Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2012/QĐ-UBND | Bình Chánh, ngày 07 tháng 10 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐƯỢC XẾP HẠNG CẤP THÀNH PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH CHÁNH
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH CHÁNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT , ngày 24 tháng 7 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Thông tin phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 39/2001/QĐ-BVHTT ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Bộ Văn hóa - Thông tin về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ hội;
Căn cứ Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTTDL ngày 06 tháng 02 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về ban hành Quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
Căn cứ Thông tư số 04/2011/TT-VHTTDL ngày 21 tháng 01 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
Xét đề nghị của Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin, tại Tờ trình số 97/TTr-VHTT ngày 14 tháng 9 năm 2012; Báo cáo thẩm định số 526/BC-TP ngày 18 tháng 10 năm 2012 của Phòng Tư pháp và Tờ trình số 636/TTr-NV ngày 26 tháng 10 năm 2012 của Trưởng Phòng Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp Thành phố trên địa bàn huyện Bình Chánh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 07 ngày, kể từ ngày ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Huyện, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin, Trưởng Phòng Nội vụ, Trưởng Phòng Tư pháp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐƯỢC XẾP HẠNG CẤP THÀNH PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH CHÁNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2012/QĐ-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích của hoạt động Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp Thành phố trên địa bàn huyện Bình Chánh
1. Bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp Thành phố (sau đây gọi là di tích) trước những tác động xấu của môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội.
2. Bảo đảm giữ gìn tối đa các yếu tố nguyên gốc và các giá trị chân xác của di tích về các mặt: vị trí, cấu trúc, chất liệu, kỹ thuật truyền thống, chức năng, nội thất, ngoại thất, cảnh quan liên quan và các yếu tố khác của di tích, nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị của di tích.
3. Bảo đảm sự hài hòa giữa di tích với môi trường cảnh quan xung quanh.
Điều 2. Đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng
1. Bao gồm các di tích lịch sử - văn hóa, di tích kiến trúc nghệ thuật đã được Ủy ban nhân dân Thành phố xếp hạng di tích cấp Thành phố và những di tích đã có Quyết định đưa vào danh mục bảo tồn trên địa bàn huyện Bình Chánh.
2. Quy chế này quy định về hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp Thành phố trong phạm vi địa giới hành chính Huyện, quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân Huyện, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn đối với hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý
1. Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hóa thuộc sở hữu toàn dân, công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu cá nhân và các hình thức sở hữu khác theo quy định.
2. Ủy ban nhân dân Huyện thực hiện quyền quản lý Nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Huyện theo sự phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phố.
3. Hoạt động của các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Huyện phải chấp hành nghiêm túc đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Chương II
NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Phòng Văn hóa và Thông tin
1. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân Huyện thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Huyện;
2. Phổ biến những chủ trương, chính sách của Nhà nước, các quy định của ngành về hoạt động tín ngưỡng, hướng dẫn các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn Huyện xây dựng nếp sống văn minh, thực hiện đúng các quy định của pháp luật;
3. Hướng dẫn các Ban Quản lý di tích lịch sử - văn hóa làm tốt nhiệm vụ giữ gìn các cổ vật, bảo quản và tu bổ di tích theo quy định;
4. Kết hợp với Ban tổ chức lễ hội của các cơ sở tín ngưỡng dân gian hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ để thực hiện tốt lễ hội;
5. Kiểm tra, đề xuất xử lý vi phạm hành chính đối với những cơ sở tín ngưỡng dân gian không chấp hành các quy định của Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa và tổ chức lễ hội;
6. Phối hợp, hỗ trợ Ủy ban nhân dân xã, thị trấn về nghiệp vụ chuyên môn, giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở tín ngưỡng;
7. Phối hợp Phòng Nội vụ và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn hướng dẫn các cơ sở tín ngưỡng dân gian và các di tích lịch sử - văn hóa về nội dung và nhân sự cho Hội nghị bầu Ban Quý tế; xem xét bổ sung, trình Ủy ban nhân dân Huyện quyết định công nhận kết quả bầu cử tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở tín ngưỡng. Xây dựng Quy ước hoạt động cho các cơ sở tín ngưỡng dân gian, di tích lịch sử - văn hóa và trình Ủy ban nhân dân Huyện ban hành Quyết định công nhận.
Điều 5. Phòng Nội vụ
Phối hợp Phòng Văn hóa và Thông tin, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huyện hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện để các di tích lịch sử - văn hóa, di tích kiến trúc nghệ thuật đã được Ủy ban nhân dân Thành phố xếp hạng di tích cấp Thành phố và những di tích đã có Quyết định đưa vào danh mục bảo tồn trên địa bàn Huyện thực hiện đúng theo quy định của Luật Di sản văn hóa.
Điều 6. Ủy ban nhân dân xã, thị trấn
1. Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với các cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn, được Ủy ban nhân dân Huyện ủy quyền ra Quyết định công nhận Ban Quý tế tại các cơ sở tín ngưỡng không đủ điều kiện xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, sau khi đã tham khảo ý kiến của Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Nội vụ và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Huyện;
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng của Huyện hướng dẫn các cơ sở tín ngưỡng; giải quyết những kiến nghị và những vấn đề phát sinh từ cơ sở tín ngưỡng trong phạm vi thẩm quyền của mình; báo cáo với Ủy ban nhân dân Huyện biện pháp và kết quả giải quyết;
3. Có trách nhiệm hỗ trợ việc giữ gìn an ninh trật tự, cảnh quan nơi cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn các xã, thị trấn quản lý khi có yêu cầu.
Điều 7. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huyện
1. Phối hợp Ủy ban nhân dân Huyện, xã, thị trấn và các cơ sở tín ngưỡng thực hiện đúng chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
2. Phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Nội vụ, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở tín ngưỡng;
3. Phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin, Phòng Nội vụ, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn hướng dẫn về nội dung và nhân sự cho Hội nghị bầu Ban Quý tế ở các cơ sở tín ngưỡng dân gian, di tích lịch sử - văn hóa.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 8. Trách nhiệm triển khai thực hiện
1. Giao Phòng Văn hóa và Thông tin chủ trì, phối hợp Phòng Nội vụ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Bình Chánh, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn xây dựng kế hoạch triển khai nội dung Quy chế này đến tất cả các cơ sở tín ngưỡng dân gian, di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn. Đồng thời theo dõi, tổng hợp tình hình và tham mưu cho Huyện ủy, Ủy ban nhân dân Huyện chỉ đạo kịp thời các hoạt động trên lĩnh vực này.
2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong sinh hoạt tín ngưỡng, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, chấp hành đúng quy định pháp luật.
3. Quy chế được phổ biến trong các di tích lịch sử - văn hóa, di tích kiến trúc nghệ thuật đã được Ủy ban nhân dân Thành phố xếp hạng di tích cấp Thành phố và những di tích đã có Quyết định đưa vào danh mục bảo tồn trên địa bàn huyện Bình Chánh.
Điều 9. Khen thưởng
1. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo chủ trương xã hội hóa hoạt động văn hóa.
2. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong bảo vệ và phát huy giá trị di tích được khen thưởng theo quy định.
Điều 10. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về di sản văn hóa hoặc vi phạm các quy định của pháp luật có liên quan, thì tùy thuộc mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
- 1Quyết định 06/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 2Quyết định 4262/2006/QĐ-UBND về Quy chế tạm thời quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát huy di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- 3Quyết định 74/2007/QĐ-UBND ban hành Quy chế về quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 4Quyết định 1772/QĐ-UBND phân công quản lý di tích đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đợt 4 năm 2013
- 5Quyết định 27/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 6Quyết định 38/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 7Chỉ thị 18/2002/CT-UB tăng cường quản lý, phát huy hiệu quả các di tích lịch sử - văn hóa và cơ sở giáo dục truyền thống trên địa bàn tỉnh Cần Thơ
- 8Quyết định 48/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 9Quyết định 28/2014/QĐ-UBND về Quy định trách nhiệm quản lý, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 10Quyết định 15/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 11Quyết định 13/2016/QĐ-UBND về phân cấp, ủy quyền nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa cho cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 1Luật di sản văn hóa 2001
- 2Quyết định 39/2001/QĐ-BVHTT ban hành Quy chế Tổ chức lễ hội do Bộ trưởng Bộ Văn hoá- Thông tin ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009
- 5Quyết định 1706/2001/QĐ-BVHTT phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành
- 6Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi
- 7Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 8Quyết định 06/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 9Quyết định 4262/2006/QĐ-UBND về Quy chế tạm thời quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát huy di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- 10Quyết định 74/2007/QĐ-UBND ban hành Quy chế về quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 11Quyết định 1772/QĐ-UBND phân công quản lý di tích đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đợt 4 năm 2013
- 12Quyết định 27/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 13Quyết định 38/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 14Chỉ thị 18/2002/CT-UB tăng cường quản lý, phát huy hiệu quả các di tích lịch sử - văn hóa và cơ sở giáo dục truyền thống trên địa bàn tỉnh Cần Thơ
- 15Quyết định 48/2014/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 16Quyết định 28/2014/QĐ-UBND về Quy định trách nhiệm quản lý, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 17Quyết định 15/2015/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 18Quyết định 13/2016/QĐ-UBND về phân cấp, ủy quyền nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa cho cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Quyết định 11/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp Thành phố trên địa bàn huyện Bình Chánh
- Số hiệu: 11/2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/10/2012
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Trần Trọng Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 55
- Ngày hiệu lực: 14/10/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra