Hệ thống pháp luật

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

QCVN 02:2012/BTNMT

VỀ LÒ ĐỐT CHẤT THẢI RẮN Y TẾ

National Technical Regulation on Solid Health Care Waste Incinerator

Lời nói đầu

QCVN 02:2012/BTNMT do Tổ soạn thảo Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 27/2012/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ LÒ ĐỐT CHẤT THẢI RẮN Y TẾ

National Technical Regulation on Solid Health Care Waste Incinerator

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và môi trường đối với lò đốt chất thải rắn y tế.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh (phân phối), sử dụng lò đốt chất thải rắn y tế trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; đơn vị lấy mẫu, phân tích và các tổ chức, cá nhân liên quan.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Chất thải rắn y tế (sau đây viết tắt là CTRYT) là chất thải ở thể rắn phát sinh từ các hoạt động y tế, gồm có chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại (chất thải thông thường).

1.3.2. Lò đốt CTRYT là hệ thống thiết bị xử lý CTRYT bằng phương pháp thiêu đốt kèm theo hệ thống xử lý khí thải.

1.3.3. Vùng đốt (hoặc buồng đốt) là các khu vực sử dụng nhiệt của lò đốt CTRYT, gồm có:

a) Vùng đốt sơ cấp là khu vực sử dụng nhiệt để chuyển hóa chất thải thành thể khí và thể rắn (tro xỉ, bụi);

b) Vùng đốt thứ cấp là khu vực sử dụng nhiệt độ cao để thiêu đốt các thành phần của dòng khí được chuyển hóa từ vùng đốt sơ cấp.

1.3.4. Thời gian lưu cháy (retention time) là thời gian dòng khí lưu chuyển từ điểm vào đến điểm ra của vùng đốt thứ cấp ở điều kiện nhiệt độ quy định tại Bảng 1 của Quy chuẩn này.

1.3.5. Khí thải là hỗn hợp các thành phần vật chất phát thải ra môi trường không khí từ ống khói của lò đốt CTRYT.

1.3.6. Tro xỉ là các chất rắn còn lại sau khi thiêu đốt chất thải trong lò đốt CTRYT.

1.3.7. Bụi là tên gọi chung cho bụi và tro bay phát sinh trong quá trình thiêu đốt chất thải, được giữ lại trong quá trình xử lý khí thải.

1.3.8. Công suất (capacity) là khả năng xử lý của lò đốt CTRYT, được tính bằng số lượng chất thải tối đa mà lò đốt CTRYT thiêu đốt được hoàn toàn trong một giờ (kg/h).

1.3.9. Cơ quan cấp phép là tên gọi chung cho cơ quan cấp giấy phép quản lý chất thải nguy hại hoặc cơ quan xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trước khi đưa lò đốt CTRYT vào hoạt động đối với trường hợp không phải cấp giấy phép quản lý chất thải nguy hại theo quy định (lò đốt chỉ có mục đích tự xử lý CTRYT phát sinh nội bộ trong khuôn viên cơ sở y tế).

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với lò đốt chất thải rắn y tế

2.1.1. Lò đốt CTRYT phải có quy trình hoạt động theo nguyên lý thiêu đốt nhiều cấp, tối thiểu phải có hai vùng đốt (sơ cấp và thứ cấp). Việc tính toán thể tích các vùng đốt căn cứ vào công suất và thời gian lưu cháy của lò đốt CTRYT được tham khảo các quy định tại Phụ lục 1 kèm theo QCVN 30:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp.

2.1.2. Trong lò đốt CTRYT phải có á

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2012/BTNMT về lò đốt chất thải rắn y tế do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: QCVN02:2012/BTNMT
  • Loại văn bản: Quy chuẩn
  • Ngày ban hành: 28/12/2012
  • Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản