Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 95/2021/NQ-HĐND

Cao Bằng, ngày 10 tháng 12 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2022, THỜI KỲ ỔN ĐỊNH NGÂN SÁCH 2022-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 6

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH 15 ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022;

Căn cứ Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022;

Xét Tờ trình số 3234/TTr-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về dự thảo Nghị quyết quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022, thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022, thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

(có quy định kèm theo)

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này và báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng Khóa XVII, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2021, có hiệu lực từ ngày 20 tháng 12 năm 2021./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Cục kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy; HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cao Bằng;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Huyện ủy, Thành ủy, HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Trung tâm Thông tin - Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Triệu Đình Lê

 

QUY ĐỊNH

ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2022, THỜI KỲ ỔN ĐỊNH NGÂN SÁCH 2022-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Kèm theo Nghị quyết số 95/2021/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022, thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan Nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức được Đảng và nhà nước giao nhiệm vụ, các đơn vị cấp tỉnh và các huyện, thành phố (gọi chung là cấp huyện), các xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lập, phân bổ, chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

Điều 3. Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

1. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước ban hành kèm theo Nghị quyết này là căn cứ để các cấp chính quyền địa phương xây dựng, phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh; xác định số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới đảm bảo công bằng, công khai và minh bạch.

2. Phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước năm 2022, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm giai đoạn 2022 - 2024, kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021- 2025. Thúc đẩy từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước.

3. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cải cách hành chính nâng cao chất lượng dịch vụ công, sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước; góp phần đổi mới quản lý tài chính đối với khu vực sự nghiệp công, khuyến khích xã hội hóa, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển kinh tế - xã hội.

4. Tiêu chí phân bổ ngân sách phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, kiểm tra và giám sát; bảo đảm công bằng, công khai và minh bạch. Đưa tối đa các khoản chi thường xuyên vào định mức chi quản lý hành chính của các đơn vị với yêu cầu triệt để tiết kiệm; giảm các khoản chi hội nghị, hội thảo, công tác phí.

5. Các tiêu chí chính để phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương là số biên chế được cấp thẩm quyền giao theo quy định, số đơn vị hành chính cấp xã, số tổ, xóm. Kết hợp các tiêu chí bổ sung phù hợp với thực tế từng lĩnh vực và đặc thù của từng đơn vị, địa phương.

Trong thời kỳ ổn định ngân sách, hàng năm căn cứ vào khả năng ngân sách địa phương, nhu cầu nhiệm vụ phát sinh trong năm thuộc các lĩnh vực Hội đồng nhân dân tỉnh ủy quyền cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bổ sung kinh phí cho các cơ quan đơn vị, huyện, thành phố sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và báo cáo với Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

Đảm bảo tính đủ tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng.

Các chế độ chính sách thực hiện theo quy định hiện hành (chưa bao gồm kinh phí phát sinh tăng thêm để thực hiện các chính sách theo tiêu chí chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025).

6. Định mức tại quy định này chưa tính các nguồn thu (thu sự nghiệp, thu khác) của các đơn vị. Hàng năm giao dự toán cho đơn vị sẽ trừ nguồn thu theo quy định.

7. Trường hợp dự toán chi hoạt động thường xuyên tính theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức năm 2022 thấp hơn dự toán năm 2021 sẽ được hỗ trợ để không thấp hơn.

Chương II

ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

Điều 4. Sự nghiệp giáo dục

1. Đảm bảo quỹ tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương.

2. Định mức chi hoạt động tính trên 01 biên chế được cấp có thẩm quyền giao như sau:

Đơn vị: Triệu đồng/biên chế/năm

STT

Nội dung

Định mức phân bổ

 

Các cấp học

22

- Chi hoạt động giảng dạy và học tập bao gồm tiền công, tiền dạy vượt giờ, tiền điện; tiền nước; tiền vệ sinh môi trường; tiền nhiên liệu, vật tư văn phòng; tiền điện thoại, báo chí, phần mềm. Công tác phí, hội nghị, hội thảo; học phẩm cho giáo viên; sách thiết bị dùng cho chuyên môn; chi hoạt động giáo dục ngoài giờ; thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi, khen thưởng học sinh; kinh phí kiểm định chất lượng giáo dục, các hoạt động chuyên môn khác; chi mua sắm nhỏ, sửa chữa bảo trì tài sản phục vụ hoạt động chuyên môn và các khoản chi khác phục vụ dạy và học trong năm học.

3. Định mức phân bổ theo tiêu chí bổ sung gồm:

a) Các chương trình mục tiêu, chế độ chính sách thuộc lĩnh vực giáo dục thực hiện theo quy định hiện hành được xác định trên cơ sở số kiểm tra dự toán của các đơn vị về đối tượng, mức hỗ trợ theo văn bản quy định của cơ quan có thẩm quyền.

b) Trường Phổ thông Dân tộc nội trú:

- Học bổng theo quy định hiện hành.

- Hỗ trợ các chế độ khác cho học sinh nội trú: 4 triệu đồng/ học sinh/năm. Bao gồm tiền trang cấp hiện vật, tiền tàu xe, hỗ trợ học phẩm, sách giáo khoa, chi hoạt động văn thể, tiền điện nước phục vụ học tập và sinh hoạt theo quy định.

c) Trường Trung học Phổ thông Chuyên: hỗ trợ thêm 6 triệu đồng/học sinh/năm học (quỹ học bổng theo quy định và các nội dung hỗ trợ khác).

d) Trung tâm phục hồi chức năng và giáo dục hòa nhập trẻ em khuyết tật: chi trợ cấp học sinh trong các tháng học ở Trung tâm mức 600 nghìn đồng/học sinh/tháng (trừ các đối tượng đã hưởng chính sách theo TTLT số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh Xã hội, Bộ Tài chính quy định về chính sách với người khuyết tật).

đ) Hỗ trợ Sở Giáo dục và Đào tạo chi nhiệm vụ sự nghiệp tập trung, các nhiệm vụ phát sinh khác thuộc lĩnh vực của ngành trên cơ sở phù hợp với khả năng ngân sách địa phương.

e) Trong tổng chi hoạt động sự nghiệp giáo dục cấp huyện bao gồm cả hỗ trợ các nhiệm vụ sự nghiệp tập trung tại phòng Giáo dục và Đào tạo huyện. Tùy theo nhiệm vụ hàng năm các huyện phân bổ cho phòng giáo dục và đào tạo trên cơ sở nhiệm vụ sự nghiệp tập trung thực hiện tại phòng.

g) Ngoài định mức phân bổ nêu trên, căn cứ vào khả năng ngân sách hàng năm, trên cơ sở nhu cầu thực tế ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ để thực hiện một nhiệm vụ phát sinh thuộc lĩnh vực giáo dục.

Điều 5. Sự nghiệp đào tạo và dạy nghề

1. Đảm bảo quỹ tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương.

2. Định mức chi hoạt động tính trên 01 biên chế được cấp có thẩm quyền giao như sau:

Đơn vị: Triệu đồng/biên chế /năm

STT

Nội dung

Định mức phân bổ

1

Trường chính trị Hoàng Đình Giong

34

2

Các đơn vị đào tạo cấp tỉnh còn lại

22

3

Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện

21

3. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng hàng năm thực hiện theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh và khả năng ngân sách địa phương giao cho các đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng.

Điều 6. Sự nghiệp y tế

1. Đảm bảo quỹ tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương.

2. Định mức chi hoạt động tính như sau:

STT

Nội dung

Định mức phân bổ

1

Phòng bệnh

Đơn vị: Triệu đồng/biên chế/năm

 

Tuyến tỉnh

26

 

Tuyến huyện (Trung tâm y tế của 10 huyện: chức năng phòng bệnh và dân số kế hoạch hóa gia đình)

28

2

Chữa bệnh

Đơn vị: Triệu đồng/giường bệnh/năm

 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh

20

 

Bệnh viện Y học cổ truyền; Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Hòa, Bệnh viện Đa khoa huyện Trùng Khánh, Bệnh viện Đa khoa huyện Hà Quảng

19

 

Bệnh viện Tĩnh Túc, Trung tâm y tế của 10 huyện

18

3

Y tế khác

Đơn vị: Triệu đồng/biên chế/năm

 

Trung tâm Pháp y, Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm mỹ phẩm

26

 

Trung tâm điều dưỡng người có công và chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh

22

 

Cơ sở cai nghiện ma túy

21

4

Y tế xã

 

 

Kinh phí hoạt động tại cơ sở trạm y tế xã

60 Triệu đồng/ trạm/năm

5

Phần giảm chi thường xuyên sự nghiệp y tế theo điều chỉnh giá dịch vụ y tế, đơn vị lập phương án sử dụng theo thực tế.

3. Các nội dung kinh phí thuộc lĩnh vực y tế như hỗ trợ công tác phòng chống dịch, tiền ăn đối với cán bộ vào điều trị tại khoa Nội A, kinh phí thực hiện nhiệm vụ khám sức khỏe định kỳ cho các đối tượng thuộc diện Tỉnh ủy và Trung ương quản lý. Kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng: người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, các nhiệm vụ mục tiêu y tế, dân số thực hiện theo quy định.

4. Ngoài định mức phân bổ nêu trên, căn cứ vào khả năng ngân sách tỉnh dành kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chương trình phát sinh đột xuất khác thuộc lĩnh vực y tế.

Điều 7. Chi quản lý hành chính

1. Đảm bảo quỹ tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương.

2. Chi hoạt động bao gồm các khoản chi phục vụ hoạt động thường xuyên bộ máy các cơ quan như chi thanh toán dịch vụ công cộng; chi vật tư văn phòng phẩm; chi thông tin, liên lạc; chi công tác phí; chi cập nhật thông tin, cước phí hệ thống phần mềm và duy trì hoạt động trang Web, trang thông tin điện tử, kinh phí thuê tên miền và các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật; Kinh phí hoạt động sửa chữa bảo dưỡng máy móc trang thiết bị; Mua sắm trang thiết bị văn phòng phục vụ công tác chuyên môn; Kinh phí xây dựng, áp dụng, duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO; chi hoạt động đảng, đoàn thể, hoạt động thanh tra. Chi phúc lợi tập thể, quỹ thi đua khen thưởng. Kinh phí tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở. Xây dựng, hoàn thiện, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật. Kinh phí hoạt động đặc thù của các cơ quan, hoạt động Hội đồng nhân dân, hoạt động thường trực, kinh phí cho các Ban chỉ đạo, giám sát, phản biện, các hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ. Kinh phí lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Kinh phí chỉnh lý tài liệu, thống kê và các nhiệm vụ chi hoạt động khác theo phân cấp.

STT

Nội dung

Định mức phân bổ

1

Cấp tỉnh: Các cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức được Đảng và nhà nước giao nhiệm vụ

 

Định mức chi hoạt động cho 01 biên chế được cấp có thẩm quyền giao như sau:

Đơn vị: Triệu đồng/biên chế/năm

 

Dưới 20 biên chế

36

 

Từ 20 đến 40 biên chế

34

 

Từ 41 đến 60 biên chế

30

 

Trên 60 biên chế

29

 

Đối với đơn vị từ 3 biên chế trở xuống được hỗ trợ bằng mức hoạt động của 4 biên chế.

2

Cấp huyện

 

 

Chi hoạt động trên số biên chế cấp huyện do cơ quan có thẩm quyền giao.

35 Triệu đồng/biên chế

 

Các tổ chức hội có tính chất đặc thù cấp huyện không có biên chế giao được tính hỗ trợ hoạt động

25 triệu đồng/ người

3

Cấp xã

 

 

Chi phục vụ hoạt động được tính theo quyết định phân loại xã của UBND tỉnh để thực hiện nhiệm vụ giao theo phân cấp, bao gồm cả hoạt động cho các biên chế cấp xã, đảm bảo hoạt động HĐND cấp xã theo quy định (hàng năm Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã lập dự toán ngân sách trình Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định), chi mua sắm, sửa chữa bảo trì thường xuyên và các nội dung chi khác theo phân cấp.

 

Xã loại 1

500 triệu đồng/xã

 

Xã loại 2

450 triệu đồng/xã

 

Xã loại 3

400 triệu đồng/xã

 

Ngoài định mức hỗ trợ trên phân bổ thêm như sau:

10 triệu/tổ, xóm

 

Căn cứ vào tổng kinh phí chi hoạt động được tỉnh phân bổ theo quy định này, các huyện được chủ động phân bổ kinh phí phù hợp với điều kiện thực tế từng địa bàn xã.

3. Hỗ trợ thêm hoạt động của các cơ quan sau:

STT

Nội dung

Định mức phân bổ

1

Hỗ trợ hoạt động các cơ quan đặc thù

 

 

- Tỉnh ủy: hoạt động cấp ủy, hoạt động thường trực, các công tác khác

14.000 triệu đồng/năm

 

- Văn phòng ĐĐBQH và HĐND tỉnh: hỗ trợ hoạt động Đoàn đại biểu quốc hội, hoạt động Hội đồng nhân dân và các nhiệm vụ đặc thù khác

12.000 triệu đồng/năm

 

- Văn phòng UBND tỉnh: hỗ trợ hoạt động điều hành chung

12.000 triệu đồng/năm

 

Hỗ trợ công tác mặt trận tổ quốc tỉnh và bảo đảm công tác bảo trì quản lý vận hành vệ sinh trụ sở tòa nhà Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể

4.000 triệu đồng/năm

2

Kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và hòa giải cơ sở; xây dựng, hoàn thiện, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính do Sở Tư pháp thực hiện

2.000 triệu đồng/năm

3

Bổ sung phục vụ hoạt động nhiệm vụ chung của huyện, bao gồm: bảo đảm hoạt động chung của toàn bộ khối cơ quan cấp huyện trong đó có hoạt động thường trực Huyện ủy, hoạt động của HĐND theo quy định, nhiệm vụ chung do UBND huyện và các cơ quan cấp huyện thực hiện và các nhiệm vụ khác phát sinh trong năm, chi hoạt động HĐND tỉnh tại huyện, thành phố. Trong đó: đối với kinh phí hoạt động của HĐND huyện hàng năm Thường trực HĐND huyện lập dự toán ngân sách trình HĐND huyện quyết định; định mức chi hoạt động của đại biểu HĐND tỉnh tại huyện, thành phố: 11 triệu đồng/01 đại biểu/năm.

 

Thành phố

3.600 triệu đồng/năm

 

Hòa An

3.500 triệu đồng/năm

 

Quảng Hòa

4.000 triệu đồng/năm

 

Trùng Khánh

4.400 triệu đồng/năm

 

Thạch An

3.300 triệu đồng/năm

 

Nguyên Bình

3.500 triệu đồng/năm

 

Bảo Lạc

3.800 triệu đồng/năm

 

Bảo Lâm

3.900 triệu đồng/năm

 

Hà Quảng

4.400 triệu đồng/năm

 

Hạ Lang

3.500 triệu đồng/năm

4. Phụ cấp đại biểu hội đồng nhân dân thực hiện theo quy định hiện hành.

5. Hàng năm căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách địa phương bổ sung ngoài định mức đối với các chương trình, đề án, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ trương và các nhiệm vụ phát sinh đột xuất của các cơ quan, đơn vị và nhiệm vụ đặc thù của một số cơ quan tổng hợp.

Điều 8. Sự nghiệp: văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao, đảm bảo xã hội, kinh tế, sự nghiệp khác.

1. Đảm bảo quỹ tiền lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương.

2. Định mức chi hoạt động tính trên 01 biên chế được cấp có thẩm quyền giao như sau:

Đơn vị: Triệu đồng/biên chế/năm

STT

Nội dung

Định mức phân bổ

1

Cấp tỉnh

 

 

Dưới 20 biên chế

24

 

Từ 20 đến 40 biên chế

22

 

Từ 41 đến 60 biên chế

21

 

Trên 60 biên chế

20

2

Cấp huyện

21

3. Định mức phân bổ theo tiêu chí bổ sung gồm:

STT

Nội dung

Định mức phân bổ

1

Sự nghiệp văn hóa thông tin

 

1.1

Cấp tỉnh

 

 

Chi hỗ trợ hoạt động văn hóa tuyên truyền

450 triệu đồng/năm

 

Hỗ trợ kinh phí bổ sung đầu sách, tuyên truyền giới thiệu văn hóa sách báo, luân chuyển sách báo đến vùng sâu, vùng xa, các trường học

350 triệu đồng/năm

1.2

Cấp huyện

 

 

Hỗ trợ hoạt động văn hóa, tuyên truyền, thư viện

300 triệu đồng/ huyện và 20 triệu đồng/xã

1.3

Hỗ trợ hoạt động sự nghiệp văn hóa, thông tin của các đơn vị theo nhiệm vụ được giao và khả năng cân đối ngân sách của tỉnh.

2

Sự nghiệp thể thao

 

2.1

Cấp tỉnh

 

 

Hỗ trợ hoạt động phong trào thể thao

2.500 triệu đồng/năm

 

Hỗ trợ chi phí mua vật dụng, sinh hoạt và mua sắm dụng cụ tập luyện cho các đội tuyển tại Trung tâm Đào tạo, thi đấu Thể thao và Nghệ thuật

500 triệu đồng/năm

2.2

Cấp huyện: hỗ trợ hoạt động thể thao

100 triệu đồng/ huyện và 30 triệu đồng/xã

2.3

Kinh phí tổ chức và tham gia các đại hội thể thao, các giải thi đấu thể thao trong tỉnh, các giải khu vực, toàn quốc và các hoạt động thể dục thể thao khác trên cơ sở chỉ tiêu được giao, chế độ quy định hiện hành và khả năng cân đối ngân sách của tỉnh

 

3

Sự nghiệp phát thanh truyền hình

 

3.1

Đài truyền hình tỉnh

10.000 triệu đồng/năm

 

Kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị truyền hình

1.500 triệu đồng/năm

 

Hỗ trợ chi phí hoạt động: nhuận bút, tiền điện, xăng dầu, thuê vệ tinh theo tiêu chuẩn, thuê đường truyền viễn thông, thực hiện bản tin, thực hiện đề án nâng cao năng lực truyền thông; chi trả phí dịch vụ kênh truyền hình HD... và các nhiệm vụ phát sinh trong năm

8.500 triệu đồng/năm

3.2

Cấp huyện

 

 

Kinh phí sửa chữa, duy tu bảo dưỡng vận hành trạm truyền thanh xã, phường, thị trấn

80 triệu đồng/trạm

4

Chi đảm bảo xã hội

 

4.1

Cấp tỉnh

 

4.1.1

Cơ sở cai nghiện ma túy

 

 

- Hỗ trợ cho công tác trực 24/24 giờ và các hoạt động đặc thù

500 triệu đồng/năm

 

- Hỗ trợ chi phí hoạt động

400 triệu đồng/năm

4.1.2

Trung tâm bảo trợ xã hội: hỗ trợ hoạt động

500 triệu đồng/năm

4.1.3

Trung tâm Điều dưỡng người có công và chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh: hỗ trợ hoạt động

300 triệu đồng/năm

4.1.4

Sở Lao động Thương binh và Xã hội:

 

 

- Kinh phí đảm bảo công tác thăm hỏi các đối tượng người có công, văn nghệ sĩ tiêu biểu, đối tượng chính sách xã hội, người lao động, các đơn vị lực lượng vũ trang, trung tâm điều dưỡng, trung tâm giáo dưỡng nhân dịp tết nguyên đán; Đối tượng người có công nhân ngày 27/7 và các hoạt động xã hội khác.

2.000 triệu đồng/năm

4.2

Cấp huyện

 

4.2.1

Mức chi thăm hỏi Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 và Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945, 01 lần/năm; Bà mẹ Việt nam anh hùng; Thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học: có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên (02 lần/năm)

1 triệu đồng/lần

4.2.2

Chi thăm hỏi các gia đình: Liệt sĩ; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; người có công giúp đỡ cách mạng; người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học: có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 80% trở xuống (2 lần/năm)

0,5 triệu đồng/lần

4.2.3

Hỗ trợ thêm cho công tác đảm bảo xã hội

25 triệu đồng/năm/xã

4.2.4

Chi đón tiếp, thăm hỏi, chúc mừng đối với một số đối tượng do Ủy ban mặt trận tổ quốc huyện thực hiện

100 triệu đồng/năm

4.3

Đảm bảo xã hội khác

 

 

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí chi trả cho đơn vị cung cấp dịch vụ trong công tác chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội.

- Hỗ trợ cho công tác đảm bảo xã hội theo nhiệm vụ, kế hoạch được giao hàng năm và khả năng cân đối của ngân sách tỉnh.

- Các nội dung không trong định mức phân bổ, giao trong dự toán hằng năm, mức hỗ trợ theo chế độ quy định gồm: Kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ; Kinh phí hỗ trợ tiền điện hộ nghèo, hộ chính sách xã hội; Kinh phí người có uy tín theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

5

Chi hoạt động kinh tế

5.1

Chi sự nghiệp giao thông: sửa chữa thường xuyên

 

 

- Đường tỉnh lộ

35 triệu đồng/km

 

- Đường huyện

28 triệu đồng/km

 

- Đường Võ Nguyên Giáp

56 triệu đồng/km

 

- Đường nội bộ khu vực cửa khẩu và khu chức năng thuộc khu kinh tế cửa khẩu

28 triệu đồng/km

 

- Đường xã

3 triệu đồng/km

 

- Chi sửa chữa đường tuần tra biên giới do địa phương quản lý

30 triệu đồng/km

 

- Chi bảo dưỡng thường xuyên hệ thống cầu trên đường giao thông nông thôn, bao gồm cầu cầu treo, cầu có kết cấu nhịp dạng dầm, dàn, khung, vòm

1 triệu đồng/m

 

- Đối với chi sửa chữa định kỳ đường giao thông, cầu, cống, mương thủy lợi..., căn cứ tình hình thực tế và khả năng cân đối ngân sách tỉnh phân bổ kinh phí để thực hiện.

5.2

Chi sự nghiệp kiến thiết thị chính trên các địa bàn

 

 

Địa bàn Thành phố

27.000 triệu đồng/năm

 

Hòa An, Thạch An, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang

2.500 triệu đồng/năm

 

Nguyên Bình

3.500 triệu đồng/năm

 

Quảng Hòa, Hà Quảng, Trùng Khánh

6.000 triệu đồng/năm

 

Ngoài định mức trên phân bổ thêm như sau:

25 triệu đồng/xã

 

Trên cơ sở tổng kinh phí giao, các huyện chủ động phân bổ cho các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ cho phù hợp với thực tế trên địa bàn.

5.3

- Chi sự nghiệp kinh tế khác còn lại như sự nghiệp nông, lâm nghiệp; thủy lợi, thủy sản; tài nguyên và sự nghiệp kinh tế khác không có định mức cụ thể: căn cứ theo chỉ tiêu kế hoạch giao của tỉnh, chế độ quy định hiện hành, hằng năm bố trí chi phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của tỉnh.

- Kinh phí hỗ trợ giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi: trên cơ sở dự toán kinh phí miễn thu thủy lợi phí sẽ thực hiện bổ sung có mục tiêu cho các đơn vị thực hiện.

- Chính sách hỗ trợ địa phương sản xuất lúa xác định trên cơ sở mức hỗ trợ và diện tích đất trồng lúa.

Điều 9. Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội

1. Đối với cấp tỉnh theo khả năng ngân sách hỗ trợ nhiệm vụ chi được phân cấp cho các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo Nghị định số 165/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; Kinh phí thực hiện theo Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của luật Dân quân tự vệ và các quy định hiện hành.

2. Đối với các huyện hỗ trợ như sau:

STT

Nội dung

Định mức phân bổ

1

Hỗ trợ đảm bảo nhiệm vụ chi quốc phòng, an ninh theo phân cấp

400 triệu đồng/ huyện và 200 triệu đồng/xã

2

Chi quốc phòng, an ninh biên giới đối với các xã biên giới

200 triệu đồng/xã

3

Chi an ninh xã trọng điểm

50 triệu đồng/xã

 

Trên cơ sở tổng kinh phí giao, các huyện chủ động phân bổ cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh cho phù hợp với thực tế trên địa bàn

3. Các nhiệm vụ khác thuộc lĩnh vực theo thực tế phát sinh và khả năng cân đối ngân sách của tỉnh.

Điều 10. Sự nghiệp bảo vệ môi trường

Đơn vị: Triệu đồng /năm

STT

Nội dung

Định mức phân bổ

1

Sở Tài nguyên và Môi trường

4.000

2

Văn phòng UBND tỉnh (khu vực Trung tâm hội nghị)

1.500

3

Ban Quản lý khu kinh tế

6.000

4

Địa bàn các huyện

 

 

Địa bàn Thành phố

40.000

 

Trùng Khánh, Quảng Hòa, Hà Quảng

5.000

 

Các huyện còn lại

3.000

 

Ngoài định mức trên phân bổ thêm như sau:

10 triệu đồng/xã

 

Trên cơ sở tổng kinh phí giao, các huyện chủ động phân bổ cho các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ cho phù hợp với thực tế trên địa bàn.

5

Các nhiệm vụ bảo vệ môi trường khác theo phân cấp quản lý, kế hoạch tỉnh giao trên cơ sở thực tế phát sinh và khả năng cân đối của ngân sách tỉnh.

Điều 11. Sự nghiệp Khoa học và Công nghệ

Mức phân bổ tối thiểu bằng mức Trung ương giao cho địa phương hàng năm.

Ngoài ra căn cứ khả năng ngân sách địa phương và nhiệm vụ hàng năm phân bổ để thực hiện ứng dụng phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cho phù hợp.

Điều 12. Các lĩnh vực còn lại

1. Chi lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP:

tính hỗ trợ

a) Đảm bảo đủ tiền lương, phụ cấp lương và khoản đóng góp theo lương theo số người có mặt trong phạm vi biên chế được cấp có thẩm quyền giao:

b) Định mức chi hoạt động: 10 triệu đồng/người/năm.

2. Chi khác ngân sách của các cấp ngân sách phân bổ theo khả năng đối ngân sách địa phương.

3. Dự phòng ngân sách căn cứ vào kinh phí dự phòng trung ương phân bổ, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phân bổ dự phòng ngân sách địa phương hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị quyết 95/2021/NQ-HĐND quy định về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022, thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

  • Số hiệu: 95/2021/NQ-HĐND
  • Loại văn bản: Nghị quyết
  • Ngày ban hành: 10/12/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
  • Người ký: Triệu Đình Lê
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/12/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản