- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Quyết định 58/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Báo chí 1989
- 4Luật Báo chí sửa đổi 1999
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 7Luật xuất bản sửa đổi 2008
- 1Quyết định 204/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần trong năm 2021
- 2Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong kỳ 2019-2023
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2013/NQ-HĐND | Thái Nguyên, ngày 26 tháng 4 năm 2013 |
THÔNG QUA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ, XUẤT BẢN TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ 6 (KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ)
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Báo chí năm 1989; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1999;
Căn cứ Luật Xuất bản (sửa đổi) năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg ngày 04/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020;
Xét Tờ trình số 13/TTr-UBND ngày 03/4/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đề nghị thông qua Quy hoạch phát triển Báo chí, Xuất bản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - xã hội, ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Quy hoạch phát triển Báo chí, Xuất bản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 (có tóm tắt Quy hoạch kèm theo).
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khóa XII, kỳ họp thứ 6 (Kỳ họp chuyên đề) thông qua ngày 25 tháng 4 năm 2013./.
| CHỦ TỊCH |
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ, XUẤT BẢN TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 06/2013/NQ-HĐND ngày 26 tháng 4 năm 2013 của HĐND tỉnh Thái Nguyên)
1. Quan điểm và mục tiêu Quy hoạch
1.1. Quan điểm phát triển
Hoạt động báo chí, xuất bản phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và theo quy định của pháp luật. Phát triển báo chí, xuất bản nhằm phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt chức năng là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ tỉnh và diễn đàn của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước, quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đến với bạn bè trong nước và quốc tế.
Tạo điều kiện cho cơ quan báo chí, xuất bản hoạt động đảm bảo đúng tôn chỉ mục đích, định hướng thông tin, gắn phát triển sự nghiệp báo chí, xuất bản với phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống tinh thần nhân dân.
Nâng cao chất lượng hoạt động báo chí gắn với nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước. Báo chí, xuất bản phải đi đúng định hướng và kiên định theo con đường phát triển đất nước mà Đảng và nhân dân đã lựa chọn; không để các thế lực thù địch lợi dụng hoạt động báo chí, xuất bản để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Xây dựng nền báo chí, xuất bản theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đa dạng bảo đảm nâng cao chất lượng cung cấp thông tin, tuyên truyền toàn diện các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phát triển báo chí, xuất bản đồng bộ về số lượng, chủng loại, hạ tầng mạng lưới kỹ thuật, nguồn nhân lực.
1.2. Mục tiêu phát triển
Đến năm 2020, phát triển báo chí, xuất bản đạt đến trình độ chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội; có khả năng liên kết với các cơ quan báo chí trong nước để quảng bá hình ảnh, lợi thế tiềm năng của tỉnh ra khu vực và quốc tế. Nâng cao chất lượng các loại hình báo chí, xuất bản đảm bảo đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin và giải trí cho nhân dân, nhất là đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Nâng cao khả năng tự chủ của các cơ quan báo chí, ngân sách nhà nước cấp cho việc thực hiện xây dựng nội dung thông tin phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh; các nội dung thông tin khác các cơ quan báo chí từng bước tự chủ.
2.1. Báo in
- Số lượng các cơ quan, ấn phẩm báo in:
+ Giai đoạn 2012-2015: Báo Thái Nguyên phát triển thành nhật báo, tăng số lượng phát hành lên 7.000 tờ/kỳ. Báo Văn nghệ Thái Nguyên phát triển thành tuần báo, phát hành thêm ấn phẩm điện tử. Phát triển Tạp chí về “Chè Thái Nguyên”, Tạp chí “Xây dựng nông thôn mới”, Tạp chí “Thông tin và Truyền thông”.
+ Giai đoạn 2016-2020: Báo Thái Nguyên phát triển tờ tin nhanh buổi chiều; ấn phẩm dành cho đồng bào dân tộc. Xuất bản tất cả các ấn phẩm dưới dạng ấn phẩm điện tử, tỷ lệ số lượng ấn phẩm điện tử chiếm 40% tổng sản lượng phát hành. Báo Văn nghệ Thái Nguyên tăng sản lượng phát hành lên 5.000 tờ/kỳ, tỷ lệ ấn phẩm điện tử chiếm 40% tổng sản lượng phát hành. Phát triển thêm Tạp chí “Lao động và Công đoàn”, Tạp chí “Nhà báo Thái Nguyên”. Ngoài các ấn phẩm trên, khuyến khích phát triển các ấn phẩm khác trên nguyên tắc tự chủ về tài chính và có tôn chỉ mục đích phù hợp với các quy định của Nhà nước.
- Nội dung: Nâng cao chất lượng các tin, bài, chuyên mục tuyên truyền toàn diện các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Chú trọng tuyên truyền thông tin đối ngoại, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, góp phần thu hút đầu tư vào tỉnh. Quan tâm khai thác nội dung dành cho đồng báo các dân tộc thiểu số và lứa tuổi thanh thiếu niên, nhi đồng.
- Bản tin: Mỗi Sở, Ban, ngành của tỉnh xuất bản 01 bản tin. Các Sở, ngành có trách nhiệm đưa nội dung thông tin lên trang thông tin điện tử của đơn vị đảm bảo mục đích khai thác thông tin của độc giả trong và ngoài nước, đồng thời tiết kiệm kinh phí in, phát hành.
- Thụ hưởng thông tin báo in: Chỉ tiêu số lượng báo, tạp chí (bao gồm cả báo tạp chí địa phương, trung ương và các tỉnh bạn) đạt 3,5 tờ/người/năm vào năm 2015 và 7 tờ/người/năm vào năm 2020.
2.2. Phát thanh, truyền hình
a) Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
* Đến năm 2015: Đài PT-TH tỉnh là cơ quan truyền thông đa phương tiện có quy mô là trung tâm của khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ. Đài phát sóng trên 1 kênh phát thanh, 2 kênh truyền hình với thời lượng chương trình phát thanh 7 giờ/ngày, thời lượng mỗi kênh truyền hình là 18 giờ/ngày. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 100%, truyền hình đạt 100%.
* Đến năm 2020: Đài PT-TH tỉnh phát sóng trên 1 kênh phát thanh số, 2 kênh truyền hình số (kênh TN1, TN2 chuyển từ phát tương tự sang phát số). Thực hiện giảm dần nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước, đẩy mạnh hoạt động có thu, tiến tới tự hạch toán thu chi đối với các chương trình nằm ngoài các nội dung tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh, truyền hình đạt 100%, tỷ lệ hộ gia đình có thiết bị xem truyền hình đạt 100%.
Nội dung: Nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin, nâng cao dân trí, giải trí của nhân dân. Tăng cường chương trình thông tin đối ngoại và chương trình cho người Việt Nam ở nước ngoài; đảm bảo thông tin quốc tế nhanh nhạy, chính xác và hấp dẫn. Tiếp tục duy trì các chương trình dành cho đồng bào dân tộc thiểu số; quan tâm sản xuất phim tài liệu, phim truyền hình về mảnh đất, con người Thái Nguyên, các gameshow truyền hình phục vụ nhu cầu giải trí và chương trình dành cho lứa tuổi thanh, thiếu niên, nhi đồng.
b) Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thành phố, thị xã
- Đến năm 2015: Đẩy mạnh số lượng, thời lượng, chất lượng cộng tác với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh xây dựng trang truyền hình địa phương; các Đài Truyền thanh - truyền hình cấp huyện sản xuất mỗi ngày 01 chương trình phát thanh tổng hợp, thời lượng chương trình từ 30 phút - 01 giờ.
- Đến năm 2020 các Đài Truyền thanh - truyền hình cấp huyện sản xuất mỗi ngày 01 chương trình phát thanh tổng hợp, thời lượng chương trình từ 01 giờ - 02 giờ; tăng cường cộng tác với Đài tỉnh trong việc xây dựng các chuyên trang, chuyên mục.
c) Trạm truyền thanh, truyền hình cơ sở: Đến năm 2015, 100% các xã, phường, thị trấn được đầu tư xây dựng trạm truyền thanh và bố trí cán bộ cho các trạm truyền thanh cơ sở.
d) Truyền hình trả tiền: Tốc độ tăng trưởng thuê bao truyền hình trả tiền đạt bình quân 20%/năm giai đoạn 2012-2015 và bình quân 15%/năm giai đoạn 2016-2020. Đến năm 2015 số lượng thuê bao truyền hình trả tiền đạt 20% tổng số hộ, năm 2020 đạt 50% số hộ dân. Đến năm 2020 mạng lưới truyền hình trả tiền phát triển đến tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
2.3. Báo điện tử: Xây dựng Báo điện tử Thái Nguyên theo mô hình tòa soạn điện tử hiện đại, xuất bản bằng 3 thứ tiếng: Việt, Anh và Trung.
2.4. Cổng thông tin điện tử: Nâng cấp Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên là cổng thành phần của Cổng thông tin điện tử Chính phủ; tích hợp các trang thông tin điện tử tổng hợp của các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố, thị xã để cung cấp thông tin, các dịch vụ hành chính công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp. Thông tin đăng tải trên cổng thông tin điện tử là thông tin chính thống của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
2.5. Xuất bản, in, phát hành
* Đến năm 2015: Nhịp độ tăng trưởng bình quân về số lượng đầu sách xuất bản và sản lượng in xuất bản phẩm đạt 10%/năm; tăng trưởng bình quân về sản lượng trang in đạt 10%/năm, đến năm 2015 đạt 19.000 triệu-21.000 triệu trang in tiêu chuẩn; tăng trưởng bình quân phát hành đạt 9-11%/năm, đến năm 2015 phát hành sách đạt tổng 7-8 triệu bản, văn hóa phẩm đạt 2-3 triệu bản. Tổng mức tăng doanh số bình quân toàn ngành đạt 12-13%/năm.
* Đến năm 2020: Nhịp độ tăng trưởng bình quân trên các lĩnh vực xuất bản, in, phát hành đạt 10-12%/năm; tổng đầu sách xuất bản của Thái Nguyên đạt khoảng 200 trong đó sách liên kết không vượt quá 50%; tổng trang in tiêu chuẩn đạt khoảng 31-33 tỷ trang; tổng bản sách phát hành sách đạt khoảng 12-13 triệu bản, phát hành văn hoá phẩm đạt 4-5 triệu bản; tổng mức tăng doanh số bình quân toàn ngành đạt 16-17%/năm.
3. Giải pháp tổ chức thực hiện Quy hoạch
3.1. Giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của báo chí, xuất bản đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần nâng cao dân trí, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị nhà nước trong việc cung cấp thông tin cho báo chí, trách nhiệm, quyền hạn của Người phát ngôn.
Đẩy mạnh việc giáo dục chính trị tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên báo chí, xuất bản.
3.2. Giải pháp về cơ chế chính sách
- Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí, xuất bản như: Cơ chế ưu tiên trong tuyển dụng, khen thưởng; Cơ chế khuyến khích phát triển các dịch vụ thông tin báo chí; Cơ chế xây dựng và sử dụng nhuận bút; Quy định về việc thành lập và hoạt động của văn phòng đại diện và phóng viên thường trú các báo trung ương và báo các tỉnh bạn trên địa bàn tỉnh; Cơ chế phối hợp giữa Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và Đài Truyền thanh - truyền hình cấp huyện trong việc tuyên truyền hình ảnh cấp huyện trên kênh truyền hình tỉnh; Cơ chế hỗ trợ cho cán bộ làm công tác truyền thanh cơ sở; Quy định về hoạt động và quản lý các hoạt động xuất bản-in-phát hành trên địa bàn Thái Nguyên; Cơ chế liên kết đầu tư phát triển hoạt động xuất bản-in-phát hành tỉnh Thái Nguyên; Cơ chế thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm sách, nhà sách trên địa bàn tỉnh ...
- Xúc tiến việc thành lập Hiệp hội xuất bản, in, phát hành các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tổ chức Triển lãm - Hội chợ sách định kỳ 3 năm/lần với quy mô cấp tỉnh, cấp khu vực.
3.3. Giải pháp về tăng cường công tác quản lý nhà nước
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển sự nghiệp báo chí, xuất bản.
- Tham mưu xây dựng, ban hành và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của tỉnh; Xây dựng chế độ, chính sách về báo chí, xuất bản.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ báo chí, xuất bản.
- Tổ chức, quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực báo chí.
- Tăng cường quản lý chặt chẽ nội dung thông tin trên báo chí, công tác thông tin cho báo chí.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm trong động báo chí, xuất bản.
3.4. Giải pháp về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực
- Tổ chức lại bộ máy phòng, ban Báo Thái Nguyên; bộ máy phòng, ban Đài PT-TH tỉnh; Báo Văn nghệ Thái Nguyên theo mô hình hiện đại, đáp ứng đủ điều kiện cho chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý.
- Thành lập hệ thống phòng, ban cho Tạp chí Thông tin và Truyền thông, Tạp chí Nông thôn mới, Tạp chí Lao động và Công đoàn, Tạp chí Nhà báo Thái Nguyên theo mô hình đơn giản, hiệu quả.
- Kiện toàn bộ máy Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện; Bố trí cán bộ phụ trách về lĩnh vực báo chí, xuất bản tại cấp huyện; Kiện toàn bộ máy tổ chức các Đài TT-TH cấp huyện.
- Lập đề án thành lập doanh nghiệp nhà nước để phát triển hạ tầng viễn thông - truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận.
- Chú trọng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phù hợp với trình độ phát triển; kết hợp các hình thức đào tạo trong nước và nước ngoài.
3.5. Giải pháp huy động vốn đầu tư
- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Trung ương, nguồn vốn đối ứng địa phương đối với dự án thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2011- 2015”.
- Sử dụng vốn ngân sách tỉnh từ nguồn sự nghiệp PT-TH, sử dụng nguồn vốn viện trợ và cho vay ưu đãi từ nước ngoài cho Việt Nam để đầu tư xây dựng xây dựng cơ sở hạ tầng báo chí đặc biệt là trong lĩnh vực phát thanh truyền hình.
- Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành in, phát hành sử dụng nguồn vốn từ doanh nghiệp, xã hội. Sử dụng một phần ngân sách tỉnh hỗ trợ đối với lĩnh vực phát hành khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.
- Đối với dự án số hóa phương thức truyền dẫn phát sóng PT-TH, tận dụng nguồn vốn từ quỹ số hóa quốc gia, hỗ trợ thiết bị đầu cuối cho người dân.
* Kinh phí thực hiện:
- Tổng kinh phí thực hiện Quy hoạch: 593 tỷ đồng.
Trong đó:
+ Ngân sách TW: 195 tỷ đồng
+ Ngân sách tỉnh: 158 tỷ đồng
+ Xã hội hóa: 240 tỷ đồng.
- Phân kỳ đầu tư:
+ Giai đoạn 2013 - 2015: 331 tỷ đồng
+ Giai đoạn 2016 - 2020: 262 tỷ đồng
3.6. Giải pháp tổ chức thực hiện
- Các Sở, Ban, ngành liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ tổ chức công bố, phổ biến Quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 đến các cấp, các ngành, các địa phương, các cơ quan báo chí, xuất bản, các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh theo quy định và thực hiện các dự án theo thứ tự ưu tiên (Có danh mục dự án ưu tiên kèm theo).
- Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện và theo dõi thực hiện Quy hoạch phát triển Báo chí, Xuất bản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020; là cơ quan chủ trì, phối hợp với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản; các Sở, Ban ngành liên quan và các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể, báo cáo với Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp thực hiện quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch này; đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách để hoạt động báo chí, xuất bản phát triển đúng pháp luật, đúng định hướng, tuyên truyền có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp phần tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm:
+ Kiện toàn bộ máy tổ chức Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện.
+ Kiện toàn Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện.
+ Phối hợp thực hiện các chương trình, dự án về báo chí, xuất bản.
+ Tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng nội dung thông tin tại các trạm truyền thanh cơ sở.
- Các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản: Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển phù hợp với định hướng phát triển của ngành và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
3.7. Kiểm tra, giám sát và điều chỉnh quy hoạch
- Các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch.
- Trong quá trình thực hiện, Quy hoạch phát triển Báo chí, Xuất bản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 có thể được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.
DANH MỤC
DỰ ÁN ĐẦU TƯ ƯU TIÊN
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
STT | TÊN DỰ ÁN | ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ | THỜI GIAN | HẠNG MỤC ĐẦU TƯ | SỐ LƯỢNG | Phân kỳ | Ghi chú | ||||
NSTW | NST | XÃ HỘI HÓA | 2013 - 2015 | 2016 - 2020 | Tổng kinh phí | ||||||
1 | Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về miền núi, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo | Sở Thông tin và Truyền thông, Đài PT-TH tỉnh, các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. | 2013 - 2015 | - Tăng cường năng lực cán bộ thông tin truyền thông cơ sở - Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông - Tăng cường nội dung thông tin và truyền thông về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa | 50 | 15 |
| 65 |
| 65 | Vốn đối ứng từ địa phương từ 30% - 40% |
2 | Phát triển nguồn nhân lực và kiện toàn bộ máy tổ chức báo Thái Nguyên, Báo Văn nghệ Thái Nguyên, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, các Đài TT-TH cấp huyện. | Đài PT-TH tỉnh, Báo Thái Nguyên, Báo Văn nghệ Thái Nguyên, CổngTTĐT tỉnh, Đài TT-TT cấp huyện. | 2013 - 2015 | - Kiện toàn bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực Đài PT-TH tỉnh theo hướng phát triển thành cơ quan truyền thông đa phương tiện có quy mô của Đài khu vực, tham gia vào thị trường kinh doanh dịch vụ truyền dẫn phát sóng. - Kiện toàn bộ máy tổ chức và bổ sung nguồn nhân lực cho Báo Thái Nguyên. - Thành lập các phòng, ban, tăng nguồn nhân lực cho Báo Văn nghệ Thái nguyên. - Kiện toàn bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực cho Cổng TTĐT tỉnh - Kiện toàn bộ máy tổ chức các Đài TT-TH cấp huyện theo thông tư liên tịch số 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV ngày 27/7/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ |
| 10 |
| 10 |
| 10 |
|
3 | Kiện toàn công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí, xuất bản | Sở Thông tin và Truyền thông | 2013 - 2020 | - Xây dựng cơ chế, quy định, văn bản hướng dẫn; - Tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước. |
| 3 |
| 1 | 2 | 3 |
|
4 | Phát triển ấn phẩm báo in dành cho đồng bào dân tộc | Báo Thái Nguyên | 2016 - 2020 | - Đầu tư về con người - Cơ sở vật chất - Kinh phí hoạt động thường xuyên - Kinh phí đào tạo nguồn nhân lực. |
| 25 |
|
| 25 | 25 |
|
5 | Đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất chương trình cho các cơ quan báo chí, xuất bản | Đài PT-TH tỉnh, Báo Thái Nguyên, Báo Văn nghệ Thái Nguyên. | 2013 - 2020 | - Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị kỹ thuật phục vụ truyền dẫn, phát sóng, tác nghiệp, sản xuất các chương trình PT- TH cho Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh. - Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị phục vụ tác nghiệp, sản xuất tin, bài cho Báo Thái Nguyên, bộ phận báo điện tử Thái Nguyên; - Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị phục vụ tác nghiệp, sản xuất tin, bài cho Báo Văn nghệ Thái Nguyên, bộ phận trang tin điện tử của Báo Văn nghệ Thái Nguyên. - Đầu tư mua sắm trang thiết bị, phương tiện tác nghiệp phục vụ công tác biên tập thông tin điện tử trên Cổng TTĐT tỉnh. - Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị phục vụ hoạt động xuất bản xuất bản phẩn giấy và xuất bản xuất bản phẩm điện tử của Nhà xuất bản Thái Nguyên. | 140 | 100 |
| 130 | 110 | 240 | Kinh phí từ nguồn sự nghiệp PT-TH |
6 | Xây dựng mạng lưới truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình tỉnh Thái Nguyên và khu vực trung du và miền núi phía Bắc | Doanh nghiệp xây dựng hạ tầng chủ trì, Đài PTTH tỉnh phối hợp. | 2013 - 2016 | - Đầu tư xây dựng dựng hạ tầng mạng lưới truyền dẫn phát sóng công nghệ số mặt đất. - Chi phí vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa |
|
| 200 | 100 | 100 | 200 |
|
7 | Phát triển mạng lưới truyền hình cáp đến các huyện | Các công ty truyền hình cáp | 2013 - 2020 | - Xây dựng hạ tầng truyền dẫn, ngoại vi tại các huyện |
|
| 20 | 10 | 10 | 20 |
|
8 | Phát triển mạng lưới phát hành | công ty cổ phần phát hành sách, công ty cổ phần sách và thiết bị trường học | 2013 - 2020 | - Ở Thành phố Thái Nguyên: xây dựng thêm 01-02 trung tâm sách - Nhà sách ở thị xã Sông Công, huyện Phú Lương và Đồng Hỷ. - Mỗi huyện còn lại xây dựng từ 01- 02 nhà sách có quy mô hợp lý. |
|
| 20 | 10 | 10 | 20 |
|
9 | Phát triển công tác xuất bản phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh và khu vực Trung du miền núi phía Bắc | Nhà xuất bản Thái Nguyên | 2013 - 2020 | - Đặt hàng xuất bản phẩm đối với nhà xuất bản; - Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. | 5 | 5 |
| 5 | 5 | 10 |
|
| Tổng |
|
|
| 195 | 158 | 240 | 331 | 262 | 593 |
|
- 1Quyết định 2450/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết Quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Bình Phước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 2Quyết định 998/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển Báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 3Quyết định 2587/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển báo chí, phát thanh, truyền hình, in ấn, xuất bản và phát hành đến năm 2020 do tỉnh Hải Dương ban hành
- 4Chỉ thị 17/2011/CT-UBND tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất bản, in, phát hành trên địa bàn tỉnh Long An
- 5Quyết định 3891/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Báo chí, Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 6Quyết định 486/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020
- 7Quyết định 47/2015/QĐ-UBND Quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 8Quyết định 1324/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025
- 9Quyết định 204/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần trong năm 2021
- 10Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 204/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần trong năm 2021
- 2Quyết định 403/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong kỳ 2019-2023
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Quyết định 58/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Báo chí 1989
- 4Luật Báo chí sửa đổi 1999
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 7Luật xuất bản sửa đổi 2008
- 8Thông tư liên tịch 17/2010/TTLT-BTTTT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài Phát thanh và Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện do Bộ Thông tin và Truyền thông - Bộ Nội vụ ban hành
- 9Quyết định 2450/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết Quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Bình Phước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 10Quyết định 998/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển Báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 11Quyết định 2587/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển báo chí, phát thanh, truyền hình, in ấn, xuất bản và phát hành đến năm 2020 do tỉnh Hải Dương ban hành
- 12Chỉ thị 17/2011/CT-UBND tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất bản, in, phát hành trên địa bàn tỉnh Long An
- 13Quyết định 3891/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Báo chí, Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 14Quyết định 486/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020
- 15Quyết định 47/2015/QĐ-UBND Quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 16Quyết định 1324/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025
Nghị quyết 06/2013/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch phát triển Báo chí, Xuất bản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
- Số hiệu: 06/2013/NQ-HĐND
- Loại văn bản: Nghị quyết
- Ngày ban hành: 26/04/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên
- Người ký: Vũ Hồng Bắc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/05/2013
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2021
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực