Hệ thống pháp luật

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
*******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******

Số:10-CP

Hà Nội ngày 26 tháng 04 năm 1960

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TIẾT KIỆM GỖ

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

Xét tình hình khai thác, cung cấp, sử dụng, bảo quản gỗ hiện nay, nhất là việc sử dụng gỗ còn nhiều điều bất hợp lý, gây lãng phí nghiêm trọng;
Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Nông lâm;
Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp thứ ngày 9 tháng 3 năm 1960 của Hội nghị thường vụ của Hội đồng Chính phủ,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. – Nay đặt chế độ tiết kiệm gỗ thành một kỷ luật của Nhà nước mà các cấp, các ngành phải nghiêm chỉnh chấp hành, để:

- Chấm dứt tình trạng lãng phí gỗ;

- Bảo vệ rừng và cải tạo rừng;

- Bảo đảm nhu cầu về gỗ ngày càng tăng của Nhà nước và nhân dân.

Chế độ tiết kiệm gỗ bao gồm các mặt: khai thác, cung cấp, sử dụng và bảo quản gỗ.

Mục I – KHAI THÁC GỖ

– Mỗi khi mở công trường khai thác gỗ, các tổ chức được phép khai thác phải:

- Khai thác đúng trong phạm vi khu rừng đã được ấn định;

- Theo đúng thể lệ lâm nghiệp;

- Khai thác có kế hoạch toàn diện, tận dụng đến mức tối đa cành, nhánh.

Cơ quan Lâm nghiệp có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra các tổ chức khai thác gỗ để bảo đảm kỹ thuật khai thác, tạo điều kiện tái sinh tự nhiên của rừng; đồng thời thực hiện kế hoạch trồng rừng để bảo vệ rừng và cải tạo rừng.

Điều 3. – Bộ Nông lâm quy định kích thước tối thiểu được chặt đối với từng loại gỗ ở từng vùng; cùng với Bộ Nội thương nghiên cứu trình Hội đồng Chính phủ quy định giá thu mua và giá bán gỗ cho hợp lý nhằm khuyến khích khai thác toàn diện.

Điều 4. – Cơ quan Lâm nghiệp và các tổ chức được phép khai thác gỗ phải tìm mọi cách vận chuyển và bảo quản gỗ không được để chỗ ứ đọng, mất phẩm chất ở rừng, ở ven đường hoặc ở các bến; khi nào gỗ được mang đến những địa điểm đã quy định để giao nhận mới coi là đã hoàn thành nhiệm vụ khai thác.

Mục II – SỬ DỤNG VÀ CUNG CẤP GỖ

Điều 5. – Sử dụng gỗ phải tiết kiệm, trường hợp có thể dùng tre hoặc các vật liệu khác thay gỗ có lợi hơn thì phải triệt để dùng các vật liệu đó thay gỗ.

Điều 6. – Sử dụng gỗ phải hợp lý theo đúng nguyên tắc gỗ nào dùng vào việc ấy. Bản quy định tạm thời về sử dụng gỗ ban hành kèm theo Nghị định này chia loại các công việc cần gỗ và định nhóm gỗ thích hợp cho từng loại công việc. Bộ Nông lâm phối hợp với Ủy ban Khoa học Nhà nước nghiên cứu sắp xếp các loại gỗ hiện có vào từng nhóm và xác định sức chịu của từng loại để hướng dẫn việc sử dụng gỗ cho đúng, vừa đảm bảo được chất lượng của công trình kiến thiết vừa không bó hẹp vào một số gỗ quen dùng gây khó khăn cho việc cung cấp gỗ. Cơ quan kiến thiết các công trình xây dựng, các cơ sở sản xuất dùng gỗ làm nguyên liệu phải theo đúng các điều quy định nói trên mà lựa chọn loại gỗ cần thiết.

Điều 7. – Cỡ gỗ xẻ từ nay thống nhất theo các kích thước trong bản quy định cỡ gỗ xẻ ban hành kèm theo Nghị định này. Các tổ chức cung cấp và sử dụng gỗ phải theo đúng kích thước quy định mà xẻ gỗ và thiết kế. Trường hợp thật đặc biệt cần cỡ gỗ xẻ khác thì phải được Ủy ban Kế hoạch Nhà nước đồng ý.

Điều 8. – Chỉ có các công trình đã ghi trong kế hoạch Nhà nước và có thiết kế được Ủy ban Kế hoạch Nhà nước duyệt mới được cung cấp gỗ. Những công trình không ghi trong kế hoạch Nhà nước, hoặc thiết kế ở nước ngoài chưa đưa về kịp, hoặc những công trình chưa được duyệt thiết kế kỹ thuật toàn bộ, mà muốn được cung cấp gỗ ngay để chuẩn bị cho kịp thì phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép và chỉ được cung cấp dần tùy theo sự cần thiết.

Điều 9. – Các tổ chức phụ trách cung cấp gỗ theo kế hoạch Nhà nước có trách nhiệm ký hợp đồng và cung cấp gỗ kịp thời cho các công trình nói ở điều 8, theo đúng các bản thiết kế đã được duyệt. Khi ký hợp đồng hai bên dựa trên cơ sở bản thiết kế và căn cứ vào các bản quy định tạm thời về sử dụng gỗ và cỡ gỗ xẻ mà tính toán cụ thể, ký kết cho sát với nhu cầu.

Điều 10. – Các ngành và các Ủy ban hành chính địa phương nhất thiết không được làm sai kế hoạch cung cấp và phân phối gỗ, như lấy kế hoạch gỗ phân phối cho chỗ này dùng cho chỗ khác.

Điều 11. – Các công trường xây dựng, các xưởng cưa, xưởng đồ mộc, xưởng chế biến, vv… không được đem bán ra ngoài, tùy tiện dùng, hoặc hủy bỏ các loại gỗ đã dùng vào các công việc tạm thời như ván cốp pha, cột đà giáo, cột chống cầu hoặc các loại gỗ thừa khác. Tổng công ty vật liệu xây dựng thuộc Bộ Nội thương có trách nhiệm thống nhất thu mua và có kế hoạch chế biến, phân phối, sử dụng hợp lý các loại gỗ đó.

Mục III. – BẢO QUẢN GỖ

Điều 12. – Các tổ chức khai thác, cung cấp, sử dụng gỗ đều phải bảo quản gỗ bằng mọi phương tiện và phương pháp thích hợp từ khi mới chặt hạ cho đến khi xây lắp để tránh hoặc hạn chế sự hư hỏng gỗ do thời tiết và sâu, nấm, mối, mọt gây nên. Việc bảo quản phải làm theo bản quy định tạm thời về bảo quản gỗ kèm theo Nghị định này.

Điều 13. – Bộ Nông lâm có trách nhiệm hướng dẫn và cùng các ngành có liên quan nghiên cứu quy định về ngâm, tẩm gỗ bằng hóa chất để trình Thủ tướng Chính phủ duyệt và ban hành.

Mục IV. – THƯỞNG PHẠT

Điều 14. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân gương mẫu trong việc chấp hành chế độ tiết kiệm có nhiều sáng kiến, nhiều thành tích sẽ được khen thưởng; tùy từng trường hợp có thể được tuyên dương, được giải thưởng, bằng khen, hoặc huân chương.

Các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân không chấp hành đúng chế độ tiết kiệm gỗ thì tùy từng trường hợp có thể bị thi hành kỷ luật hành chính (cảnh cáo, giáng chức, cách chức) hoặc bị truy tố trước tòa án và bị xử phạt theo sắc lệnh số 267-SL ngày 15-06-1956.

Điều 15. – Ủy ban thanh tra Trung ương của Chính phủ và các Ban Thanh tra các cấp có trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành chế độ tiết kiệm gỗ.

Bộ Nông lâm, Bộ Kiến trúc và Bộ Nội thương có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra các tổ chức khai thác, cung cấp và sử dụng gỗ.

Điều 16. – Các quy định trước trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Nghị định này thi hành kể từ ngày 26-04-1960.

TM. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ




Phạm Văn Đồng

QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ SỬ DỤNG GỖ

Để thực hiện bản quy định sử dụng gỗ dưới đây, cần chú ý những điểm sau:

1. Tiêu chuẩn quy định sử dụng gỗ vào các công trình xây dựng ghi trong bản quy định này đã được mở rộng đến nhóm VII là nhóm bao gồm trên 1/3 tổng số gỗ khai thác hiện nay.

2. Bản quy định này không quy định bó hẹp với những tên gỗ nhất định mà chỉ quy định từng nhóm, loại gỗ cho mỗi loại công trình để tránh khó khăn cho ngành sử dụng gỗ trong trường hợp ở địa phương không có những tên gỗ đã quy định, còn việc chọn gỗ thích hợp để đảm bảo an toàn của công trình là do ngành thiết kế tính toán lựa chọn và chịu trách nhiệm về chuyên môn.

3. Sử dụng gỗ theo bản quy định này với điều kiện thực hiện tốt chế độ bảo quản gỗ, ngâm, tẩm gỗ, chủ động làm tăng thêm tính chất lâu bền của gỗ.

4. Để khỏi có sự lầm lẫn trong khi sử dụng gỗ, từ nay gỗ chia thành 8 nhóm. Trong từng nhóm có các loại, cấp, hạng, … như quy định của Bộ Nông lâm.

I. GỖ LÀM NHÀ

A. Nhà lâu năm, quan trọng:

1. Trong nhà máy xí nghiệp, hội trường, trường học, rạp hát, nói chung là nơi thường xuyên có nhiều người làm việc, được dùng những loại gỗ có tên trong nhóm II trừ lim xanh, táu mật, nghiến, để làm những bộ phận khó thay đổi lại chịu những lực nặng (lực nén, lực oằn, lực kéo) như vì kèo, xà gồ, dầm, cầu phong… hoặc những bộ phận trực tiếp chịu ảnh hưởng của hóa chất trong các kho chứa hóa chất hoặc trong xưởng chế hóa chất. Những địa phương không có những loại khác trong nhóm II mới được dùng lim xanh, táu mật, nghiến.

2. Trong những nhà thông thường như nhà ăn, nhà ở, nhà làm việc, nhà kho nhỏ, … chỉ được dùng những gỗ có tên trong nhóm V để làm các bộ phận khó thay đổi và chịu những lực nặng. Nếu dùng gỗ từ nhóm VI trở xuống để làm những bộ phận đó thì phải tẩm thuốc chống sâu, nấm.

Về khuôn cửa bất cứ nhà kho, hội trường, hay nhà thường cũng chỉ được dùng gỗ nhóm V trở xuống.

3. Bộ phận không chịu lực nặng, dễ thay đổi như cánh cửa, ván cửa, … chỉ được dùng gỗ có tên từ nhóm VI trở xuống, Lati, Litô được dùng gỗ từ nhóm V trở lên.

B. Nhà tạm thời:

1. Nhà tạm thời dưới hai năm (kể cả nhà lắp ghép di động ở các công trường): không dùng gỗ, trừ những trường hợp không có tre, nứa thay thế.

Nếu dùng gỗ chỉ được dùng gỗ từ nhóm VI trở xuống.

2. Nhà tạm thời từ hai đến năm năm: chỉ được dùng gỗ từ nhóm VI trở xuống. Nếu dùng gỗ nhóm VII làm các bộ phận ở trên mái chịu sức nặng thì phải tẩm hóa chất.

C. Ván cốp pha:

Chỉ được dùng gỗ từ nhóm VII trở xuống và phải dùng ít nhất là 3 lần. Ván lát, đà giáo để công nhân làm việc được dùng gỗ nhóm VI, nhóm VII.

D. Cột chống và đà giáo:

Không dùng gỗ, trừ trường hợp không có tre thay thế. Nếu dùng cột gỗ chỉ được dùng gỗ từ nhóm VI trở xuống và được dùng gỗ thẳng. Đối với những công trình lớn cần những cột chống và đà giáo cao đến 30m thì được dùng gỗ nhóm V.

E. Cọc móng:

Đối với móng nhà dân dụng không dùng gỗ. Đối với những công trình lớn chỉ được dùng gỗ từ nhóm V trở xuống.

II. GỖ ĐÓNG TÀU, THUYỀN, PHÀ.

1.Tàu, thuyền, phà, sà-lan đi biển được dùng riêng những loại gỗ: lim xanh, sang le, chò chỉ, tếch, huỳnh, cà ổi. Ngoài ra có thể dùng gỗ từ nhóm II đến nhóm V. Đối với các loại gỗ sang le, chò chỉ, cà ổi, tếch, huỳnh, chỉ dùng để đóng vỏ, còn khung thuyền thì dùng gỗ nhóm V và nhóm VI.

2. Thuyền, phà ở nước ngọt chỉ được dùng gỗ từ nhóm V trở xuống. Đối với thuyền từ 10 tấn trở lên, khung thuyền có thể dùng gỗ nhóm II, đối với thuyền nhỏ hơn khung thuyền chỉ được dùng gỗ từ nhóm V trở xuống.

3. Cột buồm: ưu tiên dùng cồng tía, táu mật, ngoài ra có thể dùng gỗ trong nhóm V.

III. GỖ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, CẦU CỐNG, GIAO THÔNG VẬN TẢI

1. Những bộ phận thường xuyên phơi mưa, nắng và chịu sức nặng như cột tàu, dầm cầu, xà cầu, ván cầu, khung, ván cửa đập, cửa cống, … được dùng gỗ trong nhóm II và V.

2. Thành cầu, tay vịn… chỉ được dùng gỗ nhóm V và nhóm VI.

3. Tà vẹt chỉ được dùng gỗ từ nhóm V trở xuống. Tà vẹt cầu và ghi được dùng gỗ trong nhóm II. Đối với gỗ từ nhóm IV trở lên nếu đường kính dưới 0m30 và dài 2m50 cũng được dùng làm tà vẹt. Bệ xe ô-tô, sàn toa xe hỏa được dùng gỗ nhóm V và nhóm VI.

4. Cột chống cầu chỉ được dùng gỗ từ nhóm VI trở xuống.

5. Cột điện: chỉ được dùng gỗ từ nhóm V đến nhóm VII.

6. Sà ngang cột điện: nếu mang từ 10 giây trở lên được dùng gỗ trong nhóm II (giây nối, điện thoại) nếu số giây ít hơn chỉ được dùng gỗ trong nhóm V trở xuống. Sà ngang cột truyền điện cao thế được dùng gỗ nhóm II.

IV. GỖ CÔNG NGHIỆP VÀ TIỂU THỦ CÔNG NGHỆP

1. Trụ mỏ: chỉ được dùng gỗ từ nhóm VI trở xuống và phải tẩm bằng hóa chất.

2. Gỗ lạng: được dùng riêng những gỗ có tên sau: lát hoa, lát chun, lát gia đồng, huê mộc, lý mộc.

3. Đồ mỹ nghệ: được dùng gỗ trong nhóm IV và I trừ các loại gỗ dành cho công nghiệp gỗ lạng.

4. Đồ đạc thông thường: chỉ được dùng gỗ từ nhóm VI trở xuống.

5. Thùng đựng nước mắm: được ưu tiên dùng mỡ và giổi.

6. Công nghiệp dệt vải: được ưu tiên dùng giẻ đỏ để làm thoi và suốt.

7. Gỗ dán: được ưu tiên dùng những khúc thẳng, tròn của những loại gỗ sau: lát hoa, gội, ràng ràng mật, xoan đào, trám hồng, trám trắng, re xanh, mỡ, vàng tâm.

V. GỖ NÔNG CỤ VÀ NGƯ CỤ

1. Theo cày được ưu tiên dùng giẻ đỏ, muồng tía và bún.

2. Náng cầy, khung bừa và nông cụ khác được ưu tiên dùng gỗ nghiến.

3. Cọc đáy (đánh cá) chỉ được dùng gỗ nhóm V, nhóm VI.

4. Cọc phơi lưới: không dùng gỗ, mà dùng tre thay thế.

KÍCH THƯỚC

I. Gỗ để xây dựng và đóng đồ đạc (tạo tác) từ nay phải dùng kích thước như sau:

1. Đường kính đo ở đầu nhỏ khúc gỗ 15 phân trở lên không kể vỏ.

2. Chiều dài khúc gỗ từ 1mét trở lên, không kể sẹo.

3. Các xưởng xẻ máy được ưu tiên phân phối gỗ to và dài để xẻ.

II. Những công trình hoặc bộ phận dùng gỗ dài từ 4m50 trở lên:

1. Đóng tàu, thuyền, phà, cột buồm, cột đáy: ưu tiên được dùng những gỗ dài. Đối với thuyền ngư dân chỉ được dùng 70% gỗ trên 4m50, còn 30% phải dùng gỗ từ 2m50 đến 4m50.

2. Dầm nhà, xà nhà, dầm cầu, cột cầu, cầu phong, vì kèo, cột nhà, cột điện được dùng gỗ dài từ 4m50 trở lên nhưng cố gắng dùng gỗ ngắn nối ở những chỗ không quan trọng.

III. Những công trình hoặc bộ phận được dùng gỗ dài từ 2m50 đến 4m40:

Khuôn cửa, cánh cửa, ván cốp pha, tà vẹt, thùng bao bì hạng lớn, …

IV. Gỗ dài dưới 2m50 dành cho các công việc sau:

Công nghiệp ván sàn, bàn ghế, tủ giường, áo quan, thùng bao bì nhỏ, thùng đựng nước, công cụ, học cụ, sà ngang, cột điện, vv…

V. Đồ chơi trẻ em, guốc, đồ dùng lặt vặt:

Chỉ được dùng gỗ dài từ 1m50 trở xuống.

VI. La-ti, Li-tô:

Chủ yếu dùng bắp, bìa để xẻ và phải tẩm bằng hóa chất.

VII. Những công trình đặc biệt sau đây được dùng những gỗ có kích thước riêng: trụ mỏ, cột điện, gỗ dán, tà vẹt.

Những quy đinh trên đây sẽ được bổ sung cụ thể thêm sau mỗi thời kỳ kiểm tra, đúc kết kinh nghiệm trong quá trình sử dụng gỗ.

Ban hành kèm theo Nghị định số 10-CP ngày 26-04-1960 của Hội đồng Chính phủ quy định chế độ tiết kiệm gỗ

TL. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG KINH TẾ TÀI CHÍNH
THỦ TƯỚNG PHỦ




Nguyễn Năng Hách

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

CÁC CỠ GỖ XẺ DÙNG TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG NHÀ CỬA

I. NHỮNG GỖ VÁN

Chiều ngang

Chiều dài

Từ 10cm trở lên

1.cm

1.5

2.0

2.5

Từ 20cm trở lên

3.0

3.5

4.0

Chiều ngang

Chiều dày

Chiều ngang

Chiều dày

3cm

3,

3,

3,

3,

3,

4,

4,

4,

4,

4,

4,

5,

5,

5,

5,

5,

1cm

3,

4,

8,

10,

12,

4,

6,

8,

10,

12,

14,

5,

6,

8,

10,

12,

6cm

6,

6,

8,

8,

8,

8,

8,

8,

10,

10,

10,

10,

10,

10,

12,

12,

12cm

14,

16,

8,

10,

12,

14,

16,

18,

10,

12,

14,

16,

18,

20,

12,

14,

Chiều ngang

Chiều dày

Chiều ngang

Chiều dày

5,

5,

6,

6,

6,

14,

16,

6,

8,

10,

12,

15,

16,

18,

20

20,

15,

16,

18,

20,

Chú thích: kích thước dùng thống nhất theo mét (thước tây).

Ban hành kèm theo Nghị định số 10-CP ngày 26-04-1960 của Hội đồng Chính phủ quy định chế độ tiết kiệm gỗ

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ BẢO QUẢN GỖ TRÁNH MỌT, MỤC, NỨT, NẺ

I. BẢO QUẢN GỖ CÂY TRƯỚC KHI XẺ

1. Nguyên tắc chung là gỗ chặt hạ xong phải đưa ngay ra khỏi rừng và vận chuyển nhanh chóng đến nơi tiêu thụ, càng nhanh càng tốt, đó là cách bảo quản tốt nhất.

2. Trường hợp vì điều kiện vận chuyển thiếu thốn, phải để gỗ tại bãi, bến, ở ngoài trời trong một thời gian thì phải làm những việc bảo quản sau đây:

a) Nếu thời gian để gỗ từ 2 tháng đến 6 tháng thì:

- Đối với những gỗ cây từ nhóm VI trở lên, cần kê cách mặt đất ít nhất là 20 phân bằng đá, gạch, sắt, …Hai đầu gỗ phải chát bùn, để giảm bớt nứt nẻ.

- Đối với gỗ từ nhóm VII trở xuống, phải được quét hoặc phun bằng hóa chất thích hợp.

b) Nếu thời gian để gỗ từ 6 tháng trở lên, tất cả các gỗ đều phải được quét hoặc phun bằng hóa chất trừ những gỗ thuộc nhóm II, mà phần giác đã lướt đi, chỉ còn lõi, nếu còn giác cũng phải quét thuốc.

3. Tại các kho dự trữ gỗ cây:

a) Thời gian dự trữ từ 3 tháng trở lên thì:

- Nếu có điều kiện phải ngâm gỗ dưới nước không phân biệt các loại gỗ.

- Trường hợp phải để gỗ trên cạn, thì đối với gỗ từ nhóm VI trở lên phải kê trên đà bằng gạch, béton, đá, gỗ đã tẩm thuốc, … ít nhất phải che đậy hai đầu gỗ để khỏi bị nứt nẻ; đối với gỗ từ nhóm VII trở xuống phải phun, quét bằng hóa chất thích hợp. Đầu gỗ cũng phải che đậy.

Trong thời gian dự trữ, nếu thấy cây gỗ nào bị sâu, nấm ăn thì phải đưa ra sử dụng ngay để khỏi lan ra cây khác.

b) Trong việc sắp xếp gỗ trong kho, lán, phải bố trí để cây nào vào kho trước, sẽ được đem sử dụng trước, tránh tình trạng chỉ những cây xếp ở trên được sử dụng trước, những cây ở dưới nằm lại kho hàng năm.

c) Kho và bãi để gỗ đều phải sạch sẽ thoáng gió, không ứ nước, không để cỏ mọc um tùm.

II. BẢO QUẢN GỖ XẺ TRƯỚC KHI XÂY DỰNG

1. Nguyên tắc là gỗ phải khô mới đem xẻ, hết sức tránh xẻ gỗ tươi để khỏi nứt nẻ, cong, vênh.

2. Trường hợp phải xẻ gỗ còn tươi, thì sau thời gian để tại kho, xưởng xẻ ít nhất là một tháng mới nên giao cho các ngành tiêu thụ. Trong thời gian đó phải bảo quản như sau:

a) Gỗ ván, gỗ thanh, gỗ hợp… phải xếp cách nhau bằng những thanh gỗ nhỏ kê ở giữa và hai đầu.

Những thanh gỗ kê càng nhỏ càng tốt, khoảng cách giữa các thanh gỗ kê tùy theo chiều dài của gỗ xẻ bảo quản để cho thoáng gió.

b) Gỗ phải kê cách mặt đất ít nhất là 40 phân, đà kê bằng gạch, đá, bê-tông, sắt, gỗ tẩm hóa chất, …

Ở hai đầu gỗ cần bôi những chất có tác dụng phòng mục và tránh nứt nẻ như: bùn trộn muối, vôi, hóa chất, …

3. Các nhà máy xẻ cần có đủ kho để chứa gỗ xẻ, không được để gỗ xẻ ngoài trời.

III. BẢO QUẢN CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

1. Công trình ở ngoài trời như tà vẹt, cột điện, vỏ tàu, phà, gỗ cầu…

a) Những bộ phận bằng những gỗ trong nhóm II, nếu không có giác bám, thì tạm thời không phải tẩm thuốc.

b) Những bộ phận phải chịu những sức nặng lớn hoặc ở chỗ khó thay đổi như cột tàu, dầm cầu, chòi quan sát, … đều phải được bảo quản bằng hóa chất và phương pháp thích hợp.

c) Tà vẹt, cột điện, trụ mỏ, phải tẩm bằng hóa chất trước khi đem sử dụng.

2. Công trình xây dựng dưới mái che:

a) Những bộ phận làm bằng gỗ trong nhóm II, nếu không có giác bám, thì không phải tẩm thuốc, trừ một vài loại mau mục như đinh gan ga.

b) Những bộ phận quan trọng như: cột nhà, dầm, xà gồ, cầu phong, vì kèo…nếu dùng gỗ từ nhóm VI trở xuống thì nhất thiết phải được bảo quản bằng hóa chất trước khi xây lắp.

Các bộ phận khác trên mái tuy ít quan trọng, nhưng nếu làm bằng gỗ từ nhóm VII trở xuống cũng phải được bảo quản bằng hóa chất trước khi xây lắp.

c) Những công trình ở nước mặn phải chống hà như: tẩm thuốc, bọc tôn…

3. Nguyên tắc chung trong vấn đề bảo quản các công trình xây dựng là gỗ phải được pha chế xong xuôi mới đem tẩm thuốc. Trường hợp phải pha chế lại sau khi tẩm, thì phải quét hoặc phun thuốc vào những nơi gỗ bị cưa, cắt, đục,…

4. Những công trình đã xây dựng rồi cũng cần phun quét hóa chất để tránh mục, mọt.

Ban hành kèm theo Nghị định số 10-CP ngày 26-04-1960 Hội đồng Chính phủ quy định chế độ tiết kiệm gỗ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị định 10-CP năm 1960 Quy định chế độ tiết kiệm gỗ do Hội Đồng Chính Phủ ban hành.

  • Số hiệu: 10-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 26/04/1960
  • Nơi ban hành: Hội đồng Chính phủ
  • Người ký: Phạm Văn Đồng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 19
  • Ngày hiệu lực: 11/05/1960
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản