Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2587/QĐ-UBND | Hải Dương, ngày 13 tháng 9 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ, PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH, IN ẤN, XUẤT BẢN VÀ PHÁT HÀNH TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006, Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 và Quyết định 281/2007/QĐ-BKH;
Căn cứ Quyết định số 40/2002/QĐ-BVHTT ngày 31/12/2002 của Bộ Văn hoá Thông tin về quy hoạch phát triển ngành xuất bản, in, phát hành sách đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 19/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Đài Tiếng nói Việt Nam đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 767/QĐ-TTg ngày 08/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Đài Truyền hình Việt Nam đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 16/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 473/TTr-STTTT ngày 29/8/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển báo chí, phát thanh, truyền hình, in ấn, xuất bản và phát hành tỉnh Hải Dương đến năm 2020, với các nội dung chủ yếu sau:
A. Tên Quy hoạch: “Quy hoạch tổng thể phát triển báo chí, phát thanh, truyền hình, in ấn, xuất bản và phát hành tỉnh Hải Dương đến năm 2020”.
B. Nội dung quy hoạch
I. Báo in
1. Quan điểm phát triển
Báo chí đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và hoạt động theo quy định của pháp luật. Thực hiện tốt chức năng là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng; cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và diễn đàn của nhân dân.
Quy hoạch lại hệ thống các cơ quan báo chí in đảm bảo cho báo chí phát triển đúng định hướng, đáp ứng nhu cầu và quyền được thông tin ngày càng cao của nhân dân.
Có chính sách phù hợp với từng cơ quan báo chí, vừa tạo sự phát triển toàn diện, đồng đều vừa xây dựng được những cơ quan báo chí hiện đại, có uy tín.
2. Mục tiêu phát triển
Số lượng các cơ quan báo in: Giai đoạn 2011 - 2015: phát triển thêm 3 tạp chí; Giai đoạn 2016 - 2020: phát triển thêm 5 tạp chí.
Số lượng đặc san: Giai đoạn 2011 - 2015: phát triển thêm 3 đặc san; Giai đoạn 2016 - 2020: phát triển thêm 3 đặc san.
Thụ hưởng thông tin báo in: Số lượng báo, tạp chí địa phương/người/năm đạt 4 tờ năm 2015 và 8 tờ vào năm 2020; Số lượng báo, tạp chí đạt 12 tờ/người/năm vào năm 2015 và 15 tờ/người/năm vào năm 2020.
3. Nội dung quy hoạch báo chí in
a. Số lượng
Giai đoạn 2011 - 2015: Số lượng cơ quan báo chí in là 8 cơ quan; Số lượng đặc san là 7.
Giai đoạn 2016 - 2020: Số lượng cơ quan báo chí in là 13 cơ quan; Số lượng đặc san là 9.
b. Nguyên tắc phát triển
Ngân sách nhà nước đầu tư các sản phẩm báo chí làm nhiệm vụ chính trị và công ích, các sản phẩm báo chí còn lại phải từng bước tự hạch toán kinh tế.
c. Quy hoạch chi tiết báo in
- Cơ quan báo Hải Dương
Giai đoạn 2011 - 2015: Giữ nguyên 3 ấn phẩm cũ và phát triển thêm 1 ấn phẩm có nội dung về định hướng thị trường, thông tin thị trường.
Giai đoạn 2016 - 2020: Phát triển thêm 1 ấn phẩm báo in có nội dung về thông tin, văn hóa, thể thao, giải trí.
- Tạp chí Văn nghệ Hải Dương
Giai đoạn 2011 - 2015: Giữ nguyên kỳ phát hành là 1 kỳ/tháng; Tăng số trang: từ 40 trang lên 48 trang; Tăng sản lượng theo nhu cầu.
Giai đoạn 2016 - 2020: Tăng kỳ phát hành: 2 kỳ/tháng; Số trang: 72 trang; Tăng sản lượng theo nhu cầu.
- Tạp chí Lao động và Công đoàn
Giai đoạn 2011 - 2015: Giữ nguyên kỳ phát hành 1 kỳ/tháng; Tăng số trang từ 32 trang lên 48 trang; Tăng sản lượng theo nhu cầu.
Giai đoạn 2016 - 2020: Giữ nguyên kỳ phát hành; Tăng trang lên thành 80 trang; Tăng sản lượng theo nhu cầu
- Tạp chí Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Giai đoạn 2011 - 2015: Kỳ phát hành 1 kỳ/tháng; Số trang: 40 trang; Tăng trang, tăng sản lượng theo nhu cầu.
Giai đoạn 2016 - 2020: Giữ nguyên kỳ phát hành; Tăng trang lên thành 80 trang; Tăng sản lượng theo nhu cầu.
- Tạp chí Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giai đoạn 2011 - 2015: Tăng kỳ phát hành lên 2 tháng/kỳ; Số trang 40 trang; Tăng sản lượng theo nhu cầu; Xây dựng và đưa vào hoạt động Trang thông tin điện tử Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương; Phát hành ấn phẩm, phụ san theo yêu cầu.
Giai đoạn 2016 - 2020: Giữ nguyên kỳ phát hành 2 kỳ/tháng; Tăng trang lên thành 48 trang; Tăng sản lượng theo nhu cầu.
- Các Tạp chí nghiên cứu khoa học thuộc các trường đại học
Kỳ phát hành: 1 kỳ/tháng; Số trang: 48 - 64 trang; Số lượng: 1000 bản/kỳ.
- Tạp chí của các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp hoặc tổ chức xã hội - nghề nghiệp
Kỳ phát hành: 2 tháng/kỳ; Số trang: 48 trang; Số lượng: 500 bản/kỳ.
- Tạp chí sinh hoạt chi bộ: đi vào hoạt động giai đoạn 2016 - 2020
Cơ quan quản lý: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Hình thức: nâng cấp từ bản tin nội bộ lên thành tạp chí; Kỳ xuất bản: 1 kỳ/tháng; Sản lượng và số trang phát triển theo yêu cầu.
- Các Tạp chí thuộc các Sở, Ban, Ngành khác
Hình thức: nâng cấp từ bản tin nội bộ của trường lên thành tạp chí; Kỳ phát hành: từ 1 đến 2 tháng/kỳ; Sản lượng, số trang phát triển theo nhu cầu.
- Các đặc san
Tuỳ theo tình hình có thể duy trì 3 tháng/kỳ hoặc 2 tháng/kỳ phát hành; Số lượng khoảng 500 bản/kỳ phát hành; Số trang: từ 32 đến 40 trang.
d. Phát triển nguồn nhân lực
Đến năm 2015:
Tốc độ tăng trưởng số lượng lao động đạt bình quân 5%/năm; phóng viên và biên tập viên đa số có trình độ đại học trở lên; lao động phải biết ít nhất 1 ngoại ngữ. Mỗi một cơ quan báo chí có 2 nhóm nguồn nhân lực, nhóm nguồn nhân lực chất lượng cao, nhóm nguồn nhân lực phát triển thị trường.
Đến năm 2020:
Phát triển nguồn nhân lực báo chí đạt các chỉ tiêu sau: Tốc độ tăng trưởng tổng số nguồn nhân lực 5%/năm; Đa số lao động trình độ đại học và trên đại học; Đối với 2 nhóm nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn nhân lực phát triển thị trường được hình thành và đi vào hoạt động độc lập.
e. Định hướng phát triển dịch vụ
Trong thời gian tới xây dựng mối quan hệ giữa nhà sản xuất hàng hoá chuyên nghiệp, nhà làm quảng cáo chuyên nghiệp và nhà làm truyền thông chuyên nghiệp.
II. Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử
a. Quan điểm phát triển
Từng bước đổi mới công nghệ phát thanh, hiện đại hóa hệ thống sản xuất chương trình, truyền dẫn phát sóng phát thanh. Phát triển sự nghiệp phát thanh gắn liền với nâng cao phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn và từng bước cải thiện đời sống cán bộ, viên chức của bộ phận phát thanh tỉnh Hải Dương; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan và các huyện thị thực hiện quy hoạch phát triển chung của hệ thống phát thanh, truyền thanh cơ sở tỉnh Hải Dương. Phát triển mạnh hệ thống truyền thanh cấp xã/phường đến đông đảo người dân, nâng cao chất lượng nội dung của chương trình truyền thanh xã.
b. Mục tiêu phát triển
Giai đoạn 2011 - 2015: Tăng thời lượng chương trình phát sóng phát thanh từ 7h/ngày lên 12h/ngày; Tỷ lệ phủ sóng phát thanh các chương trình đài tỉnh và đài tiếng nói Việt Nam đạt 98%; Nâng cấp 30% các trạm truyền thanh cơ sở.
Giai đoạn 2016 - 2020: Tăng thời lượng chương trình phát sóng phát thanh đạt 18h/ngày; Nâng cấp 100% các trạm phát lại phát thanh, 70% các trạm truyền thanh cơ sở, nâng tỷ lệ phủ sóng phát thanh các chương trình đài tỉnh và đài tiếng nói Việt Nam đạt 99%; Số hóa truyền dẫn phát sóng phát thanh.
c. Nội dung quy hoạch
- Quy hoạch thời lượng
Đối với phát thanh tỉnh:
Đến năm 2015: Thời lượng chương trình tiếp sóng là 8h/ngày; Thời lượng chương trình do đài sản xuất là 4h/ngày; Thời lượng chương trình phát thanh trực tiếp từ phòng thu và từ hiện trường đạt 0,5h/ngày.
Đến năm 2020: Thời lượng chương trình tiếp sóng là 10h/ngày; Thời lượng chương trình do đài sản xuất là 8h/ngày; Thời lượng chương trình phát thanh trực tiếp từ phòng thu và hiện trường đạt 1,5h/ngày.
Đối với phát thanh đài huyện:
Đến năm 2015: Thời lượng tiếp, phát sóng chương trình phát thanh đạt trên 08 giờ/ngày trong đó thời lượng chương trình tự sản xuất đạt 30 phút đến 1 giờ/ngày.
Đến năm 2020: Tổng thời lượng phát sóng chương trình phát thanh đạt trên 12 giờ/ngày trong đó thời lượng chương trình tự sản xuất đạt 01 giờ đến 02 giờ/ngày.
- Nội dung chương trình
Nội dung các chương trình phát thanh tổng hợp của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tiếp tục đổi mới theo hướng tăng cường các tin tức thời sự trong ngày và các phóng sự ngắn.
Đến năm 2015, Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố sản xuất mỗi ngày ít nhất 01 chương trình phát thanh địa phương, thời lượng 30 phút/chương trình; Đài Truyền thanh thành phố Hải Dương ngày sản xuất ít nhất 2 chương trình, mỗi chương trình có thời lượng 30 phút.
Tỷ lệ nội dung về thời sự chính trị chiếm 30%, kinh tế - xã hội chiếm 35%, an ninh quốc phòng 10%, thể thao 0,5%, văn nghệ 15%.
- Sản xuất chương trình
Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số; thống nhất về công nghệ, quy mô và thực hiện số hóa hệ thống lưu trữ âm thanh. Xây dựng Tổ hợp Biên tập - Kỹ thuật sản xuất chương trình theo công nghệ phát thanh hiện đại tại Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; xây dựng mạng kết nối diện rộng giữa đài tỉnh với các đài cấp huyện. Tăng cường khả năng trao đổi thông tin, chương trình với các đài huyện và các đài tỉnh bạn.
- Truyền dẫn và phát sóng
Giai đoạn 2011 - 2015: ngoài phát sóng phát thanh theo công nghệ truyền dẫn bằng cáp, phát sóng analog, thực hiện lộ trình số hóa phát.
Giai đoạn 2016 - 2020: Số hóa phát thanh trên phạm vi toàn tỉnh.
- Dịch vụ
Củng cố tổ chức và tăng cường năng lực của Trung tâm dịch vụ quảng cáo; mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động quảng cáo theo đúng pháp luật, tiến tới xây dựng chiến lược quảng cáo linh hoạt phù hợp kinh tế thị trường; tăng nguồn thu từ dịch vụ văn hóa, kỹ thuật, đào tạo.
- Truyền thanh cơ sở
Giai đoạn 2011 - 2015, đầu tư mới cho các xã chưa có đài truyền thanh và nâng cấp hệ thống truyền thanh cơ sở cho các xã, phường, thị trấn để đến năm 2015, đảm bảo 100% hộ dân trong toàn tỉnh được nghe loa truyền thanh.
Đến năm 2015, có 40% đài truyền thanh cơ sở sử dụng phương thức truyền dẫn tín hiệu không dây. Đến năm 2020 đạt 100%.
Năm 2015, có 60% số truyền thanh xã, phường, thị trấn sản xuất 1 chương trình thời lượng từ 20 đến 30 phút/ngày; 100% số đài tiếp âm chương trình phát thanh của các đài 4 giờ/ngày. Đến năm 2020, có 100% đài truyền thanh xã sản xuất 1 chương trình thời lượng từ 25 đến 40 phút/ngày; 100% đài truyền thanh cơ sở tiếp âm chương trình phát thanh của đài cấp tỉnh 8 giờ/ngày.
2. Truyền hình
a. Quan điểm phát triển
Phát triển truyền hình hướng tới cộng đồng, bảo đảm Đài Truyền hình tỉnh và hệ thống đài huyện là công cụ tuyên truyền của Đảng và Nhà nước. Đa dạng hóa các phương thức truyền dẫn và phát sóng, mở rộng phạm vi phủ sóng, tăng sự lựa chọn về loại hình cho người dân trong tỉnh. Tăng cường xã hội hóa việc sản xuất các chương trình truyền hình theo đúng định hướng của Đảng và các quy định của Nhà nước; đẩy mạnh phát triển kênh truyền hình quảng bá song song với phát triển nhanh chóng các loại hình dịch vụ truyền hình trả tiền.
b. Mục tiêu phát triển
Phấn đấu đến năm 2020, Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Dương sẽ trở thành một cơ quan đa truyền thông về lĩnh vực giải trí hoạt động trên phạm vi cả nước.
Tăng thời lượng phát sóng chương trình Đài tỉnh giữ nguyên thời lượng 18h/ngày vào năm 2015 nhưng tăng thời lượng tự sản xuất chương trình từ 3,5h/ngày lên 6 - 8h/ngày; đến năm 2020, tăng thêm 1 kênh truyền hình số. Thời lượng chương trình tự sản xuất đạt 8 - 12h/ngày.
Truyền dẫn phát sóng: Số hóa toàn bộ chương trình truyền hình và phát sóng qua mạng truyền dẫn phát sóng số mặt đất, phát sóng qua mạng Internet, phát sóng qua vệ tinh.
c. Nội dung quy hoạch truyền hình
- Thời lượng chương trình
Năm 2015: Thời lượng phát sóng chương trình từ 18h-24h/ngày. Trong đó: Tăng thời lượng chương trình tự sản xuất từ hơn 3,5h/ngày lên 6 - 8h/ngày.
Đến năm 2020: Thời lượng phát sóng chương trình là 24h/ngày; Tăng thời lượng chương trình tự sản xuất lên hơn 8 - 12 h/ngày; Đối với kênh truyền hình số mới mở (kênh truyền hình số): thời lượng chương trình đạt từ 18 - 24h/ngày.
- Nội dung chương trình
Tỷ lệ nội dung chương trình thời sự chính trị chiếm 30%, kinh tế - xã hội 35%, an ninh quốc phòng 10%, văn nghệ 20%, thể thao 0,5%.
Tỷ lệ nội dung chương trình về xúc tiến đầu tư 30%, thể thao 15%, văn nghệ 25%, giải trí 20%.
- Sản xuất chương trình
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong công đoạn sản xuất chương trình; xây dựng dây chuyền sản xuất phù hợp với thời lượng chương trình, đồng bộ về công nghệ thiết bị; thực hiện số hoá hệ thống lưu trữ tư liệu truyền hình. Tăng cường đầu tư trang thiết bị thu ghi, truyền hình lưu động đáp ứng nhu cầu truyền hình trực tiếp các sự kiện chính trị, văn hóa tại các địa bàn trong tỉnh. Đầu tư mở rộng thiết bị lưu trữ số hiện đại. Tăng cường hợp tác sản xuất, trao đổi chương trình truyền hình với các đài địa phương, các đài tỉnh bạn, các Bộ, ngành và các đơn vị, tổ chức khác trong xã hội. Mở rộng sản xuất các chương trình trò chơi tại trường quay đa năng. Đầu tư các thiết bị làm chương trình cho hệ thống đài huyện, nhằm đa dạng hóa và phong phú nội dung chương trình đài tỉnh.
- Truyền dẫn và phát sóng
Duy trì phương thức phát sóng đa dạng. Nâng công suất máy phát nhằm nâng cao chất lượng thu phát sóng trên địa phương và các hộ gia đình.
Đối với phương thức truyền dẫn phát sóng analog: giai đoạn 2011 - 2015 duy trì phương thức truyền dẫn phát sóng analog. Đài sẽ phát sóng trực tiếp các chương trình của mình trên mạng Internet trước năm 2015.
- Phương tiện thu xem
Tranh thủ các chương trình dự án hỗ trợ thiết bị xem truyền hình cho người dân khu vực kinh tế khó khăn. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần thực hiện chương trình hỗ trợ thiết bị xem truyền hình cho các điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
- Nguồn nhân lực
Đến năm 2015: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đối với lao động của đài đạt 5 - 7%/năm.
Đến năm 2020: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đối với lao động của đài đạt 8 - 10%/năm.
- Phát triển dịch vụ
Cần có sự thay đổi trong phương thức thu hút quảng cáo. Đài là đơn vị bán sản phẩm quảng cáo phải đa dạng phương thức truyền dẫn phát sóng, truyền hình tương tự, truyền hình công nghệ số, truyền hình Internet để mở rộng vùng phủ; đối với quảng cáo trực tiếp, cần đi vào khai thác doanh thu từ các trò chơi truyền hình (gameshow).
a. Quan điểm phát triển
Thúc đẩy phát triển báo điện tử trong xu thế hội tụ giữa báo in, phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền của các loại hình báo chí, đưa thông tin đến người dân nhanh, thông tin nhiều chiều, hình thức thông tin đa dạng, nội dung thông tin hấp dẫn.
Xây dựng các tờ báo điện tử tại Hải Dương có kỹ thuật và công nghệ hiện đại, phong phú về nội dung, sắc bén về tính định hướng, tính chiến đấu, có tính văn hóa, tính nghiệp vụ cao, để báo điện tử trở thành công cụ quảng bá hình ảnh Hải Dương với cả nước và thế giới.
b. Mục tiêu phát triển
Đến năm 2015: 90% cơ quan báo chí có trang tin điện tử.
Đến năm 2020: 100% cơ quan báo chí có trang tin điện tử, trong đó cơ quan báo Hải Dương, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh có trang tin cung cấp các nội dung thông tin dưới dạng âm thanh, hình ảnh, phát thanh, truyền hình địa phương trực tuyến.
Xây dựng báo điện tử Hải Dương theo mô hình tòa soạn điện tử hiện đại. Xây dựng phiên bản tiếng Anh. Từng bước xã hội hóa trong khâu lấy tin cho tờ báo điện tử.
c. Nội dung
Đến năm 2015: Tỷ lệ tác phẩm do cơ quan báo thực hiện ở mức 75% - 80%; khai thác ở mức 20 đến 25%; duy trì đều sản xuất video clip và bảo đảm các chuyên mục đáp ứng yêu cầu thực tế.
Đến năm 2020: Xây dựng theo mô hình tòa soạn điện tử hiện đại, sẽ tích hợp tất cả các loại hình thông tin như text, picture, clip, audio… làm cho việc tiếp cận thông tin trên mạng được thuận tiện và đầy đủ.
d. Sản xuất chương trình
Nghiên cứu và ứng dụng một mô hình tòa soạn điện tử, coi đó là một ấn phẩm hỗ trợ cho ấn phẩm báo giấy đang sụt giảm về sản lượng.
e. Nguồn nhân lực
Đến năm 2020 giảm dần nguồn nhân lực của báo điện tử, đồng thời tăng đội ngũ cộng tác viên, xây dựng Báo điện tử trở thành tờ báo xã hội hóa nhanh và mạnh.
f. Dịch vụ
Xu hướng trong thời gian tới, các tờ báo điện tử đầu tư và phát triển mạnh các dịch vụ về nội dung để tăng doanh thu như: doanh thu từ quảng cáo trực tiếp, doanh thu tài trợ thực hiện chương trình đăng tải trên báo điện tử, doanh thu từ phía bạn đọc trả cho thông tin thụ hưởng, doanh thu từ số liệu thống kê, về dữ liệu điều tra bạn đọc…
III. Xuất bản, in, phát hành
a. Mục tiêu phát triển
Đến 2020 tỉnh có ít nhất 3 nhà xuất bản, trong đó 1 nhà xuất bản tổng hợp của tỉnh, ít nhất 2 nhà xuất bản thuộc trường đại học.
Giai đoạn 2011 - 2015 thành lập 2 nhà xuất bản; trong đó có 1 nhà xuất bản tổng hợp của tỉnh, 1 nhà xuất bản thuộc trường đại học.
Giai đoạn 2016 - 2020 có 1 nhà xuất bản thuộc trường đại học.
b. Nội dung quy hoạch
Thành lập nhà xuất bản.
Giai đoạn 2011-2015 thành lập 2 Nhà xuất bản. Nhà xuất bản tổng hợp thuộc tỉnh nhằm xuất bản các ấn phẩm kinh tế - xã hội, chính trị, văn hoá, nghệ thuật, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường… Nhà xuất bản thuộc trường đại học nhằm xuất bản các ấn phẩm là giáo trình, tài liệu kỹ thuật, công trình nghiên cứu khoa học… phục vụ cho giảng dạy.
Giai đoạn 2016-2020 thành lập thêm ít nhất 01 nhà xuất bản thuộc trường đại học.
Xuất bản bản tin: Năm 2015, toàn tỉnh có 30 bản tin; Năm 2020, toàn tỉnh có 35 bản tin.
Xuất bản xuất bản phẩm nhằm mục đích kinh doanh:
Trong giai đoạn 2011 - 2015, các tổ chức, cá nhân xuất bản các xuất bản phẩm nhằm mục đích kinh doanh tiếp tục đăng ký, phối hợp với các Nhà xuất bản Trung ương hoặc các địa phương khác để xuất bản các ấn phẩm theo quy định của pháp luật.
Xuất bản xuất bản phẩm không nhằm mục đích kinh doanh: Năm 2015, cấp phép 100 - 200 xuất bản phẩm không kinh doanh; Năm 2020, cấp phép 200 - 300 xuất bản phẩm không kinh doanh.
a. Mục tiêu phát triển
Phấn đấu đến năm 2015, toàn tỉnh có 100 cơ sở in trong đó có 14 Công ty in, sản lượng đạt 16 tỷ trang in, doanh thu đạt 13 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8-10%/năm. Thu nhập bình quân lao động in đạt 4 triệu đồng/người/tháng.
Đến năm 2020, toàn tỉnh có 200 cơ sở in trong đó có 20 công ty in, sản lượng đạt 32 tỷ trang in, doanh thu đạt 26 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10 - 15%/năm. Thu nhập bình quân lao động in đạt 6 triệu đồng/người/tháng.
b. Nội dung quy hoạch
Mạng lưới cơ sở in:
Đến năm 2015, tỉnh phát triển thêm 10 công ty in. Đến năm 2020, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư công nghệ, nâng cấp dây truyền in theo kịp với nhu cầu xã hội.
Mô hình tổ chức:
Xác định các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực in là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh các sản phẩm in hoặc là các cơ sở in nội bộ hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp không kinh doanh.
Công nghệ:
Công đoạn trước in: Từ nay đến năm 2015, tập trung đào tạo nguồn nhân lực nhằm mục đích khai thác hết tính năng và công suất thiết bị trước in. Giai đoạn 2016 - 2020 tập trung tìm kiếm thị trường, nâng cao công suất các nhà in.
Công đoạn in: đầu tư thêm một số máy in mới hiện.
Công đoạn gia công hoàn thiện sản phẩm: Nghiên cứu xây dựng hệ thống đóng sách bìa cứng đạt tiêu chuẩn, có công suất phù hợp. Cần áp dụng một số vật liệu mới bằng chất dẻo tổng hợp.
Thị trường:
Xác định thị trường nội tỉnh là thị trường chủ lực của lĩnh vực in kinh doanh. Xây dựng chiến lược là bạn hàng thân thiết với các Nhà xuất bản, mở rộng liên kết hợp tác với các doanh nghiệp in và các địa phương trong cả nước.
a. Mục tiêu phát triển
Phấn đấu đưa xuất bản phẩm đến mọi khu vực trong tỉnh đảm bảo chỉ tiêu 80% xã có điểm phát hành vào năm 2015 và 100% vào năm 2020. Mở rộng thị trường ra ngoài tỉnh.
Tốc độ tăng trưởng bình quân về sản lượng và doanh thu phát hành đạt 10%/năm cho giai đoạn đến năm 2015 và 15%/năm giai đoạn 2016 - 2020.
b. Nội dung quy hoạch
Mạng lưới phát hành:
Giai đoạn 2011 - 2015, xây dựng tại thành phố Hải Dương 1 - 2 trung tâm sách có quy mô lớn hiện đại, phát hành theo phương thức tự chọn, tự động, qua mạng Internet và thanh toán điện tử. Tổng số cơ sở phát hành toàn tỉnh đạt 200 cơ sở.
Giai đoạn 2016 - 2020, xây dựng thêm 1 - 2 trung tâm sách tại thị xã Chí Linh có quy mô lớn hiện đại, phát hành theo phương thức tự chọn, tự động.
Mô hình tổ chức:
Chuyển đổi mô hình cổ phần hoá 100% Công ty Phát hành sách và Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học. Xây dựng và phát triển hệ thống kinh doanh trực thuộc là các trung tâm, cửa hàng ở các huyện, thị xã, thành phố.
Về phương thức phát hành:
Đa dạng hoá phương thức phát hành phù hợp với nhu cầu của độc giả theo hướng: Tổ chức phát hành theo phương pháp tiên tiến trong các siêu thị sách, trung tâm sách, nhà sách. Tổ chức phát hành sách qua Website, qua mạng Internet, phát hành sách theo địa chỉ khách hàng, thanh toán điện tử ở địa bàn thành phố Hải Dương. Tổ chức phát hành lưu động, đưa sách về tận độc giả ở các địa bàn kinh tế khó khăn.
c. Phát triển nguồn nhân lực xuất bản, in, phát hành
Phát triển nguồn nhân lực theo hướng nâng cao chất lượng chuyên ngành, tinh giảm về số lượng. Phối hợp với các trường chuyên ngành để tuyển chọn, đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực theo kế hoạch dài hạn có tính đến yếu tố đi tắt đón đầu, áp dụng công nghệ hiện đại. Khuyến khích mở rộng hợp tác với các tỉnh thành trong cả nước nghiên cứu và đào tạo cán bộ in.
Lao động xuất bản:
Thành lập nhà xuất bản cần số lượng nhân sự là 10 lao động, trong đó 100% lao động trình độ đại.
Lao động ngành in:
Đến năm 2015 tổng số lao động ngành in tại các công ty in và cơ sở in trong toàn tỉnh đạt là 800 người. Trong đó có 14% lao động là kỹ sư, 50% lao động trình độ trình độ trung cấp nghề và 46% lao động trình độ phổ thông.
Đến năm 2020, 100% công nhân in được qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật, giữ vững tỷ lệ lao động trình độ đại học và cao đẳng ở các vị trí quản lý. 90% cơ sở in tư nhân được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ in, công tác quản lý hoạt động in.
Lao động phát hành:
Đến năm 2015 lao động làm việc tại hệ thống các đơn vị phát hành sách tăng bình quân 10%/năm.
Đến năm 2020 với việc mở rộng hệ thống các cửa hàng bán sách tại tất cả các huyện, thị xã, thành phố, tổng số lao động lĩnh vực phát hành tăng lên đáng kể. Tốc độ tăng bình quân đạt 10 - 15%/năm.
IV. Dự án đầu tư trọng điểm
STT | Tên dự án | Đơn vị thực hiện | Giai đoạn thực hiện | Dự toán kinh phí (tỷ đồng) |
1 | Thành lập 1 ấn phẩm báo in | Báo Hải Dương | 2011-2015 | 2,5 |
2 | Thành lập các tạp chí sinh hoạt chi bộ, tạp chí thuộc trường đại học, một số Sở, Ngành và một số đơn vị khác. | Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các trường đại học, các Sở, Ngành và các đơn vị có liên quan | 2016-2020 | 7 |
3 | Đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ sản xuất và lưu trữ chương trình | Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh | 2011-2020 | 100 |
4 | Thực hiện dự án phát sóng chương trình truyền hình lên vệ tinh | Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh | 2011-2020 | 10 |
5 | Nân cấp thiết bị phát sóng đảm bảo phủ sóng 100% trên toàn địa bàn tỉnh | Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh | 2011-2015 | 5 |
6 | Đầu tư trang thiết bị sản xuất chương trình hệ thống Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện | UBND các huyện, thị xã, thành phố; Đài Phát thanh huyện; Đài PTTH tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông | 2011-2020 | 25 |
7 | Đầu tư hạ tầng truyền thanh cơ sở | UBND các huyện, thị xã, thành phố | 2011-2020 | 50 |
8 | Đào tạo nguồn nhân lực báo chí | Hội Nhà báo tỉnh và các cơ quan báo chí | 2011-2020 | 1,5 |
9 | Thành lập nhà xuất bản tỉnh Hải Dương | Sở Thông tin và Truyền thông | 2016-2020 | 5 |
| Tổng cộng: | 206 |
V. Kinh phí thực hiện quy hoạch: 206 tỷ đồng (Hai trăm linh sáu tỉ đồng)
Nguồn kinh phí: Từ nguồn vốn ngân sách tỉnh.
VI. Tổ chức thực hiện:
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Xây dựng và đề xuất với UBND tỉnh các giải pháp thực hiện quy hoạch.
- Báo cáo và phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc theo dõi và chỉ đạo các đơn vị thực hiện quy hoạch.
- Xây dựng và đề xuất với UBND tỉnh cơ chế hoạt động báo chí, xuất bản trên địa bàn tỉnh, tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước đến đông đảo người dân.
- Hướng dẫn, hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực báo chí, xuất bản triển khai thực hiện quy hoạch; Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, hệ thống các Đài Phát thanh - Truyền hình đầu tư xây dựng hạ tầng mạng lưới phát thanh truyền hình theo hướng đổi mới công nghệ, phủ sóng diện rộng, đưa phát thanh truyền hình đến với người dân.
- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tham gia phát hành sách, báo, ấn phẩm giáo dục, y tế.
- Phối hợp với các sở, ban ngành liên quan thành lập các bộ phận công tác và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, sở, ban, ngành, các đơn vị Báo chí xuất bản để thực hiện các đề án trong quy hoạch.
2. Các sở, ban, ngành liên quan
Đóng góp các phương án, biện pháp, cách thức phù hợp nhằm thực hiện tốt quy hoạch Báo chí; Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện các nội dung của quy hoạch có liên quan, trong đó chú ý một số nội dung sau:
- Phối hợp trong việc đảm bảo cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí, xây dựng một cơ chế thông tin công khai, minh bạch.
- Phối hợp với các đơn vị hoạt động báo chí trong tỉnh để triển khai các hoạt động nhằm đưa thông tin đến với đông đảo người dân trong tỉnh.
- Cung cấp thông tin trên bản tin đúng theo quy định của pháp luật và đăng ký phát hành bản tin.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã:
Có trách nhiệm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ngành liên quan tổ chức truyển khai Quy hoạch theo quy định.
4. Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực báo chí xuất bản
Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực báo chí xuất bản trên địa bàn căn cứ vào Quy hoạch này để xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển phù hợp với định hướng phát triển của ngành và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 2450/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết Quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Bình Phước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 2Quyết định 998/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển Báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 3Quyết định 13/2009/QĐ-UBND phê duyệt đề án quy hoạch báo chí in trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2009 - 2020
- 4Quyết định 16/2009/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch phát triển báo in tỉnh Hà Nam đến năm 2020
- 5Quyết định 487/QĐ-UBND năm 2009 quy hoạch báo chí in tỉnh Bình Định đến năm 2020
- 6Nghị quyết 06/2013/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch phát triển Báo chí, Xuất bản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
- 7Quyết định 4178/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề cương Quy hoạch Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 8Quyết định 1429/QĐ-UBND năm 2013 về Quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Bình Phước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 9Quyết định 486/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020
- 10Quyết định 1132/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển phát thanh truyền hình Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030
- 11Quyết định 1324/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025
- 1Quyết định 767/2005/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển Đài Truyền hình Việt Nam đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1287/2003/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển Đài Tiếng nói Việt Nam đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành
- 5Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 7Thông tư 03/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 8Quyết định 22/2009/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 40/2002/QĐ-BVHTT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Xuất bản, In, Phát hành sách đến năm 2010 do Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin ban hành
- 10Quyết định 2450/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết Quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Bình Phước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 11Quyết định 998/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển Báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 12Quyết định 13/2009/QĐ-UBND phê duyệt đề án quy hoạch báo chí in trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2009 - 2020
- 13Quyết định 16/2009/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch phát triển báo in tỉnh Hà Nam đến năm 2020
- 14Quyết định 487/QĐ-UBND năm 2009 quy hoạch báo chí in tỉnh Bình Định đến năm 2020
- 15Nghị quyết 06/2013/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch phát triển Báo chí, Xuất bản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
- 16Quyết định 4178/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề cương Quy hoạch Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 17Quyết định 1429/QĐ-UBND năm 2013 về Quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Bình Phước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 18Quyết định 486/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020
- 19Quyết định 1132/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển phát thanh truyền hình Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030
- 20Quyết định 1324/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025
Quyết định 2587/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển báo chí, phát thanh, truyền hình, in ấn, xuất bản và phát hành đến năm 2020 do tỉnh Hải Dương ban hành
- Số hiệu: 2587/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/09/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
- Người ký: Nguyễn Mạnh Hiển
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/09/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra