Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2013/QĐ-UBND | Ninh Thuận, ngày 26 tháng 02 năm 2013 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1222/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tại văn bản số 02/HĐND-TH ngày 05 tháng 01 năm 2013 về việc chấp thuận Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 123/TTr-SXD ngày 18 tháng 01 năm 2013 và Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp tại văn bản số 58, 59/BC-STP ngày 16 tháng 01 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 với các nội dung chính như sau:
a) Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch các ngành của tỉnh, quy hoạch tổng thể vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020, quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020. Phát triển bền vững, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên, gìn giữ các di tích lịch sử, văn hoá, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và bảo vệ an ninh quốc phòng;
b) Tập trung đầu tư phát triển các chủng loại vật liệu xây dựng mà tỉnh Ninh Thuận có nhu cầu tiêu thụ lớn và tiềm năng khoáng sản sẵn có nhằm thoả mãn nhu cầu tại chỗ;
c) Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận với quy mô hợp lý nhằm đảm bảo tính hiệu quả kinh tế và phục vụ nhu cầu xã hội. Đổi mới công nghệ, trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ mới tiên tiến đi đôi với đảm bảo sản xuất vật liệu xây dựng có hiệu quả, đi đến loại bỏ các cơ sở sản xuất với công nghệ sản xuất thủ công lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Phát triển vật liệu xây dựng theo hướng tiết kiệm nguyên vật liệu, hiệu quả và hợp lý. Không ngừng đào tạo nâng cao năng lực quản lý vận hành, sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh;
d) Sản xuất vật liệu xây dựng đặt trong mối quan hệ và sự phân công hợp lý trong tỉnh và giữa các tỉnh lận cận như: Khánh Hoà, Lâm Đồng, Bình Thuận; tập trung phát triển vật liệu xây dựng có tính lợi thế để đáp ứng nhu cầu trong tỉnh về chất lượng và số lượng, có xem xét yếu tố xuất ra ngoài tỉnh.
a) Đa dạng hoá hình thức đầu tư, thu hút mọi nguồn lực vào phát triển vật liệu xây dựng. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng;
b) Phát triển vật liệu xây dựng theo hướng hiện đại hoá, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để tiết kiệm nguồn nhiên liệu cũng như nguyên liệu và bảo vệ môi trường, nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật của người lao động;
c) Phát triển vật liệu xây dựng nhằm tận dụng tài nguyên thiên nhiên, cơ sở sản xuất hiện có, đầu tư xây dựng mới với công nghệ hiện đại để tạo ra nhiều sản phẩm vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu tại chỗ như vật liệu xây, vật liệu lợp, đá xây dựng, cát xây dựng, đá ốp lát, bêtông tươi, cấu kiện bê tông đúc sẵn;
d) Phấn đấu để ngành sản xuất vật liệu xây dựng trở thành ngành công nghiệp có tỉ trọng kinh tế cao và có công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành công nghiệp - xây dựng, giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân trong vùng.
*) Nhóm các sản phẩm khuyến khích phát triển nhưng khống chế về sản lượng sản xuất
a) Đá xây dựng:
- Định hướng chung:
+ Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ khai thác và chế biến để nâng công suất, giảm tiêu hao nguyên liệu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
+ Tổ chức sắp xếp lại các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ ở các huyện nhằm tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường và an toàn lao động. Hạn chế cấp phép gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản quy mô nhỏ.
+ Nghiên cứu kết hợp sản xuất đá với sản xuất cát nhân tạo từ đá mi bụi để thay thế một phần cát tự nhiên, tiết kiệm tài nguyên.
- Quy hoạch: quy hoạch sản lượng cung cấp đá xây dựng cho nhu cầu trên địa bàn tỉnh có tính đến nhu cầu phát sinh khi xây dựng các công trình hạ tầng cấp quốc gia (đường bộ, đường sắt cao tốc, nhà máy điện hạt nhân, cảng biển, ...). Các mỏ đá đầu tư mới hoặc đầu tư mở rộng gắn với các trục đường chính, các khu, cụm công nghiệp đang hình thành. Từ năm 2015 trở đi quy hoạch không gia hạn cấp phép các mỏ đá xây dựng có quy mô nhỏ để đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường và tiết kiệm nguồn tài nguyên; các mỏ có quy mô sản xuất công nghiệp: đầu tư mới, đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu thiết bị khai thác và chế biến đá xây dựng. Việc nâng công suất các mỏ nói trên sẽ giảm chi phí và đủ sản lượng đáp ứng nhu cầu đá xây dựng cho toàn tỉnh.
+ Năm 2011: 2.732.300 m3/năm.
+ Năm 2012 - 2015: 3.000.000 m3/năm.
+ Năm 2016 - 2020: 3.500.000 m3/năm;
b) Cát xây dựng:
- Định hướng chung: khai thác cát theo quy hoạch, bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường. Tổ chức lại việc khai thác cát nhỏ lẻ của tư nhân, hình thành các cơ sở khai thác cát tập trung theo quy hoạch để tạo điều kiện cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường; phát triển sản xuất cát nghiền với công nghệ tiên tiến công suất từ 500.000 m3/năm trở lên để thay thế một phần cát tự nhiên sử dụng cho bêtông.
- Quy hoạch: tiếp tục xem xét khai thác cát sông để nạo vét khai thông dòng chảy, cần quy hoạch vùng khai thác và quản lý tốt đơn vị khai thác tư nhân để đảm bảo chất lượng cát xây dựng đồng thời không làm sạt lở, biến đổi dòng chảy của sông; thăm dò và khai thác cát bãi trên cạn, xây dựng các đơn vị khai thác và chế biến có công suất từ 100.000 m3 trở lên. Cần xem xét đến công nghệ sản xuất cát từ xay đá để triển khai công nghệ này cho những vùng không có cát, cự ly vận chuyển xa và hiệu quả nhất là các cơ sở đang xây dựng các nhà máy điện hạt nhân và hồ chứa nước.
+ Năm 2011: 450.000 m3/năm.
+ Năm 2012 - 2015: 1.000.000 m3/năm.
+ Năm 2016 - 2020: 1.530.000 m3/năm; trong đó cát nhân tạo là: 900.000 m3/năm, cát tự nhiên là 630.000 m3/năm;
c) Vật liệu san lấp:
- Định hướng chung: khai thác vật liệu san lấp theo quy hoạch, bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường. Tổ chức lại việc khai thác vật liệu san lấp nhỏ lẻ của tư nhân, hình thành các cơ sở khai thác vật liệu san lấp tập trung theo quy hoạch để tạo điều kiện cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường.
- Quy hoạch: trên địa bàn tỉnh có nhiều mỏ đất có thể khai thác sử dụng để san lấp mặt bằng phân bố ở hầu hết các huyện. Dựa trên tình hình tìm kiếm, phát hiện và phân bố các mỏ đất san lấp, dự kiến quy hoạch các cơ sở khai thác vật liệu san lấp như sau:
+ Năm 2011: 603.000 m3/năm.
+ Năm 2012 - 2020: 8.000.000 m3/năm.
*) Nhóm các sản phẩm khuyến khích phát triển không hạn chế về sản lượng sản xuất
a) Ximăng:
- Định hướng chung:
+ Đầu tư chiều sâu tại các trạm nghiền ximăng để phát huy được công suất thiết kế, nhanh chóng tăng sản lượng và chất lượng ximăng để đáp ứng nhu cầu ximăng trong tỉnh ngày càng tăng. Các trạm nghiền phải có nguồn cung cấp clanhke ổn định theo quy hoạch phát triển ximăng Việt Nam đến năm 2030.
+ Các trạm nghiền ximăng phải đầu tư hoàn thiện hệ thống lọc bụi nhằm bảo vệ môi trường.
- Quy hoạch:
+ Giai đoạn 2011 - 2015: phát huy hết năng lực nghiền ximăng của tỉnh đạt 850.000 tấn/năm, so với nhu cầu ximăng có thể đáp ứng được.
+ Giai đoạn 2016 - 2020: đầu tư mở rộng nâng công suất trạm nghiền của Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên ximăng Luks lên 1.000.000 tấn/năm.
Đến năm 2020, năng lực nghiền ximăng của tỉnh đạt 1.100.000 tấn/năm, đáp ứng được 90% nhu cầu trong tỉnh, lượng ximăng còn thiếu sẽ được cung ứng từ các tỉnh khác trong cả nước;
b) Vật liệu xây (đối với vật liệu xây không nung):
- Định hướng chung: khuyến khích đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng không nung nhằm chuyển đổi nguyên liệu từ đất sét để sản xuất gạch nung sang nguyên liệu đất đồi, đất bãi và đất phế thải sản xuất công nghiệp.
- Quy hoạch: dự kiến sản lượng 25 - 30% vào năm 2015 và 60 - 65% vào năm 2020 trên tổng sản lượng gạch xây nói chung.
+ Năm 2011: 16.000.000 viên tiêu chuẩn/năm.
+ Năm 2015: 76.000.000 viên tiêu chuẩn/năm.
+ Năm 2020: 360.000.000 viên tiêu chuẩn/năm.
Từ năm 2011 - 2015: sản lượng cần đạt 76 triệu viên/năm, trong đó đầu tư mới các cơ sở gạch không nung sản xuất cơ giới hoá, tự động hoá 60 triệu viên/năm; 16 triệu viên là công suất của 03 cơ sở hiện có sau khi đã nâng công suất các nhà máy.
Năm 2016 - 2020: sản lượng cần đạt 360 triệu viên/năm, trong đó đầu tư mới các cơ sở gạch không nung sản xuất cơ giới hoá, tự động hoá 140 triệu/năm (trong đó 20 triệu viên thay thế đá chẻ); đầu tư mới các cơ sở sản xuất bêtông khí chưng áp (gạch nhẹ) 144 triệu viên/năm; phát triển đến năm 2015 là 76 triệu viên;
c) Vật liệu lợp
- Tấm lợp kim loại:
+ Duy trì các cơ sở gia công tấm lợp kim loại hiện có đạt công suất 1 triệu m2/năm.
+ Dự kiến từ nay đến năm 2020 đầu tư các cơ sở sản xuất tấm lợp kim loại 03 lớp cách âm cách nhiệt công suất tổng công suất đạt 1.500.000 m2/năm tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Ngói ximăng - cát: dự kiến từ nay đến năm 2020 đầu tư các cơ sở sản xuất ngói màu ximăng - cát tổng công suất đạt 300.000 m2/năm trong các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
d) Vật liệu trang trí và hoàn thiện:
- Đá ốp lát: theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ thì đến năm 2015, sản xuất đá ốp lát đạt 01 triệu m2/năm nhằm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Do vậy, cần có những định hướng đáp ứng yêu cầu, cụ thể như sau:
+ Năm 2011: 672.000 m2/năm.
+ Năm 2012 - 2020: 960.000 m2/năm.
- Gạch lát bêtông màu: tổng sản lượng hằng năm
+ Năm 2011: 250.000 m2/năm.
+ Năm 2012 - 2015: 300.000 m2/năm.
+ Năm 2016 - 2020: 500.000 m2/năm.
- Kính xây dựng: dự kiến trong giai đoạn 2011 - 2015 đầu tư các cơ sở sản xuất kính cường lực tổng công suất 1.200 m2/năm.
- Tấm nhựa: dự kiến trong giai đoạn 2011 - 2015 đầu tư các cơ sở sản xuất tấm nhựa tổng công suất 360.000 m2/năm tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Tấm hợp kim nhôm composite: dự kiến trong giai đoạn 2016 - 2020 đầu tư các cơ sở sản xuất tấm hợp kim nhôm composite tổng công suất 2.000.000 m2/năm tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Tấm thạch cao: dự kiến trong giai đoạn 2011 - 2015 đầu tư các cơ sở sản xuất tấm thạch cao tổng công suất: 2.500.000 m2/năm tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Vật liệu polyme composite: dự kiến trong giai đoạn 2011 - 2015 đầu tư các cơ sở sản xuất vật liệu polyme composite tổng công suất: 30.000 m2/năm tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
e) Bêtông thương phẩm và sản phẩm bêtông đúc sẵn:
- Định hướng:
+ Nhu cầu xây dựng tăng kết hợp với phương pháp thi công hiện đại, yêu cầu về chất lượng xây dựng đòi hỏi phải có bêtông trộn sẵn.
+ Phát triển công nghệ sản xuất đến năm 2015 tỷ lệ trộn cơ giới từ 30% - 35% và đến năm 2020 tỷ lệ này là 50%.
+ Bêtông thương phẩm/sản xuất cấu kiện đạt 20% năm 2020.
- Quy hoạch:
+ Năm 2011: BTTP: 135.000 m3/năm; BTĐS: 10.000 m3/năm.
+ Năm 2012 - 2015: BTTP: 165.000 m3/năm; BTĐS: 35.000 m3/năm.
+ Năm 2016 - 2020: BTTP: 205.000 m3/năm; BTĐS: 55.000 m3/năm.
*) Nhóm các sản phẩm không khuyến khích phát triển tiến đến thu hẹp sản xuất theo định hướng của thị trường
Vật liệu xây (đối với gạch tuynen và đá chẻ):
- Định hướng chung:
+ Đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ sản xuất gạch sét nung để giảm tiêu hao nhiên liệu, nguyên liệu và bảo vệ môi trường; hạn chế tối đa việc sản xuất vật liệu xây từ đất nông nghiệp. Phát huy hết công suất các nhà máy hiện có.
+ Tiếp tục duy trì nghề truyền thống khai thác đá chẻ để tận dụng nguồn tài nguyên khoáng sản sẵn có trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và giảm dần tiến đến thay thế viên đá chẻ bằng vật liệu xây không nung.
- Quy hoạch:
Gạch tuynen: tổng sản lượng hằng năm
+ Năm 2011: 105.000.000 viên tiêu chuẩn/năm;
+ Năm 2015: 185.000.000 viên tiêu chuẩn/năm;
+ Năm 2020: 185.000.000 viên tiêu chuẩn/năm.
Đá chẻ: tổng sản lượng hằng năm
+ Năm 2011: 20.000.000 viên tiêu chuẩn/năm.
+ Năm 2015: 30.000.000 viên tiêu chuẩn/năm.
+ Năm 2020: 20.000.000 viên tiêu chuẩn/năm.
a) Giải pháp về vốn đầu tư cho sản xuất vật liệu xây dựng:
- Khuyến khích các doanh nghiệp, các mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào sản xuất vật liệu xây dựng bằng mọi hình thức kể cả liên doanh với nước ngoài để tổ chức sản xuất.
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài dưới các hình thức hợp tác, liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài.
- Cần tranh thủ tối đa nguồn vốn tư ngân sách trung ương hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, xây dựng công trình cấp thoát nước, mở rộng mạng lưới giao thông, mạng lưới điện, ... để đầu tư ngoài hàng rào cho các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng.
- Các ngân hàng cần tạo điều kiện, ưu tiên cho vay nguồn vốn tín dụng, lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng có lợi thế, có thị trường tiêu thụ như gạch không nung, gạch lát bêtông, đá xây dựng, ... có thể và đủ khả năng thu hồi vốn. Thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các doanh nghiệp;
b) Giải pháp về tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước:
- Sau khi quy hoạch được phê duyệt cần phải phổ biến rộng rãi cho các sở, ngành, các cấp chính quyền, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Việc cấp giấy phép khai thác tài nguyên và đầu tư nhà máy sản xuất phải theo đúng quy hoạch được duyệt.
- Việc quản lý đầu tư và sản xuất vật liệu xây dựng cần tập trung vào một đầu mối là Sở Xây dựng và có sự phân cấp rõ ràng cho các cấp quản lý huyện, thành phố theo quy mô để quản lý chặt chẽ mọi hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng. Đối với tất cả các dự án mới đầu tư phải thực hiện đánh giá tác động môi trường trước khi xây dựng theo đúng quy định. Các dự án phải trình các biện pháp xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn và cam kết thực hiện. Cần xem xét và phê duyệt có chọn lọc các công nghệ, thiết bị tiên tiến, phù hợp.
- Có chính sách ưu đãi để thu hút các chuyên gia kỹ thuật giỏi đã được đào tạo và có kinh nghiệm qua công tác sản xuất, quản lý sản xuất. Có lực lượng lao động kỹ thuật mới nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, công tác khoa học công nghệ của tỉnh cần phải có số lượng chương trình nghiên cứu về vật liệu xây dựng như: lựa chọn nguồn nguyên liệu tối ưu cho sản xuất, cải tiến công nghệ, kỹ thuật sản xuất, bảo vệ môi trường, ... Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại, tập huấn bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân trực tiếp sản xuất.
- Trong thời gian tới tỉnh cần nghiên cứu, ban hành các cơ chế chính sách để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng; đồng thời tăng cường công tác quản lý Nhà nước về mọi mặt kể cả năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, nghĩa vụ của các cơ sở sản xuất kinh doanh đối với xã hội và người tiêu dùng theo đúng luật định của Nhà nước;
c) Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm:
- Mở rộng thị trường tạo điều kiện cho sản xuất vật liệu xây dựng phát triển bằng sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước trong tỉnh và tự bản thân hoạt động của doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong tỉnh tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế để cập nhật thông tin và quảng bá những sản phẩm của mình, tìm kiếm đối tác liên doanh, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Tăng cường chức năng, nhiệm vụ về phát triển vật liệu xây dựng cho Trung tâm khuyến công và xúc tiến thương mại trực thuộc Sở Công Thương và Văn phòng Phát triển kinh tế (EDO) nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư trong thực hiện dự án đầu tư và đưa sản phẩm đến người tiêu dùng; đồng thời bản thân các doanh nghiệp cũng cần phải tự mở rộng hệ thống tiếp thị để tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước, có cơ chế khuyến khích môi giới bán hàng và thực hiện các nhiệm vụ hậu mãi tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
a) Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.
- Thành lập đoàn liên ngành thường xuyên thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất các hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo đảm an toàn lao động trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động khoáng sản, ngăn chặn kịp thời hoạt động khoáng sản trái pháp luật;
b) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Phối hợp với các sở, ngành thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên, khoáng sản, môi trường, an toàn lao động; giải quyết theo thẩm quyền các thủ tục cho thuê đất, giao đất, sử dụng cơ sở hạ tầng cho tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản tại địa phương.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành đầu tư thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng trước khi thực hiện đầu tư khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng để tăng hiệu quả đầu tư. Tổ chức quản lý, giám sát việc thăm dò, khai thác, chế biến các mỏ khoáng sản, phục hồi môi trường, tránh tình trạng quy hoạch chồng chéo với các quy hoạch khác trên địa bàn; quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản làm nguyên liệu vật liệu xây dựng trên địa bàn khi mỏ chưa có chủ; ngăn ngừa tình trạng khai thác trái phép; đưa các nội dung quy hoạch trong từng giai đoạn vào kế hoạch hằng năm, 5 năm và quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương để triển khai thực hiện.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm trong công việc này trên địa bàn thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và thực hiện quản lý Nhà nước theo Thông tư số 11/2007/TT-BXD ngày 11 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng.
- Theo dõi, tổng hợp tình hình sản xuất vật liệu xây dựng hằng tháng, quý (sản lượng, tình hình tiêu thụ từng loại sản phẩm trên địa bàn, ...), báo cáo Sở Xây dựng theo quy định.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản, đặc biệt đối với những nơi có khoáng sản và hoạt động khoáng sản;
c) Các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Sở Xây dựng:
+ Công bố và phổ biến rộng rãi quy hoạch.
+ Phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án sản xuất vật liệu xây dựng để triển khai phát triển theo định hướng quy hoạch đã được phê duyệt.
+ Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tuyên truyền về hiệu quả kinh tế kỹ thuật trong sử dụng các sản phẩm mới.
+ Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp có tham gia hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng như (đá xây dựng, cát xây dựng, sét gạch ngói, vật liệu san lấp, ...), xử lý các đơn vị khai thác vi phạm Luật Đất đai, Luật Khoáng sản và các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường.
+ Tham mưu việc điều chỉnh quy hoạch kịp thời, đồng thời đề xuất và tổ chức triển khai nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất vật liệu xây dựng đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
+ Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện lộ trình xoá bỏ sản xuất gạch nung thủ công gây ô nhiễm môi trường theo đúng quy định vào năm 2015.
- Sở Tài nguyên và Môi trường:
+ Công bố danh mục các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng đã được cấp phép thăm dò, đánh giá trữ lượng, đã cấp phép cho các doanh nghiệp và các vùng cấm, tạm cấm hoặc hạn chế hoạt động khoáng sản.
+ Cập nhật kết quả thăm dò, khai thác các mỏ khoáng sản làm nguyên liệu vật liệu xây dựng; tổ chức thực hiện kiểm kê đối với các mỏ đã thăm dò trữ lượng khoáng sản và đã được đưa vào khai thác trên địa bàn tỉnh.
+ Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý theo pháp luật đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản nhằm bảo đảm khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, an toàn cảnh quan, môi trường và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tránh tình trạng xin cấp mỏ nhưng không khai thác.
- Sở Công Thương: tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển công nghiệp của tỉnh nói chung và công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nói riêng, tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm vật liệu xây dựng song vẫn tránh được tình trạng xuất khẩu nguyên liệu thô như đá ốp lát, ...
- Sở Khoa học và Công nghệ: phối hợp với Sở Xây dựng định hướng công nghệ sản xuất và xây dựng lộ trình giảm thiểu cơ sở sản xuất, khai thác thủ công lạc hậu không phù hợp trong vùng quy hoạch khai thác vùng nguyên liệu; lập phương án đẩy mạnh các hoạt động khoa học trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, tiếp thu, ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến ở trong và ngoài nước.
- Sở Giao thông vận tải: chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng lập phương án phát triển giao thông đồng bộ phục vụ xây dựng các nhà máy.
- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước tỉnh Ninh Thuận: nghiên cứu các chính sách hỗ trợ, tạo nguồn vốn đầu tư, thực hiện các giải pháp xúc tiến đầu tư;
d) Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia sản xuất vật liệu xây dựng, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản có trách nhiệm:
- Chấp hành theo đúng quy định trình tự xin cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm nguyên liệu vật liệu xây dựng theo Luật Khoáng sản năm 2010.
- Đầu tư khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả trong thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng, thực hiện nghiêm chỉnh việc khai thác tận dụng tài nguyên khoáng sản, không để lãng phí tài nguyên khoáng sản, cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác và thực hiện chế độ báo cáo tình hình khai thác hàng năm với Sở Tài nguyên và Môi trường.
Điều 2. Các cơ quan, đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ vào nội dung đã được phê duyệt, triển khai thực hiện các công việc theo đúng quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Giao thông; các ngân hàng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 1579/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 2Quyết định 2139/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 3Quyết định 3689/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 4Quyết định 3030/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- 5Quyết định 1784/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hà Nam đến năm 2020
- 6Quyết định 3010/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất vật liệu xây dựng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020
- 7Quyết định 865/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt đề cương chi tiết và dự toán kinh phí Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 8Quyết định 286/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 9Quyết định 400/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 10Quyết định 532/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 11Quyết định 1749/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
- 1Luật Đất đai 2003
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Nghị định 124/2007/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng
- 5Thông tư 11/2007/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định 124/2007/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 6Quyết định 121/2008/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 152/2008/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Luật khoáng sản 2010
- 9Quyết định 1222/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 45/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 1579/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 12Quyết định 2139/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 13Quyết định 3689/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 14Quyết định 3030/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- 15Quyết định 1784/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hà Nam đến năm 2020
- 16Quyết định 3010/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất vật liệu xây dựng tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020
- 17Quyết định 865/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt đề cương chi tiết và dự toán kinh phí Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 18Quyết định 286/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 19Quyết định 400/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 20Quyết định 532/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 21Quyết định 1749/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
Quyết định 09/2013/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020
- Số hiệu: 09/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/02/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Đỗ Hữu Nghị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra