- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Thông tư 03/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5Quyết định 113/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3891/QĐ-UBND | Vĩnh Phúc, ngày 31 tháng 12 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 về việc lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 113/QĐ-TTg ngày 20/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 về việc lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội;
Căn cứ Kết luận số: 40-KL/TU ngày 08/10/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Quy hoạch phát triển ngành Báo chí, Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Báo cáo thẩm định và Biên bản họp Hội đồng thẩm định của Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển ngành ngành Báo chí, Phát thanh - Truyền hình và thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 50/TTr-STTTT ngày 29/11/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Báo chí, Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Phải bảo đảm tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng của hoạt động báo chí.
2. Đầu tư cho báo chí là đầu tư cho sự phát triển chung về kinh tế, văn hóa, xã hội. Cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, bố trí nhân lực cho hoạt động báo chí đảm bảo về số lượng và chất lượng. Phát triển phải đi đôi với quản lý tốt.
3. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động báo chí phù hợp với xu thế phát triển mới, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, định hướng dư luận xã hội và nhu cầu của nhân dân trong giai đoạn hiện nay.
4. Quy hoạch phát triển Báo chí tỉnh Vĩnh Phúc là quy hoạch mở, phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội; đảm bảo thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực của cả nước; được điều chỉnh theo sự phát triển của từng giai đoạn.
II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu
- Phát triển báo chí đảm bảo phục vụ công tác lãnh, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, quản lý của chính quyền, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, của tỉnh. Tập trung nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí, đổi mới chất lượng chính trị và chất lượng chuyên môn của các sản phẩm báo chí, góp phần tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, đồng thời xây dựng kinh tế báo chí và thị trường báo chí để các cơ quan báo chí khai thác có hiệu quả tiềm năng thông tin, nhằm từng bước tự chủ về kinh tế trong hoạt động báo chí.
- Phát triển báo chí để ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu hưởng thụ thông tin, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, tạo ra sự đồng thuận trong dư luận xã hội, giảm tỷ lệ mất cân đối trong thụ hưởng thông tin báo chí giữa khu vực thành thị và vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
- Bảo đảm báo chí Vĩnh Phúc phát triển tương xứng với mục tiêu phát triển của tỉnh, năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, năm 2020 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ XXI.
2. Các chỉ tiêu phát triển
2.1. Báo in
- Đến năm 2015: Giữ nguyên số ấn phẩm, tăng số lượng, chất lượng Báo Vĩnh Phúc thường kỳ tăng từ 4 trang lên 6 trang. Mô hình Nguồn nhân lực: 10 phòng; 1 nhà in, 95-100 lao động.
- Đến năm 2020: Phát triển thêm 2 cơ quan báo in; Báo Vĩnh Phúc phát triển mới 1 ấn phẩm.
- Giảm tỷ lệ mất cân đối trong thụ hưởng thông tin giữa thành thị và nông thôn từ 75%/25% xuống còn 60%/40%.
- Ngân sách Nhà nước sẽ đầu tư toàn bộ hoặc một phần các sản phẩm báo chí làm nhiệm vụ chính trị và công ích, còn lại các ấn phẩm mới phát triển sẽ phải tự chủ về kinh tế, nhân lực.
- Các ấn phẩm Báo in của tỉnh sẽ được in tại Nhà in Báo Vĩnh Phúc.
2.2. Tạp chí
- Đến năm 2015: Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc tăng kỳ xuất bản lên 1 tháng/kỳ.
- Đến năm 2020: Phát triển mới 3 tạp chí (Sinh hoạt Chi bộ; Văn hóa và Du lịch Vĩnh Phúc; Khoa học và Công nghệ). Phát triển một số tạp chí khác khi có đủ điều kiện.
2.3. Bản tin
- Đến năm 2015: Ngừng xuất bản một số bản tin hiệu quả thấp, lượng bạn đọc hạn chế; thí điểm hình thức song ngữ ở một số bản tin đặc biệt; tăng cường công tác biên tập, đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất.
- Đến năm 2020: Ưu tiên phát triển tại các đơn vị có nhu cầu lớn và hiệu quả tuyên truyền cao; phát triển thành tạp chí khi có điều kiện.
2.4. Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh
- Đến năm 2015: Tăng thời lượng phát sóng và năng lực sản xuất chương trình. Nâng cao chất lượng các chương trình PTTH tỉnh. Đa dạng hóa các phương thức truyền dẫn phát sóng, thử nghiệm chuyển đổi công nghệ phát sóng tương tự sang phát sóng số mặt đất.
- Đến năm 2020: Đài PT&TH tỉnh trở thành Đài mạnh trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Phát triển mới 1 kênh truyền hình Vĩnh Phúc theo công nghệ số. Tăng thời lượng phát sóng và năng lực sản xuất chương trình. Số hóa toàn bộ chương trình truyền hình.
2.5. Đài Truyền thanh các huyện, thành phố, thị xã
- Đến năm 2015: 100% các Đài truyền thanh huyện có cơ sở vật chất, kỹ thuật đủ điều kiện hoạt động; Đài huyện phát sóng 2 buổi/ngày.
- Đến năm 2020: Đầu tư các thiết bị sản xuất chương trình truyền hình cho 8 đài huyện; Đài huyện phát sóng 3 buổi/ngày.
2.6. Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn
- Đến năm 2015: Chú trọng phát triển Đài truyền thanh xã; ưu tiên phát triển Đài truyền thanh các xã khu vực nông thôn và miền núi.
- Đến năm 2016: 100% xã, phường, thị trấn có đài truyền thanh không dây.
2.7. Truyền hình trả tiền
- Đến năm 2015: Phát triển mạng lưới đến trung tâm huyện.
- Đến năm 2020: Phát triển mạng lưới đến trung tâm xã.
2.8. Thông tin điện tử
- Đến năm 2015: Phát triển 2 tờ Báo điện tử; tích hợp các Cổng Thông tin điện tử thành phần của các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh vào Cổng Thông tin – Giao tiếp điện tử.
- Đến năm 2020: Phát triển Cổng Thông tin điện tử thành phần cơ quan nhà nước còn lại; Phát triển trang Thông tin điện tử của các cơ quan báo chí mới.
III. NỘI DUNG QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
1. Báo in
* Giai đoạn 2013 - 2015:
- Duy trì, củng cố, xây dựng Báo Vĩnh Phúc trở thành tờ báo mạnh, tiếp tục đứng trong tốp dẫn đầu của báo Đảng địa phương trên toàn quốc
- Tăng số lượng, chất lượng các ấn phẩm Báo Vĩnh Phúc: Báo“Vĩnh Phúc thường kỳ” tăng thêm 2 trang (thành 6 trang), khổ (42x58cm), chỉ số phát hành hiện tại 5000 tờ/kỳ; đến năm 2015 tăng số lượng phát hành lên 8.000 tờ/kỳ; in màu cả 4 trang theo công nghệ hiện đại; Báo“Vĩnh Phúc cuối tuần” khổ (29x42cm), 16 trang, phát hành 8.000 tờ/kỳ; Báo“Vĩnh Phúc chủ nhật” khổ (29x42cm), 16 trang, phát hành 8.000 tờ/kỳ;
- Đa dạng hóa nội dung ấn phẩm phụ “Phụ trương Báo Vĩnh Phúc”.
- Các ấn phẩm báo in phát hành trên môi trường mạng với tỷ trọng đạt 70%-80% số lượng xuất bản.
- Mô hình tổ chức Báo Vĩnh Phúc: gồm 10 phòng ((tăng thêm phòng Quảng Cáo) và 1 nhà in. Quy mô đạt 95 - 100 lao động (nhà in 15 lao động).
* Giai đoạn 2016 - 2020:
- Báo Vĩnh Phúc phát triển mới 1 ấn phẩm: “Vĩnh Phúc cuối tháng”, 24 trang, khổ (29x42cm), xuất bản 10.000 tờ/kỳ, phát hành ngày 26 hàng tháng; Ấn phẩm Báo Vĩnh Phúc thường kỳ tăng lên 8 trang/kỳ. Mô hình tổ chức Báo Vĩnh Phúc tăng 1 phòng (Báo cuối tháng) quy mô đạt khoảng 120 lao động.
- Phát triển mới 2 báo: Báo An ninh Vĩnh Phúc, cơ quan chủ quản là Công an tỉnh Vĩnh Phúc, số lượng từ 4 trang, khổ 42x58cm, xuất bản 5.000 tờ/kỳ, phát hành 1kỳ/tuần, đến năm 2020 phát hành 3kỳ/tuần; Báo Lao động - Việc làm Vĩnh Phúc, số lượng 4 trang, khổ 42x58cm, xuất bản 5.000 tờ/kỳ, phát hành 1kỳ/tuần, đến năm 2020 phát hành 3kỳ/tuần.
- Các cơ quan báo mới thành lập: Đơn vị chủ quản sẽ thành lập bộ máy tổ chức của báo theo hướng tinh gọn, hiệu quả, quy mô khoảng 10 - 15 lao động. Các cơ quan Báo mới phát triển phải tự chủ về nhân lực, tỉnh không bố trí biên chế.
- Các ấn phẩm báo in tại Vĩnh Phúc phải được phát hành trên môi trường mạng với tỷ trọng đạt 70% - 80% số lượng xuất bản.
2. Tạp chí
* Giai đoạn 2013 - 2015:
- Tăng kỳ phát hành lên 1 tháng/kỳ, số lượng phát hành tăng lên 1.000 bản/kỳ.
* Giai đoạn 2016 - 2020:
- Phát triển mới 3 tạp chí: Tạp chí Sinh hoạt Chi bộ, cơ quan chủ quản là Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; 48 trang, khổ (19x27cm), 1.000 bản/kỳ, phát hành 1 kỳ/2 tháng; Tạp chí Văn hóa & Du lịch Vĩnh Phúc, cơ quan chủ quản là Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch; 48 trang, khổ (19x27cm), 1.000 bản/kỳ, phát hành 1 kỳ/2 tháng; Tạp chí Khoa học & Công nghệ, cơ quan chủ quản là Sở Khoa học và Công nghệ; 48 trang, khổ (19x27cm), 1.000 bản/kỳ, phát hành 1 kỳ/2 tháng.
- Thành lập bộ máy tổ chức Tạp chí theo cơ cấu: Ban Biên tập, Phòng phóng viên, Phòng hành chính. Quy mô khoảng 3-5 lao động chuyên trách, còn lại là kiêm nhiệm.
3. Bản tin
* Giai đoạn 2013 - 2015:
Duy trì 46 bản tin, chỉ tăng số lượng phát hành ở những bản tin hiệu quả.
* Giai đoạn 2016 - 2020:
Duy trì tối đa 30 bản tin.
4. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
4.1. Phát thanh
* Giai đoạn 2013 - 2015: Thời lượng phát sóng tăng lên 3 giờ/ngày vào năm 2014; Nâng cấp trang thiết bị phục vụ sản xuất chương trình: xây mới các phòng thu chức năng, xây dựng hạ tầng theo công nghệ số, xã hội hóa xây dựng hạ tầng truyền dẫn phát sóng.
* Giai đoạn 2016 - 2020: Thời lượng phát sóng đạt 5 giờ/ngày; Số hóa hệ thống lưu trữ âm thanh; chuyển đổi công nghệ phát sóng tương tự sang số mặt đất trên băng tần MF (526,25 - 1606,5 KHz).
4.2. Truyền hình
* Giai đoạn 2013 - 2015: Thời lượng phát sóng tăng lên 24 giờ/ngày vào năm 2015, năng lực sản xuất đạt 50% thời lượng phát sóng. Xây mới 1 trường quay, phòng thu và dựng hình; nâng cấp thiết bị bao gồm: Camera, bàn dựng, hoàn thiện xe truyền hình lưu động và các thiết bị đi kèm. Năm 2014 kênh truyền hình Vĩnh Phúc hiện tại phải được phát sóng trong tất cả các gói thuê bao do dịch vụ truyền hình trả tiền cung cấp trên địa bàn; Phát sóng thử nghiệm công nghệ số mặt đất từ 2015. Hỗ trợ đầu thu truyền hình kỹ thuật số mặt đất cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình chính sách từ nguồn vốn của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích. Thành lập thêm 2 phòng: PT&TH địa phương và tiếng dân tộc, Thể thao và Giải trí. Phòng Kỹ thuật PTTH sẽ giảm tỷ lệ cán bộ kỹ thuật phục vụ truyền dẫn phát sóng. Đài gồm 13 phòng, quy mô 120 lao động.
* Giai đoạn 2016 - 2020: Phát triển mới 1 kênh truyền hình: VP2 (Kênh thể thao, giải trí, tổng hợp và thông tin đối ngoại; thông tin công nghiệp, khoa học - công nghệ, nông nghiệp, giáo dục, y tế - 24 giờ/ngày. Đầu tư mua sắm trang thiết bị kỹ thuật chuẩn bị cho việc sản xuất, phát sóng các chương trình của Đài theo định dạng độ phân giải cao HDTV; xây dựng các phòng thu chức năng; hệ thống sản xuất có khả năng nhận tin từ xa. Chuyển hoàn toàn sang phát trên hạ tầng phát sóng số mặt đất. Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng đổi tên Phòng Kỹ thuật PTTH thành Phòng Kỹ thuật sản xuất chương trình; thành lập thêm 2 phòng: Thông tin Đối ngoại và Dữ liệu. Đài gồm 15 phòng, quy mô 135 lao động. Giảm dần chi phí từ nguồn ngân sách cho PTTH, kênh VP2 Đài tự chủ 50% kinh phí.
5. Đài truyền thanh huyện, thị, thành
* Giai đoạn 2013 - 2015:
- Đài truyền thanh huyện phát sóng 2 buổi/ngày, thời lượng đạt trên 30 phút/ngày. Phối hợp với Đài tỉnh sản xuất ít nhất 1 bản tin phát thanh, truyền hình phát sóng trên trang địa phương mỗi tuần. Phát sóng bản tin thời sự bằng tiếng dân tộc đối với các huyện có người dân tộc sinh sống.
- Đầu tư thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản xuất chương trình: bộ dựng hình phi tuyến, máy quay, máy vi tính, phòng thu thanh.
- Đầu tư máy phát công suất từ 300W - 500W cho Đài huyện Sông Lô đảm bảo phủ sóng phát thanh 100% địa bàn huyện.
- Tổng số lao động của các Đài huyện năm 2015 đạt trên 75 lao động.
* Giai đoạn 2016 - 2020:
- Đài truyền thanh huyện phát sóng 3 buổi/ngày, thời lượng đạt trên 45 phút/ngày. Phối hợp với Đài tỉnh sản xuất 2 chương trình PTTH phát sóng trên trang địa phương mỗi tuần.
- Tổng số lao động của các Đài huyện năm 2020 đạt 100 lao động.
- Từng bước dần chuyển đổi sang phát thanh số: thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên chuyển đổi trước, các huyện còn lại chuyển đổi sau.
6. Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn
* Giai đoạn 2013 - 2015:
- Tiếp sóng Đài TW, tỉnh, huyện thời lượng 60 phút/ngày, phát sóng chương trình của Đài xã 2 buổi/ngày, thời lượng tự phát sóng đạt 30 phút/buổi.
- Bố trí mỗi Đài truyền thanh xã ít nhất có 1 cán bộ chuyên trách. Đảm bảo 70% lao động được tập huấn nghiệp vụ.
- Chuyển đổi tần số tại 31 Đài truyền thanh xã sử dụng công nghệ vô tuyến trong dải tần 87 - 108 MHz sang dải tần 54 - 68 MHz; Chuyển đổi 32 Đài truyền thanh xã sử dụng công nghệ hữu tuyến sang công nghệ vô tuyến; Đầu tư mới 8 Đài truyền thanh cho: thị trấn Xuân Hòa, thị trấn Hoa Sơn, xã Liễn Sơn, Đình Chu, Sơn Đông, Vân Trục - huyện Lập Thạch, xã Phương Khoan - huyện Sông Lô; xã Tam Quan - huyện Tam Đảo.
* Giai đoạn 2016 - 2020:
- Phát sóng chương trình của Đài xã 3 buổi/ngày, thời lượng tự phát sóng đạt 45 phút/buổi.
- Đài truyền thanh xã thuộc các huyện Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô, Bình Xuyên, thị xã Phúc Yên phát triển chương trình bằng tiếng Sán Dìu, Dao, Cao Lan.
- Bố trí mỗi Đài truyền thanh xã có ít nhất 1 cán bộ chuyên trách. Đảm bảo 100% lao động được tập huấn nghiệp vụ.
7. Truyền hình trả tiền
* Giai đoạn 2013 - 2015: Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền đến trung tâm tất cả các huyện. Ngầm hóa mạng ngoại vi tại khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan, các khu đô thị mới, khu dân cư mới tại thành phố Vĩnh Yên; Tỷ lệ hộ xem truyền hình trả tiền đạt trên 30%; doanh thu đạt 70 tỷ đồng.
* Giai đoạn 2016 - 2020: Phát triển mạng lưới truyền hình trả tiền đến trung tâm xã trên toàn tỉnh. 100% số hộ dân trên địa bàn có nhu cầu đều có thể sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền. Ngầm hóa mạng ngoại vi tại khu vực thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên; Tỷ lệ hộ xem truyền hình trả tiền đạt trên 60%; doanh thu đạt 150 tỷ đồng.
8. Báo Vĩnh Phúc điện tử
* Giai đoạn 2013 - 2015:
- Xây dựng phiên bản tiếng Anh để thu hút và quảng bá về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh với bạn bè quốc tế.
- Xã hội hóa khâu lấy tin, hệ thống bài viết trên báo điện tử.
- Phát triển các chuyên mục, chuyên đề: lao động và việc làm, công nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp nông thôn, thu hút đầu tư…
- Tăng mức độ cập nhật các tác phẩm, tỷ lệ tác phẩm do cơ quan báo thực hiện ở mức 75-80%; khai thác ở mức 25-20%.
* Giai đoạn 2016 - 2020:
- Nội dung được cập nhật liên tục và theo yêu cầu thụ hưởng của người dân.
- Xây dựng thêm phiên bản tiếng Trung Quốc, Hàn Quốc trên Báo điện tử Vĩnh Phúc.
9. Cổng TT-GTĐT Vĩnh Phúc
* Giai đoạn 2013 – 2015:
- Phát triển chức năng thông tin của Cổng TT-GTĐT thành Báo điện tử Vĩnh Phúc Toàn cảnh, thuộc Cổng TT-GTĐT.
* Giai đoạn 2016 - 2020:
- Từng bước đưa một số dịch vụ hành chính công trên Cổng TT-GTĐT lên mức độ 4. Xây dựng Cổng TT-GTĐT bằng 3 thứ tiếng: Việt, Anh, Trung Quốc.
10. Trang Thông tin điện tử tổng hợp (TT-ĐTTH)
* Giai đoạn 2013 - 2015:
- Nâng cấp Trang TTĐT của Đài PT&TH tỉnh, Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc; Phát triển mới các Cổng TTĐT thành phần cho 25 cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đảm bảo được tích hợp vào Cổng TT-GTĐT trong quý I năm 2014.
* Giai đoạn 2016 - 2020:
- Phát triển Cổng TTĐT thành phần các cơ quan nhà nước còn lại trên địa bàn tỉnh; Phát triển mới Trang TTĐT của Báo An ninh Vĩnh Phúc, Báo Lao động - Việc làm Vĩnh Phúc, trang TTĐTTH của các tạp chí: Sinh hoạt Chi bộ; Văn hóa và Du lịch Vĩnh Phúc, Khoa học và Công nghệ.
11. Các website trên địa bàn tỉnh
- Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh phát triển các website.
1. Đến năm 2030, Vĩnh Phúc có quy mô từ 10 - 12 cơ quan báo chí với 3 cơ quan nòng cốt: Đài PT&TH tỉnh, Báo Vĩnh Phúc, Báo điện tử Vĩnh Phúc Toàn cảnh (Cổng TT-GTĐT tỉnh).
2. Đài PT&TH tỉnh phát triển theo hướng Cơ quan truyền thông đa phương tiện. Đài phát sóng 5 - 7 kênh truyền hình theo chuẩn cao hơn HD như: Chuẩn Quard - HD, chuẩn Ultra - HD, chuẩn 3D và các công nghệ tiếp theo. Ngoài PTTH, Đài còn tham gia các hoạt động kinh doanh khác mà pháp luật cho phép.
3. Báo Vĩnh Phúc: Giảm số lượng phát hành các ấn phẩm báo in, Báo điện tử trở thành ấn phẩm chủ lực của Báo, được xuất bản bằng 5 thứ tiếng: tiếng Việt, Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
4. Báo điện tử Vĩnh Phúc Toàn cảnh đóng vai trò là kênh thông tin quan trọng, kết hợp với các dịch vụ hành chính công được cung cấp trên Cổng TT-GTĐT sẽ hỗ trợ tối đa trong thu hút đầu tư cho Thành phố Vĩnh Phúc.
5. Các cơ quan báo in: Mỗi cơ quan báo sẽ phát triển theo hướng thông tin chuyên ngành, sử dụng thông tin điện tử là ấn phẩm chủ lực.
6. Truyền hình trả tiền: Số lượng đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ ổn định từ 3 – 5 đơn vị, các đơn vị đều mở rộng phạm vi cung cấp trên toàn tỉnh, hạ tầng truyền hình trả tiền sẽ hội tụ với hạ tầng mạng viễn thông.
7. Thông tin điện tử: Sẽ phát triển mạnh mẽ với số lượng lớn, mọi tổ chức, doanh nghiệp đều sử dụng thông tin điện tử hỗ trợ cho hoạt động của đơn vị. Người dân được tiếp cận với thông tin điện tử mọi lúc, mọi nơi, trên một công cụ hội tụ: PT - TH - TTĐT - máy tính.
1. Nâng cao nhận thức
- Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của báo chí đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Đẩy mạnh việc giáo dục chính trị tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp.
2. Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với báo chí
- Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cấp ủy, chính quyền đối với hoạt động báo chí; nâng cao chất lượng của tổ chức Đảng, Đảng viên trong các cơ quan Báo chí.
- Tăng cường củng cố, hoàn thiện về cơ chế phối hợp của cơ quan chỉ đạo và quản lý nhà nước về báo chí. Quản lý chặt chẽ nội dung thông tin. Tổ chức định kỳ giao ban báo chí.
- Tiếp tục kiện toàn mô hình tổ chức đối với hệ thống Đài Truyền thanh -Truyền hình cấp huyện, Đài Truyền thanh xã; Có cơ chế, chính sách về tài chính phù hợp đối với cán bộ phụ trách Đài Truyền thanh xã.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm trong đầu tư, khai thác kinh doanh hoạt động báo chí, doanh nghiệp truyền thông.
- Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan chủ quản đối với bản tin, website, truyền thanh cơ sở. Tăng cường trách nhiệm Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh.
3. Phát triển nguồn nhân lực
- Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo các cơ quan báo chí.
- Xây dựng đội ngũ những người làm báo có trình độ nghiệp vụ cao, có bản lĩnh chính trị, có khả năng tác nghiệp năng động, sáng tạo.
- Tăng cường biên chế cho các cơ quan báo chí theo yêu cầu phát triển.
- Xây dựng chính sách thu hút, hỗ trợ nhà báo giỏi.
- Xem xét quy định lại các tiêu chí, quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt phù hợp với quy định của pháp luật và nhu cầu của tỉnh.
4. Ứng dụng công nghệ
- Triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc gửi, nhận, kiểm duyệt, biên tập, quản lý chương trình.
- Phát triển sản xuất chương trình bằng công nghệ số; phát sóng công nghệ truyền hình số mặt đất.
- Đầu tư đồng bộ về hạ tầng công nghệ, nhằm thực hiện tối ưu hóa những ưu điểm của báo điện tử với các loại hình báo chí khác.
- Thường xuyên cập nhật xu thế phát triển khoa học công nghệ trên các lĩnh vực báo in, phát thanh truyền hình và thông tin điện tử.
5. Hợp tác trong báo chí
- Tăng cường hợp tác với các tổ chức báo chí trong nước và quốc tế.
- Đẩy mạnh hoạt động thông tin đối ngoại nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh đất và người Vĩnh Phúc đến với bạn bè trong nước và nước ngoài.
- Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về chuyên môn, nghiệp vụ, tài chính của các doanh nghiệp trong nước, các tổ chức quốc tế để phát triển sự nghiệp báo chí.
- Tranh thủ sự hợp tác quốc tế để huy động các nguồn vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA nhằm phát triển mạng lưới phát thanh, truyền hình của tỉnh.
- Tổ chức tham quan, giao lưu, trao đổi, học tập các mô hình tiên tiến về báo chí của các địa phương và một số nước có nền báo chí phát triển.
- Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế với các doanh nghiệp truyền thông trên cơ sở thông tin luôn đảm bảo định hướng và quy định của pháp luật.
6. Về cơ chế, chính sách
- Ban hành cơ chế ưu tiên trong tuyển dụng, nâng lương, khen thưởng cho phóng viên các cơ quan báo chí địa phương (Sở Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy).
- Ban hành cơ chế khuyến khích phát triển các dịch vụ thông tin báo chí (Sở Tài chính, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở TT&TT).
- Ban hành quy định bảo vệ nhà báo trong quá trình tác nghiệp (Hội Nhà báo, Công an tỉnh, Sở TT&TT).
- Ban hành cơ chế hỗ trợ cho cán bộ làm công tác truyền thanh cơ sở (Sở TT&TT).
- Ban hành cơ chế khuyến khích phát triển các dịch vụ thông tin báo chí để tạo nguồn thu hợp pháp.
- Ban hành quy định chế độ chi trả nhuận bút, thù lao đối với cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình, thông tin điện tử của tỉnh Vĩnh Phúc.
7. Huy động nguồn vốn thực hiện quy hoạch
- Đối với dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng báo chí, nhất là lĩnh vực phát thanh, truyền hình phục vụ nhiệm vụ công ích: Ưu tiên sử dụng vốn ngân sách tỉnh, tận dụng từ nguồn vốn viện trợ và cho vay ưu đãi từ nước ngoài cho để đầu tư xây dựng.
- Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các mục tiêu khác: Sử dụng nguồn vốn từ doanh nghiệp, xã hội để đầu tư xây dựng.
- Đối với dự án số hóa phương thức truyền dẫn phát sóng PTTH, sử dụng nguồn vốn từ quỹ viễn thông công ích.
1. Sở TT&TT
- Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện và theo dõi thực hiện quy hoạch; làm đầu mối, Phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực báo chí triển khai thực hiện quy hoạch.
- Xây dựng và đề xuất với UBND tỉnh cơ chế, chính sách để hoạt động báo chí phát triển đúng pháp luật, đúng định hướng, góp phần tuyên truyền có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến đông đảo người dân, đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của địa phương.
- Chủ trì thực hiện quy hoạch, xây dựng các kế hoạch, đề án, dự án theo chức năng; phối hợp với các ngành liên quan phân bổ các chỉ tiêu của Quy hoạch vào kế hoạch hằng năm trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định; tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả tiến độ thực hiện Quy hoạch.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển báo chí. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài Chính, Sở TT&TT, các cơ quan báo chí của tỉnh cân đối tổng hợp các nguồn lực trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh, bố trí nguồn vốn và thẩm định các hồ sơ, dự án đầu tư trong nội dung của Quy hoạch; Hướng dẫn các thủ tục khai thác nguồn đầu tư theo chương trình quốc gia của Chính phủ.
3. Sở Tài chính
Đảm bảo kinh phí cho các chương trình, dự án phát triển báo chí trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch, kế hoạch hàng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tham mưu, đề xuất về xây dựng cơ chế, chính sách huy động các nguồn vốn cho phát triển báo chí trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Sở TT&TT, các cơ quan báo chí trình UBND tỉnh ghi kế hoạch và bố trí kinh phí theo dự toán ngân sách hàng năm.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
Bố trí quỹ đất hợp lý để xây dựng các hạng mục trong quy hoạch phù hợp với yêu cầu quản lý, phát triển báo chí trong tình hình mới.
5. Sở Nội vụ
- Phối hợp với Sở TT&TT, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các cơ quan chủ quản, các cơ quan báo chí địa phương kiện toàn bộ máy tổ chức và cơ cấu nguồn nhân lực theo quy hoạch.
- Phối hợp với Sở TT&TT, Hội nhà báo tỉnh rà soát lại hệ thống các tiêu chí, quy trình bổ nhiệm, đề bạt cán bộ tại cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, cơ quan báo chí phù hợp với pháp luật và thực tế tại địa phương.
- Phối hợp với Sở TT&TT, Ban tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Nhà báo xây dựng định biên, xác định vị trí chức danh cho các cơ quan báo chí, làm cơ sở cho việc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực.
6. Các sở, ban, ngành liên quan
Triển khai thực hiện các nội dung của quy hoạch theo chức năng, nhiệm vụ của mình, cung cấp thông tin trên bản tin, trang thông tin điện tử đúng theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các cơ quan báo chí triển khai các hoạt động nhằm đưa thông tin đến với đông đảo người dân trong tỉnh.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã căn cứ vào nội dung quy hoạch để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Kiện toàn bộ máy tổ chức Đài TT-TH cấp huyện.
+ Kiện toàn Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện.
+ Phối hợp với Sở TT&TT, Đài PT&TH tỉnh trong việc thực hiện các chương trình, dự án mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở vùng sâu, vùng xa.
- Tăng cường công tác quản lý và nâng cao chất lượng nội dung thông tin tại các Đài Truyền thanh cấp xã.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai các nội dung khác có liên quan trong quy hoạch.
8. Các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực báo chí
Các cơ quan, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực báo chí trên địa bàn, căn cứ vào quy hoạch này để xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển phù hợp với định hướng phát triển của ngành và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh góp phần thiết thực thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển báo chí nói riêng; phối hợp Sở TT&TT và các cơ quan, đơn vị liên quan quan tâm đầu tư phát triển sự nghiệp báo chí tại địa phương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2013 – 2020
(Kèm theo Quyết định số: 3891/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
STT | DỰ ÁN |
1 | Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về vùng sâu, vùng xa |
2 | Đầu tư thiết bị, cơ sở vật chất các cơ quan báo in Vĩnh Phúc |
3 | Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật Phát thanh Truyền hình |
4 | Xây dựng hạ tầng mạng lưới truyền dẫn phát sóng số mặt đất công nghệ DVB-T |
5 | Hỗ trợ người dân mua thiết bị đầu cuối truyền hình số |
6 | Phát triển mạng lưới truyền hình trả tiền |
7 | Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực |
8 | Đầu tư nâng cấp Cổng TT-GTĐT tỉnh và xây dựng các Cổng TTĐT thành phần cho các cơ quan nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc |
9 | Xây dựng Trung tâm thông tin Vĩnh Phúc |
10 | Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất Truyền thanh huyện, xã |
11 | Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, nguồn nhân lực cho việc phát sóng kênh truyền hình Vĩnh Phúc trên vệ tinh |
- 1Quyết định 998/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển Báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 2Nghị quyết 06/2013/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch phát triển Báo chí, Xuất bản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
- 3Quyết định 1429/QĐ-UBND năm 2013 về Quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Bình Phước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 4Quyết định 992/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đề cương chi tiết quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống phát thanh truyền hình tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 5Quyết định 1132/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển phát thanh truyền hình Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030
- 6Kế hoạch 3426/KH-UBND năm 2015 về phát triển báo chí thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2020
- 7Quyết định 917/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch ngành phát thanh – truyền hình tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 8Quyết định 2750/QĐ-UBND năm 2018 công bố bãi bỏ quy hoạch theo quy định tại điểm d, khoản 1, điều 59 Luật Quy hoạch do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Thông tư 03/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 5Quyết định 113/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 998/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển Báo chí tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 7Nghị quyết 06/2013/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch phát triển Báo chí, Xuất bản tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.
- 8Quyết định 1429/QĐ-UBND năm 2013 về Quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Bình Phước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 9Quyết định 992/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt đề cương chi tiết quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống phát thanh truyền hình tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 10Quyết định 1132/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển phát thanh truyền hình Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030
- 11Kế hoạch 3426/KH-UBND năm 2015 về phát triển báo chí thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2020
- 12Quyết định 917/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch ngành phát thanh – truyền hình tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Quyết định 3891/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Báo chí, Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- Số hiệu: 3891/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/12/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Phùng Quang Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/12/2013
- Ngày hết hiệu lực: 02/11/2018
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực