục tiêu chung
Xây dựng, củng cố và phát triển mạng lưới y tế xã, phường, thị trấn nhằm thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân; góp phần xây dựng thành công mô hình nông thôn mới tại địa phương.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2025: 80% số xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế.
- Đến năm 2030: 100% số xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế.
Theo Quyết định số 1736/QĐ-SYT ngày 27/9/2023 của Sở Y tế về phân vùng các xã, phường, thị trấn để thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
2. Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2030
Tiêu chí 1. Chỉ đạo, điều hành công tác chăm sóc sức khỏe
- Xã có Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khỏe Nhân dân, hoạt động thường xuyên.
- Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, công tác dân số được đưa vào nghị quyết của Đảng ủy hoặc kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của xã; các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân tích cực tham gia vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe.
- Trạm Y tế xã có xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có sơ kết 6 tháng, tổng kết năm về các hoạt động y tế của xã.
- Trạm Y tế xã có đủ sổ, mẫu báo cáo thống kê theo quy định (bao gồm ứng dụng công nghệ thông tin); báo cáo số liệu thống kê đầy đủ, kịp thời, chính xác; có các biểu đồ, bảng số liệu thống kê cập nhật về tình hình hoạt động.
- Trạm Y tế xã được cấp đủ và kịp thời kinh phí chi thường xuyên; quản lý tài chính theo quy định.
- Tỷ lệ người dân có thẻ bảo hiểm y tế.
Tiêu chí 2. Nhân lực y tế
- Đảm bảo đủ số lượng người làm việc và cơ cấu chức danh nghề nghiệp theo đề án vị trí việc làm của trạm y tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các cán bộ được đào tạo, tập huấn chuyên môn theo quy định hiện hành.
- Có bác sỹ làm việc tại Trạm Y tế xã thường xuyên hoặc tối thiểu 2 buổi/tuần theo lịch được thông báo trước.
- Mỗi tổ, thôn, bản, ấp đều có nhân viên y tế, cộng tác viên dân số được đào tạo hoạt động; đối với thôn, bản, ấp thuộc xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có cô đỡ thôn bản được đào tạo.
- Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách do nhà nước ban hành đối với cán bộ Trạm Y tế xã, nhân viên y tế thôn bản và các loại hình nhân viên y tế hưởng phụ cấp khác.
Tiêu chí 3. Cơ sở hạ tầng Trạm Y tế xã
- Trạm Y tế xã ở gần đường trục giao thông của xã, hoặc ở khu vực trung tâm xã để người dân dễ tiếp cận.
- Diện tích mặt bằng và diện tích xây dựng của Trạm Y tế xã đảm bảo đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
- Trạm Y tế xã được xây dựng theo tiêu chuẩn thiết kế Trạm Y tế cơ sở và tiêu chuẩn ngành; đảm bảo đủ số lượng và diện tích của các phòng để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Công trình chính của Trạm Y tế xã được xếp hạng từ cấp III trở lên.
- Trạm Y tế xã có nguồn nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh; thu gom và xử lý chất thải y tế theo quy định.
- Có đủ hạ tầng kỹ thuật và khối phụ trợ.
Tiêu chí 4. Trang thiết bị, thuốc và phương tiện khác
- Trạm Y tế xã đảm bảo có đủ trang thiết bị để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; cán bộ y tế có khả năng sử dụng các trang thiết bị y tế được cấp.
- Tại Trạm Y tế xã có đủ thuốc chữa bệnh, thuốc chống sốc và thuốc cấp cứu thông thường; quản lý thuốc theo đúng quy định.
- Trang thiết bị được duy tu, bảo dưỡng định kỳ; trang thiết bị khi bị hư hỏng được sửa chữa hoặc thay thế kịp thời.
- Trạm Y tế xã có tủ sách với 15 đầu sách chuyên môn trở lên.
Tiêu chí 5. Y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm.
- Triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng.
- Triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống bệnh không lây nhiễm.
- Tỷ lệ hộ gia đình trong xã có nhà tiêu, nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch.
- Triển khai tốt các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm; khống chế kịp thời các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn do xã phụ trách.
- Triển khai thực hiện tốt các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn xã.
Tiêu chí 6. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và y học cổ truyền.
- Trạm Y tế xã có khả năng để thực hiện ≥ 80% các dịch vụ kỹ thuật của tuyến xã; bảo đảm thực hiện sơ cứu, cấp cứu thông thường theo đúng quy định của Bộ Y tế.
- Trạm Y tế xã có vườn thuốc nam mẫu hoặc bộ tranh cây thuốc mẫu; thực hiện khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền (hoặc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại) cho ≥ 30% số bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại Trạm Y tế xã.
- Quản lý và chăm sóc sức khỏe người khuyết tật tại cộng đồng.
- Quản lý sức khỏe người dân trên địa bàn.
- Thực hiện xử trí ban đầu kịp thời các trường hợp bệnh, tai nạn thương tích đến khám tại Trạm Y tế xã; chuyển lên tuyến trên kịp thời những trường hợp ngoài khả năng chuyên môn của Trạm Y tế xã.
Tiêu chí 7. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em
- Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ít nhất 4 lần trong 3 thời kỳ và được tiêm phòng uốn ván đầy đủ.
- Tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ.
- Tỷ lệ phụ nữ đẻ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng các loại vắc xin phổ cập theo quy định của Bộ Y tế.
- Tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi).
Tiêu chí 8. Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
- Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm.
- Tỷ lệ sinh phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên đối với các tỉnh, thành phố thuộc vùng có mức sinh cao.
- Tỷ lệ phụ nữ sinh đủ 02 con đối với các tỉnh, thành phố thuộc vùng có mức sinh thấp.
- Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
- Xã có triển khai hoặc phối hợp tham gia triển khai các biện pháp nhằm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh.
- Tư vấn về tầm soát và quản lý tầm soát sơ sinh, trước sinh.
- Tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân.
Tiêu chí 9. Truyền thông - Giáo dục sức khỏe
- Trạm Y tế xã có đủ các phương tiện truyền thông theo quy định
- Triển khai tốt các hoạt động thông tin, truyền thông - giáo dục sức khỏe trên địa bàn xã.
Tiêu chí 10. Ứng dụng công nghệ thông tin
- Số cán bộ sử dụng thành thạo máy vi tính.
- Mức độ ứng dụng các phần mềm hiện có phục vụ công tác khám chữa bệnh, quản lý số liệu và trích xuất thông tin, báo cáo.
3. Hướng dẫn chấm điểm: theo Phụ lục I kèm theo
- Bộ tiêu chí này được áp dụng để đánh giá các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân của toàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã, chứ không chỉ đánh giá hoạt động của Trạm Y tế xã). Mục đích chính của Bộ tiêu chí là tạo ra các tiêu chuẩn để đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.
- Những chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí này là những yêu cầu cơ bản cần đạt trong giai đoạn đến năm 2030. Có những trường hợp đã đạt được các tiêu chí trong Bộ tiêu chí này, nhưng chưa đạt được các quy định, tiêu chuẩn trong một số quy định khác do Bộ Y tế ban hành thì vẫn phải tiếp tục phấn đấu để đạt các yêu cầu, tiêu chuẩn đó.
- Các tiêu chí đánh giá dựa theo các quy định hiện hành. Khi các quy định đó thay đổi thì tiêu chí đánh giá cũng cần thay đổi theo cho phù hợp.
- Việc đánh giá thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã được thực hiện hằng năm. Xã được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế có thời hạn trong vòng 3 năm. Nếu các năm tiếp theo không đạt Bộ tiêu chí thì phải rút danh hiệu đã công nhận.
- Xã được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu:
+ Đạt từ 80% tổng điểm trở lên.
+ Số điểm trong mỗi tiêu chí phải đạt từ 50% số điểm của tiêu chí đó trở lên.
+ Không bị “điểm liệt”.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2030 trên địa bàn tỉnh; theo chức năng, nhiệm vụ các ngành, các cấp phối hợp tổ chức thực hiện các hoạt động sau:
- Kiện toàn Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khỏe Nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và phân công nhiệm vụ các thành viên của Ban Chỉ đạo trong việc thực hiện chuẩn quốc gia y tế xã, phường, thị trấn giai đoạn đến năm 2030 và các nhiệm vụ khác:
+ Ban Chỉ đạo bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân dân cấp tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Y tế làm Phó Trưởng ban trực, các thành viên gồm đại diện lãnh đạo các Sở, ngành: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh và các đơn vị có liên quan.
+ Ban Chỉ đạo bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân dân cấp huyện do Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, Giám đốc Trung tâm Y tế làm Phó Trưởng ban trực, các thành viên gồm đại diện lãnh đạo: Phòng Tài chính và Kế hoạch, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Y tế, Bảo hiểm xã hội huyện và các phòng, ban có liên quan.
Ban Chỉ đạo bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện họp định kỳ 6 tháng 1 lần và đột xuất khi cần thiết.
- Củng cố Ban Chỉ đạo bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân dân cấp xã, duy trì hoạt động thường xuyên 6 tháng họp 1 lần; chỉ đạo xây dựng các chỉ tiêu theo Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã; đăng ký, kiểm tra, đánh giá và đề nghị cấp trên về kiểm tra công nhận xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã.
- Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ các đơn vị phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và đáp ứng nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới.
- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ về cả chuyên môn và quản lý, đặc biệt là đào tạo cán bộ có trình độ bác sỹ, dược sỹ, y học cổ truyền và quản lý Trạm Y tế xã.
- Chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, phát hiện dịch sớm, báo cáo và xử lý dịch kịp thời, không để dịch lan rộng, hạn chế tử vong do dịch bệnh. Triển khai thực hiện đồng bộ có hiệu quả các Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình y tế khác.
- Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở: Bố trí bác sỹ luân phiên hỗ trợ chuyên môn cho các Trạm Y tế, đặc biệt là các Trạm Y tế vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
- Đảm bảo cung ứng đủ thuốc thiết yếu theo quy định, có chất lượng đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh cho Nhân dân, quản lý và sử dụng thuốc đúng quy chế, an toàn, hợp lý và hiệu quả.
4. Huy động các nguồn vốn để đầu tư nâng cấp về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế cho Trạm Y tế.
5. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động y tế
- Phối hợp các hoạt động chăm sóc sức khỏe Nhân dân với các hoạt động của các Sở, Ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn, huy động các nguồn lực trong Nhân dân và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, từng bước xã hội hóa công tác y tế; đặc biệt tăng cường phối hợp với các lực lượng quân y trong công tác phòng chống dịch bệnh, thiên tai thảm họa, tập trung vào các vùng biên giới biển, vùng khó khăn.
- Mở rộng quan hệ quốc tế, tận dụng mọi sự đầu tư, lồng ghép hoạt động các dự án, chương trình có vốn đầu tư nước ngoài trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân; thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư cho công tác y tế.
IV. QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ VÀ CÔNG NHẬN XÃ ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA VỀ Y TẾ
- Đăng ký với Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố về việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã.
- Trạm Y tế tự tổ chức đánh giá việc đạt các tiêu chí quốc gia về y tế xã; thu thập đầy đủ các tài liệu, số liệu, lập hồ sơ để chứng minh cho việc đạt các tiêu chí.
- Sau khi tự đánh giá đã đạt các tiêu chí theo quy định, Trạm Y tế báo cáo UBND xã, có văn bản kèm hồ sơ liên quan gửi Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố đề nghị xét công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế.
- Trung tâm Y tế tham mưu UBND cấp huyện thành lập Hội đồng xét công nhận xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Thành viên Hội đồng bao gồm đại diện Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khỏe Nhân dân, đại diện Trung tâm Y tế và các đơn vị có liên quan khác ở tuyến huyện. Giúp việc cho Hội đồng có Tổ thư ký, gồm 3-5 cán bộ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp.
- Sau khi nhận được hồ sơ liên quan do UBND xã gửi, Tổ thư ký có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, về xã kiểm tra, đánh giá tất cả các chỉ tiêu theo quy định; trên cơ sở đó làm Biên bản thẩm định hồ sơ xét công nhận xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế.
- Hội đồng tuyến huyện họp xét xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế: Trên cơ sở hồ sơ đã được Tổ thư ký kiểm tra, thẩm định, đại diện lãnh đạo UBND xã trình bày trước Hội đồng tình hình thực hiện các tiêu chí quốc gia về y tế xã; Tổ thư ký trình bày kết quả thẩm định; các thành viên Hội đồng thẩm định, xem xét, nêu các vấn đề cần làm rõ; đại diện UBND xã trả lời Hội đồng; nếu có thành viên Hội đồng không thống nhất thì có thể tổ chức thẩm tra lại các nội dung chưa thống nhất để đánh giá kết quả.
- Trung tâm Y tế làm đầu mối tổng hợp hồ sơ, gửi danh sách những xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế về Sở Y tế.
- Sở Y tế thành lập Hội đồng xét công nhận xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế và Tổ thư ký xét công nhận xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế theo quy định.
- Tổ thư ký có trách nhiệm tổng hợp, rà soát, đánh giá và thẩm định tất cả các hồ sơ do tuyến huyện chuyển lên.
- Hội đồng tổ chức họp, thẩm định hồ sơ tương tự như tuyến huyện.
- Trên cơ sở đánh giá và biên bản thẩm định của Hội đồng, lãnh đạo Sở Y tế lập danh sách kèm hồ sơ gửi UBND tỉnh, đề nghị lãnh đạo UBND tỉnh ra quyết định công nhận xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế và gửi báo cáo về Bộ Y tế.
- Hàng năm, các địa phương có các hình thức khen thưởng phù hợp đối với các xã có thành tích tốt trong việc phấn đấu đạt tiêu chí quốc gia về y tế.
- Là cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Kế hoạch hoạt động hằng năm, tổ chức triển khai thực hiện, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã trên địa bàn, tổng hợp báo cáo kết quả về UBND tỉnh, Bộ Y tế theo quy định.
- Phổ biến, triển khai thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030.
- Thường xuyên rà soát, phân loại và kịp thời tham mưu điều chỉnh các xã của từng vùng cho phù hợp theo quy định hiện hành.
- Hướng dẫn Y tế tuyến huyện xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra.
- Giám sát, duy trì việc thực hiện chuẩn quốc gia y tế xã qua từng năm của các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.
- Hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã.
- Thẩm định hồ sơ đạt Bộ tiêu quốc gia về y tế xã của các xã, phường, thị trấn; tổng hợp những xã, phường, thị trấn đạt Bộ tiêu chí trình UBND tỉnh ra quyết định công nhận xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, gửi báo cáo về Bộ Y tế theo quy định.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo thực hiện các tiêu chí đảm bảo các yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã và tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
Phối hợp cùng với các Sở, ngành tham mưu UBND tỉnh đưa chỉ tiêu thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm của tỉnh, cân đối hỗ trợ ngân sách tỉnh để đầu tư, nâng cấp Trạm Y tế xã theo quy định của Bộ tiêu chí.
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, bố trí nguồn vốn đầu tư cho Y tế xã theo đúng tiêu chuẩn và tiến độ kế hoạch; thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng kinh phí đúng quy định, đúng mục đích và hiệu quả.
Phối hợp với Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng hoàn thiện hệ thống tổ chức, bộ máy, biên chế, cơ cấu cán bộ cho y tế xã và đào tạo cán bộ y tế xã.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Sở Y tế thực hiện tốt công tác y tế học đường.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Y tế tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh các hoạt động truyền thông trong cộng đồng về thực hiện các tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã nhằm tạo sự đồng thuận và ủng hộ của cộng đồng trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về Y tế - Dân số.
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị có liên quan triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhất là tăng cường truyền thông nhằm duy trì và nâng cao tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt chỉ tiêu kế hoạch.
9. Các Sở, ngành, đơn vị có liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các Sở, ngành, đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 đảm bảo theo Kế hoạch.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tham gia phối hợp triển khai thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 theo kế hoạch; tuyên truyền vận động hội viên, đoàn viên tích cực tham gia xây dựng y tế xã, phường, thị trấn theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã, phường, thị trấn.
11. UBND các huyện, thị xã, thành phố
Căn cứ Kế hoạch này và hướng dẫn của Sở Y tế, điều kiện thực tế địa phương để chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 tại địa phương. Huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch đề ra.
Đề nghị các Sở, Ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch đạt mục tiêu đề ra./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 189/KH-UBND năm 2023 thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 2Kế hoạch 230/KH-UBND năm 2023 thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 3Kế hoạch 380/KH-UBND năm 2023 thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 4Kế hoạch 2669/KH-UBND năm 2023 thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 5Kế hoạch 03/KH-UBND năm 2024 thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 1Quyết định 1300/QĐ-BYT năm 2023 Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 1453/QĐ-BYT năm 2023 đính chính Quyết định 1300/QĐ-BYT Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Kế hoạch 189/KH-UBND năm 2023 thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 4Kế hoạch 230/KH-UBND năm 2023 thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 5Kế hoạch 380/KH-UBND năm 2023 thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 6Kế hoạch 2669/KH-UBND năm 2023 thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 7Kế hoạch 03/KH-UBND năm 2024 thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Kế hoạch 123/KH-UBND năm 2024 thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- Số hiệu: 123/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 05/01/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Trần Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/01/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định