Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 68/2016/NQ-HĐND | Cao Bằng, ngày 08 tháng 12 năm 2016 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017;
Xét Tờ trình số 3430/TTr-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Quy định, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017, thời kỳ ổn định 2017 - 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017, thời kỳ ổn định 2017 - 2020.
(Có quy định chi tiết kèm theo)
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này và báo cáo kết quả với Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng khóa XVI Kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 18 tháng 12 năm 2016./.
| CHỦ TỊCH |
ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2017, THỜI KỲ ỔN ĐỊNH 2017-2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 68/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng)
NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH
Kế thừa những kết quả đã đạt được của định mức phân bổ chi ngân sách năm 2011, giai đoạn 2011-2015 về hệ thống các tiêu chí phân bổ và hệ số ưu tiên (các Sở, ban, ngành và huyện, thành phố), có sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí cho phù hợp với tình hình thực hiện nhiệm vụ của các Sở, ban, ngành, các huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn.
Đối với các cơ quan, đơn vị, huyện thành phố tiêu chí biên chế được giao làm căn cứ xác định mức phân bổ ngân sách. Đồng thời có xem xét đặc thù đối với các đơn vị, huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn.
Đảm bảo nhu cầu kinh phí thực hiện chế độ chính sách của nhà nước ban hành, nhu cầu kinh phí thực hiện chế độ tiền lương theo Nghị định số 47/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung 1.210.000 đồng/tháng.
Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017, thời kỳ ổn định 2017 - 2020 làm căn cứ thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan quản lý nhà nước; Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Trong thời kỳ ổn định ngân sách, quá trình tổ chức triển khai thực hiện nếu định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương không phù hợp, cần phải điều chỉnh do thực hiện chính sách mới hoặc do yếu tố khách quan, Hội đồng nhân dân tỉnh ủy quyền cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh trong kỳ họp gần nhất.
ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
Đảm bảo theo tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương và chi cho hoạt động giảng dạy và học tập (chi hoạt động không bao gồm các khoản phụ cấp đặc thù ngành giáo dục) được xác định như sau:
1. Giáo dục Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở
- Chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương 86%;
- Chi hoạt động 14%.
(Định mức trên chưa tính nguồn thu học phí theo quy định).
2. Giáo dục Trung học phổ thông
- Chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương 78%;
- Chi hoạt động 22%.
(Định mức trên chưa tính nguồn thu học phí theo quy định).
3. Đối với Trường Phổ thông dân tộc nội trú
- Chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương và chi hoạt động tính theo định mức bậc học tương ứng;
- Ngoài định mức trên tính bổ sung để chi học bổng, các chế độ hỗ trợ cho học sinh theo quy định tại Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29/5/2009 của liên Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục - Đào tạo hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường Phổ thông Dân tộc nội trú và các trường dự bị Đại học dân tộc: 15 triệu đồng/01 học sinh/năm.
4. Trường trung học phổ thông chuyên
- Chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương 78%; Chi hoạt động 22%;
- Tính thêm 4,5 triệu đồng/học sinh/năm học để chi các hoạt động đặc thù của trường chuyên biệt (Bao gồm quỹ học bổng khuyến khích học tập và các chính sách đảm bảo chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông chuyên,... theo quy định).
(Định mức trên chưa tính nguồn thu học phí theo quy định).
5. Trung tâm Phục hồi chức năng và Giáo dục hòa nhập trẻ em khuyết tật
- Chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương 82%; Chi hoạt động 18%;
- Chi trợ cấp cho học sinh trong các tháng học ở Trung tâm mức 400.000 đồng/01 học sinh/tháng (trừ các đối tượng đã được hưởng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC Quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật).
6. Giáo dục thường xuyên
- Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh: đảm bảo tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương 78%; chi hoạt động 22%;
(Định mức trên chưa tính các khoản thu của đơn vị).
- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tại huyện áp dụng định mức đối với đơn vị sự nghiệp cấp huyện theo quy định tại Nghị quyết này.
7. Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp tỉnh
- Chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương 78%;
- Chi hoạt động 22%.
(Định mức trên chưa tính nguồn thu học phí theo quy định).
* Các chương trình mục tiêu chưa bao gồm trong định mức phân bổ trên gồm:
- Tiền ăn trưa trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi theo Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9 tháng 2 năm 2010 và Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ;
- Chính sách giáo dục đối với người khuyết tật theo quy định tại Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính;
- Chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ;
- Hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học theo Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện các chế độ chính sách mới quy định trong thời kỳ ổn định thì phân bổ ngân sách trên cơ sở căn cứ vào khả năng ngân sách địa phương và nguồn trung ương phân bổ;
- Riêng đối với kinh phí học tập hỗ trợ cho các đối tượng theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 sẽ được phân bổ sau khi ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương theo quy định.
Điều 2. Sự nghiệp Đào tạo và Dạy nghề
Căn cứ vào kế hoạch đào tạo, số sinh viên, học sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt đảm bảo chi lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương và chi hoạt động, lấy tiêu chí học sinh bình quân để phân bổ (Định mức này chưa tính nguồn thu học phí theo quy định).
1. Khối tổng hợp sư phạm
- Hệ cao đẳng dài hạn tập trung: 17 triệu đồng/01 sinh viên/năm.
2. Đào tạo trung cấp khác
- Trung cấp nông lâm, thủy sản: 6,7 triệu đồng /01 học sinh /năm;
- Trung cấp y tế, dược: 8,4 triệu đồng /01 học sinh/năm.
3. Đào tạo nghề
Đào tạo nghề: 7,56 triệu đồng/ 01 học sinh /năm.
4. Đào tạo bồi dưỡng
- Đối với trường chính trị Hoàng Đình Giong: áp dụng định mức chi đối với cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh quy định tại Nghị quyết này. Kinh phí chi đào tạo, bồi dưỡng tính theo các quy định hiện hành và căn cứ theo khả năng ngân sách địa phương;
- Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành phố: áp dụng định mức đối với đơn vị sự nghiệp cấp huyện theo quy định tại Nghị quyết này. Kinh phí chi đảm bảo hoạt động đào tạo tính theo các quy định hiện hành và căn cứ theo khả năng ngân sách địa phương;
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng còn lại tính theo quy định hiện hành và căn cứ theo khả năng ngân sách địa phương.
5. Chi hỗ trợ đào tạo bác sỹ (ngành y tế) theo địa chỉ đối với cán bộ đang công tác được đi học
- Ngân sách hỗ trợ 100% kinh phí đi đào tạo.
Điều 3. Sự nghiệp y tế
1. Phòng bệnh
- Đảm bảo tính đủ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương;
- Chi phục vụ hoạt động của đơn vị định mức 14,5 triệu đồng/01 biên chế/năm;
- Ngoài định mức trên bổ sung thêm kinh phí để phục vụ hoạt động chuyên môn, mua sắm, sửa chữa phục vụ công tác...: 300 triệu đồng/đơn vị/năm.
2. Chữa bệnh
- Định mức đảm bảo chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương, bao gồm: chế độ ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, viên chức tại các cơ sở y tế nhà nước theo Nghị định 56/2011/NĐ-TTg ngày 4/7/2011 của Chính phủ Quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập; định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước theo Thông tư Liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 của Liên bộ Y tế - Nội vụ và chế độ chính sách phụ cấp đặc thù ngành y tế theo Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30/7/2009 của Chính phủ. Chi phòng dịch thường xuyên; chế độ chính sách theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP (không bao gồm phòng dịch đột xuất); các hoạt động nghiệp vụ; các chương trình y tế...
- Định mức chi hoạt động tính theo số giường bệnh bao gồm chi hoạt động, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa, mua sắm, phục vụ công tác:
+ Bệnh viện Đa khoa tỉnh: 17 triệu đồng /01 giường bệnh/năm;
+ Bệnh viện Y học cổ truyền; Trung tâm Nội tiết tỉnh: 16 triệu đồng/01 giường bệnh/năm;
+ Bệnh viện Đa khoa các huyện, thành phố, Bệnh viện Tĩnh Túc: 15 triệu đồng /01 giường bệnh/năm.
3. Hoạt động Y tế khác
- Đảm bảo tính đủ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương;
- Chi hoạt động định mức 15,5 triệu đồng/01 biên chế/năm ;
- Ngoài định mức trên bổ sung thêm kinh phí để phục vụ hoạt động chuyên môn, mua sắm, sửa chữa phục vụ công tác... 100 triệu đồng /01 đơn vị/năm.
4. Y tế xã
- Chi y tế xã xác định nhu cầu kinh phí trên cơ sở đảm bảo chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương cho cán bộ y tế xã và trợ cấp cho y tế thôn bản theo chế độ quy định hiện hành;
- Kinh phí hoạt động tại cơ sở trạm y tế xã 45 triệu đồng /01 trạm /năm.
5. Chi khám chữa bệnh cho người nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi thực hiện theo chế độ, chính sách quy định hiện hành.
Điều 4. Chi quản lý hành chính
1. Cấp tỉnh
Đảm bảo chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương;
Định mức phân bổ chi hoạt động trên số biên chế do cơ quan có thẩm quyền giao, định mức phân bổ ngân sách cho 01 biên chế /năm như sau:
- Các cơ quan quản lý nhà nước:
+ Dưới 5 biên chế: 27 triệu đồng/ 01 biên chế /năm;
+ Từ 5 đến dưới 10 biên chế: 23 triệu đồng /01 biên chế /năm;
+ Từ 10 đến dưới 20 biên chế: 21 triệu đồng /01 biên chế /năm;
+ Từ 20 biên chế trở lên: 19 triệu đồng /01 biên chế /năm.
- Các cơ quan Đảng:
+ Chi hoạt động 27 triệu đồng /01 biên chế /năm.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh.
+ Chi hoạt động 21 triệu đồng /01 biên chế /năm;
- Các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp:
+ Chi hoạt động 16 triệu đồng /01 biên chế /năm.
- Đối với các cơ quan có tính chất chi đặc thù như: Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng HĐND tỉnh, Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan tổng hợp, theo khả năng cân đối ngân sách hàng năm được xem xét bổ sung một phần kinh phí để đảm bảo kinh phí thực hiện nhiệm vụ chung;
- Chi hoạt động đối ngoại căn cứ theo khả năng cân đối ngân sách hàng năm để xem xét bố trí kinh phí hoạt động;
- Phụ cấp đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định hiện hành;
- Hàng năm căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách địa phương Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thường trực HĐND tỉnh quyết định dành một phần kinh phí chi thường xuyên ngân sách địa phương để mua sắm, sửa chữa lớn tài sản theo quy định và báo cáo tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh gần nhất.
2. Cấp huyện
Đảm bảo chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương;
Định mức phân bổ chi hoạt động trên số biên chế do cơ quan có thẩm quyền giao, định mức phân bổ ngân sách cho 01 biên chế/năm như sau:
- Văn phòng HĐND và UBND: 20 triệu đồng /01 biên chế /năm;
- Các phòng chuyên môn: 16 triệu đồng /01 biên chế /năm;
- Cơ quan Đảng: 20 triệu đồng /01 biên chế /năm;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh: 16 triệu đồng /01 biên chế /năm;
- Các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp: 14 triệu đồng /01 biên chế /năm;
- Ngoài ra các huyện, thành phố được tính bổ sung kinh phí để phục vụ hoạt động nhiệm vụ chung trên địa bàn theo các mức sau.
+ Huyện Bảo Lâm: 1.600 triệu đồng/01 huyện /năm;
+ Huyện Bảo Lạc: 1.400 triệu đồng/01 huyện /năm;
+ Huyện Hà Quảng, Thạch An, Trùng Khánh, Phục Hòa, Trà Lĩnh, Thành phố: 1.200 triệu đồng/01 huyện/năm;
+ Các huyện còn lại: 1.000 triệu đồng/01 huyện /năm;
- Kinh phí hoạt động đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại huyện: 9 triệu đồng /01 đại biểu /năm;
- Phụ cấp đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định hiện hành.
3. Cấp xã
- Chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương của cán bộ công chức xã và phụ cấp cán bộ không chuyên trách cấp xã, xóm và các khoản đóng góp tính theo quy định hiện hành;
- Chi hoạt động thực hiện nhiệm vụ được giao theo phân cấp, mua sắm, sửa chữa thường xuyên định mức chi 220 triệu đồng /01 xã /năm; Căn cứ vào tổng kinh phí chi hoạt động được tỉnh phân bổ theo quy định này, cấp huyện, thành phố được chủ động phân bổ kinh phí phù hợp với điều kiện thực tế từng địa bàn.
+ Đối với xã thuộc khu vực vùng I được tính hệ số 1;
+ Đối với xã thuộc khu vực vùng II được tính hệ số 1,1;
+ Đối với xã thuộc khu vực vùng III và vùng II biên giới được tính hệ số 1,2;
+ Đối với xã thuộc khu vực vùng III biên giới được tính hệ số 1,3.
- Phụ cấp đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định hiện hành.
Điều 5. Định mức phân bổ chi sự nghiệp: Văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế, chi đảm bảo xã hội, sự nghiệp khác
Đảm bảo chi tiền lương, phụ cấp các khoản có tính chất lương;
Định mức phân bổ chi hoạt động trên số biên chế do cơ quan có thẩm quyền giao, định mức phân bổ ngân sách cho 01 biên chế /năm như sau:
1. Các đơn vị cấp tỉnh
- Dưới 5 biên chế: 20 triệu đồng /01 biên chế /năm;
- Từ 5 biên chế đến dưới 10 biên chế: 18 triệu đồng /01 biên chế /năm;
- Từ 10 đến dưới 20 biên chế: 16 triệu đồng /01 biên chế /năm;
- Từ 20 đến dưới 25 biên chế: 15 triệu đồng /01 biên chế /năm;
- Từ 25 biên chế trở lên: 14 triệu đồng/01 biên chế /năm.
2. Các đơn vị cấp huyện
- Dưới 5 biên chế: 15 triệu đồng /01 biên chế /năm;
- Từ 5 biên chế trở lên: 14 triệu đồng /01 biên chế /năm.
3. Ngoài định mức trên các lĩnh vực tính bổ sung thêm như sau.
4. Sự nghiệp Văn hóa Thông tin.
- Cấp tỉnh:
+ Bổ sung đầu sách thư viện: 165 triệu đồng /năm;
+ Hoạt động văn hóa thông tin tuyên truyền 330 triệu đồng /năm;
+ Hỗ trợ cung cấp báo cho điểm văn hóa xã theo giá cước thông báo của Bưu Điện.
- Cấp huyện:
+ Bổ sung đầu sách thư viện: 28 triệu đồng /01 huyện /năm;
+ Hoạt động văn hóa thông tin tuyên truyền 110 triệu đồng /01 huyện/năm.
- Cấp xã:
+ Chi hoạt động văn hóa 11 triệu đồng /01 xã /năm.
5. Sự nghiệp Phát thanh - Truyền hình.
Đối với Đài phát thanh - truyền hình (chưa tính nguồn thu từ quảng cáo truyền hình và nguồn khác), tính bổ sung chi bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị phân bổ như sau.
- Cấp tỉnh: 2.200 triệu đồng /năm.
+ Kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị truyền hình 880 triệu đồng/năm;
+ Hỗ trợ kinh phí hoạt động: tiền nhuận bút, tiền điện, thuê thiết bị truyền dẫn qua mạng của viễn thông, xăng dầu, ... 1.320 triệu đồng /năm.
- Trạm phát thanh, phát lại truyền hình huyện: 90 triệu đồng /01 trạm/năm;
- Các trạm phát lại truyền hình cụm xã: 70 triệu đồng /01 trạm /năm.
6. Sự nghiệp thể dục thể thao.
- Cấp tỉnh: Chi các hoạt động phong trào thể thao: 880 triệu đồng /năm;
- Cấp huyện: Chi các hoạt động phong trào thể thao, được tính theo đầu xã trên địa bàn huyện: 8 triệu đồng /01 xã /năm;
- Cấp xã: Chi hoạt động phong trào thể thao, được tính: 6 triệu đồng /1 xã /năm.
7. Chi đảm bảo xã hội.
- Kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ được tính trên cơ sở đối tượng năm 2016, mức hỗ trợ theo chế độ quy định;
- Nội dung chi tại cấp tỉnh:
+ Chi thăm hỏi các hộ gia đình thuộc diện chính sách Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, Cán bộ lão thành CM năm 2 lần: 350 ngàn đồng /01 lần;
+ Trung tâm giáo dục lao động xã hội tỉnh: hỗ trợ cho công tác trực 24/24 giờ và các hoạt động đặc thù 330 triệu đồng /năm;
+ Trung tâm bảo trợ xã hội: hỗ trợ để mua thuốc chữa bệnh thông thường, tiền điện, nước và chi khác 330 triệu đồng /năm; chế độ, chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội cho các đối tượng ở trung tâm tính theo quy định hiện hành;
+ Sở Lao động TB&XH: Ngoài định mức chi thường xuyên hàng năm tính bổ sung thêm để chuẩn bị quà thăm hỏi các đối tượng chính sách xã hội nhân dịp ngày 27/7 và ngày tết nguyên đán (các đơn vị bộ đội, biên phòng, trung tâm điều dưỡng, gia đình chính sách, chi các hoạt động xã hội khác) là: 900 triệu đồng /năm;
+ Chi đón tiếp thăm hỏi, chúc mừng đối với một số đối tượng do Ủy ban mặt trận tổ quốc thực hiện 110 triệu đồng/năm.
- Cấp huyện:
+ Chi thăm hỏi các gia đình thuộc diện chính sách với mức 300.000 đồng /lần. Bao gồm:
Cán bộ lão thành cách mạng (năm 1 lần); các gia đình: liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động thời kì kháng chiến, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người có công giúp đỡ cách mạng, quân nhân bị tai nạn nghề nghiệp (năm 2 lần).
+ Kinh phí đảm bảo xã hội khác (nghiện hút, mại dâm, lang thang cơ nhỡ, các tệ nạn xã hội, cứu đói, ...); phân bổ theo đặc thù của từng nhóm huyện, thành phố; Trong quá trình thực hiện sau khi kiểm tra báo cáo quyết toán, nếu thiếu nguồn ngân sách tỉnh sẽ xem xét cấp bù ngân sách cho các huyện, thành phố;
Thành phố, Hòa an, Trà lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang, Hà Quảng, Thạch an, Phục hòa được tính: 220 triệu đồng /01 huyện /năm;
Quảng Uyên, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Thông Nông, Nguyên Bình được tính: 170 triệu đồng /01 huyện/năm;
+ Chi đón tiếp thăm hỏi, chúc mừng đối với một số đối tượng do Ủy ban mặt trận tổ quốc thực hiện 60 triệu /năm.
- Cấp xã.
+ Đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ, Quyết định số 111-HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng được tính trên cơ sở đối tượng năm 2016, mức hỗ trợ theo chế độ quy định;
+ Đảm bảo kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 7/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
8. Sự nghiệp kinh tế.
- Chi sự nghiệp giao thông duy tu, sửa chữa thường xuyên;
+ Đường tỉnh lộ 26 triệu đồng /01 km /năm;
+ Đường huyện 13 triệu đồng /01 km /năm;
+ Hỗ trợ vật tư và công kỹ thuật xây dựng, duy tu, sửa chữa và làm đường giao thông nông thôn xã, liên thôn và xóm, tính theo đơn vị hành chính xã 35 triệu đồng /01 xã /năm.
- Chi sửa chữa định kỳ đường tỉnh lộ hàng năm căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách để bố trí kinh phí thực hiện;
- Chi sự nghiệp địa chính theo chỉ tiêu kế hoạch và khả năng ngân sách hàng năm;
- Chi sự nghiệp kiến thiết thị chính:
+ Thành phố Cao Bằng là trung tâm chính trị, kinh tế xã hội toàn tỉnh mức chi 2.500 triệu đồng /năm;
+ Các huyện mức chi 800 triệu đồng /01 huyện /năm; Đối với huyện có 2 thị trấn mức chi 1.000 triệu đồng /01 huyện /năm.
* Các khoản chi sự nghiệp khác chưa xác định được là các khoản chi không phát sinh thường xuyên như: các ổ dịch bệnh có tính chất phá hoại và lây lan với quy mô có khả năng gây thiệt hại lớn; các khoản chi khắc phục thiên tai, hỏa hoạn gây ra mức chi theo quy định hiện hành. Hàng năm UBND tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương xem xét quyết định chi từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Điều 6. Chi quốc phòng, an ninh
Căn cứ kinh phí phân bổ của Trung ương, hỗ trợ nhiệm vụ chi được phân cấp tại cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã cho các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo Nghị định số 10/2004/NĐ-CP ngày 07/01/2004 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh; kinh phí mua trang phục theo Pháp lệnh công an xã; kinh phí thực hiện Nghị Định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/1/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của luật Dân quân tự vệ và một số nhiệm vụ quốc phòng an ninh khác theo quy định phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước và khả năng cân đối của địa phương.
Đối với kinh phí hỗ trợ diễn tập phòng thủ khu vực được Quân khu giao tổ chức căn cứ khả năng cân đối ngân sách tỉnh hỗ trợ cho đơn vị và các huyện, thành phố.
Đối với các xã biên giới phân bổ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh bao gồm kinh phí duy tu, sửa chữa, phát quang đường biên mốc giới và nhiệm vụ đảm bảo an ninh,quốc phòng khác tại xã biên giới: 150 triệu đồng /xã /năm. Căn cứ vào tổng kinh phí được tỉnh phân bổ theo quy định này, cấp huyện chủ động phân bổ kinh phí phù hợp với điều kiện thực tế từng địa bàn.
Phân bổ kinh phí cho các xã trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự 50 triệu đồng /xã /năm, để thực hiện chế độ thường trực sẵn sàng chiến đấu và các nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Điều 7. Định mức phân bổ chi hoạt động sự nghiệp về môi trường
- Sở Tài nguyên và Môi trường 880 triệu đồng /năm;
- Các huyện: 600 triệu đồng /01 huyện /năm;
- Về xử lý rác thải, vệ sinh môi trường trên địa bàn Thành phố thực hiện trên cơ sở khối lượng nhiệm vụ được giao và đơn giá dịch vụ công ích môi trường và khả năng ngân sách. Sẽ tính giảm trừ số thu dịch vụ vệ sinh thu gom rác thải sinh hoạt;
- Các nhiệm vụ khác theo thực tế phát sinh và khả năng cân đối ngân sách địa phương.
Điều 8. Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ (không phân cấp cho cấp huyện, thành phố và cấp xã) mức phân bổ tối thiểu bằng mức trung ương giao cho địa phương hàng năm.
1. Chi trợ giá: căn cứ các quy định hiện hành về chính sách của Nhà nước về chi trợ giá và khả năng ngân sách địa phương, UBND tỉnh trình HĐND xem xét quyết định thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể trên địa bàn.
2. Chi khác ngân sách của các cấp phân bổ theo khả năng cân đối ngân sách địa phương.
3. Căn cứ vào kinh phí dự phòng Trung ương phân bổ, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phân bổ dự phòng ngân sách địa phương hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Điều 10. Các nhiệm vụ chi chưa quy định tại các lĩnh vực trên giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo chế độ, chính sách quy định hiện hành và báo cáo tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh gần nhất./.
- 1Nghị quyết 18/2010/NQ-HĐND quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011, thời kỳ ổn định 2011 - 2015 do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 2Nghị quyết 28/2015/NQ-HĐND về Quyết định dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương; phương án phân bổ ngân sách địa phương năm 2016 do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 3Nghị quyết 27/2015/NQ-HĐND phê chuẩn quyết toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương năm 2014 do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 4Nghị quyết 63/2016/NQ-HĐND Quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 5Quyết định 51/2016/QĐ-UBND Quy định định mức chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017 và thời kỳ ổn định ngân sách năm 2017–2020 do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 6Nghị quyết 95/2021/NQ-HĐND quy định về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022, thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 7Quyết định 49/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng năm 2021
- 8Quyết định 223/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng trong kỳ 2019-2023
- 1Nghị quyết 95/2021/NQ-HĐND quy định về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022, thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 2Quyết định 49/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng năm 2021
- 3Quyết định 223/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng trong kỳ 2019-2023
- 1Thông tư liên tịch 08/2007/TTLT-BYT-BNV hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước do Bộ Y Tế- Bộ Nội Vụ ban hành
- 2Pháp lệnh công an xã năm 2008
- 3Thông tư liên tịch 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT hướng dẫn chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc do Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Nghị định 64/2009/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- 5Quyết định 102/2009/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 239/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 – 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 116/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- 8Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công, viên chức công tác tại cơ sở y tế công lập
- 9Quyết định 60/2011/QĐ-TTg quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Nghị quyết 18/2010/NQ-HĐND quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011, thời kỳ ổn định 2011 - 2015 do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 11Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- 12Quyết định 66/2013/QĐ-TTg quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại cơ sở giáo dục đại học do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 13Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành
- 14Luật ngân sách nhà nước 2015
- 15Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 16Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 17Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021
- 18Nghị định 03/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ
- 19Nghị quyết 28/2015/NQ-HĐND về Quyết định dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương; phương án phân bổ ngân sách địa phương năm 2016 do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 20Nghị quyết 27/2015/NQ-HĐND phê chuẩn quyết toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương năm 2014 do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 21Nghị định 47/2016/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 22Nghị định 116/2016/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn
- 23Quyết định 46/2016/QĐ-TTg về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 24Nghị quyết 63/2016/NQ-HĐND Quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 25Quyết định 51/2016/QĐ-UBND Quy định định mức chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017 và thời kỳ ổn định ngân sách năm 2017–2020 do tỉnh Lạng Sơn ban hành
Nghị quyết 68/2016/NQ-HĐND Quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017, thời kỳ ổn định 2017-2020 do tỉnh Cao Bằng ban hành
- Số hiệu: 68/2016/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 08/12/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
- Người ký: Đàm Văn Eng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/12/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra