Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1703/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 21 tháng 9 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

Thực hiện Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt; Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày 25/12/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định chi tiết xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật; Công văn số 790/BYT-MT ngày 20/02/2019 của Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện Thông tư 41/2018/TT-BYT; Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Kế hoạch xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (sau đây gọi tắt là Quy chuẩn kỹ thuật địa phương) đảm bảo có hiệu lực trước ngày 01/07/2021 góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

- Kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy chuẩn để cung cấp nước sạch cho người dân sử dụng, đảm bảo sức khỏe người dân.

2. Yêu cầu

- Bảo đảm sự phù hợp với quy định tại các Thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ về Quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt phải dựa trên nền tảng các tiêu chuẩn quốc gia, nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý, bảo vệ, theo dõi, kiểm tra, giám sát tốt nhất, có tính đặc thù trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

- Phù hợp với đặc thù riêng, tình hình thực tế tại địa phương về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, công nghệ xử lý nước tại các đơn vị cấp nước, chất lượng nguồn nước nguyên liệu (nước mặt, sông, hồ, nước ngầm...), Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

II. THỜI GIAN THỰC HIỆN

Từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021.

III. PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI

Chi tiết tại Phụ lục 2.

IV. TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

Trình tự các bước thực hiện được đính kèm tại Phụ lục 1.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí cho các hoạt động xây dựng QCĐP được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ và kinh phí sự nghiệp y tế để chi cho hoạt động xây dựng QCĐP áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

2. Việc sử dụng kinh phí xây dựng QCĐP áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình được thực hiện theo các hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính (Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện đính kèm tại Phụ lục 4).

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

Giao cho Sở Y tế chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện các nội dung theo yêu cầu của Bộ Y tế tại Văn bản số 709/BYT-MT, cụ thể:

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định thành lập Ban soạn thảo xây dựng QCĐP (thành phần cụ thể giao Sở Y tế chủ trì, thống nhất với các đơn vị liên quan, đảm bảo theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế);

- Lập dự án chi tiết xây dựng “Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt” của tỉnh Quảng Bình, xin ý kiến các Sở, ngành liên quan và trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt;

- Phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị có liên quan thu thập, hồi cứu số liệu về chất lượng nước các nguồn nước (kết quả xét nghiệm các nguồn nước) sử dụng cung cấp sinh hoạt trên địa bàn tỉnh trong 5 năm (từ 2015 - 2019);

- Tổng hợp báo cáo về các chỉ tiêu xét nghiệm để đánh giá chất lượng các nguồn nước trên địa bàn tỉnh và các chỉ tiêu thu thập liên quan trong 5 năm (từ 2015 - 2019). Trên cơ sở đó xây dựng dự thảo “Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt” của tỉnh Quảng Bình;

- Kiểm tra và lấy mẫu nước xét nghiệm đánh giá chất lượng các loại nguồn nước theo từng khu vực trên địa bàn tỉnh để có số liệu tổng quát về thực trạng chất lượng nước sinh hoạt;

- Tổ chức các buổi Hội thảo xin ý kiến các Sở, ngành, đơn vị, chuyên gia lĩnh vực liên quan về “Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt” của tỉnh Quảng Bình;

- Trình thẩm định dự thảo QCĐP tại Bộ Y tế, chỉnh sửa các ý kiến góp ý. Hoàn thiện “Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt” của tỉnh Quảng Bình và trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

2. Sở Tài chính

- Xem xét kế hoạch, bố trí kinh phí triển khai;

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Sở Y tế trong quá trình khảo sát, điều tra, đánh giá, thu thập số liệu và góp ý cho bản “Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt” của tỉnh Quảng Bình.

3. Sở Khoa học và Công nghệ

- Hướng dẫn Sở Y tế xây dựng kế hoạch; trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch và danh sách ban soạn thảo;

- Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp các ý kiến góp ý và hoàn thiện dự thảo Kế hoạch hàng năm xây dựng QCĐP và xin ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Phối hợp với Sở Y tế thực hiện các thủ tục xây dựng QCĐP.

4. Sở Tư pháp

Tổ chức thẩm định dự thảo văn bản QCĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đảm bảo chất lượng, nội dung, hình thức dự thảo trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, ban hành.

5. Sở Xây dựng

- Cung cấp thông tin về các đơn vị cấp nước thuộc quản lý của Sở Xây dựng và tổng hợp số liệu về chất lượng nước nguồn khai thác và chất lượng nước thành phẩm theo thời gian của các đơn vị đó trong 5 năm (từ 2015 - 2019), gửi cho Sở Y tế;

- Tham gia xây dựng “Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt” của tỉnh Quảng Bình.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Cung cấp, tổng hợp số liệu về chất lượng nước bề mặt, nước dưới đất được các nhà máy nước khai thác sử dụng để cung cấp sinh hoạt trên địa bàn tỉnh trong 5 năm (từ 2015 - 2019), gửi cho Sở Y tế;

- Cung cấp kết quả quan trắc đối với chất lượng các nguồn xả thải từ các khu công nghiệp hoặc các cơ sở sản xuất công nghiệp; sản xuất nông nghiệp; đặc biệt đối với những khu công nghiệp hoặc cơ sở sản xuất có xả thải vào hoặc gần nguồn nước, khu vực khai thác nước của đơn vị cấp nước;

- Tham gia xây dựng “Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt” của tỉnh Quảng Bình.

7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chỉ đạo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn cung cấp cho Sở Y tế số liệu về chất lượng nước thành phẩm và chất lượng nước bề mặt, nước dưới đất được các đơn vị cấp nước khai thác, đang được giao quản lý trong 5 năm (từ 2015-2019);

- Cung cấp thông tin về các hoạt động sản xuất nông nghiệp sử dụng hóa chất có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước; Thông tin về các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đang được sử dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, đặc biệt ở những khu vực gần nguồn nước (sông, suối, ao, hồ...), khu vực hành lang bảo vệ nguồn nước, vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt;

- Tham gia xây dựng QCĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt của tỉnh Quảng Bình.

8. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo các đơn vị liên quan: Phòng Nông nghiệp, Trung tâm Y tế v.v. điều tra, đánh giá tổng hợp số liệu kết quả xét nghiệm mẫu nước của các công trình cấp nước tập trung và của hộ gia đình trên địa bàn trong 5 năm (từ 2015 - 2019) và gửi báo cáo về cho Sở Y tế để tổng hợp;

- Góp ý kiến lên cơ quan chủ trì soạn thảo QCĐP để hoàn thiện việc ban hành QCĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại tỉnh Quảng Bình.

9. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Là đơn vị đầu mối tham mưu Sở Y tế xây dựng hoàn thiện ban hành QCĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

10. Các đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh

Cung cấp số liệu, tài liệu có liên quan đến chất lượng nước nguồn và nước thành phẩm cho Ban soạn thảo khi có yêu cầu; tham gia đóng góp ý kiến soạn thảo quy chuẩn.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có nội dung chua phù hợp cần sửa đổi, bổ sung, các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động thông tin, đề xuất (qua Sở Y tế) để tổng hợp, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Các đơn vị cấp nước trên toàn tỉnh;
- UBND các huyện/thị xã/TP;
- LĐ VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Tiến Dũng

 

PHỤ LỤC 1

LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
“QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH”
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 1703/KH-UBND ngày 21/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)

Trình tự các bước thực hiện

Nội dung công việc

Thời gian

Chủ trì

Phối hợp

Bước 1:

Thành lập Ban soạn thảo

Thành lập Ban soạn thảo “Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt tỉnh Quảng Bình”

Tháng 9/2020

Sở Y tế chủ trì tham mưu thành phần Ban soạn thảo

Các Sở, ngành, đơn vị liên quan cử thành viên tham gia Ban soạn thảo

Bước 2:

Biên soạn dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương

Ban soạn thảo thực hiện các công việc sau:

* Chuẩn bị việc biên soạn dự thảo:

- Xây dựng kế hoạch hồi cứu, khảo sát, đánh giá chất lượng nước các nguồn nước;

- Kế hoạch và tổ chức lấy mẫu xét nghiệm các nguồn nước;

- Tổng hợp báo cáo các chỉ tiêu xét nghiệm nước và các chỉ tiêu xét nghiệm của các ban, ngành liên quan để dự thảo chỉ tiêu vào quy chuẩn;

- Chuẩn bị thông qua đề cương chi tiết việc triển khai dự án xây dựng QCĐP kèm theo khung nội dung dự thảo QCĐP;

- Các công việc khác có liên quan.

Tháng 9 -11/2020

Ban soạn thảo

Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

* Triển khai việc biên soạn dự thảo

- Biên soạn dự thảo dựa trên cơ sở khung nội dung dự thảo đã được Ban soạn thảo thống nhất và viết thuyết minh cho dự thảo;

- Tổ chức các hội thảo, lấy ý kiến đối với dự thảo QCĐP;

- Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa dự thảo và trình UBND tỉnh.

Tháng 11 - 12/2020

Ban soạn thảo

Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Bước 3:

Lấy ý kiến các ban ngành góp ý dự thảo

- UBND tỉnh xem xét, gửi hồ sơ dự thảo QCĐP đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến;

- Thông báo về việc lấy ý kiến về dự thảo trên trang thông tin điện tử hoặc tạp chí, ấn phẩm chính thức của UBND và Sở chuyên ngành tương ứng;

- Ban soạn thảo hoàn chỉnh lại dự thảo và lập hồ sơ dự thảo theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 127/2007/NĐ-CP của Chính phủ trình UBND tỉnh xem xét, quyết định;

- UBND tỉnh chuyển hồ sơ dự thảo đến Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia tương ứng quy định tại Điều 23 của Nghị định 127/2007/NĐ-CP để tổ chức xem xét, cho ý kiến

Tháng 1/2021 - 3/2021

Ủy ban nhân dân tỉnh

Ban soạn thảo; Các Sở, ngành, đơn vị liên quan

Bước 4:

Xem xét cho ý kiến về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương

 

Tháng 4 - 5/2021

Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

 

Bước 5:

Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương

Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có ý kiến đồng ý với việc ban hành QCĐP, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định ban hành QCĐP.

Tháng 6/2021

Ủy ban nhân dân tỉnh

Ban soạn thảo

 

PHỤ LỤC 2

DỰ ÁN XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 1703/KH-UBND ngày 21/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)

1. Tên gọi quy chuẩn kỹ thuật: “Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt tỉnh Quảng Bình”.

2. Phạm vi và đối tượng áp dụng của quy chuẩn kỹ thuật địa phương:

2.1. Phạm vi: Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các thông số chất lượng đối với nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

2.2. Đối tượng áp dụng:

- Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc tất cả các hoạt động khai thác, sản xuất, truyền dẫn, bán buôn, bán lẻ nước sạch theo hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh (sau đây gọi tắt là đơn vị cấp nước); các cơ quan quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch; các phòng thử nghiệm và tổ chức chứng nhận các thông số chất lượng nước;

- Quy chuẩn này không áp dụng đối với nước uống trực tiếp tại vòi, nước đóng bình, đóng chai, nước khoáng thiên nhiên đóng bình, đóng chai, nước sản xuất ra từ các bình lọc nước, hệ thống lọc nước và các loại nước không dùng cho mục đích sinh hoạt.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị:

Tên cơ quan: Sở Y tế Quảng Bình

Địa chỉ: 02 Hồ Xuân Hương, phường Đồng Mỹ, thành phố Đông Hới, tỉnh Quảng Bình

Điện thoại: 0232 3822 562

Email: soyte@quangbinh.gov.vn

Tên cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Quảng Bình

4. Tình hình quản lý đối tượng quy chuẩn kỹ thuật địa phương hoặc đối tượng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng tại địa phương:

- Đối tượng quy chuẩn kỹ thuật là: Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình đặc thù của địa phương

- Tên Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý đối tượng trong lĩnh vực Quy chuẩn kỹ thuật dự kiến ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương: Bộ Y tế

- Tình hình quản lý cụ thể đối tượng quy chuẩn kỹ thuật:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 43 cơ sở cung cấp nước tập trung (trong đó có 13 cơ sở có công suất thiết kế 1000 m3 /ngày đêm trở lên) cung cấp nước ăn uống, sinh hoạt cho khoảng 50% người dân trên địa bàn tỉnh, phân bố ở 8/8 huyện, thị xã, thành phố; chủ yếu khai thác nguồn nước bề mặt. Từ trước đến nay việc quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng nước của các cơ sở cấp nước này tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT) theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế; Thông tư số 50/2015/TT-BYT ngày 11/12/2015 của Bộ Y tế; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT) theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế, tùy theo quy mô cung cấp của các đơn vị cấp nước.

Ngày 14/12/2018, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 41/2018/TT-BYT, về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt Quy định chất lượng nước ăn uống sinh hoạt, trong đó quy định UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt bảo đảm có hiệu lực trước ngày 01/07/2021. Do đó, việc xây dựng và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt của tỉnh là rất cần thiết và phải thực hiện đúng thời gian quy định.

5. Lý do và mục đích xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương:

- Quy chuẩn kỹ thuật nhằm đáp ứng những mục tiêu quản lý sau đây:

+ Đảm bảo an toàn

+ Đảm bảo vệ sinh, sức khỏe

+ Bảo vệ môi trường

+ Bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia

+ Bảo vệ động, thực vật

+ Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- QCĐP dùng để chứng nhận hoặc công bố hợp quy

- Căn cứ nội dung nhà nước có liên quan:

+ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/06/2006 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9;

+ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP, ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

+ Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

+ Thông tư số 41/2018/TT-BYT, ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt (tại điểm b, khoản 2, Điều 5 quy định Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt bảo đảm có hiệu lực trước ngày 01/07/2021);

+ Căn cứ Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày 25/12/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định chi tiết xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật.

6. Loại quy chuẩn kỹ thuật:

+ Quy chuẩn kỹ thuật chung

+ Quy chuẩn kỹ thuật an toàn

+ Quy chuẩn kỹ thuật môi trường

7. Những vấn đề sẽ quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương:

- Những vấn đề sẽ quy định (hoặc sửa đổi, bổ sung):

+ Yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong sản xuất, khai thác, chế biến sản phẩm, hàng hóa đặc thù;

+ Yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong bảo quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng, bảo trì sản phẩm, hàng hóa đặc thù;

+ An toàn trong dịch vụ môi trường.

- Bố cục, nội dung các phần chính của quy chuẩn kỹ thuật dự kiến:

Chương I. Phần quy định chung:

+ Điều 1: Phạm vi điều chỉnh;

+ Điều 2: Đối tượng áp dụng;

+ Điều 3: Giải thích từ ngữ (nếu có).

Chương II. Quy định về kỹ thuật:

+ Điều 4: Danh mục các thông số chất lượng nước sạch và ngưỡng giới hạn cho phép;

+ Điều 5: Thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch (tần suất thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch);

+ Điều 6: Số lượng và vị trí lấy mẫu thử nghiệm;

+ Điều 7: Phương pháp lấy mẫu và phương pháp thử.

Chương III. Quy định về quản lý:

+ Điều 8: Công bố hợp quy.

Chương IV. Tổ chức thực hiện:

+ Điều 9: Quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân;

+ Điều 10: Quy định chuyển tiếp.

Phụ lục 01. Danh mục các phương pháp lấy mẫu và thử nghiệm

Phụ lục 02. Mẫu Bản công bố hợp quy.

- Nhu cầu khảo nghiệm quy chuẩn kỹ thuật trong thực tế.

8. Phương thức thực hiện và tài liệu làm căn cứ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương

- Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương trên cơ sở quy chuẩn Quốc gia;

- Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương kết hợp cả tiêu chuẩn và tham khảo các tài liệu, dữ liệu;

- Tài liệu chính làm căn cứ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật: (bản sao kèm theo)

+ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/06/2006 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9;

+ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP, ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

+ Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

+ Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày 25/12/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định chi tiết xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật;

+ Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ Tài chính về việc quy định lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật;

+ Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/04/2017 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị;

+ Thông tư số 240/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính về việc Quy định giá tối đa dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập;

+ Thông tư số 27/2020/TT-BTC ngày 17/4/2020 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật;

+ Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;

+ Các TCVN, số hiệu tiêu chuẩn về cách lấy mẫu, phương pháp phân tích mẫu, giới hạn cho phép đối với các thông số chất lượng nước;

+ Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương pháp đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

+ Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/03/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 28/2012/TT-BKHCN;

9. Kiến nghị ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương

Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh ra Quyết định thành lập Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật địa phương gồm các thành viên sau:

- Trưởng ban: Lãnh đạo UBND tỉnh.

- Phó Ban thường trực: Lãnh đạo Sở Y tế.

- Thành viên: Lãnh đạo hoặc chuyên viên các sở, ngành:

+ Sở Y tế, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Bình.

+ Các đơn vị cấp nước có công suất thiết kế > 1000 m3/ngày.đêm trên địa bàn.

+ Mời tiến sỹ Lê Thái Hà - Phó Viện trưởng, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường: Cố vấn.

10. Cơ quan phối hợp xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương

- Dự kiến cơ quan, tổ chức phối hợp xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (Sở Y tế), Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (Sở NN&PTNT), UBND huyện, thị xã, thành phố, Công ty Cổ phần cấp nước Quảng Bình;

- Dự kiến cơ quan quản lý có liên quan bắt buộc phải lấy ý kiến về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật: Bộ Y tế;

- Dự kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần lấy ý kiến về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật: Sở khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư Pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Viện Pasteur Nha Trang, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (Sở Y tế), Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (Sở NN&PTNT), Công ty Cổ phần cấp nước Quảng Bình các chuyên gia lĩnh vực cấp nước và chất lượng nước, các tổ chức hoạt động lĩnh vực nước sạch trên địa bàn tỉnh.

11. Kế hoạch khảo sát đánh giá chất lượng nước làm cơ sở cho việc lựa chọn các tiêu chí chất lượng nước để xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương

11.1. Phương pháp chọn mẫu:

v Dựa vào nguồn nước:

Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 2 loại nguồn nước chủ yếu được khai thác là:

- Nước mặt: Hầu hết các đơn vị cấp nước có công suất > 1000 m3 /ngày đêm sử dụng nguồn nước mặt từ các sông, hồ trên địa bàn tỉnh.

- Nước ngầm: Gồm có nước ngầm tầng sâu (giếng khoan) và nước ngầm tầng nông (giếng đào).

❖ Dựa vào công suất nhà máy:

- Đối với các đơn vị cấp nước có công suất > 1000 m3 /ngày đêm thì chọn 100% số mẫu và lấy mẫu nước nguyên liệu và nước thành phẩm. Tiến hành đánh giá công tác giám sát chất lượng, việc áp dụng công nghệ xử lý phù hợp, công tác vận hành thiết bị xử lý của các đơn vị cấp nước.

- Đối với các đơn vị cấp nước có công suất < 1000 m3 /ngày đêm thì chọn một số mẫu chủ đích là đơn vị có số hộ dân cung cấp cao nhất ở các xã đại diện và lấy mẫu nước nguyên liệu và nước thành phẩm. Tiến hành đánh giá công tác giám sát chất lượng, việc áp dụng công nghệ xử lý phù hợp, công tác vận hành thiết bị xử lý của các đơn vị cấp nước.

Để chọn được địa bàn nghiên cứu mang tính đại diện sẽ chọn các cơ sở có nguồn nước đa dạng và cùng phân bố trải đều trên địa bàn tỉnh như sau:

STT

Tên đơn vị cấp nước

Địa bàn

Công suất thiết kế

(m3/ngày đêm)

Nguồn nước nguyên liệu

1

Nhà máy nước Kiến Giang

Xã Liên Thủy, Huyện Lệ Thủy

2000

Nước mặt Sông Kiến Giang

2

Nhà máy nước Phú Vinh

Phường Đồng Sơn thành phố Đồng Hới

19000

Nước mặt Hồ Phú Vinh

3

Nhà máy nước Hải Thành

Phường Hải Thành, thành phố Đồng Hới

4500

Nước mặt Hồ Bàu Tró

4

Nhà máy nước Quy Đạt

Xã Minh Hóa, Huyện Minh Hóa

2000

Nước mặt Sông Thác Dong

5

Trạm cấp nước cụm xã Tiến Hóa, Châu Hóa và Văn Hóa

Xã Tiến Hóa, Huyện Tuyên Hóa

2200

Khe Xai Thượng

6

Nhà máy nước Bầu Sen

Khu huyện lỵ mới, Huyện Quảng Trạch

2000

Nước mặt Hồ Bàu Sen

7

Nhà máy nước ngầm Ba Đồn

Phường Ba Đồn, Thị xã Ba Đồn

2000

Nước Giếng khoan

8

Nhà máy xử lý nước số 1

383 Quang Trung, thị xã Ba Đồn

10000

Nước mặt Rào Nan

9

Trạm cấp nước Thanh Trạch

Xã Thanh Trạch, Huyện Bố Trạch

1530

Nước Giếng khoan

10

Nhà máy nước Rào đá

Xã Trường Xuân, Huyện Quảng Ninh

4000

Nước mặt hồ Rào Đá

11

Nhà máy nước Nông trường Việt Trung

Thị trấn Nông Trường Việt Trung, Huyện Bố Trạch

1000

Nước mặt Sông Dinh

12

Nhà máy nước Hoàn Lão

Xã Vạn Trạch, Huyện Bố Trạch

2000

Nước mặt Hồ Vực Nồi

13

Trạm cấp nước cụm xã Sơn Thủy, Ngân Thủy và TT NT Lệ Ninh

Xã Ngân Thủy, Huyện Lệ Thủy

2200

Hồ chứa nước Cẩm Ly

14

Nhà máy nước Đồng Lê

Thị trấn Đồng Lê Huyện Tuyên Hóa

700

Nước mặt Sông Đông Lào

15

Trạm cấp nước xã Mai Hóa

Xã Mai Hóa Huyện Tuyên Hóa

720

Sông Rào Trổ

❖ Dựa vào điều kiện khí hậu:

Điều kiện khí hậu ở Quảng Bình được chia làm hai mùa rõ rệt: Dựa vào điều kiện khí hậu việc lựa chọn mẫu sẽ được thực hiện vào hai thời điểm là mùa khô (tháng 9: một trong những tháng có nhiệt độ cao nhất trong mùa) và mùa mưa (tháng 11: một trong những tháng có thời gian mưa tập trung nhiều nhất) là những thời điểm có nhiều sự bất lợi về chất lượng nhất.

+ Số mẫu nước thành phẩm lấy xét nghiệm của các đơn vị cấp nước được lựa chọn lấy mẫu: 15 mẫu x 2 đợt = 30 mẫu.

+ Số mẫu nước nguyên liệu lấy xét nghiệm của các đơn vị cấp nước được lựa chọn lấy mẫu: 15 mẫu x 2 đợt = 30 mẫu.

Tổng số mẫu nước lấy xét nghiệm: 60 mẫu.

11.2. các chỉ tiêu giám sát chất lượng nước của Quy chuẩn kỹ thuật địa phương được lựa chọn dựa trên cơ sở:

- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT.

- Báo cáo hiện trạng cung cấp nước và chất lượng nguồn nước cấp của tỉnh Quảng Bình.

- Kết quả quan trắc định kỳ chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

- Dựa vào kết quả khảo sát đánh giá chất lượng nước bao gồm: nước nguyên liệu và nước thành phẩm của các đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

- Hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới về chất lượng nước (WHO).

12. Dự kiến tiến độ thực hiện

TT

Nội dung công việc

Thời gian

Đơn vị chủ trì, tham mưu

Đơn vị phối hợp

Bắt đầu

Kết thúc

1

Xây dựng dự thảo đề cương Kế hoạch, dự toán kinh phí để tổ chức triển khai các hoạt động xây dựng QCĐP

Tháng 8/2020

Sở Y tế

Các sở, ngành liên quan

2

Họp thông qua đề cương, dự toán kinh phí và hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt

Sở Y tế

Các sở, ngành liên quan

3

Tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập số liệu liên quan để phục vụ xây dựng QCĐP

Tháng 9/2020

Sở Y tế

Các sở, ngành liên quan

4

Lấy mẫu nước sạch toàn tỉnh để kiểm nghiệm, phân tích để phục vụ xây dựng QCĐP

Tháng 9/2020; tháng 11/2020

Sở Y tế.

Trung tâm kiểm soát bệnh tật

5

Xây dựng dự thảo lần 01 QCĐP: Kèm thuyết minh QCĐP

Tháng 12/2020

Ban soạn thảo

Bộ Y tế (Cục QLMT, Viện pasteur Nha Trang)

6

Tổ chức các hội thảo tham vấn trực tiếp lấy ý kiến QCĐP (dự kiến 03 hội thảo tham vấn)

Tháng 12 đến tháng 1/2021

Ban soạn thảo

Sở Y tế, các sở, ngành, các chuyên gia

7

Xây dựng báo cáo tiếp thu ý kiến đóng góp QCĐP Chỉnh sửa QCĐP sau mỗi hội thảo tham vấn (03 lần)

Ban soạn thảo

Sở Y tế, các sở, ngành, các chuyên gia

8

Hoàn chỉnh dự thảo QCĐP lần 4

Ban soạn thảo

Sở Y tế, các sở, ngành, các chuyên gia

9

Gửi Lấy ý kiến bằng văn bản, cơ quan ban ngành địa phương có liên quan, các thành viên trong Ban soạn thảo và đối tượng chịu tác động trực tiếp QCĐP (có đăng trên Báo Quảng Bình và Trang điện tử của UBND tỉnh)

Tháng 2 đến tháng 3/2021

Ban soạn thảo

Các Sở, ngành, địa phương và đối tượng chịu tác động trực tiếp

10

Hoàn chỉnh dự thảo QCĐP lần 5

Ban soạn thảo

Sở Y tế, các sở, ngành, chuyên gia

11

Xin ý kiến thẩm định QCĐP của Bộ Y tế

Tháng 4 đến tháng 5/2021

Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh

Bộ Y tế, Bộ KH&CN

12

Chỉnh sửa sau ý kiến của Bộ Y tế, Hoàn chỉnh, lập hồ sơ QCĐP trình duyệt

Tháng 6/2021

Ban soạn thảo

Sở Y tế, Sở KH&CN, các sở, ngành liên quan, các chuyên gia

13

Gửi thẩm định hồ sơ dự thảo QCĐP

Ban soạn thảo

-

14

Hoàn chỉnh dự thảo và trình ban hành QCĐP

Ban soạn thảo

-

15

Ban hành QCĐP

Trước ngày 30/06/2021

UBND tỉnh

-

13. Dự toán kinh phí thực hiện

a. Tổng kinh phí dự kiến: 1.246.050.000 đồng

(Bằng chữ: Một tỷ hai trăm bốn mươi sáu triệu không trăm năm mươi nghìn đồng).

Trong đó: Ngân sách Nhà nước: 100%

b. Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện: (Đính kèm phụ lục 4)

 

PHỤ LỤC 3

KẾ HOẠCH
XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 1703/KH-UBND ngày 21/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)

TT

Lĩnh vực, đối tượng quy chuẩn kỹ thuật địa phương

Tên quy chuẩn kỹ thuật địa phương

Cơ quan, tổ chức biên soạn QCĐP

Thời gian thực hiện

Kinh phí dự kiến (triệu đồng)

Cơ quan, tổ chức đề nghị

Bắt đầu

Kết thúc

Tổng số

NSNN

Nguồn khác

1

- Lĩnh vực: Y tế.

- Đối tượng: Nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

Sở Y tế

8/2020

6/2021

1.246,050

1.246,050

0

Sở Y tế

 

PHỤ LỤC 4

DỰ TOÁN KINH PHÍ CHI TIẾT
XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 1703/KH-UBND ngày 21/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)

TT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

Định mức (đồng/đvt)

Thành tiền (đồng)

Cơ sở pháp lý

I

Nội dung chi trực tiếp cho việc xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương:

1.196.720.000 đồng

1

Chi lập dự án xây dựng QCĐP trình cấp thẩm quyền phê duyệt

Dự án

1

1.500.000

1.500.000

Điểm b, Khoản 1, Điều 5,
Thông 27/2020/TT-BTC

2

Chi thuê mướn chuyên gia biên soạn dự thảo QCĐP cần khảo sát, khảo nghiệm (chi tiết số lượng thuê cán bộ, số tháng thực hiện, xác nhận cơ quan)

Dự thảo

1

45.000.000

45.000.000

Điểm a, Khoản 1, Điều 5,
Thông 27/2020/TT-BTC

3

Chi thuê đơn vị tư vấn (Đơn vị tư vấn thực hiện 03 tháng; chi tiết số lượng thuê cán bộ, số tháng thực hiện, xác nhận cơ quan)

Tháng

3

4.800.000

14.400.000

Điểm e, Khoản 1, Điều 4,
Thông tư liên tịch số 145/2009/TTLT-BTC-BKHCN

4

Tiền xăng xe ô tô đi điều tra, khảo sát, đánh giá, thu thập số liệu, dữ liệu...phục vụ công tác xây dựng QCĐP (3000km x 0,2 lít/km)

Km

600

15.000

9.000.000

Chi theo thực tế, Khoản 2, Điều 5 TT40/2017/TT-BTC

5

Chi phụ cấp công tác phí đi điều tra, khảo sát, đánh giá, thu thập số liệu, dữ liệu...phục vụ công tác xây dựng QCĐP (20 ngày x 450.000 đồng/người x 7 người)

Ngày/người

20

450.000

63.000.000

Khoản 1, Điều 6 và Điểm c, Khoản 3, Điều 7 TT 40/2017/TT-BTC

6

Chi phí xét nghiệm, phân tích mẫu nước thành phẩm: (99 chỉ tiêu)

Mẫu

30

20.779.000

623.370.000

Thông tư 240/TT-BTC; Hợp đồng với đơn vị xét nghiệm
(Báo giá kèm theo)

7

Chi phí xét nghiệm, phân tích mẫu nước nguyên liệu (Nước mặt): (36 chỉ tiêu)

Mẫu

26

11.089.000

288.314.000

Thông tư 240/TT-BTC; Hợp đồng với đơn vị xét nghiệm
(Báo giá kèm theo)

8

Chi phí xét nghiệm, phân tích mẫu nước nguyên liệu (Nước dưới đất): (32 chỉ tiêu)

Mẫu

4

9.084.000

36.336.000

Thông tư 240/TT-BTC; Hợp đồng với đơn vị xét nghiệm
(Báo giá kèm theo)

9

Chi phụ cấp công tác phí đi lấy mẫu xét nghiệm phục vụ công tác xây dựng QCĐP (20 ngày x 450.000 đồng/người x 7 người)

Ngày/người

20

450.000

63.000.000

Khoản 1, Điều 6 và Điểm c, Khoản 3, Điều 7 TT 40/2017/TT-BTC

10

Tiền xăng xe ô tô đi lấy mẫu xét nghiệm phục vụ công tác xây dựng QCĐP (3000km x 0,2 lít/km)

Km

600

15.000

9.000.000

Chi theo thực tế, Khoản 2, Điều 5 TT40/2017/TT-BTC

11

Tổ chức hội thảo chuyên đề lấy ý kiến, góp ý của đối tượng chịu tác động trực tiếp của QCĐP (các cơ sở cấp nước)

 

 

 

 

 

11.1

Hỗ trợ tiền thuê hội trường, trang thiết bị, dọn dẹp, vệ sinh, băng rôn

cuộc

3

1.500.000

4.500.000

Chi theo thực tế, Khoản 1, Điều 11, TT40/2017/TT-BTC

11.2

Thù lao chủ trì cuộc họp: (1 người x 3 cuộc)

người

3

600.000

1.800.000

Điểm i, Khoản 1, Điều 5, Thông tư 27/2020/TT-BTC

11.3

Hỗ trợ đại biểu tham dự họp: (50 người/cuộc x 3 cuộc)

người

150

100.000

15.000.000

11.4

Tài liệu cho đại biểu dự họp (50 người/cuộc x 3 cuộc)

người

150

50.000

7.500.000

Chi theo thực tế, Khoản 2, Điều 11, TT40/2017/TT-BTC

11.5

Chi cho Báo cáo viên (2 người x 3 cuộc)

người

6

1.000.000

6.000.000

Điểm a, Khoản 2, Điều 5 TT 36/2018/TT-BTC

11.6

Nước uống phục vụ cho các cuộc hội thảo (50 người x 3 cuộc)

Người

150

20.000

3.000.000

Điều 12, khoản 3, TT40/2017/TT-BTC

12

Chi soạn thảo các báo cáo phục vụ công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản QCĐP

 

 

 

 

 

12.1

Chi lập báo cáo tổng hợp và tiếp thu ý kiến đóng góp của đối tượng chịu tác động của QCĐP

báo cáo

2

250.000

500.000

Điểm a, Khoản 3, Điều 4 TT338/2016/TT-BTC

12.2

Chi lập báo cáo giải trình và tiếp thu ý kiến đóng góp

báo cáo

2

350.000

700.000

12.3

Chi chỉnh lý hoàn thiện báo cáo tổng hợp quá trình xây dựng dự án QCĐP

lần

2

200.000

400.000

Khoản 5, Điều 4 TT338/2016/TT-BTC

12.4

Chi chỉnh lý hoàn thiện báo cáo thuyết minh dự án QCĐP

lần

2

200.000

400.000

12.5

Chi chỉnh lý hoàn thiện nội dung dự thảo QCĐP

lần

5

200.000

1.000.000

13

Chi văn phòng phẩm, in ấn, photo tài liệu phục vụ dự án QCĐP

QC

1

3.000.000

3.000.000

Chi theo thực tế, Khoản 2, Điều 11, TT40/2017/TT-BTC

II. Hoạt động phục vụ công tác quản lý Quy chuẩn kỹ thuật địa phương:

49.330.000 đồng

1

Chi họp hội đồng thẩm định nội dung, dự toán kinh phí dự án xây dựng QCĐP

 

 

 

 

 

1.1

Chủ trì cuộc họp

người

1

150.000

150.000

Điểm h, Khoản 1, Điều 5, Thông 27/2020/TT-BTC

1.2

Chi các thành viên tham dự

người

16

100.000

1.600.000

1.3

Nước uống phục vụ cho cuộc họp

Người

17

20.000

340.000

Điều 12, khoản 3, TT40/2017/TT-BTC

2

Chi họp hội đồng thẩm tra, thẩm định dự thảo QCĐP

 

 

 

 

'

2.1

Chủ trì cuộc họp

người

1

1.000.000

1.000.000

Điểm n, Khoản 1, Điều 5, Thông 27/2020/TT-BTC

2.2

Chi các thành viên tham dự

người

16

500.000

8.000.000

2.3

Nước uống phục vụ cho cuộc họp

Người

17

20.000

340.000

Điều 12, khoản 3, TT40/2017/TT-BTC

3

Chi họp thông qua đề cương, Hội nghị lấy ý kiến có liên quan

 

 

 

 

 

3.1

Chủ trì cuộc họp (3 cuộc họp: Trước khi gửi xin ý kiến Bộ Y tế; sau khi nhận ý kiến góp ý của Bộ Y tế; và điều chỉnh sau thẩm tra của Sở KHCN)

cuộc họp

3

150.000

450.000

Điểm h, Khoản 1, Điều 5, Thông 27/2020/TT-BTC

3.2

Các thành viên tham dự (16 người/ cuộc họp) x 03 cuộc họp

người

48

100.000

4.800.000

4

Chi nhận xét đánh giá phản biện hoặc thẩm định của thành viên hội (02 báo cáo phản biện)

báo cáo

2

500.000

1.000.000

Điểm m, Khoản 1, Điều 5, Thông tư 27/2020/TT-BTC

5

Chi gửi dự thảo lấy ý kiến, thông báo về việc lấy ý kiến dự thảo trên trang điện tử, tạp chí, ấn phẩm chính thức của UBND tỉnh, Sở chuyên ngành Đăng trên Tạp chí Khoa học hoặc Website của Sở Y tế lấy ý kiến QCĐP (02 kỳ đối với 01 QCĐP)

kỳ

2

4.000.000

8.000.000

 

6

Văn phòng phẩm, chi phí in ấn, photo tài liệu liên quan đến việc thực hiện công tác quản lý của cơ quan có thẩm quyền quản lý hoạt động xây dựng QCĐP

dự án

1

3.000.000

3.000.000

Chi theo thực tế, Khoản 2, Điều 11, TT40/2017/TT-BTC

7

Chi soạn thảo Quyết định trình UBND tỉnh ban hành QCĐP: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

 

 

 

 

 

7.1

Chi soạn thảo đề cương chi tiết quyết định QCĐP

Đề cương

1

950.000

950.000

Điểm e, Khoản 1, Điều 4, Thông tư 338/TT-BTC

7.2

Chi soạn thảo Quyết định trình UBND tỉnh ban hành QCĐP: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

văn bản

1

3.200.000

3.200.000

Điểm đ, Khoản 2, Điều 4 TT338/2016/TT-BTC

7.3

Chi thẩm định hồ sơ soạn thảo Quyết định trình UBND tỉnh ban hành QCĐP: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

văn bản

1

500.000

500.000

Điểm b, Khoản 4, Điều 4 TT338/2016/TT-BTC

8

Chi in ấn tài liệu QCĐP sau khi ban hành để phục vụ công tác cấp phát tuyên truyền

bộ

500

20.000

10.000.000

Chi theo thực tế, Khoản 2, Điều 11, TT40/2017/TT-BTC

9

Các hoạt động khác phục vụ xây dựng QCĐP

 

 

 

 

 

9.1

Chi lấy ý kiến tư vấn của chuyên gia độc lập trong trường hợp đề nghị xây dựng dự án QCĐP, dự kiến chương trình xây dựng QCĐP, thuyết minh, dự thảo QCĐP

Báo cáo

1

1.000.000

1.000.000

Khoản 8, Điều 4, Thông tư 338/TT-BTC

9.2

Chi khác

-

-

-

5.000.000

-

Tổng cộng (cộng I + II):

1.246.050.000

 

Bằng chữ: Một tỷ hai trăm bốn mươi sáu triệu không trăm năm mươi nghìn đồng.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 1703/KH-UBND năm 2020 về xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại tỉnh Quảng Bình

  • Số hiệu: 1703/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 21/09/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
  • Người ký: Trần Tiến Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/09/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản