Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 177/KH-UBND | Đồng Tháp, ngày 21 tháng 11 năm 2014 |
Căn cứ Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020 (gọi tắt là Đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng); Quyết định số 570/QĐ- TTg ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020;
Căn cứ Công văn số 1699/LĐTBXH-BTXH ngày 20/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc triển khai thực hiện Đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020; Công văn số 2624/LĐTBXH-BVCSTE ngày ngày 24 tháng 7 năm 2014 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc triển khai thực hiện Quyết định số 570/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ;
Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Thực trạng về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn:
Số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn 8.029 em (chiếm 1,92%) so với tổng số trẻ em dưới 16 tuổi (trẻ em dưới 16 tuổi 418.037 em). Trong đó, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi 5.915 trẻ (chiếm 73,67%), trẻ em khuyết tật 1.260 trẻ (chiếm 15,69%), trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học 18 trẻ (chiếm 0,22%), trẻ em lao động trong điều kiện nặng nhọc, nguy hiểm 156 trẻ (chiếm 19,42%), trẻ em lang thang 30 trẻ (chiếm 0,37%), trẻ em bị xâm hại tình dục 37 trẻ (chiếm 0,46%), người chưa thành niên vi phạm pháp luật 418 người (chiếm 5,20%), trẻ em làm việc xa gia đình là 130 trẻ (chiếm 1,61%), trẻ em bị nhiễm HIV 390 em (có 139 em đã chuyển sang AIDS). Bên cạnh đó còn có một số em có nguy cơ cao với HIV là các trẻ đang sống trong gia đình của 7.909 người nhiễm HIV/AIDS; trẻ em là con của người nghiện chích ma túy, mại dâm, trẻ mồ côi, trẻ em lang thang.
2. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện:
Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 162/QĐ-UBND.HC ngày 01/02/2007 phê duyệt Kế hoạch số 01/KH.SLĐTBXH ngày 02/01/2007 về việc thực hiện Đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2007-2010 trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 65/2005/QĐ-TTg ngày 25/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngay sau khi kế hoạch được phê duyệt, các sở, ngành, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội và các cấp chính quyền đã triển khai thực hiện các nội dung hoạt động theo kế hoạch, đặc biệt là việc thực hiện đồng bộ, toàn diện các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho trẻ em thuộc diện đặc biệt khó khăn.
3. Kết quả thực hiện trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn:
3.1. Công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội:
Các sở, ngành, đoàn thể và Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và các văn bản liên quan đến trẻ em bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp thực hiện 12 chuyên mục Vì trẻ em và 12 chuyên trang Vì trẻ em trên Báo Đồng Tháp (mỗi tháng 01 kỳ); cấp phát 2.142 cuốn Tạp chí gia đình và trẻ em đến 12 huyện, thị xã, thành phố; 29 xã, phường điểm có mô hình Bảo vệ và chăm sóc trẻ em; 18 điểm tư vấn trong cộng đồng và trường học thuộc thị xã Hồng Ngự, thành phố Cao Lãnh. Phối hợp tuyên truyền trên Đài Truyền thanh huyện và Trạm truyền thanh xã công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và các văn bản pháp luật có liên quan. Phản ánh kết quả thực hiện công tác bảo vệ trẻ em ở địa phương, giới thiệu phổ biến những mô hình hay, điển hình trong công tác bảo vệ trẻ em, đồng thời nhắc nhở, phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em… Kết quả có hơn 454 tin, bài được đưa tin trên các Đài truyền thanh huyện, thị xã, thành phố và Trạm truyền thanh cấp xã.
3.2. Công tác tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em:
Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức 37 lớp tập huấn nghiệp vụ cho 129 cán bộ cấp huyện, 777 cán bộ cấp xã, 420 cộng tác viên bảo vệ trẻ em và trên 600 cha, mẹ và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tham dự.
3.3. Công tác trợ cấp thường xuyên và nuôi dưỡng tại các cơ sở xã hội:
Trong những năm qua chính sách an sinh xã hội đã được triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện, qua đó giúp cho nhiều đối tượng khó khăn, đối tượng xã hội có cuộc sống ổn định, cụ thể như sau:
Trong 04 năm (2010-2013) đã xét trợ cấp xã hội thường xuyên tại cộng đồng cho 142.510 lượt người, trong đó có 2.975 trẻ em mồ côi và 22.494 người khuyết tật; 3.961 gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bỏ rơi; trợ cấp cho 3.729 người đơn thân thuộc diện hộ nghèo đang nuôi con nhỏ và 109.351 người thuộc nhóm các đối tượng còn lại.
Hiện nay Nhà tình thương đang nuôi dạy 29 trẻ mồ côi, Trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật nuôi dạy 102 trẻ em khiếm thính và 53 trẻ em chậm phát triển trí tuệ, Trung tâm Bảo trợ xã hội nuôi dạy 12 trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi.
3.4. Công tác trợ giúp khác:
Đã tổ chức khám lọc cho 10.495 trẻ em khuyết tật trong tỉnh; vận động các nhà hảo tâm, tổ chức từ thiện trong và ngoài nước thực hiện các chương trình hỗ trợ phẫu thuật cho 1.678 em khuyết tật các loại; cấp 116 xe lăn, xe lắc, làm giày nẹp cho 64 em khuyết tật; khám bệnh phát thuốc, quà miễn phí cho 1.284 em khuyết tật khác; giúp nhiều trẻ em khuyết tật có cơ hội phục hồi chức năng với tổng kinh phí 24.964 triệu đồng. Cấp trên 5000 xuất học bổng cho trẻ em nghèo hiếu học, 18.000 em được miễn giảm học phí, tạo điều kiện cho các em tiếp tục đến trường.
Công tác phòng, chống HIV/AIDS được triển khai đồng bộ, hiệu quả như: can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm; chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV; giám sát, tiếp cận điều trị HIV; dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con; quản lý, điều trị nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục; an toàn trong truyền máu…
Hàng năm, các sở, ngành tỉnh phối hợp với địa phương tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, vui chơi, hội thi, hội trại, diễn đàn, sinh hoạt câu lạc bộ cho 47.000 lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ tại 12 huyện, thị xã, thành phố và xã điểm tham dự.
Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh vận động được 5,5 tỷ đồng hỗ trợ cho 9.000 lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thông qua các hoạt động như hỗ trợ phẫu thuật cho 218 trẻ em khuyết tật và trẻ em bệnh tim; hỗ trợ dụng cụ học tập, học bổng, xe đạp, cặp phao cho học sinh nghèo nhân dịp đầu năm học và tặng quà nhân dịp Tết nguyên đán.
4.1. Thuận lợi:
Việc triển khai Đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2007-2010 đã giúp nhiều trẻ em và gia đình vượt qua khó khăn ổn định cuộc sống, tác động tích cực đến tình hình an ninh trật tự xã hội, từ đó tạo lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Ngoài nguồn lực từ Nhà nước, các ngành, các địa phương trong tỉnh tích cực huy động nguồn lực trong cộng đồng và các tổ chức nhân đạo, từ thiện để thực hiện các hoạt động trợ giúp, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, tạo điều kiện cho các em phát triển về vật chất và tinh thần để các em vươn lên trong cuộc sống.
4.2. Hạn chế:
Công tác quản lý, phát hiện các vấn đề bức xúc của trẻ em còn thiếu sót, nhiều trường hợp trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt chưa được phát hiện để can thiệp và trợ giúp kịp thời. Ngoài ra, còn có trẻ em khuyết tật chưa có điều kiện tiếp cận được các dịch vụ y tế; trẻ em trong hộ nghèo chưa được chăm sóc kịp thời tiềm ẩn nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt...Đa phần các em bị nhiễm HIV có cha mẹ cũng bị nhiễm, cuộc sống các em thường nghèo khó, thiếu thốn do thu nhập của gia đình rất thấp, gia đình các em thường bị tan vỡ hoặc cha mẹ đã chết.
Sự kỳ thị, phân biệt đối xử đối với những em bị nhiễm HIV/AIDS còn khá phổ biến, đã làm tổn thương tinh thần, tình cảm của trẻ bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Việc đáp ứng nhu cầu cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS còn gặp nhiều khó khăn, rất cần sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể và cần nhiều thời gian mới có thể đạt được.
Mức trợ cấp xã hội cho các đối tượng tuy có tăng nhưng vẫn còn thấp, chưa đủ để trang trãi những nhu cầu cơ bản cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2014-2020:
Huy động sự tham gia của xã hội, nhất là gia đình, cộng đồng trong việc chăm sóc, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để ổn định cuộc sống, có cơ hội thực hiện các quyền của trẻ em và hòa nhập cộng đồng theo quy định của pháp luật.
Nâng cao chất lượng chăm sóc, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các cơ sở bảo trợ xã hội và cộng đồng; phát triển các hình thức nhận nuôi trẻ em có thời hạn, chăm sóc bán trú cho trẻ em khuyết tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Phát triển các hình thức chăm sóc thay thế, từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
2. Chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020:
- 95% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được trợ giúp và cung cấp các dịch vụ xã hội phù hợp.
+ 90% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong diện quản lý được cung cấp các dịch vụ về y tế, giáo dục, tư vấn, hỗ trợ dinh dưỡng và phát triển thể chất, chăm sóc thay thế, vui chơi giải trí và các chính sách xã hội theo quy định.
+ 95% cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở chăm sóc và điều trị cho trẻ em nhiễm HIV, các tổ chức xã hội có liên quan đến trẻ em HIV được cung cấp kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- 13% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được đào tạo nghề phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế cho từng nhóm trẻ. Trong đó:
+ 7% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa và trẻ em khuyết tật.
+ 5% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
+ 1% trẻ em là nạn nhân của chất độc da cam.
- 100% trường học tạo cơ hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được đi học theo nhu cầu.
3. Đối tượng, thời gian, phạm vi thực hiện:
3.1. Đối tượng:
Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em mồ côi do bố hoặc mẹ chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS; trẻ em có nguy cơ cao nhiễm HIV như: trẻ em sống với bố, mẹ hoặc người nuôi dưỡng nhiễm HIV; trẻ em có bố mẹ bị nhiễm HIV/AIDS đã rời khỏi địa phương bỏ rơi trẻ cho người thân nuôi dưỡng, trẻ em sử dụng ma túy; trẻ em là con của người mua dâm, bán dâm, sử dụng ma túy; trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em bị khuyết tật nặng, trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa; cá nhân, gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
3.2. Thời gian thực hiện:
- Giai đoạn 1: Từ năm 2014-2015.
Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin bảo trợ xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tổ chức triển khai và thực hiện các hoạt động đạt 25% các chỉ tiêu theo kế hoạch; đồng thời sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm giai đoạn 1.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2016-2020.
Triển khai thực hiện toàn diện các hoạt động của kế hoạch, hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, tổng kết thực hiện kế hoạch.
3.3. Phạm vi thực hiện:
Kế hoạch được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh.
4. Nội dung và giải pháp thực hiện:
4.1. Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng:
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật liên quan đến trẻ em, nâng cao nhận thức các cấp, các ngành, đoàn thể xã hội trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em; trách nhiệm làm cha, làm mẹ và quyền của trẻ em trong gia đình, giúp các em tự trang bị kiến thức để phòng ngừa những hành vi xâm hại. Tăng cường các hoạt động truyền thông tại gia đình, cộng đồng, trường học về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; in phát tờ rơi, cẩm nang tuyên truyền.
Thường xuyên tổ chức các chiến dịch truyền thông thông qua các mô hình hoạt động; tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, các diễn đàn, cuộc thi truyền thông theo chủ đề, tổ chức sân chơi dành cho trẻ em.
4.2. Điều tra, rà soát, thống kê và xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin bảo trợ xã hội:
Khảo sát, rà soát, phân loại lập hồ sơ trích ngang, xây dựng phần mềm quản lý trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học, trẻ em bị khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa...).
Đào tạo nâng cao năng lực và chuyển giao công nghệ cho cán bộ trực tiếp sử dụng, quản lý phần mềm; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc tổ chức cập nhật dữ liệu đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
4.3. Thực hiện chính sách, pháp luật và huy động sự tham gia của cộng đồng:
a) Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội:
- Tăng mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhằm đảm bảo ổn định đời sống, tạo điều kiện cho trẻ em có cơ hội phát triển toàn diện.
- Thúc đẩy các chính sách, cơ chế can thiệp sớm, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng với giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật.
- Trợ cấp khó khăn, giúp dụng cụ học tập, dạy nghề cho trẻ em mồ côi do bố hoặc mẹ chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS; trẻ em có nguy cơ cao nhiễm HIV như: Trẻ em sống với bố, mẹ hoặc người nuôi dưỡng nhiễm HIV, trẻ em có bố mẹ bị nhiễm HIV/AIDS đã rời khỏi địa phương bỏ rơi trẻ cho người thân nuôi dưỡng.
- Tăng định mức chi hỗ trợ dạy nghề, tìm việc làm cho trẻ em phù hợp điều kiện kinh tế-xã hội theo từng thời kỳ.
- Trợ giúp và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho trẻ em được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ văn hóa, thể dục thể thao và vui chơi, giải trí phù hợp với từng nhóm trẻ.
- Đổi mới hoạt động các cơ sở bảo trợ xã hội trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo hướng cung cấp các dịch vụ công tác xã hội.
b) Thực hiện chính sách trợ giúp gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn:
- Mở rộng đối tượng trẻ em cần được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
- Nâng mức hỗ trợ cho gia đình và cá nhân nhận nuôi trẻ em.
- Phát triển các dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ em được nhận nuôi.
- Khuyến khích gia đình, cá nhân nhận nuôi trẻ em.
- Bổ sung các trợ giúp xã hội khác giúp trẻ em có điều kiện thuận lợi phát triển toàn diện.
c) Xây dựng các mô hình phòng ngừa, phát hiện và can thiệp sớm các trường hợp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn:
- Tuyên truyền về chính sách pháp luật, biện pháp phòng ngừa các trường hợp trẻ em có khả năng rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại cộng đồng.
- Phát triển các dịch vụ công tác xã hội trợ giúp cá nhân, gia đình trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Phát hiện, can thiệp sớm các trường hợp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Thí điểm mô hình kết nối dịch vụ chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại cộng đồng và một số mô hình trợ giúp khác tại thị xã Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, huyện Thanh Bình, huyện Tam Nông và huyện Lấp Vò.
- Hỗ trợ trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em: Dịch vụ điều trị và chăm sóc dành cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, tư vấn xét nghiệm HIV; hưởng các chính sách về giáo dục cho trẻ em theo quy định; chăm sóc tâm lý, dinh dưỡng, phát triển thể chất và chăm sóc tại gia đình, cộng đồng; tiếp cận với dịch vụ vui chơi giải trí và các chính sách xã hội khác.
4.4. Phát triển mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi trẻ em có thời hạn; mô hình dạy nghề gắn với tạo việc làm và một số mô hình trợ giúp khác:
- Thí điểm và nhân rộng mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Xây dựng mô hình dạy nghề gắn với tạo việc làm cho trẻ em.
+ Khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh tiếp nhận trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đến tuổi lao động vào làm việc.
+ Hỗ trợ kinh phí học nghề, tìm việc làm trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ngay tại gia đình, nơi cư trú.
4.5. Đảm bảo điều kiện cho các cơ sở bảo trợ xã hội trong việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn:
Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, công cụ chuyên dùng cho các cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện tốt việc chăm sóc trẻ em.
4.6. Hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực về chuyên môn cho cán bộ làm công tác trẻ em:
Hàng năm mở các lớp tập huấn về công tác xã hội cho cán bộ xã hội cấp xã và cấp huyện để thông hiểu về công tác xã hội, công tác quản lý, biết phân định trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có kỹ năng trong công tác tham vấn, tư vấn, tiếp cận, can thiệp giải quyết vấn đề và kết nối nguồn lực để hỗ trợ cho trẻ.
4.7. Hoạt động giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết:
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về chăm sóc và trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại cấp huyện và cấp xã.
Hàng năm, tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, tìm giải pháp thực hiện hoàn thành tốt các chỉ tiêu đã đề ra và tổng kết việc thực hiện kế hoạch vào cuối giai đoạn.
1. Nguồn kinh phí:
Kinh phí được bố trí từ ngân sách Nhà nước, huy động từ sự đóng góp các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, gia đình và cá nhân tham gia chăm sóc và trợ giúp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thông qua việc cung cấp tài chính cho các tổ chức xã hội thực hiện các chương trình theo định hướng chung của Nhà nước.
Tổng kinh phí thực hiện Đề án: 108.021 triệu đồng. Trong đó:
- Ngân sách Trung ương: 81.730 triệu đồng.
- Ngân sách địa phương: 5.936 triệu đồng.
- Nguồn vận động viện trợ khác: 20.355 triệu đồng.
2. Mức chi cho các hoạt động. (có phụ lục chi tiết kèm theo)
a) Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc chăm sóc và trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng: 1.330 triệu đồng.
b) Điều tra, rà soát, thống kê và xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin bảo trợ xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: 400 triệu đồng.
c) Thực hiện chính sách, pháp luật và huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc chăm sóc và trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: 101.709 triệu đồng.
d) Hoạt động trợ giúp về học nghề và tạo việc làm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn: 3.000 triệu đồng.
e) Hoạt động đào tạo tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực về chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em: 1.114 triệu đồng.
f) Hoạt động giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết: 390 triệu đồng.
g) Hoạt động nâng cấp mở rộng Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh: 468 tỷ đồng (đã có dự án xây dựng riêng).
IV. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN:
1. Sở Lao động -Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan hướng dẫn việc triển khai và tổ chức thực hiện kế hoạch.
- Chỉ đạo Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện kế hoạch trên địa bàn quản lý và báo cáo kết quả về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Theo dõi, giám sát việc thực hiện, tổ chức sơ kết và tổng kết; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức khảo sát, rà soát, thống kê phân loại nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở đánh giá tình hình biến động và xây dựng các giải pháp thực hiện hiệu quả trong thời gian tới.
2. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan chỉ đạo cơ quan báo chí và cơ quan thông tin tuyên truyền, Phòng Văn hóa-Thông tin, Đài truyền thanh huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tuyên truyền, hướng dẫn việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, vui chơi, giải trí, thể dục thể thao cho trẻ em; tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với các ngành địa phương triển khai chương trình giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Thực hiện tốt chính sách miễn, giảm học phí, các khoản đóng góp, hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đến trường.
- Triển khai việc hỗ trợ về giáo dục cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS theo nhu cầu của trẻ.
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Triển khai các hoạt động chống kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong trường học và lồng ghép với các hoạt động của ngành Giáo dục và Đào tạo.
5. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với địa phương, chỉ đạo các cơ sở y tế miễn, giảm viện phí, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong khám chữa bệnh, tổ chức hướng dẫn và nhân rộng mô hình phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật tại gia đình và phòng chống HIV. Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cung cấp gói dịch vụ điều trị và chăm sóc cơ bản dành cho trẻ nhiễm HIV và trẻ phơi nhiễm HIV, tư vấn xét nghiệm HIV; phòng chống bệnh xã hội.
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
6. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối ngân sách phân bổ kinh phí hàng năm để triển khai thực hiện kế hoạch theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng văn bản hướng dẫn sử dụng kinh phí.
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ngành liên quan và các địa phương vận động các nguồn viện trợ cho công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng.
8. Sở Tư pháp: Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật về chăm sóc trẻ em, tạo điều kiện giúp đỡ các tổ chức, cá nhân trong nước nhận con nuôi, nhận đỡ đầu đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đồng thời ngăn ngừa các hành vi lợi dụng kẻ hở của pháp luật về cho, nhận con nuôi để trục lợi.
9. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể: Phối hợp tuyên truyền, vận động xã hội tham gia thực hiện Kế hoạch. Vận động nhà hảo tâm, từ thiện trong ngoài tỉnh hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
10. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn quản lý, đồng thời xác lập các mục tiêu, giải pháp về chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 127/KH-UBND ngày 27/8/2014 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về Kế hoạch thực hiện Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2014-2020 (do lồng ghép với nội dung thực hiện Quyết định số 570/QĐ-TTg ngày 22/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020).
Yêu cầu các sở, ngành tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị xây dựng kế hoạch, phối hợp chặt chẽ trong tổ chức triển khai và chỉ đạo thực hiện. Hàng năm đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 100/2004/QĐ-UB về trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi do tỉnh Gia Lai ban hành
- 2Kế hoạch 102/KH-UBND năm 2013 triển khai Quyết định 647/QĐ-TTg về Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi, nhiễm HIV/AIDS, là nạn nhân chất độc hóa học, khuyết tật nặng và bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Kế hoạch 02/KH-UBND thực hiện Đề án “Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi, nhiễm HIV/AIDS, là nạn nhân của chất độc hóa học, khuyết tật nặng và bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2014 - 2020” trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 4Kế hoạch 4065/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2014-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 5Kế hoạch 1470/KH-UBND năm 2013 về chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2014 - 2020 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 6Kế hoạch 127/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2014-2020 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 7Kế hoạch 31/KH-UBND về hoạt động công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2015 do tỉnh Yên Bái ban hành
- 8Kế hoạch 33/KH-UBND năm 2011 hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2011 - 2015
- 9Kế hoạch 9994/KH-UBND năm 2014 vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2020
- 10Kế hoạch 107/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2014 - 2020 tỉnh Hà Tĩnh
- 11Kế hoạch 181/KH-UBND năm 2014 xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2014-2020
- 12Kế hoạch 68/KH-UBND thực hiện chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng tỉnh Phú Yên năm 2016
- 13Kế hoạch 348/KH-UBND năm 2017 thực hiện công tác chăm sóc, giúp đỡ người khuyết tật và trẻ em mồ côi giai đoạn đến 2020 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 14Kế hoạch 108/KH-UBND năm 2019 về chăm sóc sức khỏe và điều trị phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc hóa học/dioxin giai đoạn 2019-2021 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 15Công văn 3556/UBND-KGVX năm 2021 triển khai kịp thời các biện pháp chăm sóc trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19 do thành phố Hà Nội ban hành
- 1Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004
- 2Quyết định 100/2004/QĐ-UB về trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi do tỉnh Gia Lai ban hành
- 3Quyết định 647/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, nhiễm HIV/AIDS, là nạn nhân của chất độc hóa học, khuyết tật nặng và bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Kế hoạch 102/KH-UBND năm 2013 triển khai Quyết định 647/QĐ-TTg về Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi, nhiễm HIV/AIDS, là nạn nhân chất độc hóa học, khuyết tật nặng và bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5Kế hoạch 02/KH-UBND thực hiện Đề án “Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi, nhiễm HIV/AIDS, là nạn nhân của chất độc hóa học, khuyết tật nặng và bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2014 - 2020” trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 6Quyết định 570/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Kế hoạch 4065/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2014-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 8Kế hoạch 1470/KH-UBND năm 2013 về chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2014 - 2020 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 9Kế hoạch 31/KH-UBND về hoạt động công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2015 do tỉnh Yên Bái ban hành
- 10Kế hoạch 33/KH-UBND năm 2011 hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2011 - 2015
- 11Kế hoạch 9994/KH-UBND năm 2014 vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS Thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2020
- 12Kế hoạch 107/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2014 - 2020 tỉnh Hà Tĩnh
- 13Kế hoạch 181/KH-UBND năm 2014 xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2014-2020
- 14Kế hoạch 68/KH-UBND thực hiện chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng tỉnh Phú Yên năm 2016
- 15Kế hoạch 348/KH-UBND năm 2017 thực hiện công tác chăm sóc, giúp đỡ người khuyết tật và trẻ em mồ côi giai đoạn đến 2020 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 16Kế hoạch 108/KH-UBND năm 2019 về chăm sóc sức khỏe và điều trị phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc hóa học/dioxin giai đoạn 2019-2021 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 17Công văn 3556/UBND-KGVX năm 2021 triển khai kịp thời các biện pháp chăm sóc trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19 do thành phố Hà Nội ban hành
Kế hoạch 177/KH-UBND năm 2014 về chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi, bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, là nạn nhân của chất độc hóa học, khuyết tật nặng và bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2014-2020 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- Số hiệu: 177/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 21/11/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Người ký: Trần Thị Thái
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/11/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra