Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
SẮC LỆNH
CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Căn cứ vào Điều 42 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà quy định bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý nhất của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, và công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự để bảo vệ Tổ quốc;
Để củng cố quốc phòng, giữ gìn hoà bình, bảo vệ thành quả của cách mạng và sự nghiệp lao động hoà bình xây dựng chủ nghĩa xã hội;
Để phát huy truyền thống yêu nước của nhân dân, phát huy thắng lợi của chế độ tình nguyện tòng quân trước đây, nâng cao ý thức quốc phòng, phổ cập trí thức quân sự trong nhân dân;
Để đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang của nhân dân;
Nay quy định chế độ nghĩa vụ quân sự như sau:
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đối với Tổ quốc.
Những công dân nam giới từ mưới tám đến bốn mươi lăm tuổi, không phân biệt dân tộc, nghề nghiệp, tôn giáo, tín ngưỡng, thành phần xã hội và trình độ văn hoá, đều có nghĩa vụ quân sự.
Không được làm nghĩa vụ quân sự:
- Những người bị Toà án hoặc pháp luật tước quyền công dân;
- Những người đang ở trong thời gian bị giam giữ hoặc bị quản chế.
Nghĩa vụ quân sự chia làm hai ngạch: tại ngũ và dự bị. Làm nghĩa vụ quân sự là tham gia quân đội thường trực hoặc tham gia quân dự bị.
Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị gồm có sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ.
Hạ sĩ quan và binh sĩ gồm các cấp bậc sau đây:
- Hạ sĩ quan: thượng sĩ, trung sĩ, hạ sĩ.
- Binh sĩ: binh nhất, binh nhì.
Hạ sĩ quan và binh sĩ chuyển sang ngạch dự bị vẫn được giữ cấp bậc cũ.
Hạ sĩ quan và binh sĩ phục vụ trong ngạch dự bị đến hết bốn mươi lăm tuổi thì hết hạn làm nghĩa vụ quân sự.
Thời hạn phục vụ của sĩ quan theo như quy định trong luật về chế độ phục vụ của sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 4 năm 1958.
Lứa tuổi tuyển vào quân đội thường trực trong thời bình ấn định từ mười tám đến hai mươi lăm tuổi. Lứa tuổi tuyển vào quân đội thường trực trong thời chiến do Hội đồng quốc phòng ấn định.
Những người trong những lứa tuổi đó có thể lần lượt được gọi ra phục vụ tại ngũ.
CHẾ ĐỘ PHỤC VỤ CỦA QUÂN NHÂN TẠI NGŨ VÀ QUÂN NHÂN DỰ BỊ
Sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị phục vụ theo chế độ quy định trong luật về chế độ phục vụ của sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 4 năm 1958, và những điều khoản có liên quan đến sĩ quan trong Luật này.
Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ trong bộ đội lục quân là hai năm.
Đối với hạ sĩ quan và binh sĩ trong bộ đội không quân, hạ sĩ quan kỹ thuật và binh sĩ kỹ thuật trong bộ đội lục quân, hạ sĩ quan và binh sĩ công an nhân dân vũ trang, thì thời hạn phục vụ tại ngũ là ba năm.
Đối với hạ sĩ quan và binh sĩ trong bộ đội hải quân thì thời hạn phục vụ tại ngũ là bốn năm.
Hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ có thể được điều động từ quân chủng, binh chủng này sang quân chủng, binh chủng khác; sang quân chủng, binh chủng nào thì theo thời hạn phục vụ ở quân chủng, binh chủng ấy. Thời gian đã phục vụ ở quân chủng, binh chủng, trước được tính vào thời hạn phục vụ ở quân chủng, binh chủng sau.
Hạ sĩ quan và binh sĩ đã hết hạn tại ngũ có thể tình nguyện đăng lại một thời hạn ít nhất là một năm.
Ngạch dự bị của hạ sĩ quan và binh sĩ chia làm hai hạng: dự bị hạng một và dự bị hạng hai.
Hạ sĩ quan và binh sĩ hết hạn phục vụ tại ngũ được xếp vào dự bị hạng một. Những công dân khác trong lứa tuổi làm nghĩa vụ quân sự được xếp vào dự bị hạng hai.
Hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ bị bệnh, bị thương, bị tàn phế phế, không còn đủ sức khoẻ để tiếp tục phục vụ trong quân đội, sau khi được thủ trưởng đơn vị bộ đội có thẩm quyền chuẩn y, thì được thoái ngũ.
Những quân nhân dự bị hết hạn tuổi làm nghĩa vụ quân sự, hoặc bị bệnh, bị thương, bị tàn phế, không còn đủ sức khoẻ để làm nghĩa vụ quân sự, sau khi được cơ quan quân sự có thẩm quyền chuẩn y, thì được giải ngạch nghĩa vụ quân sự.
ĐĂNG KÝ NGHĨA VỤ QUÂN SỰ, THỐNG KÊ VÀ QUẢN LÝ QUÂN NHÂN DỰ BỊ
Hàng năm vào khoảng năm ngày đầu tháng giêng dương lịch, những công dân nam giới đủ mười tám tuổi tính đến ngày mồng 1 tháng giêng dương lịch, phải đến Uỷ ban hành chính xã, thị xã, thị trấn, khu phố nơi mình ở để được kiểm tra sơ bộ thân thể và đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Phụ nữ từ mười tám đến bốn mươi lăm tuổi có kỹ thuật chuyên môn cần cho quân đội cũng đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Quân nhân phục viên khi về đến nơi ở hoặc nơi công tác phải đến cơ quan quân sự địa phương để đăng ký vào ngạch dự bị.
Quân nhân dự bị là công nhân, viên chức trong thời gian đi đăng ký nghĩa vụ quân sự vẫn được hưởng lương.
Những quân nhân dự bị khi hết hạn tuổi làm nghĩa vụ quân sự, khi không còn đủ sức khoẻ để tiếp tục làm nghĩa vụ quân sự, khi thay đổi trình độ văn hoá, nghề nghiệp, đơn vị công tác, chỗ ở, phải đến báo cáo với Uỷ ban hành chính xã, thị xã, thị trấn, khu phố nơi mình ở xin giải ngạch nghĩa vụ quân sự hoặc thay đổi đăng ký.
Bộ Quốc phòng lãnh đạo việc đăng ký, thống kê và quản lý quân nhân dự bị trong toàn quốc.
Dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban hành chính, cơ quan quân sự địa phương có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc đăng ký, thống kê và quản lý quân nhân dự bị trong địa phương mình.
Thủ trưởng các cơ quan, trường học, xí nghiệp, nông trường, công trường có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc đăng ký, thống kê quân nhân dự bị thuộc đơn vị mình theo sự hướng dẫn của các cơ quan quân sự địa phương.
Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và tình hình của các địa phương, Chính phủ ấn định tổng số người cần tuyển vào quân đội thường trực và quyết định những biện pháp cần thiết để tiến hành việc tuyển binh.
Hàng năm tiến hành tuyển binh một lần vào khoảng thời gian từ mồng 1 tháng 12 năm trước đến ngày 28 tháng 2 năm sau. Trong trường hợp cần thiết Chính phủ có thể quyết định thay đổi thời gian tuyển binh.
Kể từ ngày công bố lệnh tuyển binh, những người trong lứa tuổi tuyển vào quân đội thường trực muốn thay đổi chỗ ở sang địa phương khác phải được Uỷ ban hành chính xã, thị xã, thị trấn, khu phố mình đang ở đồng ý.
Việc kiểm tra thân thể để tuyển binh do Bộ Y tế phụ trách theo tiêu chuẩn do Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế quy định.
Những người trong lứa tuổi tuyển binh đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, nếu bị đau yếu không thể đến trạm tuyển binh được và được Uỷ ban hành chính xã, thị xã, thị trấn, khu phố chứng nhận, thì có thể được hoãn đến kỳ tuyển binh năm sau.
Những người trong lứa tuổi tuyển binh đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, nếu là người lao động duy nhất của gia đình, hoặc là con một, thì có thể được Uỷ ban hành chính huyện, thị xã, châu thuộc khu tự trị, quận và khu phố ở các thành phố trực thuộc Trung ương xét và cho miễn phục vụ tại ngũ.
Những trường hợp khác cần miễn hoặc hoãn gọi ra phục vụ tại ngũ sẽ do Chính phủ quy định.
HUẤN LUYỆN QUÂN SỰ CHO QUÂN NHÂN DỰ BỊ
Sĩ quan dự bị mỗi năm phải tham gia huấn luyện quân sự hai mươi lăm ngày.
Hạ sĩ quan và binh sĩ dự bị mỗi năm phải tham gia huấn luyện quân sự mười lăm ngày.
Đối với quân nhân dự bị là công nhân, viên chức, Chính phủ sẽ quy định việc trả lương trong thời gian tham gia huấn luyện quân sự.
Đối với quân nhân dự bị không ở trong trường hợp nói trên, khi cần thoát ly sản xuất để tham gia huấn luyện quân sự tập trung, Chính phủ sẽ quy định việc giúp đỡ.
Đối với sinh viên, học sinh các trường đại học, các trường chuyên nghiệp trung cấp thì việc huấn luyện quân sự thuộc chương trình giáo dục do Chính phủ quy định.
Bộ Quốc phòng lãnh đạo việc huấn luyện quân sự cho quân nhân dự bị trong toàn quốc.
Dưới sự lãnh đạo của Uỷ ban hành chính, cơ quan quân sự địa phương có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc huấn luyện quân sự cho quân nhân dự bị trong địa phương mình.
Thủ trưởng các cơ quan, trường học, xí nghiệp, nông trường, công trường có nhiệm vụ tổ chức việc huấn luyện quân sự cho quân nhân dự bị thuộc đơn vị mình theo sự hướng dẫn của các cơ quan quân sự địa phương.
Sau khi lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ được công bố:
- Tất cả những quân nhân dù sắp hết hạn tại ngũ đều phải ở lại quân đội cho đến khi có mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng cho thoái ngũ.
- Tất cả quân nhân dự bị khi nhận được mệnh lệnh gọi ra phục vụ tại ngũ phải có mặt đúng ngày, đúng giờ, ở địa điểm đã định.
Việc hoãn gọi ra phục vụ tại ngũ trong thời chiến do Hội đồng quốc phòng quyết định.
QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA QUÂN NHÂN TẠI NGŨ VÀ QUÂN DÂN DỰ BỊ
Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị có tất cả mọi quyền lợi và nghĩa vụ của người công dân quy định trong Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Quân nhân còn có những quyền lợi và nghĩa vụ khác quy định trong luật này và trong các điều lệnh và chế độ của quân đội.
Quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị và dân quân, tự vệ lập được công trạng sẽ được tặng thưởng huân chương, danh hiệu vinh dự, huy chương, bằng khen.
Những sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị có nhiều thành tích trong huấn luyện quân sự, hoặc trong công tác bảo vệ an ninh, củng cố quốc phòng, có thể được thăng, thưởng.
Quân nhân tại ngũ bị tàn phế, bị bệnh chết, hoặc hy sinh trong khi làm nhiệm vụ, thì bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ ưu đãi do Chính phủ định.
Quân nhân dự bị, dân quân, tự vệ bị thương hoặc hy sinh trong khi làm nhiệm vụ quân sự thì bản thân hoặc gia đình được hưởng một khoản trợ cấp do Chính phủ định.
Những hành vi vi phạm các điều khoản trong luật này và những hành vi làm cản trở hoặc phá hoại việc thi hành chế độ nghĩa vụ quân sự sẽ tuỳ từng trường hợp mà bị trừng trị theo pháp luật.
Những điều khoản trong các luật lệ ban hành trước đây trái với luật này đều bãi bỏ.
Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật này.
Hồ Chí Minh (Đã ký) |
- 1Thông tư liên tịch 74/2006/TTLT-BQP-BTC-BKH&ĐT hướng dẫn Nghị định 123/2003/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với quân nhân tại ngũ do Bộ quốc phòng, Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành
- 2Thông tư 05-NV-1970 về thời gian làm nghĩa vụ quân sự của quân nhân chuyển ngành trong việc tính trợ cấp bảo hiểm xã hội do Bộ Nội vụ ban hành
- 3Thông tư 50-TTg năm 1962 quy định tạm thời quyền lợi thuộc về chế độ đãi ngộ đối với công nhân, viên chức làm việc ở các cơ quan, xí nghiệp của Nhà nước được tuyển vào quân đội thường trực do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 219-CP năm 1961 về việc huấn luyện quân sự cho quân nhân dự bị và dân quân tự vệ do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
- 5Nghị định 511-TTg năm 1958 quy định chế độ của sĩ quan tại ngũ biệt phái nói trong luật 109-SL/L11 do Thủ Tướng ban hành
- 6Sắc lệnh số 140/SL về việc sửa đổi Quy tắc Quân đội Quốc gia Việt nam về thể lệ tình nguyện đầu quân do Chủ tịch Chính phủ ban hành
- 7Luật nghĩa vụ quân sự 1981
- 8Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi 1990
- 9Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi 1994
- 10Chỉ thị 200-TTg về tổ chức huấn luyện, đào tạo sĩ quan dự bị trong học sinh các trường đại học tốt nghiệp năm 1979 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- 1Thông tư liên tịch 74/2006/TTLT-BQP-BTC-BKH&ĐT hướng dẫn Nghị định 123/2003/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn vật chất hậu cần đối với quân nhân tại ngũ do Bộ quốc phòng, Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành
- 2Thông tư 05-NV-1970 về thời gian làm nghĩa vụ quân sự của quân nhân chuyển ngành trong việc tính trợ cấp bảo hiểm xã hội do Bộ Nội vụ ban hành
- 3Thông tư 50-TTg năm 1962 quy định tạm thời quyền lợi thuộc về chế độ đãi ngộ đối với công nhân, viên chức làm việc ở các cơ quan, xí nghiệp của Nhà nước được tuyển vào quân đội thường trực do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 217-CP năm 1961 ban hành điều lệ về đăng ký, thống kê và quản lý quân nhân dự bị do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
- 5Nghị định 219-CP năm 1961 về việc huấn luyện quân sự cho quân nhân dự bị và dân quân tự vệ do Hội Đồng Chính Phủ ban hành
- 6Nghị định 511-TTg năm 1958 quy định chế độ của sĩ quan tại ngũ biệt phái nói trong luật 109-SL/L11 do Thủ Tướng ban hành
- 7Sắc lệnh số 140/SL về việc sửa đổi Quy tắc Quân đội Quốc gia Việt nam về thể lệ tình nguyện đầu quân do Chủ tịch Chính phủ ban hành
- 8Hiến pháp năm 1959
- 9Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi 1990
- 10Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi 1994
- 11Chỉ thị 200-TTg về tổ chức huấn luyện, đào tạo sĩ quan dự bị trong học sinh các trường đại học tốt nghiệp năm 1979 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.