Hệ thống pháp luật

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/2019/TT-BKHCN

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2019

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định chi tiết xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật, bao gồm các hoạt động:

1. Lập kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật;

2. Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật;

3. Thẩm định quy chuẩn kỹ thuật;

4. Ban hành quy chuẩn kỹ thuật;

5. Rà soát, sửa đổi, bổ sung; thay thế; hủy bỏ quy chuẩn kỹ thuật;

6. Trình bày và thể hiện nội dung quy chuẩn kỹ thuật;

7. Thông báo, phổ biến, đăng ký, xuất bản, phát hành quy chuẩn kỹ thuật.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngừ dưới đây được hiểu như sau:

1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành kèm theo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được Chính phủ phân công quản lý, phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (sau đây viết tắt là Nghị định số 127/2007/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (sau đây viết tắt là Nghị định số 78/2018/NĐ-CP). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia viết tắt là: QCVN;

2.Quy chuẩn kỹ thuật địa phươnglà quy chuẩn kỹ thuật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là địa phương) ban hành kèm theo văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương đối với các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình đặc thù của địa phương và yêu cầu cụ thể về kiểm soát an toàn, môi trường cho phù hợp với đặc điểm địa lý, khí hậu, thủy văn và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Quy chuẩn kỹ thuật địa phương viết tắt là: QCĐP.

Chương II

LẬP VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH XÂY DỤNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT

Điều 4. Nguyên tắc lập, phê duyệt kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật

1. Lập và phê duyệt kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006.

2. Tùy theo điều kiện và yêu cầu quản lý, các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức lập, phê duyệt, sửa đổi, bổ sung kế hoạch xây dựng QCVN.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức lập và phê duyệt kế hoạch xây dựng QCĐP.

4. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt kế hoạch QCVN, QCĐP sau khi có ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm nghiên cứu, góp ý đối với kế hoạch xây dựng QCVN, QCĐP trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn Đề nghị góp ý của cơ quan xây dựng kế hoạch.

5. Yêu cầu đối với kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật

a) Kế hoạch xây dựng QCVN

a1) Phù hợp với chính sách, chương trình quốc gia phát triển ngành, lĩnh vực liên quan đã được phê duyệt (nếu có).

a2) Đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước cụ thể, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện phát triển khoa học và công nghệ của Việt Nam.

a3) Không chồng chéo phạm vi, đối tượng, thẩm quyền các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực.

a4) Phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

b) Kế hoạch xây dựng QCĐP

bl) Đáp ứng yêu cầu quản lý đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình đặc thù của địa phương và yêu cầu cụ thể về kiểm soát môi trường, điều kiện phát triển khoa học và công nghệ, quản lý nhà nước tại địa phương.

b2) Không tạo ra rào cản kỹ thuật không cần thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 5. Trình tự, thủ tục phê duyệt kế hoạch xây dựng QCVN

1. Nội dung của kế hoạch xây dựng QCVN bao gồm: tên QCVN cần xây dựng sắp xếp theo chuyên ngành, lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật; loại quy chuẩn kỹ thuật, tên tổ chức biên soạn dự thảo; thời gian thực hiện; kinh phí dự kiến và nguồn kinh phí.

2. Lập, phê duyệt, thực hiện và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch xây dựng QCVN như sau:

a) Lập dự thảo kế hoạch xây dựng QC VN

a1) Quý II hằng năm, căn cứ vào nhu cầu xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế QCVN, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan gửi đề nghị kế hoạch xây dựng QCVN cho năm sau bằng văn bản đến bộ, cơ quan ngang bộ kèm theo dự án xây dựng QCVN để xem xét, tổng hợp.

a2) Căn cứ yêu cầu quản lý nhà nước cụ thể trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật được Chính phủ phân công quản lý, bộ, cơ quan ngang bộ tổng hợp, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các đề nghị kế hoạch xây dựng, sửa đổi, bổ sung, thay thế QCVN.

a3) Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức xem xét dự án xây dựng QCVN, với sự tham gia của đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan và lập dự thảo kế hoạch xây dựng QCVN cho năm sau. Đề nghị kế hoạch xây dựng QCVN thực hiện theo Mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; Dự án xây dựng QCVN thực hiện theo Mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Lấy ý kiến, hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch xây dựng QCVN

b1) Bộ, cơ quan ngang bộ gửi dự thảo kế hoạch đến Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến, đồng thời thông báo về việc lấy ý kiến trên Cổng thông tin điện tử hoặc tạp chí, ấn phẩm chính thức của bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì lập, phê duyệt kế hoạch. Thời gian lấy ý kiến ít nhất là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày gửi dự thảo đi lấy ý kiến.

b2) Bộ, cơ quan ngang bộ tổng hợp, xử lý các ý kiến góp ý để hoàn chính dự thảo kế hoạch hằng năm xây dựng QCVN;

c) Phê duyệt kế hoạch xây dựng QCVN

c1) Xem xét, phê duyệt kế hoạch xây dựng QCVN thực hiện trong quý IV của năm trước năm kế hoạch, kết hợp với xem xét, phê duyệt kế hoạch khoa học và công nghệ, thực hiện theo hướng dẫn chung về kế hoạch khoa học và công nghệ hằng năm của Bộ Khoa học và Công nghệ.

c2) Bộ, cơ quan ngang bộ xem xét, phê duyệt kế hoạch xây dựng QCVN sau khi có ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống quy chuẩn kỹ thuật; thông báo cho các cơ quan, tổ chức có liên quan, Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Văn phòng TBT Việt Nam) và công khai trên tạp chí, ấn phẩm chính thức hoặc Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì lập và phê duyệt kế hoạch, trong thời hạn không quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày kế hoạch được phê duyệt;

d) Thực hiện kế hoạch xây dựng QCVN

Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt; định kỳ 06 (sáu) tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu, thông báo về tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch xây dựng QCVN chọ Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, cơ quan, tổ chức tiêp nhận thông báo là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, số 08 Đường Hoàng Quốc Việt, thành phố Hà Nội;

đ) Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch xây dựng QCVN

đl) Kế hoạch xây dựng QCVN điều chỉnh, bổ sung hoặc rút khỏi kế hoạch thực hiện bằng văn bản theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan. Nội dung điều chỉnh, bổ sung kế hoạch bao gồm: tiến độ, đối tượng, nội dung của QCVN, kinh phí thực hiện.

đ2) Đề nghị điều chỉnh, bổ sung kế hoạch xây dựng QCVN thực hiện trước ngày 01 tháng 10 hằng năm. Trình tự, thủ tục điều chỉnh, bổ sung kế hoạch về xây dựng QCVN thực hiện theo quy định tại điểm b và điểm c Khoản này.

Trường hợp do yêu cầu cấp thiết của quản lý nhà nước, việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hằng năm thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chủ trì lập và phê duyệt kế hoạch.

Điều 6. Trình tự, thủ tục phê duyệt kế hoạch xây dựng QCĐP

1. Lập, phê duyệt, thực hiện và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch xây dựng QCĐP như sau:

a) Lập dự thảo kế hoạch xây dựng QCĐ

b) Quý II hằng năm, căn cứ vào nhu cầu xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế QCĐP, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan gửi đề nghị kế hoạch xây dựng QCĐP cho năm sau bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kèm theo dự án xây dựng QCĐP để xem xét, tổng hợp. Đề nghị kế hoạch xây dựng QCĐP và nội dung thực hiện theo Mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Lập dự án xây dựng QCĐP thực hiện theo Mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xem xét dự án QCĐP với sự tham gia của đại diện các bộ, ngành và các sở, ban, ngành có liên quan của địa phương. Tùy theo nội dung, mức độ phức tạp, quy mô ảnh hưởng của đối tượng xây dựng QCĐP, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mời đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan trực tiếp tham gia xem xét dự án hoặc có ý kiến bằng văn bản.

d) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lập dự thảo kế hoạch xây dựng QCĐP cho năm sau. Lập dự thảo kế hoạch xây dựng QCĐP thực hiện theo Mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Lấy ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch xây dựng QCĐP

a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi dự thảo kế hoạch đến bộ quản lý chuyên ngành và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để lấy ý kiên, thông báo về việc lấy ý kiến trên Cổng thông tin điện tử hoặc tạp chí, ấn phẩm chính thức của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc cơ quan tham mưu, giúp việc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý khoa học và công nghệ trên địa bản. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày gửi dự thảo đi lấy ý kiến.

b) Cơ quan tham mưu, giúp việc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý khoa học và công nghệ trên địa bản tổ chức tổng hợp, xử lý các ý kiến góp ý để hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch xây dựng QCĐP.

3. Phê duyệt kế hoạch xây dựng QCĐP

a) Xem xét, phê duyệt kế hoạch xây dựng QCĐP thực hiện vào quý IV của năm trước năm kế hoạch, kết hợp với xem xét, phê duyệt kế hoạch khoa học và công nghệ của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và theo hướng dẫn chung về kế hoạch khoa học và công nghệ hằng năm của Bộ Khoa học và Công nghệ.

b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xem xét, phê duyệt kế hoạch xây dựng QCĐP sau khi có ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ để bảo đảm tính thông nhất, đồng bộ của hệ thông quy chuẩn kỹ thuật (công văn gửi Bộ Khoa học và Công nghệ có kèm theo ý kiến của bộ quản lý chuyên ngành).

c) Thông báo đến các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan, cơ quan thực hiện hoạt động TBT ở địa phương về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và công khai trên Cổng thông tin điện tử hoặc tạp chí, ấn phẩm chính thức của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc cơ quan tham mưu, giúp việc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn trong thời hạn không quá 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày kế hoạch được phê duyệt.

4. Thực hiện kế hoạch xây dựng QCĐP

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt; định kỳ quý IV hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu, thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch xây dựng QCĐP để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

5. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch xây dựng QCĐP

a) Kế hoạch xây dựng QCĐP có thể điều chỉnh, bổ sung hoặc rút khỏi kế hoạch theo đề nghị bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan. Nội dung điều chỉnh, bổ sung kế hoạch bao gồm: tiến độ, đối tượng, nội dung của QCĐP, kinh phí thực hiện.

b) Đề nghị điều chỉnh, bổ sung kế hoạch xây dựng QCĐP thực hiện trước thời điểm kết thúc nhiệm vụ kế hoạch được đề nghị ít nhất 06 (sáu) tháng. Trình tự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch xây dựng QCĐP thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Trường hợp do yêu cầu cấp thiết của quản lý nhà nước tại địa phương, trình tự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch hằng năm được rút ngắn để bảo đảm đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì lập và phê duyệt kế hoạch.

Chương III

XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT

Điều 7. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và ban hành QCVN

1. Bước 1: thành lập ban soạn thảo

a) Tuỳ theo điều kiện cụ thể, các bộ, cơ quan ngang bộ, thành lập ban soạn thảo QCVN hoặc chỉ định cơ quan, tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc (sau đây viết tắt là ban soạn thảo) để xây dựng QCVN.

b) Ban soạn thảo cần có sự tham gia của đại diện bộ, ngành, các tổ chức có liên quan và các chuyên gia.

2. Bước 2: biên soạn dự thảo QCVN

a) Chuẩn bị biên soạn dự thảo

a1) Thu thập, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến dự án xây dựng QCVN.

a2) Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước và mức độ rủi ro liên quan đến đối tượng quản lý và nội dung chính của dự án xây dựng QCVN.

a3) Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu các cam kết quốc tế có liên quan đến dự án xây dựng QCVN.

a4) Chuẩn bị và thông qua đề cương chi tiết triển khai dự án xây dựng QCVN kèm theo khung nội dung dự thảo QCVN.

a5) Đề nghị với Bộ Tài chính (thông qua Tổng cục Hải quan) phối hợp rà soát, xác định mã số HS cho đối tượng sản phẩm, hàng hóa dự kiến thuộc pham vi điều chỉnh của QCVN.

a6) Công tác khác có liên quan.

b) Triển khai biên soạn dự thảo QCVN

b1) Biên soạn dự thảo trên cơ sở khung nội dung dự thảo đã được ban soạn thảo thống nhất và viết thuyết minh.

b2) Tổng hợp, nghiên cứu tài liệu kỹ thuật; đánh giá thực trạng, tiến hành lấy mẫu phân tích, thử nghiệm, khảo nghiệm, áp dụng thử (nếu có) để xác định các mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật; phân tích, đánh giá mức độ rủi ro của đối tượng quản lý để xác định phương thức quản lý phù hợp trong dự thảo QCVN.

b3) Xác định mã HS ở cấp độ chi tiết (8 số) cho đối tượng quản lý là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2.

b4) Tổ chức hội thảo chuyên đề với sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, chuyên gia liên quan (ưu tiên mời các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp, người dân... là những đối tượng chịu tác động trực tiếp của quy chuẩn kỹ thuật) để minh bạch thông tin, lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo QCVN.

b5) Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa dự thảo, trình bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng QCVN để xem xét gửi lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.

3. Bước 3: lấy ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo QCVN

a) Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức xem xét dự thảo

a1) Gửi dự thảo QCVN kèm theo thuyết minh đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để lấy ý kiến (gửi lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng trực tiếp chịu tác động của dự thảo QCVN).

Trong trường hợp QCVN được ban hành có khả năng ảnh hưởng thương mại quốc tế, bộ, cơ quan ngang bộ gửi dự thảo QCVN đến Văn phòng TBT Việt Nam để xác định sự cần thiết thông báo cho WTO theo quy định tại Thông tư số 16/2018/TT-BKHCN ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định hoạt động, phối hợp trong mạng lưới các Cơ quan Thông báo và Hỏi đáp và Ban liên ngành về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (sau đây viết tắt là Thông tư số 16/2018/TT-BKHCN).

a2) Đồng thời với việc gửi dự thảo lấy ý kiến, thông báo về việc lấy ý kiến ưên Công thông tin điện tử hoặc tạp chí, ân phẩm chính thức của bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng QCVN. Thời gian lấy ý kiến góp ý cho dự thảo ít nhất 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày gửi dự thảo đi lấy ý kiến.

Trong trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khỏe, an toàn, môi trường, thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn. Thời gian lấy ý kiến ngắn hơn thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ xây dựng QCVN, nhưng không ngắn hơn 30 ngày.

b) Trên cơ sở các ý kiến góp ý, ban soạn thảo xử lý, tiếp thu, hoàn chỉnh dự thảo QCVN và lập hồ sơ dự thảo QCVN theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 78/2018/NĐ-CP.

c) Báo cáo quá trình xây dựng, thuyết minh dự án phải có dấu xác nhận của cơ quan biên soạn.

d) Các bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng QCVN tổ chức thẩm tra, xem xét hồ sơ, nội dung dự thảo QCVN để báo đảm phù hợp với kế hoạch, dự án đã được phê duyệt và có công văn đề nghị thẩm định, trong đó xác nhận tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ gửi Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định.

4. Bước 4: thẩm định dự thảo QCVN

a) Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự thảo QCVN theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 78/2018/NĐ-CP.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chuyển hồ sơ đến bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng QCVN để hoàn chỉnh hồ sơ.

b) Tổ chức thẩm định dự thảo QCVN thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 78/2018/NĐ-CP.

c) Trường hợp dự thảo QCVN có tính chất phức tạp, đối tượng quản lý thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của nhiều bộ, ngành, có ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh, thương mại, dự thảo QCVN chưa lấy đủ ý kiến của các bộ, ngành có liên quan trực tiếp đến đối tượng quản lý, Bộ Khoa học và Công nghệ lấy ý kiến bổ sung hoặc đề nghị bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng QCVN lấy ý kiến bổ sung.

d) Trường hợp có sự chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đối tượng quản lý của dự thảo QCVN với hệ thống QCVN, có nhiều ý kiến góp ý không thống nhất với dự thảo QCVN gửi thẩm định.

Bộ Khoa học và Công nghệ chuyển hồ sơ đến bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng QCVN và thông báo rõ lý do để bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng QCVN chỉnh lý nội dung dự thảo sau đó tiếp tục gửi thẩm định. Thời gian bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng QCVN chỉnh lý nội dung dự thảo không tính vào thời gian thẩm định QCVN.

đ) Trên cơ sở kết quả thẩm định, lập hồ sơ thẩm định dự thảo QCVN và thông báo bằng văn bản kết quả thẩm định đến các bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng QCVN.

5. Bước 5: ban hành QCVN

a) Trường hợp nhất trí với ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ, bộ, cơ quan ngang bộ hoàn thiện dự thảo và ban hành QCVN trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có ý kiến thẩm định;

b) Trường hợp không nhất trí với ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ, bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng QCVN báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

6. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện Điều này.

Điều 8. Trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành QCĐP

1. Bước 1: thành lập ban soạn thảo

Tuỳ theo điều kiện cụ thể, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập ban soạn thảo QCĐP hoặc chỉ định cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan tham mưu, giúp việc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan của địa phương để xây dựng dự thảo QCĐP (sau đây viết tắt là ban soạn thảo).

2. Bước 2: biên soạn dự thảo QCĐP

Biên soạn dự thảo QCĐP, ban soạn thảo thực hiện theo trình tự quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này.

3. Bước 3: lấy ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo QCĐP

a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xem xét hồ sơ, gửi dự thảo QCĐP đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để lấy ý kiến và gửi dự thảo đến cơ quan thông báo và điểm hỏi đáp của địa phương tương ứng để xác định sự cần thiết phải thông báo cho WTO theo quy định tại Thông tư số 16/2018/TT-BKHCN.

a1) Đồng thời thông báo về việc lấy ý kiến QCĐP trên Cổng thông tin điện tử hoặc tạp chí, ấn phẩm chính thức của Ủy ban nhân dân và cơ quan tham mưu, giúp việc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chuyên ngành tương ứng tại địa phương.

a2) Thời gian lấy ý kiến đối với dự thảo ít nhất 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày gửi dự thảo lấy ý kiến. Trong trường hợp cấp thiết liên quan tới sức khỏe, an toàn, môi trường, thời gian lấy ý kiến có thể rút ngắn nhưng không ít hơn 30 (ba mươi) ngày theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc Trung ương có thẩm quyền ban hành QCĐP.

b) Trên cơ sở ý kiến góp ý, ban soạn thảo hoàn chỉnh lại dự thảo QCĐP, lập hồ sơ dự thảo QCĐP theo quy định tại khoản 4 Điều này, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.

c) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thẩm tra hồ sơ dự thảo QCĐP để xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ dự thảo QCĐP theo quy định tại khoản 4 Điều này và chuyển hồ sơ dự thảo QCĐP kèm theo biên bản thẩm tra đến bộ quản lý chuyên ngành tương ứng quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 78/2018/NĐ-CP để tổ chức xem xét, cho ý kiến.

4. Bước 4: xem xét, cho ý kiến về việc ban hành QCĐP

a) Hồ sơ dự thảo QCĐP gồm:

a1) Quyết định giao nhiệm vụ xây dựng dự thảo QCĐP cho cơ quan, tổ chức kèm theo dự án xây dựng QCĐP đã được phê duyệt;

a2) Báo cáo quá trình xây dựng dự thảo QCĐP của cơ quan, tổ chức xây dựng dự thảo QCĐP;

a3) Dự thảo QCĐP, kèm theo thuyết minh; bản sao tài liệu gốc được sử dụng làm căn cứ để xây dựng dự thảo QCĐP và các tài liệu tham khảo khác;

a4) Danh sách cơ quan được gửi dự thảo để lấy ý kiến; bản tổng hợp và tiếp thu ý kiến góp ý kèm theo văn bản góp ý;

a5) Ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ về quy định quản lý trong dự thảo QCĐP, bảo đảm không tạo ra rào cản kỹ thuật không cần thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại;

a6) Biên bản thẩm tra hồ sơ có xác nhận của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

a7) Công văn đề nghị bộ quản lý chuyên ngành cho ý kiến đối với dự thảo QCĐP.

b) Bộ, cơ quan ngang bộ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự thảo QCĐP. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, bộ, cơ quan ngang bộ chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để hoàn chính hồ sơ.

c) Xem xét nội dung dự thảo QCĐP

c1) Sự phù hợp với quy định của pháp luật và cam kết quốc tế liên quan.

c2) Tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam.

c3) Không chồng chéo về quy định kỹ thuật, yêu cầu quản lý hay vi phạm các quy định của QCVN tương ứng.

c4) Không tạo ra rào cản kỹ thuật không cần thiết đối với sản xuất kinh doanh và lưu thông sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giữa các tỉnh, thành phố.

c5) Tuân thủ các yêu cầu nghiệp vụ, trình tự, thủ tục xây dựng QCĐP.

C6) Các quy định khác trong QCĐP.

d) Thông báo bằng văn bản ý kiến về việc ban hành QCĐP.

5. Bước 4: ban hành QCĐP

a) Trường hợp bộ, cơ quan ngang bộ có ý kiến đồng ý với việc ban hành QCĐP, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành QCĐP.

b) Trường hợp bộ, cơ quan ngang bộ có ý kiến không đồng ý với việc ban hành QCĐP, ban soạn thảo tổ chức nghiên cứu, xem xét các ý kiến không nhất trí để xử lý, chỉnh lý dự thảo, lập lại hồ sơ dự thảo QCĐP và gửi lấy ý kiến lại của bộ, cơ quan ngang bộ theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành QCĐP sau khi có ý kiến đồng ý của bộ, cơ quan ngang bộ được phân công quản lý lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Chương IV

RÀ SOÁT, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THAY THẾ, HỦY BỎ QUY CHUẨN KỸ THUẬT

Điều 9. Rà soát định kỳ QCVN

Bộ, cơ quan ngang bộ giao cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện rà soát định kỳ QCVN năm (05) năm theo lĩnh vực được Chính phủ phân công quản lý quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 78/2018/NĐ-CP.

1. Trình tự, thủ tục rà soát định kỳ QCVN

a) Cơ quan đầu mối lập danh mục các QCVN đến kỳ hạn phải rà soát theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006.

b) Cơ quan đầu mối thực hiện việc rà soát QCVN theo các tiêu chí quy định tại khoản 1,2 Điều 33 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 và các tiêu chí khác có liên quan.

c) Lập danh mục kết quà rà soát kèm theo bản giải trình, bao gồm: danh mục QCVN giữ nguyên hiệu lực; danh mục QCVN cần sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế và danh mục QCVN cần hủy bỏ. Trong từng danh mục, các quy chuẩn kỹ thuật đã được rà soát được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.

2. Cơ quan đầu mối lập hồ sơ rà soát QCVN chuẩn bị báo cáo kết quả rà soát và kiến nghị đưa vào kế hoạch sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, hủy bỏ QCVN trình bộ, cơ quan ngang bộ phê duyệt kế hoạch xây dựng QCVN xem xét.

3. Trường hợp do yêu cầu cấp thiết của quản lý nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định tổ chức rà soát QCVN sớm hơn định kỳ năm (05) năm hoặc đột xuất.

Điều 10. Sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế quy chuẩn kỹ thuật

1. Sửa đổi, bổ sung, thay thế quy chuẩn kỹ thuật được đưa vào kế hoạch hằng năm về xây dựng quy chuẩn kỹ thuật.

2. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế quy chuẩn kỹ thuật theo trình tự, thủ tục tương ứng quy định tại Điều 32 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 và quy định tại Chương III Thông tư này.

Điều 11. Hủy bỏ Quy chuẩn kỹ thuật

1. Hủy bỏ QCVN

a) Hủy bỏ QCVN thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 35 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006.

b) Cơ quan đầu mối quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP lập hồ sơ hủy bỏ QCVN, thành phần hồ sơ gồm:

bl) Bản QCVN đề nghị hủy bỏ;

b2) Bản thuyết minh (lý do, cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học);

b3) Ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan (nếu có);

b4) Kết quả rà soát định kỳ và kiến nghị;

b5) Văn bản đề nghị hủy bỏ QCVN;

b6) Ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ;

b7) Các tài liệu khác liên quan (nếu có).

2. Hủy bỏ QCĐP

a) Hủy bỏ QCĐP do cơ quan được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao chủ trì xây dựng QCĐP đó tiến hành theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 35 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006.

b) Hủy bỏ QCĐP lập thành hồ sơ, thành phần hồ sơ gồm:

b1) Bản QCĐP đề nghị hủy bỏ;

b2) Bản thuyết minh (lý do, cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học);

b3) Ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan (nếu có);

b4) Kết quả rà soát định kỳ và kiến nghị;

b5) Văn bản đề nghị hủy bỏ QCĐP;

b6) Ý kiến của bộ, cơ quan ngang bộ quản lý lĩnh vực QCVN tương ứng;

b7) Các tài liệu khác liên quan (nếu có).

3. Trường hợp do yêu cầu cấp thiết của quản lý nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành QCĐP quyết định việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ QCĐP theo thủ tục, quy trình rút ngắn trên cơ sở bảo đảm tính khả thi, cơ sở khoa học và kinh phí cần thiết cho việc triển khai thực hiện.

Chương V

TRÌNH BÀY VÀ THỂ HIỆN NỘI DUNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT

Điều 12. Bố cục quy chuẩn kỹ thuật

1. Quy định chung

a) Phạm vi điều chỉnh

Đối với sản phẩm, hàng hóa phải kèm theo mã HS ở cấp độ chi tiết (8 số).

Trường hợp quy chuẩn kỹ thuật điều chỉnh nhóm đối tượng gồm nhiều sản phẩm, hàng hóa thì mã HS được thể hiện tại phụ lục của quy chuẩn kỹ thuật kèm theo danh mục các sản phẩm, hàng hóa tương ứng, thực hiện theo quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Đối tượng áp dụng.

c) Giải thích từ ngữ (nếu có).

2. Quy định về kỹ thuật

a) Viện dẫn QCVN, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài hoặc đưa ra yêu cầu kỹ thuật cụ thể về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật mà đối tượng của quy chuẩn kỹ thuật phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng.

b) Quy định về yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử cụ thể, đánh giá được bằng các phương tiện hiện có ở trong nước hoặc nước ngoài; không quy định chung chung, đa nghĩa, dẫn đến việc có thể hiểu hay diễn giải theo nhiều cách khác nhau.

Ví dụ: phương pháp thử chấp nhận các tiêu chuẩn có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.

c) Trường hợp một yêu cầu kỹ thuật nhưng cho phép nhiều phương pháp thử nghiệm khác nhau thì quy định rõ phương pháp thử nào là phương pháp trọng tài để xử lý trường hợp có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện.

3. Quy định về quản lý

a) Thể hiện cụ thể phương thức quản lý thích hợp đối với đối tượng của quy chuẩn kỹ thuật như sau:

a1) Quy định phương thức đánh giá sự phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ, các quy định khác có liên quan;

a2) Quy định về công bố hợp quy (nêu rõ cơ sở để công bố hợp quy là kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức chứng nhận, giám định, phòng thử nghiệm đã đăng ký hoạt động, được chỉ định hoặc được công nhận);

a3) Phương thức kiểm tra;

a4) Quy định các hình thức quản lý khác (ví dụ: quy định về việc ghi nhãn, truy xuất nguồn gốc, kiểm tra trên thị trường,...);

a5) Phương pháp thử, phương pháp lấy mẫu;

a6) Các nội dung khác.

b) Trường hợp QCĐP được xây dựng trên cơ sở quy định giao quyền tại QCVN tương ứng, thì QCĐP bảo đảm các yêu cầu sau:

b1) Phần quy định chung, quy định về kỹ thuật (phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể) phạm vi điều chỉnh trên cơ sở các điều khoản giao quyền tại QCVN tương ứng, đồng thời phù hợp với đặc điểm địa lý, khí hậu, thủy văn, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b2) Quy định về quản lý (phương thức đánh giá sự phù hợp; thử nghiệm, chứng nhận, giám định; công bố hợp quy; công bố tiêu chuẩn áp dụng; đăng ký, chỉ định, công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp và các nội dung quản lý khác...) thực hiện theo quy định tại QCVN giao quyền tương ứng;

b3) Ký hiệu trên dấu hợp quy của QCĐP xây dựng trên cơ sở quy định giao quyền từ QCVN tương ứng được in phía dưới dấu CR gồm số, ký hiệu của QCVN; số, ký hiệu của QCĐP (ghi thành 2 dòng riêng biệt) thực hiện theo quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này. Ví dụ:

QCVN 01-1:2018/BYT

QCĐP 01:2020/XXX

с) Trường hợp QCĐP có nội dung không thống nhất với quy định tại điểm b khoản này, cần có ý kiến thống nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ, bộ quản lý chuyên ngành để không tạo ra rào cản kỹ thuật không cần thiết đối với sản xuất, kinh doanh, thương mại tại địa phương.

4. Các quy định quản lý khác có liên quan

Ví dụ: các yêu cầu mang tính đặc thù liên quan đến quản lý, sử dụng, vận hành đối với đối tượng quản lý của quy chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu khác.

5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân.

6. Tổ chức thực hiện.

7. Phụ lục (nếu có)

8. Tuỳ theo đối tượng quản lý của quy chuẩn kỹ thuật và yêu cầu quản lý riêng, nội dung của quy chuẩn kỹ thuật có thể giảm bớt hoặc bổ sung cho phù hợp, bảo đảm tính minh bạch và khả thi trong quản lý nhà nước.

Điều 13. Trình bày quy chuẩn kỹ thuật

1. Kỹ thuật trình bày quy chuẩn kỹ thuật bảo đảm tính hệ thống, hiệu lực pháp lý, không trái với quy định pháp luật và cam kết quốc tế có liên quan. Ngôn ngữ của quy chuẩn kỹ thuật bảo đàm thống nhất, chính xác, phổ thông; cách diễn đạt bảo đảm đơn giản, dễ hiểu. Sử dụng thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung, được giải thích rõ nghĩa trong quy chuẩn kỹ thuật.

2. Trang bìa quy chuẩn kỹ thuật

a) Trình bày trang bìa quy chuẩn kỹ thuật thực hiện theo Mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này, bảo đảm các yếu tố sau:

a1) Hình quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện theo quy định của pháp luật về quốc huy;

a2) Dòng chữ “CỘNG HÒA XÂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”;

а3) Ký hiệu đầy đủ của quy chuẩn kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP;

a4) Quy chuẩn kỹ thuật ban hành mới: số hiệu văn bản đánh theo lũy tiến, quy chuẩn kỹ thuật ban hành các năm tiếp theo không đánh số lặp lại của năm trước. Ví dụ:

QCVN 01:2016/XXX; QCVN 02:2016/XXX; QCVN 03:2016/XXX; QCVN 04:2017/XXX;...);

a5) Quy chuẩn kỹ thuật sửa đổi, bổ sung: đánh số hiệu của quy chuẩn kỹ thuật theo số lần sửa đổi và năm ban hành sửa đổi bổ sung, giữ nguyên số, ký hiệu của quy chuẩn kỹ thuật cũ (ví dụ sửa đổi 01:2016 QCVN 04:2009/XXX được hiểu là: QCVN 04:2009/XXX được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất vào năm 2016);

a6) Quy chuẩn kỹ thuật thay thế: giữ nguyên số hiệu của quy chuẩn kỹ thuật chỉ thay đổi năm ban hành (ví dụ quy chuẩn kỹ thuật QCVN 03:2019/XXX về an toàn đồ chơi trẻ em thay thế QCVN 03:2009/XXX về an toàn đồ chơi trẻ em);

a7) Dòng chữ “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia” hoặc “Quy chuẩn kỹ thuật địa phương”;

a8) Tên gọi của quy chuẩn kỹ thuật;

a9) Tên gọi đầy đủ của quy chuẩn kỹ thuật bằng tiếng Anh;

a10) Địa điểm và năm ban hành quy chuẩn kỹ thuật.

b) Tên viết tắt tên bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Trang 2 của quy chuẩn kỹ thuật là trang thể hiện lời nói đầu, bảo đảm các thông tin: tổ chức biên soạn dự thảo quy chuẩn kỹ thuật, cơ quan trình duyệt, cơ quan thẩm định và cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật, thông tư/quyết định ban hành quy chuẩn kỹ thuật và các nội dung khác có liên quan đến việc xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật.

Ví dụ: thể hiện lời nói đầu thực hiện theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Khoảng trống đầu trang (header) của các trang nội dung quy chuẩn kỹ thuật (trừ trang 3) in ký hiệu đầy đủ của quy chuẩn kỹ thuật tại vị trí phía bên phải của trang đối với các trang lẻ và phía bên trái của trang đối với các trang chẵn. Kiểu chữ của ký hiệu in hoa, in đậm theo phông chữ Arial, cỡ chữ 12 của bộ mã ký tự chữ Việt (phông chữ tiếng Việt Unicode).

4. Nguyên tắc đánh số thứ tự các hạng mục nội dung của quy chuẩn kỹ thuật thực hiện theo quy định tương ứng tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về công tác văn thư.

a) Tùy theo mức độ phức tạp của đối tượng quản lý, nội dung quy định kỹ thuật, kết cấu của quy chuẩn kỹ thuật cơ bản được bố cục như sau:

a1) Phần, chương, mục, điều, điểm, đoạn, phụ lục; hoặc

a2) Phần, điều, điểm, đoạn.

b) Phần, chương, mục, điều, phụ lục trong quy chuẩn kỹ thuật phải có tiêu đề. Tiêu đề là cụm từ chỉ nội dung chính của phần, chương, mục, điều, phụ lục.

Ví dụ về bổ cục và đánh số quy chuẩn kỹ thuật:

Bố cục

Đánh số

Phần

I

Chương

I.I

Mục

I.I.I

Điều

1

Điểm (cấp 1)

1.1

Điểm (cấp 2)

1.1.1

Điểm (cấp 3)

1.1.1.1

Điểm (cấp 4)

1.1.1.1.1

Điểm (cấp 5)

1.1.1.1.1.1

Đoạn

Không đánh số, sử dụng chữ hoặc dấu, ví dụ: a, b... hoặc ...

Phụ lục

A

5. Thể thức trình bày quy chuẩn kỹ thuật

a) Khổ giấy của quy chuẩn kỹ thuật là khổ A4 (210 mm x 297 mm), sai số kích thước cho phép là ± 0,5 mm.

b) Phần nội dung (bản văn) của quy chuẩn kỹ thuật được trình bày bằng chữ in thường, kiểu chữ thực hiện theo phông chữ Arial, cỡ chữ từ 12 đến 14 của bộ mã ký tự chữ Việt (phông chữ tiếng Việt Unicode); khi xuống dòng, chữ đầu dòng có thể lùi vào từ 1 cm đến 1,27 cm (1 default tab); khoảng cách giữa các đoạn văn (paragraph) đặt tối thiểu là 6 pt; khoảng cách giữa các dòng hay cách dòng (line spacing) chọn tối thiểu từ cách dòng đơn (single line spacing) hoặc từ 15 pt (exactly line spacing) trở lên.

c) Số trang quy chuẩn kỹ thuật được tính từ trang bìa cho đến trang cuối cùng của quy chuẩn. Đánh số trang quy chuẩn kỹ thuật được in trên từng trang của quy chuẩn kỹ thuật tại chính giữa phần cuối trang giấy, trừ trang bìa.

d) Ký hiệu và số hiệu quy chuẩn kỹ thuật được in trên từng trang của quy chuẩn kỹ thuật ở góc ngoài phía mở của trang.

6. Khi thể hiện nội dung quy chuẩn kỹ thuật, tham khảo các hướng dẫn quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1-2.

Chương VI

THÔNG BÁO, PHỔ BIẾN, ĐĂNG KÝ, XUẨT BẢN, PHÁT HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT

Điều 14. Thông báo, phổ biến, đăng ký, xuất bản, phát hành quy chuẩn kỹ thuật

1. Hoạt động thông báo, phổ biến, đăng ký, xuất bản, phát hành quy chuẩn kỹ thuật thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006.

2. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật có trách nhiệm thông báo về việc ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ quy chuẩn kỹ thuật trên công báo, trên Cổng thông tin điện tử hoặc tạp chí, ấn phẩm chính thức của cơ quan trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày quy chuẩn kỹ thuật được ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, hủy bỏ.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật có trách nhiệm lập kế hoạch triền khai việc phổ biến, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn kỹ thuật.

Triển khai phổ biển, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn kỹ thuật thực hiện ngay sau khi quy chuẩn kỹ thuật được ban hành đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thông qua các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo và các hình thức phù hợp khác.

4. Thủ tục đăng ký quy chuẩn kỹ thuật đã ban hành thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP.

5. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trục thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật tổ chức việc xuất bản và phát hành quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày quy chuẩn kỹ thuật được ban hành.

Chương VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ

1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng kế hoạch ban hành QCVN; rà soát sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, hủy bỏ QCVN.

2. Tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành QCVN thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được Chính phủ phân công.

3. Tổ chức thẩm định QCVN do bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng.

4. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện phổ biến, hướng dẫn áp dụng QCVN, QCĐP, định kỳ in và phát hành danh mục QCVN, QCĐP trên cơ sở đăng ký chính thức của các bộ, ngành, địa phương.

Điều 16. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ

1. Hằng năm bộ, cơ quan ngang bộ tổng hợp và thông báo danh mục cập nhật các QCVN do mình ban hành gửi Bộ Khoa học và Công nghệ cập nhật bổ sung vào hệ thống cơ sở dữ liệu quy chuẩn kỹ thuật.

2. Chủ động triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền, đào tạo, phổ biến, hướng dẫn áp dụng và các hoạt động liên quan khác nhằm bảo đảm việc thi hành các QCVN.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi lĩnh vực được phân công có trách nhiệm tổ chức thực hiện xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy định tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Khi cần thiết, có thể hướng dẫn chi tiết hoặc bổ sung các nội dung cụ thể về xây dựng và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật cho phù hợp với đặc thù của bộ, cơ quan ngang bộ.

Điều 17. Trách nhỉệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Hằng năm Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp và thông báo danh mục cập nhật các QCĐP do mình ban hành gửi Bộ Khoa học và Công nghệ cập nhật bổ sung vào hệ thống cơ sở dữ liệu quy chuẩn kỹ thuật.

2. Chủ động triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn áp dụng và các hoạt động liên quan khác bảo đảm việc thi hành QCĐP tại địa phương.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi lĩnh vực được phân công có trách nhiệm tổ chức thực hiện xây dựng, thẩm tra và ban hành quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật liên quan tại địa phương mình quản lý.

Điều 18. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân chủ trì, tham gia xây dựng quy chuẩn kỹ thuật

1. Nghiên cứu nắm vững nội dung, yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật đã ban hành để triển khai thực hiện đúng các nội dung quy định trong quy chuẩn kỹ thuật.

2. Phản ánh kịp thời những nội dung không phù hợp được phát hiện trong quá trình áp dụng quy chuẩn kỹ thuật cho cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật để xem xét, sửa đổi, bổ sung.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020.

2. Các thông tư sau hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:

a) Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật (sau đây viết tắt là Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN);

b) Thông tư số 30/2011/TT-BKHCN ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định của Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật (sau đây viết tắt là Thông tư số 30/2011/TT-BKHCN).

Điều 20. Điều khoản chuyển tiếp

Các dự án xây dựng QCVN thuộc Kế hoạch xây dựng năm 2019 đã phê duyệt tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN và Thông tư số 30/2011/TT-BKHCN.

Điều 21. Trách nhiệm thi hành

1. Trong quá trình thực hiện có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Khoa học và Công nghệ để được hướng dẫn hoặc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tôt chức triển khai thực hiện Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhăn dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị-xã hội;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Bộ KH&CN;
- Lưu: VT, TĐC, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Tùng

PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày 25/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

MẪU: KẾ HOẠCH XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

(Tên Bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng kế hoạch)

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA NĂM....

(năm kế hoạch)

TT

Chuyên ngành/ Lĩnh vực/đối tượng QCVN

Tên QCVN

Loại QCVN

Tổ chức biên soạn xây dựng Dự thảo QCVN

Thời gian thực hiện

Kinh phí dự kiến (triệu đổng)

Ghi chú

Bắt đầu

Kết thúc

Tổng số

NSNN

Nguồn khác

1

Chuyên ngành A

1.1

Lĩnh vực...

1.1.1

Đối tượng....

2.

Chuyên ngành B

2.1

Lĩnh vực...

2.1.1

Đối tượng....

Ghi chú:

Kế hoạch hằng năm xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phải kèm theo:

- Dự án xây dựng QCVN cho từng đối tượng QCVN hoặc nhóm đối tượng QCVN.

- Dự kiến chương trình phổ biến, hướng dẫn áp dụng cho các QCVN được ban hành theo kế hoạch./.

PHỤ LỤC II

(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày 25/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

MẪU: DỰ ÁN XÂV DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

1. Tên gọi QCVN

2. Phạm vi và đối tượng áp dụng của QCVN

3. Cơ quan, tổ chức/cá nhân đề nghị

Tên cơ quan/tổ chức/cá nhân: …………………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………… Fax: ………………. E-mail: …………………………………………….

Tên cơ quan chủ quản (nếu có): ………………………………………………………………………

4. Tình hình đối tượng quy chuẩn kỹ thuật trong nước và ngoài nước

5. Lý do và mục đích xây dựng QCVN

- QCVN đáp ứng những mục tiêu quản lý nào sau đây:

Đảm bảo an toàn

Bảo vệ động, thực vật

Đảm bảo vệ sinh, sức khoẻ

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bảo vệ môi trường

Các mục tiêu quản lý khác (ghi rõ mục tiêu quản lý)

Bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia

- QCVN dùng để:

chứng nhận hoặc công bố hợp quy

- Căn cứ về nội dung quản lý nhà nước có liên quan

Trích dẫn tên gọi, số chỉ thị, văn bản có liên quan đến yêu cầu quản lý nêu trên

Yêu cầu hài hoà trong khuôn khổ hợp tác quốc tế và khu vực

Các yêu cầu quản lý khác

6. Loại quy chuẩn kỹ thuật

Quy chuẩn kỹ thuật chung

Quy chuẩn kỹ thuật an toàn

Quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Quy chuẩn kỹ thuật về quá trình

Quy chuẩn kỹ thuật về dịch vụ

Quy chuẩn kỹ thuật khác

7. Những vấn đề sẽ quy định trong QCVN

- Những vấn đề sẽ quy định (hoặc soát xét):

Quy định về kỹ thuật và quản lý kỹ thuật cho lĩnh vực quản lý

An toàn thuốc bảo vệ thực vật

Quy định về kỹ thuật và quản lý kỹ thuật cho nhóm sản phẩm, dịch vụ, quá trình

An toàn thuốc thú y

An toàn sinh học

An toàn chế phẩm sinh học và hoá chất dùng cho động thực vật

An toàn cháy nổ

Yêu cầu về chất lượng môi trường xung quanh

An toàn cơ học

Yêu cầu về chất thải

An toàn công nghiệp

Yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong sản xuất, khai tác, chế biến sản phẩm, hàng hóa

An toàn xây dựng

Yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong bảo quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng, bảo trì sản phẩm, hàng hoá

An toàn hoá học

An toàn, vệ sinh trong dịch vụ kinh doanh, thương mại

An toàn điện

An toàn trong dịch vụ bưu chính viễn thông

An toàn trang thiết bị y tế

An toàn trong dịch vụ xây dựng

Tương thích điện từ trường

An toàn trong dịch vụ khoa học, giáo dục

An toàn bức xạ và hạt nhân

An toàn trong dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ

An toàn thực phẩm

An toàn vệ sinh trong dịch vụ du lịch

An toàn dược phẩm

An toàn vệ sinh trong dịch vụ giải trí, văn hoá, thể thao

An toàn mỹ phẩm

An toàn trong dịch vụ vận tải

Vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi

An toàn trong dịch vụ môi trường

An toàn phân bón

An toàn, vệ sinh trong các lĩnh vực khác (liệt kê cụ thể)

- Bố cục, nội dung các phần chính của QCVN (dự kiến):

- Nhu cầu khảo nghiệm quy chuẩn kỹ thuật trong thực tế: □ có □ không

(Nếu có, ghi rõ dự kiến nội dung cần khảo nghiệm, quy mô, địa điểm, thời gian khảo nghiệm)

8. Phương thức thực hiện và tài liệu làm căn cứ xây dựng QCVN

- Phương thức thực hiện:

Xây dựng QCVN trên cơ sở tiêu chuẩn

Xây dựng QCVN trên cơ sở tham khảo tài liệu, dữ liệu khác

Xây dựng QCVN kết hợp cả tiêu chuẩn và các tài liệu khác

- Tài liệu chính làm căn cứ xây dựng QCVN (bản sao kèm theo):....

9. Kiến nghị ban soạn thảo QCVN

- Cơ quan, tổ chức biên soạn QCVN

(tên cơ quan, tổ chức chủ trì biên soạn QCVN)

- Ban soạn thảo soạn thảo QCVN

(dự kiến thành viên ban soạn thảo)

10. Cơ quan phối hợp xây dựng QCVN

- Dự kiến cơ quan, tổ chức phối hợp xây dựng dự thảo QCVN:

- Dự kiến cơ quan quản lý có liên quan bắt buộc phải lấy ý kiến về dự thảo QCVN:

- Dự kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo QCVN:

11. Dự kiến tiến độ thực hiện

TT

Nội dung công việc

Thời gian

Bắt đầu

Kết thúc

1

Chuẩn bị biên soạn dự thảo QCVN

2

Biên soạn dự thảo QCVN:

- lấy ý kiến chuyên gia,

- khảo nghiệm dự thảo,

- hoàn chỉnh dự thảo và lập hồ sơ dự thảo QCVN

3

Tổ chức thông báo và lấy ý kiến rộng rãi

4

Tổ chức Hội nghị chuyên đề

5

Hoàn chỉnh, lập hồ sơ dự thảo QCVN trình duyệt

6

Thẩm định hồ sơ dự thảo QCVN trình duyệt

7

Ban hành QCVN

12. Dự toán kinh phí thực hiện

a. Tổng kinh phí dự kiến: ………………..trong đó:

- Ngân sách Nhà nước: …………………………………………………………………………………

- Đóng góp của các tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………..

(ghi rõ của tổ chức cá nhân nào, nếu có)

- Nguồn khác: ……………………………………………………………………………………………

b. Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện: (theo hướng dẫn của Tổng cục TCĐLCL)

………., ngày ... tháng ... năm ..…...
Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị dự án QCVN
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC III

(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày 25/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

MẪU: NỘI DUNG KẾ HOẠCH XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG

Tên UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG QCĐP NĂM: ...(NĂM KẾ HOẠCH)

TT

Lĩnh vực, đối tượng QCĐP

Tên QCĐP

Cơ quan, tổ chức biên soạn QCĐP

Thời gian thực hiện

Kinh phí dự kiến (triệu đồng)

Cơ quan, tổ chức đề nghị

Bắt đầu

Kết thúc

Tổng s

NSNN

Nguồn khác

1

2

……….

Ghi chú: Kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương phải kèm theo các dự án xây dựng QCĐP cho từng đối tượng QCĐP hoặc nhóm đối tượng QCĐP./.

PHỤ LỤC IV

(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày 25/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

MẪU: DỰ ÁN XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG

1. Tên gọi quy chuẩn kỹ thuật

2. Phạm vi và đối tượng áp dụng của quy chuẩn kỹ thuật địa phương

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị

Tên cơ quan/tổ chức/cá nhân: ………………………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ……………………. Fax: ……………….. E-mail ………………………………………..

Tên cơ quan chủ quản (nếu có): ………………………………………………………………………

4. Tình hình quản lý đối tượng quy chuẩn kỹ thuật địa phương hoặc đối tượng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng tại địa phương

- Đối tượng quy chuẩn kỹ thuật là:

Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình đặc thù của địa phương □

Yêu cầu cụ thể về môi trường tại địa phương □

- Tên Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý đối tượng trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật dự kiến ban hành QCĐP:

- Tình hình quản lý cụ thể đối tượng quy chuẩn kỹ thuật

5. Lý do và mục đích xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương

- Quy chuẩn kỹ thuật nhằm đáp ứng những mục tiêu quản lý nào dưới đây:

Đảm bảo an toàn

Bảo vệ động, thực vật

Đảm bảo vệ sinh, sức khoẻ

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bảo vệ môi trường

Các mục tiêu quản lý khác (ghi rõ mục tiêu quản lý)

Bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia

- QCVN dùng để:

chứng nhận hoặc công bố hợp quy

- Căn cứ về nội dung quản lý nhà nước có liên quan

Trích dẫn tên gọi, số chỉ thị, văn bản có liên quan đến yêu cầu quản lý nêu trên

Yêu cầu hài hoà trong khuôn khổ hợp tác quốc tế và khu vực

Các yêu cầu quản lý khác

6. Loại quy chuẩn kỹ thuật

Quy chuẩn kỹ thuật chung

Quy chuẩn kỹ thuật an toàn

Quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Quy chuẩn kỹ thuật về quá trình

Quy chuẩn kỹ thuật về dịch vụ

7. Những vấn đề sẽ quy định trong quy chuẩn kỹ thuật địa phương

- Nhũng vấn đề sẽ quy định (hoặc sửa đổi, bổ sung):

Yêu cầu về thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn)

Yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong sản xuất, khai thác, chế biến sản phẩm, hàng hóa đặc thù

Yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong bảo quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng, bảo trì sản phẩm, hàng hóa đặc thù

An toàn trong dịch vụ môi trường

An toàn, vệ sinh trong các lĩnh vực khác thuộc lĩnh vực được phân công (liệt kê ở dưới)

- Bố cục, nội dung các phần chính của quy chuẩn kỹ thuật dự kiến;

- Nhu cầu khảo nghiệm quy chuẩn kỹ thuật trong thực tế: □ có □ không

(Nếu có, ghi rõ dự kiến nội dung cần khảo nghiệm, quy mô, địa điểm, thời gian khảo nghiệm)

8. Phương thức thực hiện và tài liệu làm căn cứ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương

Xây dựng QCVN trên cơ sở tiêu chuẩn

Xây dựng QCVN trên cơ sở tham khảo tài liệu, dữ liệu khác

Xây dựng QCVN kết hợp tiêu chuẩn và tham khảo các tài liệu, dữ

- Tài liệu chính làm căn cứ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật (bản sao kèm theo):

9. Kiến nghị ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương

- Cơ quan, tổ chức biên soạn QCĐP □

(tên cơ quan, tổ chức chủ trì biên soạn QCĐP)

- Ban soạn thảo soạn thảo QCĐP □

(dự kiến thành viên ban soạn thảo QCĐP)

10. Cơ quan phối hợp xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương

- Dự kiến cơ quan, tổ chức phối hợp xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật.

- Dự kiến cơ quan quản lý có liên quan bắt buộc phải lấy ý kiến về dự thảo QCĐP.

- Dự kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần lấy ý kiến về dự thảo QCĐP.

11. Dự kiến tiến độ thực hiện

TT

Nội dung công việc

Thời gian

Bắt đầu

Kết thúc

1

Chuẩn bị biên soạn dự thảo QCĐP

2

Biên soạn dự thảo QCĐP:

- Lấy ý kiến chuyên gia

- Khảo nghiệm dự thảo (nếu có)

- Hoàn chỉnh dự thảo và lập hồ sơ dự thảo QCĐP

3

Tổ chức thông báo và lấy ý kiến rộng rãi

4

Tổ chức Hội nghị chuyên đề

5

Hoàn chỉnh, lập hồ sơ dự thảo QCĐP trình duyệt

6

Thẩm định hổ sơ dự thảo QCĐP trình duyệt

7

Ban hành QCĐP

12. Dự toán kinh phí thực hiện

a. Tổng kinh phí dự kiến: ……………. trong đó:

- Ngân sách Nhà nước: ………………………………………………………………………………….

- Đóng góp của các tổ chức, cá nhân: …………………………………………………………………

(ghi rõ của tổ chức cá nhân nào, nếu có)

- Nguồn khác: …………………………………………………………………………………………….

b. Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện: (theo hướng dẫn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng).

………., ngày ... tháng ... năm 20.…...
Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị dự án QCĐP
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC V

(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày 25/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

MẪU: TRÌNH BÀY TRANG BÌA VÀ TRANG 2 CỦA QUY CHUẨN KỸ THUẬT

1. Mẫu trang bìa Quy chuẩn kỹ thuật quốc gỉa

Ví dụ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành năm 2019 theo quy định tại mẫu 1 của Phụ lục này.

2. Mẫu trang bìa Quy chuẩn kỹ thuật địa phương

Ví dụ quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải cho vùng ven biển do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà ban hành năm 2019 theo quy định tại mẫu 2 của Phụ lục này.

Mẫu 1

Chú thích Mẫu 1:

(1) Quốc huy nước CHXHCN Việt Nam

Hình khối vuông, mỗi cạnh 3 cm.

(2) Dòng chữ “Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

Kiểu chữ in hoa theo phông chữ Arial, cỡ chữ 14 của bộ mã ký tự chữ Việt (phông chữ tiếng Việt Unicode), không in đậm

(3) Ký hiệu đầy đủ của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Kiểu chữ in hoa theo phông chữ Arial, cỡ chữ 16 của bộ mã ký tự chữ Việt (phông chữ tiếng Việt Unicode), in đậm

(4) Dòng chữ “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia”

Kiểu chữ in hoa theo phông chữ Arial, cỡ chữ 16 của bộ mã ký tự chữ Việt (phông chữ tiếng Việt Unicode), in đậm

(5) Tên của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bảng tiếng Việt

Kiểu chữ in hoa theo phông chữ Arial, cỡ chữ 16 của bộ mã ký tự chữ Việt (phông chữ tiếng Việt Unicode), in đậm

(6) Tên đầy đủ của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia băng tiếng Anh tương ứng với phần tiếng Việt tại mục (4) và Mục (5)

Kiểu chữ in thường theo phông chữ Arial, cỡ chữ 14 của bộ mã ký tự chữ Việt (phông chữ tiếng Việt Unicode), in nghiêng, đậm

(7) Địa điểm và năm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Kiểu chữ in hoa theo phông chữ Arial, cỡ chữ 12 của bộ mà ký tự chữ Việt (phông chữ tiếng Việt Unicode), in đậm

Mẫu 2

Chú thích Mẫu 2:

(1) Quốc huy nước CHXHCN Việt Nam Hình khối vuông, mỗi cạnh 3 cm.

(2) Dòng chữ “Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

Kiểu chữ in hoa theo phông chữ Arial, cỡ chữ 14 của bộ mã ký tự chữ Việt (phông chữ tiếng Việt Unicode), không in đậm

(3) Ký hiệu đầy đủ quy chuẩn kỹ thuật địa phương

Kiểu chữ in hoa theo phông chữ Arial, cỡ chữ 16 của bộ mã ký tự chữ Việt (phông chữ tiếng Việt Unicode), in đậm

(4) Dòng chữ “Quy chuẩn kỹ thuật địa phương”

Kiểu chữ in hoa theo phông chữ Arial, cỡ chữ 16 của bộ mà ký tự chữ Việt (phông chữ tiếng Việt Unicode), in đậm

(5) Tên của quy chuẩn kỹ thuật địa phương bằng tiếng Việt

Kiểu chữ in hoa theo phông chữ Arial, cỡ chữ 16 của bộ mà ký tự chữ Việt (phông chữ tiếng Việt Unicode), in đậm

(6) Tên đầy đủ của quy chuẩn kỹ thuật địa phương bằng tiếng Anh tương ứng với phần tiếng Việt tại mục (4) và Mục (5)

Kiểu chữ in thường theo phông chữ Arial, cỡ chữ 14 của bộ mã ký tự chữ Việt (phông chữ tiếng Việt Unicode), in nghiêng, đậm

(7) Địa điểm và năm ban hành quy chuẩn ký thuật địa phương

Kiểu chữ in hoa theo phông chữ Arial, cỡ chữ 12 của bộ mã ký tự chữ Việt (phông chữ tiếng Việt Unicode), in đậm

3. Ví dụ về thể hiện lời nói đầu của quy chuẩn kỹ thuật

a) Đối với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Lời nói đầu

- QC VN 1:2019/(Tên viết tắt của Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành QCVN) do (Tên đơn vị hoặc ban soạn thảo được thành lập) biên soạn, (Tên cơ quan trình duyệt) trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng (Tên Bộ, cơ quan ngang Bộ) ban hành theo Thông tư số ../2019/TT- (Tên viết tắt của Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành QCVN) ngày ...tháng...năm 2019.

- Các nội dung khác liên quan đến việc xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nếu thấy cần thiết

b) Đối với quy chuẩn kỹ thuật địa phương

Lời nói đầu

- QCĐP 1:2019/(Tên viết tắt của UBND tỉnh, thành phố ban hành QCĐP) do (Tên đơn vị hoặc ban soạn thảo được thành lập) biên soạn, (Tên cơ quan trình duyệt) trình duyệt, (Tên UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW) ban hành theo Quyết định số ../2019/QĐ- (Tên viết tắt của UBND tỉnh, thành phố ban hành QCĐP) ngày ...tháng...năm 2019.

- Các nội dung khác liên quan đến việc xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương nếu thấy cần thiết

Lời nói đầu QCĐP xây dựng trên cơ sở quy định giao quyền tại QCVN

- QCĐP 1:2019/(Tên viết tắt của UBND tỉnh, thành phố ban hành QCĐP) do (Tên đơn vị hoặc ban soạn thảo được thành lập) biên soạn trên cơ sở quy định giao quyền tại QCVN XXX:2019/(Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành QCVN), (Tên cơ quan trình duyệt) trình duyệt, (Tên UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW) ban hành theo Quyết định số ..../2019/QĐ- (Tên viết tắt của UBND tỉnh, thành phố ban hành QCĐP) ngày ...tháng...năm 2019.

- Các nội dung khác liên quan đến việc xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương nếu thấy cần thiết

PHỤ LỤC VI

(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày 25/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

TÊN VIẾT TẮT BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, ỦY BAN NHẮN DÂN TỈNH, THÀNH PHỔ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG BAN HÀNH QUY CHUẢN KỸ THUẬT

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

TT

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Tên viết tắt

1.

Bộ Công Thương

BCT

2.

Bộ Công an

BCA

3.

Bộ Giao thông Vận tải

BGTVT

4.

Bộ Giáo dục và Đào tạo

BGDĐT

5.

Bộ Quốc phòng

BQP

6.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

BLĐTBXH

7.

Bộ Khoa học và Công nghệ

BKHCN

8.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

BKHĐT

9.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BNNPTNT

10.

Bộ Nội vụ

BNV

11.

Bộ Ngoại giao

BNG

12.

Bộ Tư pháp

BTP

13.

Bộ Tài chính

BTC

14.

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BTNMT

15.

Bộ Thông tin và Truyền thông

BTTTT

16.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

BVHTTDL

17.

Bộ Xây dựng

BXD

18.

Bộ Y tế

BYT

19.

Thanh tra Chính phủ

TTrCP

20.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHNN

2. Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương

TT

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Tên viết tắt

1.

UBND TP. Hà Nội

TPHN

2.

UBND TP.Hồ Chí Minh

TPHCM

3.

UBND tỉnh An Giang

AG

4.

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

BR-VT

5.

UBND tỉnh Bạc Liêu

BL

6.

UBND tỉnh Bắc Giang

BG

7.

UBND tỉnh Bắc Kạn

BC

8.

UBND tỉnh Bắc Ninh

BN

9.

UBND tỉnh Bến Tre

BTr

10.

UBND tỉnh Bình Dương

BD

11.

UBND tỉnh Bình Định

12.

UBND tỉnh Bình Phước

BP

13.

UBND tỉnh Bình Thuận

BTn

14.

UBND tỉnh Cao Bằng

CB

15.

UBND tỉnh Cà Mau

CM

16.

UBND TP. Cần Thơ

TPCT

17.

UBNDTP. Hải Phòng

TPHP

18.

UBND TP. Đà Nẵng

TPĐN

19.

UBND tỉnh Gia Lai

GL

20.

UBND tỉnh Hòa Bình

HB

21.

UBND tỉnh Hà Giang

HG

22.

UBND tỉnh Hà Nam

HN

23.

UBND tỉnh Hà Tĩnh

HTh

24.

UBND tỉnh Hưng Yên

HY

25.

UBND tỉnh Hải Dương

HD

26.

UBND tỉnh Hậu Giang

HGg

27.

UBND tỉnh Điện Biên

ĐB

28.

UBND tính Đăk Lắk

ĐL

29.

UBND tỉnh Đăk Nông

ĐNg

30.

UBND tỉnh Đồng Nai

ĐN

31.

UBND tỉnh Đồng Tháp

ĐT

32.

UBND tỉnh Khánh Hòa

KH

33.

UBND tỉnh Kiên Giang

KG

34.

UBND tính Kon Tum

KT

35.

UBND tỉnh Lai Châu

LCh

36.

UBND tỉnh Long An

LA

37.

UBND tỉnh Lào Cai

LC

38.

UBND tỉnh Lâm Đồng

39.

UBND tỉnh Lạng Sơn

LS

40.

UBND tỉnh Nam Định

41.

UBND tỉnh Nghệ An

NA

42.

UBND tỉnh Ninh Bình

NB

43.

UBND tỉnh Ninh Thuận

NT

44.

UBND tỉnh Phú Thọ

PT

45.

UBND tỉnh Phú Yên

PY

46.

UBND tỉnh Quảng Bình

QB

47.

UBND tỉnh Quảng Nam

QNm

48.

UBND tỉnh Quảng Ngãi

QNg

49.

UBND tỉnh Quảng Ninh

QN

50.

UBND tỉnh Quảng Trị

QT

51.

UBND tỉnh Sóc Trăng

ST

52.

UBND tỉnh Sơn La

SL

53.

UBND tỉnh Thanh Hóa

TH

54.

UBND tỉnh Thái Bình

TB

55.

UBND tỉnh Thái Nguyên

TN

56.

UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế

TT-H

57.

UBND tỉnh Tiền Giang

TG

58.

UBND tỉnh Trà Vinh

TV

59.

UBND tỉnh Tuyên Quang

TQ

60.

UBND tỉnh Tây Ninh

TN

61.

UBND tỉnh Vĩnh Long

VL

62.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc

VP

63.

UBND tỉnh Yên Bái

YB

PHỤ LỤC VII

(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày 25/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

MẪU: DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA THUỘC PHẠM VI CHỈNH CỦA QUY CHUẨN CÓ MÃ HS KÈM THEO

STT

Tên sản phẩm, hàng hóa

Mã HS

(chi tiết 8 số)

1.

2.

3.

4.

5.

....

PHỤ LỤC VIII

(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày 25/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

MẪU: BÁO CÁO QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT

1. Căn cứ pháp lý triển khai, xây dựng QCKT.

2. Tên QCKT.

3. Quá trình xây dựng (thời gian, địa điểm, nội dung thực hiện, đơn vị đầu mối, đơn vị/cá nhân tham gia, phối hợp..

- Quyết định giao nhiệm vụ xây dựng QCKT

- Thành lập ban soạn thảo

- Hội nghị, hội thảo khoa học lấy ý kiến cho dự thảo QCKT

- Gửi dự thảo QCKT lấy ý kiến chính thức các bộ ngành, tổ chức, cá nhân liên quan

- Đăng dự thảo trên Cổng thông tin điện tử (website) của Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh/thành phố lấy ý kiến rộng rãi

- Gửi hồ sơ dự thảo tới của Bộ, cơ quan ngang bộ liên quan để xem xét, cho ý kiến chính thức (đối với QCĐP)

- Thẩm tra, hoàn thiện hồ sơ dự thảo tại Bộ, cơ quan ngang bộ (đối với QCVN) trước khi gửi Bộ KHCN tổ chức thẩm định.

- Các thông tin khác có liên quan.

4. Kết quả, tồn tại và kiến nghị (nếu có).

Thủ trưởng hoặc Trưởng Ban soạn thảo
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC IX

(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày 25/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

1. Trình bày ký hiệu QCVN trên dấu hợp quy

2. Trình bày ký hiệu QCĐP trên dấu hợp quy

3. Trình bày ký hiệu QCĐP trên cơ sở quy định giao quyền của QCVN trên dấu hợp quy

Ghi chú:

QCVN : Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

QCĐP: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương

AAA: Số hiệu quy chuẩn quốc gia

BBB: Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật địa phương

YYYY: Năm ban hành quy chuẩn địa phương

XXX: Tên bộ, cơ quan ngang bộ ban hành QCVN

ZZZ: Tên địa phương ban hành QCĐP

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư 26/2019/TT-BKHCN quy định về chi tiết xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: 26/2019/TT-BKHCN
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 25/12/2019
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: Trần Văn Tùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 827 đến số 828
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản