- 1Luật Khoáng sản sửa đổi 2005
- 2Luật Khoáng sản 1996
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật xây dựng 2003
- 5Nghị định 124/2007/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng
- 6Quyết định 121/2008/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 567/QĐ-TTg năm 2010 Phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1579/QĐ-UBND | Trà Vinh, ngày 06 tháng 9 năm 2012 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về Quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2072/QĐ-UBND ngày 09/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 131/TTr-SXD ngày 21 tháng 8 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự án: Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
2. Chủ đầu tư: Sở Xây dựng.
3. Vị trí, quy mô lập quy hoạch:
a) Phạm vi quy hoạch:
- Phạm vi lập quy hoạch: Toàn tỉnh Trà Vinh.
- Ranh giới:
+ Phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre;
+ Phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng;
+ Phía Đông giáp biển Đông;
+ Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long.
b) Quy mô:
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh khoảng 234.115,53 ha, dân số khoảng 1.005.856 người.
4. Thời hạn quy hoạch: Đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quy hoạch phát triển các chủng loại sản phẩm vật liệu xây dựng và quy hoạch khai thác sử dụng có hiệu quả tiềm năng về tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện quản lý nhà nước trong công tác phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Làm căn cứ cho các nhà đầu tư trong việc chuẩn bị xây dựng các dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.
- Làm cơ sở để triển khai thực hiện Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2010 về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020 và Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2012 về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung của Thủ tướng Chính phủ.
6.1. Quan điểm phát triển:
- Phát triển vật liệu xây dựng phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và các quy hoạch ngành của tỉnh;
- Phát triển vật liệu xây dựng phải đảm bảo tính bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, kết hợp hài hoà giữa hiệu quả kinh tế và xã hội, phát triển theo hướng đáp ứng nhu cầu và thương mại dịch vụ. Phát huy thế mạnh thị trường, tiềm lực khoa học và công nghệ, khả năng huy động vốn, kết hợp với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, nguồn nhân lực và các điều kiện thuận lợi khác để phát triển sản xuất vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu xây dựng từ các loại vật liệu cao cấp như: Sứ vệ sinh, kính xây dựng, vật liệu ốp lát cao cấp, vật liệu cách âm, cách nhiệt, vật liệu nhẹ và các loại vật liệu thông thường khác như: Cát xây dựng, vật liệu xây, lợp nung và không nung.
- Phát triển những loại vật liệu mới, vật liệu có hàm lượng khoa học, công nghệ, tự động hoá cao, vật liệu tiết kiệm năng lượng, xanh, sạch, sử dụng nguồn nhân lực có tay nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng với quy mô hợp lý, có kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên tiến, đa dạng hoá sản phẩm, đạt tiêu chuẩn chất lượng khu vực và quốc tế, thân thiện với môi trường, nâng cao năng suất lao động và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Đa dạng hoá các hình thức đầu tư, thu hút mọi nguồn vốn vào phát triển và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng; nâng cao công nghệ trong sản xuất.
6.2. Mục tiêu phát triển:
- Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 nhằm phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực; khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của tỉnh về vị trí địa lý và kinh tế - xã hội, nguồn lực lao động, lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao để sản xuất nhiều sản phẩm vật liệu xây dựng với chất lượng cao; từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành để có thể hội nhập thị trường vật liệu xây dựng trong và ngoài nước.
- Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng cả về khối lượng, chất lượng và chủng loại, đáp ứng cơ bản một số loại vật liệu xây dựng như: Vật liệu xây, lợp; vật liệu trang trí hoàn thiện, phục vụ trong tỉnh và cung cấp cho các tỉnh, thành trong cả nước. Tham gia vào thị trường các mặt hàng: Sứ vệ sinh, kính xây dựng, đá ốp lát nhân tạo,… để tăng dần khả năng cạnh tranh. Đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ cảnh quan, môi trường và phục vụ công tác quản lý ngành trên địa bàn tỉnh.
6.3. Định hướng quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030:
a) Vật liệu xây:
- Đối với các cơ sở sản xuất gạch nung thủ công: Từng bước xóa bỏ hoặc chuyển đổi sang công nghệ sản xuất mới, tiên tiến, ít ô nhiễm môi trường.
- Khuyến khích đầu tư sản xuất vật liệu không nung để hạn chế sử dụng đất sét, giảm tiêu hao nhiên liệu và ô nhiễm môi trường.
- Nhu cầu vật liệu xây đến năm 2020: Năm 2015: 450 triệu viên; năm 2020: 760 triệu viên.
* Giai đoạn 2012 - 2015:
- Gạch nung:
+ Hạn chế sử dụng các loại gạch, ngói nung thông thường, sử dụng các loại gạch, ngói không nung thay thế, nhằm chuyển đổi thói quen sử dụng gạch, ngói nung để tiết kiệm đất nông nghiệp, không gây ô nhiễm môi trường.
+ Xây dựng lộ trình giảm dần việc sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung và chấm dứt sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, lò thủ công cải tiến.
+ Thay thế lò gạch nung thủ công, lò thủ công cải tiến. Đầu tư thiết bị, dây chuyền sản xuất nhà máy gạch tuynel để nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm.
+ Đầu tư xây dựng nhà máy gạch tuynel tại xã Đức Mỹ, huyện Càng Long và xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành.
- Gạch không nung:
+ Nhu cầu gạch không nung : 90 triệu viên.
+ Phát triển sản xuất vật liệu không nung; đính hướng đến năm 2015 thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 20 - 25%. Ngoài ra, cần đầu tư sản xuất các loại vật liệu nhẹ, các loại tấm tường thay thế cho vật liệu nung và vật liệu không nung.
+ Đầu tư xây dựng 03 nhà máy gạch, ngói không nung với công suất 23 triệu viên/năm.
* Giai đoạn 2016 - 2020:
- Gạch nung:
+ Xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch nung bằng lò thủ công, lò thủ công cải tiến, lò đứng liên tục và lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
+ Đầu tư về công nghệ đối với tất cả các cơ sở sản xuất gạch tuynel để nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Sản lượng: dự kiến sản xuất khoảng 107 triệu viên/năm.
- Gạch không nung:
+ Nhu cầu gạch không nung: 228 triệu viên.
+ Phát triển sản xuất vật liệu không nung thay thế sản lượng gạch nung đạt tỷ lệ 30 - 40%.
+ Sử dụng phế thải công nghiệp: Xỉ than để sản xuất vật liệu không nung.
+ Đầu tư, mở rộng công suất của 03 cơ sở sản xuất gạch không nung lên 46 triệu viên/năm.
b) Vật liệu lợp:
Trên địa bàn tỉnh hiện chưa có cơ sở sản xuất tấm lợp kim loại, cần phát triển sản xuất các loại vật liệu lợp, nhằm phục vụ cho nhu cầu xây dựng trong tỉnh.
- Nhu cầu vật liệu lợp đến năm 2020: Năm 2015: 1.000 nghìn m2; năm 2020: 1.300 nghìn m2.
c) Đá xây dựng:
- Tỉnh không có tài nguyên về đá xây dựng, nhu cầu về đá xây dựng chỉ nhập từ các tỉnh lân cận.
- Nhu cầu đá xây dựng đến năm 2020: Năm 2015: 3.000 nghìn m3; năm 2020: 4.000 nghìn m3.
d) Cát xây dựng:
- Nhu cầu về cát xây dựng trên địa bàn tỉnh rất lớn, hiện chỉ có cát san lấp, phần lớn cát xây dựng phải nhập từ các tỉnh khác.
- Nhu cầu cát xây dựng: Năm 2015: 560 nghìn m3; năm 2020: 850 nghìn m3.
e) Vật liệu ốp lát:
- Gạch lát ceramic: Đầu tư công nghệ trang trí mới để tạo ra các sản phẩm có giá trị, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu và hạ giá thành. Sản phẩm gạch ốp lát cần được sản xuất đa dạng, màu sắc hoa văn phong phú với những họa tiết gần gũi với thiên nhiên;… đặc biệt phát triển sản xuất các sản phẩm ốp lát với kích thước lớn, mỏng, trọng lượng nhẹ, cường độ cao, độ hút nước thấp phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
* Giai đoạn 2011 - 2015: Dự kiến sản xuất đạt công suất thiết kế khoảng 8 triệu m2/ năm.
* Giai đoạn 2016 - 2020: Duy trì công suất đã đầu tư trong giai đoạn trước. Nghiên cứu mở rộng các cơ sở sản xuất đầu tư có hiệu quả ở giai đoạn trước cung cấp sản lượng cho nhu cầu trong nước.
- Gạch lát terrazzo: Là loại gạch lát hè, đường đi, sân bãi,..., có hình thức đẹp phù hợp với thị hiếu sử dụng ở các đô thị. Có công nghệ sản xuất tiên tiến, dây chuyền thiết bị hiện đại.
* Giai đoạn 2011 - 2015: Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất gạch lát terrazzo cao cấp công suất 100 nghìn m2/năm tại Khu công nghiệp Long Đức.
* Giai đoạn 2016 - 2020: Duy trì công suất đã đầu tư trong giai đoạn trước. Nghiên cứu mở rộng các cơ sở sản xuất đầu tư có hiệu quả ở giai đoạn trước.
- Đá ốp lát nhân tạo: Là loại đá ốp lát nhân tạo chất lượng cao, được sản xuất từ vụn đá granite hoặc đá cẩm thạch, dùng để ốp lát các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
* Giai đoạn 2011 - 2015: Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất đá ốp lát nhân tạo terastone công suất 200 nghìn m2/năm tại các khu công nghiệp trong tỉnh.
* Giai đoạn 2016 - 2020: Duy trì công suất đã đầu tư trong giai đoạn trước. Nghiên cứu mở rộng các cơ sở sản xuất nếu đầu tư có hiệu quả ở giai đoạn trước.
- Tấm nhựa: Là loại vật liệu có thể sử dụng để ốp tường và ốp trần, được sản xuất từ bột nhựa.
* Giai đoạn 2011 - 2015: Đầu tư 01 cơ sở sản xuất tấm nhựa ốp trần và tường tại huyện Càng Long, công suất 100 nghìn m2/năm.
* Giai đoạn 2016 - 2020: Nâng công suất cơ sở sản xuất lên 200 nghìn m2/năm.
- Ván ép từ phụ phẩm nông sản: Sản xuất loại ván ép ôkal từ phụ phẩm nông sản và ván gỗ tre ép, sử dụng làm vật liệu trang trí, lát nền sàn, các loại cửa,...
* Giai đoạn 2011 - 2015: Đầu tư nhà máy sản xuất ván ép ôkal, gỗ tre ép có công suất 8.000-10.000 m3/năm... Nghiên cứu sản xuất ván gỗ tre ép, để sử dụng làm vật liệu trang trí, lát nền sàn, các loại cửa công trình.
* Giai đoạn 2016 - 2020: Duy trì công suất nhà máy sản xuất ván ép ôkal đã đầu tư giai đoạn trước. Nghiên cứu mở rộng các cơ sở sản xuất ván gỗ tre ép nếu đầu tư có hiệu quả ở giai đoạn trước.
- Tấm thạch cao: Tấm thạch cao hiện đang được sử dụng rộng rãi để làm tấm trần, vách ngăn trong các công trình xây dựng, có tính mỹ thuật cao, nhẹ, dễ thi công.
* Giai đoạn 2011 - 2015: Đầu tư dây chuyền sản xuất tấm tường, tấm vách ngăn và tấm trần thạch cao, cách âm, cách nhiệt công suất 1,5 triệu m2/năm tại Khu công nghiệp Long Đức
* Giai đoạn 2016 - 2020: Mở rộng qui mô sản xuất lên 3 triệu m2/năm.
f) Bê tông tươi và bê tông đúc sẵn.
- Giai đoạn 2011 - 2015: Sản xuất theo quy mô công nghiệp; nâng cao, mở rộng công nghệ sản xuất bê tông tươi của các cơ sở đang có, để đáp ứng nhu cầu sử dụng bê tông tươi trong tỉnh. Xây dựng nhà máy bê tông đúc sẵn: Sản xuất các trụ điện bê tông ly tâm, bê tông dân dụng, bê tông cầu đường, bê tông cốt thép dùng cho ngành điện và cấp thoát nước,...với công suất 3.000 m3/năm.
- Giai đoạn 2016 - 2020:
+ Mở rộng sản xuất cơ sở bê tông tươi tại các khu công nghiệp, khu kinh tế trong tỉnh, đầu tư nâng công suất cơ sở sản xuất bê tông tươi tại thành phố Trà Vinh lên công suất 70 nghìn m3/năm.
+ Đầu tư xây dựng mới cơ sở sản xuất bê tông tươi công suất 35 nghìn m3/năm tại huyện Càng Long và huyện Cầu Kè.
+ Mở rộng nhà máy bê tông đúc sẵn cho ngành điện và cấp thoát nước ở giai đoạn trước lên công suất 6.000 m3/năm.
7. Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch:
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất vật liệu xây dựng;
- Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, phục vụ cho yêu cầu phát triển sản xuất vật liệu xây dựng;
- Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân kỹ thuật lành nghề, kết hợp với việc phát triển khoa học công nghệ vật liệu xây dựng để đáp ứng nhu cầu hiện tại và tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành trong tương lai;
- Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tạo điều kiện mở rộng thị trường để thúc đẩy sản xuất vật liệu xây dựng và thống nhất quản lý nhà nước đối với toàn ngành sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh;
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển các ngành kinh tế trong đó có ngành sản xuất vật liệu xây dựng;
- Bảo vệ môi trường trong sản xuất vật liệu xây dựng.
1. Sở Xây dựng:
- Công bố Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 để các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện; tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng;
- Quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách để phát triển ổn định và bền vững cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng.
- Phối hợp với các Sở, Ban ngành liên quan, thường xuyên kiểm tra giám sát tình hình triển khai quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, báo cáo Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh hàng năm và đột xuất.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Lập kế hoạch thăm dò khai thác chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt; tổ chức bổ sung cập nhật thường xuyên nguồn tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng đến năm 2020;
- Kiểm tra, giám sát việc khai thác tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng, việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các cá nhân, tổ chức, doanh nhgiệp tham gia sản xuất vật liệu xây dựng theo thẩm quyền.
3. Sở Công Thương:
Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường giám sát việc thực hiện các quy định của Nhà nước về quy trình kỹ thuật khai thác mỏ làm vật liệu xây dựng, nhằm đảm bảo khai thác có hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Tổ chức các hoạt động khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, giới thiệu và phổ biến công nghệ mới, hiện đại trong sản xuất vật liệu xây dựng;
- Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất các đề tài nghiên cứu về phát triển các loại vật liệu xây dựng mới, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, thân thiện với môi trường.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban ngành liên quan và UBND địa phương nghiên cứu đề xuất chính sách nhằm thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng được thực hiện theo đúng quy hoạch;
- Thường xuyên kiểm tra tiến độ đầu tư của các dự án sản xuất vật liệu xây dựng; tham mưu cho UBND tỉnh trong chỉ đạo thực hiện nhằm đảm bảo kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh đến năm 2020.
6. Sở Tài chính:
- Nghiên cứu triển khai áp dụng chính sách hợp lý về thuế tài nguyên, phí môi trường theo đúng quy định của Nhà nước;
- Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Tài nguyên - Môi trường thường xuyên kiểm tra kế hoạch sản xuất, quản lý sản lượng khai thác chặt chẽ tránh thất thoát thuế tài nguyên, phí môi trường và thuế, góp phần đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh đúng pháp luật và tránh thất thu thuế;
- Nghiên cứu chính sách ưu đãi về thuế đối với việc đầu tư sản xuất vật liệu xây không nung, khuyến khích sản xuất sản phẩm mới và hàng xuất khẩu.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Phối hợp với các Sở, Ban ngành liên quan nghiên cứu và hướng dẫn thực hiện các chế độ chính sách hợp lý cho người lao động, người sử dụng lao động trong ngành vật liệu xây dựng phù hợp với quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo thẩm quyền đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng;
- Hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực sản xuất vật liệu xây dựng; nhất là đào tạo lực lượng công nhân kỹ thuật, đội ngũ chuyên gia về công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban - ngành liên quan tăng cường kiểm tra giám sát việc thăm dò khai thác khoáng sản, xử lý các sai phạm theo thẩm quyền;
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong thực hiện đầu tư các dự án sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn của địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Trà Vinh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 2139/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 2Quyết định 3689/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 3Quyết định 09/2013/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020
- 4Quyết định 1784/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hà Nam đến năm 2020
- 1Luật Khoáng sản sửa đổi 2005
- 2Luật Khoáng sản 1996
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật xây dựng 2003
- 5Nghị định 124/2007/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng
- 6Quyết định 121/2008/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 567/QĐ-TTg năm 2010 Phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2012 về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 2139/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 10Quyết định 3689/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 11Quyết định 09/2013/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020
- 12Quyết định 1784/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Hà Nam đến năm 2020
Quyết định 1579/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- Số hiệu: 1579/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/09/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Trà Vinh
- Người ký: Nguyễn Văn Phong
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/09/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực