THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 50-TTg | Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 1962 |
Thi hành luật nghĩa vụ quân sự, nhiều công nhân, viên chức làm việc ở các cơ quan, xí nghiệp của Nhà nước trong lứa tuổi tuyển binh sẽ được tuyển vào quân đội thường trực. Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp thuờng vụ của Hội đồng Chính phủ ngày 21 tháng 02 năm 1962, thông tư này quy định tạm thời về một số quyền lợi thuộc về chế độ đãi ngộ đối với những công nhân, viên chức làm việc ở các cơ quan, xí nghiệp của Nhà nước được tuyển vào quân đội thường trực như sau:
1. Được trả lương và các khoản phụ cấp đến ngày làm việc cuối cùng của cơ quan, xí nghiệp.
Những người được nghỉ hàng năm mà chưa nghỉ sẽ được cơ quan, xí nghiệp bố trí cho nghỉ; nếu vì hoàn cảnh đặc biệt mà cơ quan, xí nghiệp không bố trí cho nghỉ được thì số ngày không được nghỉ sẽ được trả tiền theo chế độ hiện hành.
2. Được trả đủ lương và phụ cấp khu vực (nếu có) trong những ngày đi khám sức khỏe.
3. Được nghỉ không quá 3 ngày để chuẩn bị nhập ngũ và được trả lương và phụ cấp khu vực (nếu có) về những ngày đó.
4. Được hưởng một khoản phụ cấp tính như sau:
a) Nếu đã làm việc từ 6 tháng đến 1 năm thì khoản phụ cấp bằng 5 ngày lương kể cả phụ cấp khu vực (nếu có).
b) Nếu đã làm việc từ 1 năm trở lên thì khoản phụ cấp bằng 10 ngày lương kể cả phụ cấp khu vực (nếu có).
Các khoản tiền trả cho những ngày đi khám sức khỏe, những ngày nghỉ để chuẩn bị nhập ngũ và các khoản phụ cấp trước khi nhập ngũ nói ở những điểm 2, 3, 4 trên đây sẽ thanh toán vào quỹ lương. Nếu quỹ lương không còn tiền để chi về các khoản này thì cơ quan, xí nghiệp sẽ dự trù xin thêm kinh phí theo thể lệ tài chính hiện hành.
5. Được mang theo các giấy giới thiệu cần thiết khi nhập ngũ, còn hồ sơ lý lịch hay sổ lao động thì vẫn lưu trữ tại cơ quan, xí nghiệp.
6. Đối với những người mà hoàn cảnh gia đình có nhiều khó khăn, cơ quan, xí nghiệp sẽ phối hợp với công đoàn đặt vấn đề với Ủy ban hành chính địa phương để giúp đỡ về vật chất và tìm việc làm cho những người trong gia đình thiếu công ăn việc làm tùy theo tình hình và khả năng của địa phương. Những người trong gia đình của công nhân, viên chức làm việc ở các cơ quan, xí nghiệp của Nhà nước được tuyển vào quân đội thường trực, nếu đang ăn ở tại nhà của cơ quan, xí nghiệp thì vẫn được tiếp tục ăn ở tại đó.
1. Được hưởng các quyền lợi quy định trong thông tư số 95-TTg ngày 11 tháng 03 năm 1961 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách đối với quân nhân phục vụ theo chế độ nghĩa vụ quân sự khi xuất ngũ.
2. Được trở về cơ quan xí nghiệp cũ của mình để tiếp tục công tác. Trong trường hợp cơ quan, xí nghiệp cũ đã đủ biên chế, thì Bộ, ngành chủ quản ở trung ương hoặc Ủy ban hành chính địa phương – tùy cơ quan, xí nghiệp đó thuộc trung ương hay địa phương quản lý – có trách nhiệm bố trí công tác ở các cơ quan, xí nghiệp khác.
Thời gian công nhân, viên chức phục vụ tại ngũ vẫn được tính là thời gian công tác liên tục để hưởng các quyền lợi về bảo hiệm xã hội và các quyền lợi về chế độ đãi ngộ khác đã quy định.
3. Những người chưa hết hạn phục vụ tại ngũ mà phải xuất ngũ vì lý do chính đáng (bị thương, bị tai nạn, ốm đau, yếu sức, v.v…), cũng được bố trí công việc tùy theo tình hình sức khỏe và khả năng của mỗi người.
Những người bị kỷ luật nặng mà phải loại ra khỏi quân đội thì không được hưởng quyền lợi này.
4. Khi công nhân, viên chức trở về nhận công tác, cơ quan, xí nghiệp tạm định một mức lương theo công việc được giao; sau một thời gian tối đa là 3 tháng, cơ quan, xí nghiệp sẽ sắp xếp cấp bậc chính thức.
Thông tư này thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1962 cho các công nhân, viên chức làm việc ở các cơ quan, xí nghiệp của Nhà nước, ở các xí nghiệp của địa phương và xí nghiệp công tư hợp doanh có ghi trong kế hoạch lao động tiền lương của Nhà nước.
Thông tư này không thi hành đối với những người làm việc có tính cách tạm thời và những người học nghề ở các cơ quan, xí nghiệp của nhà nước.
Các ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ Lao động hướng dẫn thi hành thông tư này.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
- 1Thông tư 71-TTg/CN-1968 quy định chế độ đối với công nhân, viên chức được điều động vào quân đội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 04-CP năm 1971 bổ sung chế độ đãi ngộ đối với công nhân, viên chức ngành xây dựng cơ bản do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 32-TT/3a-1965 hướng dẫn thi hành chế độ đãi ngộ công nhân, viên chức Nhà nước là quân nhân dự bị, tự vệ bị ốm, bị thương trong khi làm nhiệm vụ quân sự do Tổng Công đoàn Việt Nam ban hành
- 4Thông tư 17-LĐ-TT-1964 hướng dẫn thi hành Thông tư 88-TTg-CN-1964 về chế độ trợ cấp thôi việc do Bộ Lao động ban hành
- 5Luật nghĩa vụ quân sự 1960
- 1Quyết định 04-CP năm 1971 bổ sung chế độ đãi ngộ đối với công nhân, viên chức ngành xây dựng cơ bản do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 32-TT/3a-1965 hướng dẫn thi hành chế độ đãi ngộ công nhân, viên chức Nhà nước là quân nhân dự bị, tự vệ bị ốm, bị thương trong khi làm nhiệm vụ quân sự do Tổng Công đoàn Việt Nam ban hành
- 3Thông tư 17-LĐ-TT-1964 hướng dẫn thi hành Thông tư 88-TTg-CN-1964 về chế độ trợ cấp thôi việc do Bộ Lao động ban hành
- 4Luật nghĩa vụ quân sự 1960
Thông tư 50-TTg năm 1962 quy định tạm thời quyền lợi thuộc về chế độ đãi ngộ đối với công nhân, viên chức làm việc ở các cơ quan, xí nghiệp của Nhà nước được tuyển vào quân đội thường trực do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 50-TTg
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/04/1962
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phạm Văn Đồng
- Ngày công báo: 16/05/1962
- Số công báo: Số 17
- Ngày hiệu lực: 01/01/1962
- Ngày hết hiệu lực: 01/08/1968
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực