- 1Luật đa dạng sinh học 2008
- 2Quyết định 1946/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2013 vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1250/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1788/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 08/NQ-CP năm 2014 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 985a/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến 2020, tầm nhìn đến 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Chỉ thị 25/CT-TTg năm 2016 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 10/2017/QĐ-UBND Quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 10Quyết định 807/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Chương trình mục tiêu xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Chỉ thị 27/CT-TTg năm 2018 về giải pháp cấp bách tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 13Quyết định 25/2019/QĐ-UBND quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 14Chỉ thị 33/CT-TTg năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Chỉ thị 41/CT-TTg năm 2020 về giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Chỉ thị 42/CT-TTg năm 2020 về tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Nghị quyết 20/2020/NQ-HĐND thông qua Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 18Nghị quyết 26/2020/NQ-HĐND về thông qua Đề án phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 19Nghị quyết 06/NQ-CP năm 2021 về Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận 56-KL/TW do Chính phủ ban hành
- 20Chương trình 02/CTr-UBND năm 2021 về hành động phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang 5 năm 2021-2025
- 21Quyết định 343/QĐ-TTg năm 2021 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 22Kế hoạch 22/KH-UBND thực hiện “Chương trình hành động về bảo vệ môi trường tỉnh Hậu Giang 5 năm (2021-2025)” trong năm 2021
- 23Kế hoạch 23/KH-UBND thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong năm 2021 do tỉnh Hậu Giang ban hành
- 24Quyết định 250/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2021-2025
- 25Kế hoạch 113/KH-UBND năm 2021 về trồng cây xanh phân tán và trồng rừng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025
- 26Kế hoạch 72/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình hành động về bảo vệ môi trường tỉnh Hậu Giang 5 năm (2021-2025)
- 27Kế hoạch 71/KH-UBND năm 2021 thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Hậu Giang ban hành
- 28Công văn 1933/BTNMT-KHTC năm 2021 hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 29Chỉ thị 1464/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 30Kế hoạch 25/KH-UBND về thực hiện Chương trình hành động phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang 5 năm 2021-2025 trong năm 2021
- 31Kế hoạch 33/KH-UBND thực hiện Đề án Phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trong năm 2021
- 32Kế hoạch 80/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” trong giai đoạn 2021-2025
- 33Kế hoạch 81/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình hành động phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang 5 năm 2021-2025
- 34Quyết định 17/2019/QĐ-UBND quy định về giải thưởng về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 35Kế hoạch 53/KH-UBND thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2021
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 126/KH-UBND | Hậu Giang, ngày 30 tháng 6 năm 2021 |
Thực hiện Công văn số 1933/BTNMT-KHTC ngày 27 tháng 4 năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022 - 2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022 - 2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường như sau:
1. Thực trạng công tác quản lý môi trường
1.1. Việc thi hành, tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT)
a) Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm:
- Hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường luôn được địa phương quan tâm thực hiện. Tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết, kế hoạch bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận đối với các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền quản lý đối với 44 cơ sở trong năm 2020, riêng năm 2021 Sở Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trong 6 tháng cuối năm. Ngoài ra, trong năm 2020, địa phương huyện, thị xã, thành phố cũng đã triển khai thực hiện khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện các nội dung trong kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án Bảo vệ môi trường đối với 256 dự án, cơ sở sản xuất và đang xây dựng Kế hoạch triển khai công tác kiểm soát ô nhiễm cho năm 2021.
- Tình hình thanh, kiểm tra trên địa bàn tỉnh: Trong năm 2020, Tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và Công an tỉnh thực hiện thanh, kiểm tra theo chuyên ngành, kết quả như sau:
Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện thanh tra 06 đơn vị, qua đó phát hiện 02 trường hợp vi phạm và xử phạt với số tiền 335.000.000 đồng. Năm 2021 đơn vị đang xây dựng Kế hoạch thanh tra.
Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường thuộc Công an tỉnh phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức kiểm tra, phát hiện 49 cơ sở vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phạt tiền 42 cơ sở, với số tiền 534.500.000 đồng, chuyển cơ quan chức năng xử lý theo thẩm quyền 06 cơ sở, với số tiền 12.500.000 đồng; buộc 01 cơ sở khắc phục hậu quả gây ô nhiễm môi trường. Riêng 6 tháng đầu năm 2021 đã tổ chức kiểm tra, phát hiện 32 cơ sở vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phạt tiền 22 vụ với số tiền 379.000.000 đồng, chuyển cơ quan chức năng xử lý theo thẩm quyền 06 cơ sở; buộc khắc phục hậu quả gây ô nhiễm môi trường 04 cơ sở.
b) Công tác cấp phép hồ sơ, thủ tục môi trường:
- Cấp tỉnh: Năm 2020 đã cấp 06 sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại; tổ chức thẩm định và phê duyệt 18 báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp 04 Giấy xác nhận Kế hoạch BVMT; 03 Giấy xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp BVMT. Trong 6 tháng đầu năm 2021: 02 sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại; thẩm định và phê duyệt 06 báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp 06 Giấy xác nhận Kế hoạch BVMT và 01 giấy xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp BVMT.
- Cấp huyện cấp thủ tục môi trường cho 86 dự án năm 2020 và 24 dự án trong 6 tháng đầu năm 2021.
c) Công tác thu phí BVMT:
- Đối với phí BVMT đối với nước thải công nghiệp: Trong năm 2020 thu được 368.288.947 đồng, 6 tháng đầu năm 2021 thu được 336.535.539 đồng. Các huyện, thị, thành phố thu năm 2020 là 82.500.000 đồng và 6 tháng năm 2021 là 98.000.000 đồng theo phân cấp.
- Đối với phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt: Năm 2020 đã thu được 9.636.650.347 đồng; ước 6 tháng đầu năm 2021 đã thu được 5.228.895.365 đồng.
d) Công tác quan trắc hiện trạng môi trường:
* Hàng năm, Tỉnh đều thực hiện quan trắc hiện trạng môi trường nhằm đánh giá hiện trạng môi trường, giám sát, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường tại các vị trí trọng điểm theo chương trình quan trắc được được phê duyệt.
- Năm 2020, Tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện quan trắc đối với các thành phần môi trường: Môi trường không khí: 17 điểm; Môi trường nước mặt: 45 điểm; Thủy sinh và trầm tích nước ngọt: 07 điểm; Môi trường đất: 10 điểm; Nước dưới đất: 08 trạm với 24 lỗ khoan.
- Tỉnh cũng đã ban hành Chương trình quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định số 250/QĐ-UBND ngày 09/02/2021. Theo đó, năm 2021 thực hiện quan trắc định kỳ bao gồm: 44 vị trí nước mặt, 10 vị trí quan trắc, cảnh báo trong nuôi trồng thủy sản và 10 vị trí thủy sinh, trầm tích; 16 vị trí môi trường không khí xung quanh và 12 vị trí quan trắc môi trường đất.
- Ngoài ra, để tăng cường công tác giám sát chất lượng môi trường tại các khu vực tập trung nhiều hoạt động sản xuất, khu vực nhạy cảm môi trường, khu vực đô thị có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các nguồn ô nhiễm. Tỉnh đã triển khai lắp đặt hệ thống quan trắc tự động đối với 3 trạm quan trắc nước mặt tự động được lắp đặt trên các tuyến sông Ba Láng (huyện Châu Thành A), sông Cái Côn (thị xã Ngã Bảy), sông Cái Lớn (thị xã Long Mỹ) và 1 trạm quan trắc không khí đặt tại Khu công nghiệp Sông Hậu (huyện Châu Thành). Đồng thời, năm 2021, Tỉnh cũng đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Xây dựng hệ thống quan trắc tự động liên tục trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và cơ sở vật chất phòng thí nghiệm, hạ tầng kỹ thuật tiếp nhận dữ liệu quan trắc tự động giai đoạn 2. Theo đó, sẽ đầu tư xây dựng mới 02 trạm quan trắc chất lượng nước mặt tự động, liên tục: 01 trạm trên kênh xáng Xà No thuộc địa bàn thành phố Vị Thanh và 01 trạm trên sông Hậu thuộc địa bàn huyện Châu Thành. Đầu tư xây dựng mới 03 trạm quan trắc chất lượng không khí xung quanh tự động, liên tục: 01 trạm đặt trong khuôn viên Trụ sở Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc địa bàn thành phố Vị Thanh, 01 trạm đặt trong khuôn viên Trụ sở UBND thành phố Ngã Bảy thuộc địa bàn thành phố Ngã Bảy và 01 trạm đặt tại địa bàn huyện Châu Thành A. Tiến độ thực hiện dự án từ năm 2021 - 2024.
* Việc tiếp nhận dữ liệu quan trắc của các doanh nghiệp: Các chủ nguồn thải đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường gồm có: Công ty TNHH giấy Lee & Man Việt Nam (02 trạm nước thải, 01 trạm khí thải), Công ty TNHH MTV Masan Brewery HG (01 trạm nước thải), Công ty Phát triển hạ tầng KCN Hậu Giang (01 trạm nước thải khu xử lý tập trung KCN Tân Phú Thạnh và 01 trạm nước thải khu xử lý tập trung KCN Sông Hậu), Công ty TNHH MTV Xi măng Cần Thơ - Hậu Giang (01 trạm khí thải), Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang (01 trạm nước thải); Ban quản lý dự án Điện lực dầu khí Sông Hậu 1 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã kết nối và đang trong quá trình chạy thử 04 trạm (01 trạm nước thải, 01 trạm nước làm mát, 02 trạm khí thải) đã thực hiện truyền dữ liệu đối với 02 trạm khí thải.
1.2. Về việc lồng ghép BVMT vào chiến lược quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển của địa phương
Hiện nay Tỉnh đang xây dựng Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo đó công tác Bảo vệ môi trường là một trong những nội dung được lồng ghéo vào Quy hoạch tỉnh. Ngoài ra, Tỉnh đã ban hành các chương trình đề án về bảo vệ môi trường như: Chương trình số 1735/CTr-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2020 của UBND tỉnh Hậu Giang về hành động về bảo vệ môi trường tỉnh Hậu Giang 5 năm (2021 - 2025); Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của HĐND tỉnh Hậu Giang thông qua Đề án Hậu Giang Xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đồng thời Tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch 05 năm và hang năm để triển khai thực hiện Nghị quyết nêu trên.
1.3. Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT
Trong năm 2020 đến 6 tháng đầu năm 2021, tỉnh Hậu Giang đã ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường như sau:
- Chỉ thị số 1464/CT-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2020 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc tăng cường quản lý, giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
- Nghị quyết số 20/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của HĐND tỉnh Hậu Giang thông qua Đề án Hậu Giang Xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Nghị quyết số 26/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của HĐND tỉnh Hậu Giang thông qua Đề án Phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030
- Chương trình số 1735/CTr-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2020 của UBND tỉnh Hậu Giang về hành động về bảo vệ môi trường tỉnh Hậu Giang 5 năm (2021 - 2025).
Chương trình số 02/CTr-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2021 của UBND tỉnh Hậu Giang về hành động phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang 5 năm 2021 - 2025.
- Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2021 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc triển khai thực hiện “Chương trình hành động về bảo vệ môi trường tỉnh Hậu Giang 5 năm (2021 - 2025)” trong năm 2021.
- Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2021 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc triển khai thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong năm 2021.
- Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2021 của UBND tỉnh Hậu Giang về thực hiện Chương trình hành động phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang 5 năm 2021 - 2025 trong năm 2021.
- Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 18 tháng 02 năm 2021 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc triển khai thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang” trong năm 2021.
- Kế hoạch số 71/KH-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc triển khai thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” giai đoạn 2021 - 2025.
- Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc triển khai thực hiện Chương trình hành động về bảo vệ môi trường tỉnh Hậu Giang 5 năm (2021 - 2025).
- Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc triển khai thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang” trong giai đoạn 2021 - 2025.
- Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2021 của UBND tỉnh Hậu Giang về việc thực hiện Chương trình hành động phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang 5 năm 2021 - 2025.
Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Tỉnh cũng đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện rà soát danh mục Quyết định của UBND tỉnh quy định chi tiết về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của địa phương được giao các đơn vị tham mưu ban hành theo chức năng, nhiệm vụ và đảm bảo tiến độ theo quy định tại Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
1.4. Thông tin, truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về môi trường
- Công tác thông tin, truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu luôn được tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện. Công tác này đã được các cấp, ngành, địa phương quan tâm và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, từ đó góp phần nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về BVMT. Các sự kiện lớn về môi trường như Giờ Trái đất, Ngày Trái đất (22/4), Ngày Môi trường thế giới (05/6); Ngày quốc tế Đa dạng sinh học (22/5), Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn, các phong trào như Ngày chủ nhật xanh; Ngày thứ 7 tình nguyện; cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”... được phát động rộng rãi và đồng loạt trên toàn Tỉnh với nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục như thông qua chiến dịch truyền thông đại chúng, phương tiện truyền thông (báo chí, phát thanh, truyền hình), pano, áp phích, tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường; hướng dẫn và hỗ trợ các xã thực hiện tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm trong xây dựng nông thôn mới; xây dựng các mô hình về bảo vệ môi trường, thành lập các câu lạc bộ thu gom bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, dọn dẹp vệ sinh chung, tổ chức ngày hội đổi rác thải lấy quà.
- Kết quả, năm 2020, toàn Tỉnh đã tổ chức 191 hoạt động với sự tham gia của khoảng 50.430 lượt người tham dự. Trong đó, Tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể cấp tỉnh tổ chức 45 lớp tập huấn cho khoảng 3.600 lượt người tham dự. Các địa phương cũng đã triển khai xây dựng nhiều mô hình bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả như mô hình thu gom vỏ bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng vào các điểm đã bố trí; mô hình ủ phân compost từ rác thải sinh hoạt; mô hình tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường, mô hình thành lập tổ dịch vụ thu gom rác thải, mô hình tuyến đường đẹp, tuyến đường kiểu mẫu; mô hình Ngày chủ nhật xanh, mô hình kè chống sạt lở…
1.5. Phối hợp trong công tác quản lý môi trường giữa các cấp, các ngành
- Tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương thực hiện tốt trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và chú trọng nội dung phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường được quy định cụ thể tại Quyết định số 10/2017/QĐ- UBND ban hành Quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
- Theo đó, Tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban ngành thực hiện tốt công tác phối hợp trong việc hướng dẫn các cá nhân, tổ chức thực hiện dự án lập thủ tục pháp lý theo đúng quy định của pháp luật về BVMT; chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên phối hợp với phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường; Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thị xã, thành phố trong quá trình kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về BVMT; thực hiện phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể cấp tỉnh theo Chương trình phối hợp liên tịch thực hiện công tác Bảo vệ môi trường giai đoạn 2016 - 2020 và Kế hoạch phối hợp hàng năm. Năm 2020, Tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng Kế hoạch số 1061/KH-STNMT ngày 17 tháng 4 năm 2020 về phối hợp công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể cấp tỉnh năm 2020; phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thu gom chai lọ thuốc bảo vệ thực vật để đem xử lý; tuyên truyền kiến thức bảo vệ môi trường cho các chủ doanh nghiệp và công nhân tại các Công ty.
- Trong công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, thực hiện các đề tài, dự án, nhiệm vụ chuyên môn về BVMT có sự phối hợp giữa các sở, ban ngành, mời các nhà khoa học, chuyên gia đến từ các Viện, trường Đại học Cần Thơ, Đại học Tài nguyên môi trường, Cục môi trường Miền Nam, Trung tâm Quan trắc Môi trường miền Nam (Tổng cục Môi trường) và các đơn vị chức năng tham gia.
- Tỉnh cũng đã ban hành quy chế phối hợp giám sát hoạt động bảo vệ môi trường, xử lý thông tin phản ánh ô nhiễm môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh, trong đó quy định cơ chế phối hợp cơ chế phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các cấp để nâng cao hiệu quả giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm chủ động phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với cơ sở trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
1.6. Tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường
- Tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo các sở, ngành tăng cường công tác tổ chức quản lý nhà nước, nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức trong công tác bảo vệ môi trường, đến nay tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và nguồn lực bảo vệ môi trường của tỉnh về cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, cụ thể:
Đối với cấp tỉnh: Có 55 biên chế, cụ thể: Sở Tài nguyên và Môi trường gồm có các đơn vị: Chi cục Bảo vệ môi trường có 12 biên chế (trình độ học vấn: 4 thạc sỹ, 7 đại học, 1 tài xế); Thanh tra Sở: có 02 công chức phụ trách lĩnh vực môi trường, trình độ đại học; Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và môi trường: là đơn vị sự nghiệp thực hiện chức năng quan trắc môi trường tỉnh hàng năm, với 18 biên chế (trình độ học vấn: 4 thạc sỹ, 13 đại học, 1 bảo vệ); Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh có Phòng Quản lý doanh nghiệp và Môi trường với 02 biên chế, có trình độ thạc sỹ; Công an tỉnh có Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, tổng biên chế hiện nay là 21 người (trình độ học vấn: 05 thạc sỹ, 14 đại học và 02 trung cấp).
Đối với cấp huyện: Trên địa bàn tỉnh có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, mỗi phòng Tài nguyên và Môi trường có từ 1 - 2 biên chế chính thức làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và có trình độ từ đại học trở lên. Ngoài ra, do nhu cầu công việc nên hầu hết các huyện thị đều hợp đồng thêm biên chế từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường (ngoại trừ thành phố Vị Thanh, huyện Phụng Hiệp).
Đối với cấp xã: Hiện nay các xã trên địa bàn tỉnh chưa bố trí được cán bộ chuyên trách quản lý môi trường, hầu hết các cán bộ quản lý nhà nước về môi trường ở các xã đều được giao cho cán bộ địa chính - xây dựng hoặc cán bộ Văn phòng UBND xã kiêm nhiệm.
- Nhìn chung, về tổ chức bộ máy cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, nguồn lực cán bộ quản lý thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường còn thiếu về kinh nghiệm, năng lực và số lượng chưa đáp ứng nhu cầu hiện tại đặc biệt là cán bộ môi trường cấp xã.
2. Đánh giá tình hình triển khai, thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ
2.1. Tình hình thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường
Trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, Tỉnh tiếp tục chỉ đạo từng đơn vị trên cơ sở chức năng nhiệm vụ triển khai thực hiện Chỉ thị có hiệu quả. Trong đó, giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lồng ghép triển khai nội dung Chỉ thị 25/CT-TTg trong các cuộc triển khai, phổ biến văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường và triển khai thực hiện tương đối có hiệu quả đối với những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách như:
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các văn bản UBND tỉnh đã ban hành như: Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2017 Quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 về hành động bảo vệ môi trường tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2019 ban hành Quy định Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; Quyết định số 17/2019/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2019 ban hành Quy định giải thưởng về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2021, Kế hoạch số 71/KH-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2021 triển khai thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2021, Kế hoạch số 71/KH-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2021 triển khai thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2021, Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2021 triển khai thực hiện “Chương trình hành động về bảo vệ môi trường tỉnh Hậu Giang 5 năm (2021 - 2025)”…
- Rà soát báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, các công trình biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, nhất là các dự án lớn có nguy cơ cao tác động xấu đến môi trường để có điều chỉnh kịp thời: Năm 2020, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức rà soát, giám sát nguồn thải đối với các dự án, cơ sở đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết trên địa bàn tỉnh. Qua đó đánh giá hiệu quả các công trình xử lý nước thải, khí thải; đề nghị doanh nghiệp kịp thời kiểm tra, rà soát, cải tạo công trình xử lý đảm bảo xử lý chất thải đạt quy chuẩn môi trường; đồng thời, phục vụ công tác kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ hơn việc chấp hành quy định pháp luật vệ bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
- Bố trí kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc tự động liên tục và cơ sở vật chất phòng thí nghiệm tăng cường hoạt động giám sát môi trường trên địa bàn tỉnh.
2.2. Tình hình thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ nhằm chỉ đạo, giải quyết kịp thời vấn đề nhập khẩu và sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
a) Tăng cường công tác bảo vệ môi trường tại các khu, cụm công nghiệp:
- Trên địa bàn tỉnh có tổng số 10 khu/cụm công nghiệp. Trong đó, có 06 khu/cụm công nghiệp đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; có 08 khu/cụm công nghiệp đang hoạt động và 02 cụm công nghiệp chưa hoạt động.
- Trong số 08 khu/cụm công nghiệp hoạt động có 03khu/cụm đã đầu tư xây dựng hoàn thành hệ thống xử lý nước thải tập trung (Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh - giai đoạn 1 với công suất 2.500 m3/ngày.đêm và đã lắp đặt thiết bị quan trắc tự động; Khu công nghiệp Sông Hậu - giai đoạn 1 với công suất 3.000 m3/ngày.đêm và đã lắp đặt thiết bị quan trắc tự động; Cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp thành phố Vị Thanh với công suất 250m3/ngày.đêm); các khu/cụm còn lại không có hệ thống xử lý nước thải tập trung, các doanh nghiệp hoạt động trong khu/cụm công nghiệp tự đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
- Trong năm 2020, Tỉnh cũng triển khai thực hiện đầu tư 02 trạm xử lý nước thải tập trung tại 02 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (thành phố Ngã Bảy và thị xã Long Mỹ), theo kế hoạch sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2022.
- Toàn bộ chất thải công nghiệp phát sinh được các nhà đầu tư trong khu cụm công nghiệp tự thực hiện thu gom xử lý theo quy định.
b) Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản: Trên địa bàn tỉnh có 05 đơn vị khai thác cát đã được phê duyệt báo cáo ĐTM và đã được cấp phép khai thác khoáng sản. Trong năm 2020, tỉnh đã phối hợp với Đoàn kiểm tra do Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam thành lập, kiểm tra đối với các hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Kết quả kiểm tra đã chấn chỉnh kịp thời một số nội dung do doanh nghiệp thực hiện chưa đảm bảo theo quy định, không có hành vi vi phạm đến mức phải xử phạt vi phạm hành chính. Việc ký Quỹ phục hồi môi trường của các tổ chức, cá nhân được thực hiện theo đúng cam kết trong Phương án cải tạo phục hồi môi trường đã được phê duyệt; với tổng số tiền ký Quỹ phục hồi môi trường trong năm là 298.005.567 đồng và phí bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản là 96.789.412 đồng.
c) Khắc phục tình trạng ô nhiễm, cải thiện môi trường nông thôn, làng nghề:
- Hàng năm, ngành Tài nguyên và Môi trường, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều phối hợp với chính quyền cấp huyện, cấp xã để tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường ở nông thôn theo chương trình xây dựng xã nông thôn mới ở địa phương (hướng dẫn việc thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng, lắp đặt pano tuyên truyền môi trường, lắp đặt thùng thu gom rác…) để từ đó góp phần nâng cao nhận thức người dân, từng bước cải thiện chất lượng môi trường nông thôn.
- Làng nghề: ngày 08/01/2020, UBND tỉnh đã Quyết định công nhận Làng nghề đan lát ấp 10, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy đạt chuẩn làng nghề và công nhận Nghề truyền thống vườn trầu ấp 5, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy đạt chuẩn nghề truyền thống. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có hai khu vực sản xuất than củi tập trung truyền thống (khoảng 1.000 lò than tại xã Tân Thành và Đại Thành, thị xã Ngã Bảy và tại xã Phú Tân, huyện Châu Thành). Hầu hết các lò sản xuất than củi đều chưa thực hiện biện pháp xử lý khí thải. Hiện Tỉnh đang xây dựng “Đề án kiểm soát môi trường tại khu vực sản xuất than củi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” để làm cơ sở triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm kiểm soát, xử lý khí thải phát sinh trong hoạt động sản xuất than củi, cải thiện chất lượng môi trường không khí tại khu vực sản xuất than củi.
d) Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các thành phố lớn: Trên địa bàn tỉnh có 08 đơn vị hành chính, trong đó, có 02 thành phố (thành phố Vị Thanh và thành phố Ngã Bảy). Hiện nay, Tỉnh đã giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hậu Giang làm chủ đầu tư dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Vị Thanh với công suất 3.000m3/ngày.đêm đã được khởi công từ tháng 11/2020, dự kiến đến tháng 5/2023 dự án hoàn thành để đưa vào hoạt động chính thức. Ngoài ra, Công ty TNHH MTV Greenity Hậu Giang đang thực hiện dự án “Nhà máy điện rác Hậu Giang” với công suất 600 tấn/ngày (giai đoạn 1 khoảng 300 tấn/ngày) tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp.
e) Kiểm soát hoạt động nhập khẩu phế liệu: Trên địa bàn tỉnh chỉ có Công ty TNHH Giấy Lee&Man Việt Nam có nhập khẩu giấy phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất). Hàng năm, Chi cục Hải quan Hậu Giang chủ trì, phối hợp với đơn vị giám định được chỉ định và Công ty TNHH giấy Lee&Man Việt Nam thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng lô hàng phế liệu giấy nhập khẩu theo quy định, tính đến ngày 31/12/2020, Chi cục Hải quan tỉnh Hậu Giang đã kiểm tra được 515.586,328 tấn, lũy kế đến 2020 là 1.432.620,103 tấn giấy nguyên liệu.
f) Ngăn chặn sự suy thoái của các hệ sinh thái, suy giảm các loài:
- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 07/11/2016 kế hoạch hành động về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Trên địa bàn tỉnh có 01 Khu bảo tồn (Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng), nhằm ngăn chặn sự suy thoái của các hệ sinh thái, suy giảm các loài, đơn vị đã thực hiện các hoạt động như sau:
Duy trì giữ vững và phát triển diện tích rừng hiện có, đồng thời tăng cường công tác trồng bổ sung cây bản địa, nâng tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2020 là 45%.
Tăng cường công tác giám sát và thực hiện các biện pháp hạn chế sinh vật ngoại lai.
Thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng; đồng thời thực hiện tốt công tác tuần tra, ngăn chặn các hành vi đánh bắt động vật, thủy sản trái phép trong Khu.
Quản lý tốt công tác quản lý đất đai, xử lý kịp thời các vụ lấn chiếm đất rừng.
Thực hiện công tác giám sát về đa dạng sinh học trên cơ sở các đề tài nghiên cứu đã được chuyển giao, trong đó đã thực hiện giám sát hàng năm một số loài thực vật như cây dược liệu; thực hiện quan trắc độ mặn trên các tuyến kênh, độ sâu mực nước ở các khoảnh rừng, lượng mưa, nhiệt độ hàng ngày để làm cơ sở dữ liệu dự báo cháy rừng...
- Phối hợp thực hiện các đề tài nghiên cứu về đa dạng sinh học, biện pháp lâm sinh, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rừng, nghiên cứu hiện trạng và biện pháp khôi phục nguồn thủy sản tự nhiên. Lập danh sách và phân nhóm để quản lý theo mức độ quý hiếm, bị đe dọa tuyệt chủng.
- Xây dựng kế hoạch bảo vệ và áp dụng các biện pháp ngăn chặn việc săn bắt, khai thác. Tiếp nhận động vật hoang dã để tái thả vào rừng.
- Thực hiện chương trình hỗ trợ cho dân cư vùng đệm để nâng cao đời sống, sinh kế qua đầu tư lộ, cầu, nước sạch nông thôn, công tác khuyến nông, khuyến ngư…
- Xây dựng hệ thống đê bao, cống, đập ngăn chặn xâm nhập mặn, phòng cháy chữa cháy rừng.
g) Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường:
Để nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn, Tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, UBND các cấp thực hiện một số nội dung:
- Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ tỉnh đến địa phương bảo đảm tính thống nhất và hiệu quả. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở các cấp, các ngành, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường. Sắp xếp tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực quản lý môi trường, ưu tiên cấp huyện, xã.
- Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường luôn được quan tâm phát triển về cơ sở hạ tầng, vật chất và nguồn nhân lực để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và làm tốt công tác dự báo nguy cơ, rủi ro từ ô nhiễm môi trường đến sức khỏe cộng đồng. Hoàn thành dự án “Xây dựng hệ thống quan trắc tự động liên tục trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và cơ sở vật chất phòng thí nghiệm, hạ tầng kỹ thuật tiếp nhận dữ liệu quan trắc tự động”, đã lắp đặt và đưa vào vận hành 3 trạm quan trắc nước mặt và 01 trạm quan trắc không khí tự động liên tục cùng với cơ sở hạ tầng tiếp nhận dữ liệu quan trắc tự động. Tỉnh đã phê duyệt dự án “Xây dựng hệ thống quan trắc tự động liên tục trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và cơ sở vật chất phòng thí nghiệm, hạ tầng kỹ thuật tiếp nhận dữ liệu quan trắc tự động - giai đoạn 2” để tiếp tục đầu tư lắp đặt thêm 02 trạm quan trắc nước mặt và 03 trạm quan trắc khí thải. Ngoài ra, dự án sẽ đã lắp đặt, trang bị bổ sung một số thiết bị thu và phân tích mẫu môi trường cho Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, giúp chủ động trong công tác giám sát, kiểm soát ô nhiễm của địa phương.
- Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong công tác thanh, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất kinh doanh và công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm về môi trường trên địa bàn tỉnh.
- Đảm bảo bố trí nguồn ngân sách nhà nước cho sự nghiệp môi trường theo quy định. Sử dụng hợp lý, hiệu quả, đúng mục đích nguồn chi sự nghiệp môi trường, đồng thời xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường.
2.3. Tình hình triển khai, thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ V/v ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Về triển khai xây dựng các văn bản:
Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 26/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của HĐND tỉnh Hậu Giang thông qua Đề án Phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 18 tháng 02 năm 2021 và Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2021 triển khai thực hiện Đề án trong năm 2021 và giai đoạn 2021 - 2025.
Xây dựng Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị trên địa bàn tỉnh và Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch số 53/KH- UBND ngày 18 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2021.
- Công tác tuyên truyền ứng phó với biến đổi khí hậu theo Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ được Tỉnh thực hiện qua hệ thống Đài truyền thanh trên địa bàn tỉnh, trang thông tin điện tử; Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh đã lồng ghép, tích hợp những kiến thức cơ bản về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí hậu vào các chương trình giáo dục, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường. Trong năm 2020, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức lớp bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực về lĩnh vực khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu cho cán bộ, công chức, viên chức các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện, có 120 lượt người tham dự và tiếp tục tổ chức lớp bồi dưỡng trong năm 2021.
- Thực hiện các đề tài khoa học và công nghệ về thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, sản xuất nông nghiệp: đề tài “Chăn nuôi heo, gà tập trung trên nền đệm lót sinh học và xây dựng công trình khí sinh học đảm bảo vệ sinh môi trường”, “Xây dựng và phát triển mô hình tôm - lúa luân canh trên vùng đất phèn nhiễm mặn ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang”, “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác lúa - màu trong điều kiện hạn và mặn ở tỉnh Hậu Giang”, “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao, chống chịu được phèn, mặn, sâu bệnh và thích nghi tốt với điều kiện canh tác tại tỉnh Hậu Giang”, “Xây dựng Đề án Khung bảo tồn nguồn gen cây trồng, vật nuôi tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030”.
- Tỉnh cũng tăng cường đẩy mạnh hoạt động phát triển năng lượng sạch như hạn chế tối đa việc bổ sung nhà máy nhiệt điện than mới vào Quy hoạch Quốc gia trên địa bàn tỉnh; tập trung khai thác tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo, các dự án pin năng lượng mặt trời áp mái có công suất nhỏ dưới 1MWP (<1.000kWp) theo quy định, đến nay có 96 cơ sở, doanh nghiệp đăng ký đầu tư. Trình Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung vào quy hoạch điện lực quốc gia 03 dự án năng lượng tái tạo có sử dụng thiết bị hiện đại: Nhà máy điện gió Long Mỹ I (tại xã Vĩnh Viễn, xã Vĩnh Viễn A, Lương Tâm, Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, quy mô công suất 100 MW), Nhà máy điện mặt trời Vị Tân (tại ấp 2, 2A, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, quy mô công suất 50 MW, đấu nối chuyển tiếp trên đường dây 110KV Vị Thanh - Giồng Giềng Kiên Giang), Nhà máy điện mặt trời Vị Tân 3 (tại ấp 3, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, quy mô công suất 50MW. Đang thực hiện các dự án: nhà máy Điện mặt trời Hậu Giang (diện tích 35ha tại ấp 8, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp), tổng mức đầu tư 655 tỷ đồng, tổng công suất lắp đặt 29 MW; nhà máy điện rác Hậu Giang (diện tích 23ha tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp), tổng mức đầu tư 1320 tỷ đồng, tổng công suất lắp đặt 12 MW. Triển khai 02 dự án điện sinh khối: Nhà máy điện sinh khối Hậu Giang (diện tích đất khoảng 10,84ha và 0,55ha đất mặt nước, phường Thuận An thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, tổng công suất lắp đặt: 20MW); Công ty Cổ phần nhà máy điện Hậu Giang (diện tích sử dụng đất 9,7 ha tại khu vực 4, Phường Thuận An, TX. Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, tổng công suất lắp đặt 10 MW). Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: trong năm 2020, sản lượng điện tiết kiệm đối với hệ thống chiếu sáng công cộng, công nghiệp, sinh hoạt, trụ sở cơ quan đạt 19.518.721 kWh.
- Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ động phối hợp Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh nhằm tăng cường công tác dự báo, cảnh báo phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh, đến nay vận hành 10 trạm đo mặn tự động và xuất bản tin định kỳ 07 - 10 ngày tình hình mặn mùa khô hàng năm.
- Hoàn thành Hợp phần biến đổi khí hậu thuộc Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh gồm 2 nhiệm vụ: “Đánh giá khí hậu tỉnh Hậu Giang”; “Xây dựng, cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
- Thực hiện các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu như: Hoàn thành dự án Hệ thống cống ngăn mặn nam kênh Xà No, tỉnh Hậu Giang; đang thực hiện các dự án Hệ thống đê bao Long Mỹ -Vị Thanh giai đoạn 2 (tổng mức đầu tư: 200 tỷ đồng), xây dựng Hồ chứa nước ngọt tỉnh Hậu Giang (tổng mức đầu tư là 183,193 tỷ đồng), hệ thống cống ngăn mặn nam Kênh Xà No giai đoạn 2 (tổng mức đầu tư là 44 tỷ đồng). Chuẩn bị đầu tư các dự án: xây dựng hồ chứa nước ngọt tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2. Ngoài ra, năm 2020 Tỉnh đã triển khai 02 dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài đối với lĩnh vực quản lý tài nguyên nước và phát triển cộng đồng, ổn định sinh kế cho người dân trong điều kiện biến đổi khí hậu với tổng kinh phí trên 3,5 tỷ đồng. Những dự án này tập trung vào các giải pháp nâng cao năng lực quản lý, vận hành khai thác các công trình thủy lợi, phương pháp tưới tiêu tiết kiệm, phát triển mô hình sinh kế giảm thiểu rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh.
- Đồng thời, Tỉnh đã chỉ đạo đã lồng ghép, tích hợp những kiến thức cơ bản về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, biến đổi khí hậu vào các chương trình giáo dục, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và vào kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội tỉnh năm 2021 và giai đoạn 2021 - 2025; ban hành kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 lồng ghép đầu tư các công trình, dự án thích ứng biến đổi khí hậu từ các nguồn vốn hỗ trợ mục tiêu của Trung ương, vốn cân đối ngân sách địa phương.
2.4. Tình hình thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa và Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn
a) Thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ:
- Tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 1464/CT-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2020 về việc tăng cường quản lý, giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Đồng thời, tiếp tục thực hiện các văn bản chỉ đạo thực hiện tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa như:
Kế hoạch số 438/KH-UBND ngày 04 tháng 03 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang tỉnh V/v triển khai thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Kế hoạch số 1998/KH-UBND ngày 26 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, nhiều đơn vị cấp tỉnh và 8/8 UBND cấp huyện đã ban hành văn bản chỉ đạo các phòng ban, chuyên môn tổ chức triển khai thực hiện phong trào chống rác thải nhựa.
- Công tác tuyên truyền: Tỉnh đã tổ chức các cuộc phát động, tuyên truyền, tập huấn hoặc lồng ghép triển khai trong “ngày pháp luật”, các sinh hoạt chuyên đề, cuộc họp cơ quan, đơn vị với sự tham gia của khoảng hơn nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường do sử dụng đồ nhựa và túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt, làm thay đổi từ nhận thức thành hành động cụ thể để hạn chế dần việc sử dụng đồ nhựa và túi nilon khó phân hủy, khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường đối với từng hộ gia đình, ở các khu dân cư, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. Đài Phát thanh truyền hình thực hiện các tin, bài tuyên truyền về phong trào “chống rác thải nhựa”. Báo Hậu Giang cũng thường xuyên đưa tin, xây dựng chuyên trang về tuyên truyền và kết quả thực hiện phong trào. Đài Truyền thanh các huyện, thị xã, thành phố đã thực hiện thông tin, tuyên truyền rộng rãi trên loa phát thanh về tác hại của chất thải đồ nhựa và túi ni lông khó phân hủy đối với môi trường và khuyến khích sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường.
- Toàn Tỉnh đã triển khai thực hiện việc hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần như (ống hút, ly, dĩa, muỗng nhựa, chai nước khoáng, hộp xốp...) trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị. Sử dụng cốc thủy tinh, cốc sứ hoặc phích, bình đựng nước dùng nhiều lần khi hội họp, tiếp khách. Tại các cơ quan, đơn vị đều thực hiện phân loại, thu gom rác thải phát sinh tại trụ sở văn phòng làm việc có khả năng tái chế, tái sử dụng nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải nhựa ảnh hưởng đến môi trường. Đồng thời, vận động gia đình người thân và mọi người xung quanh cùng tham gia phân loại rác tại nguồn, thu gom rác thải nhựa và hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần.
b) Tình hình thực hiện Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn:
UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 5400/UBND-NCTH ngày 16 tháng 12 năm 2020 V/v triển khai thực hiện Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, tỉnh đã triển khai thực hiện các nội dung của Chỉ thị cụ thể như sau:
- Bố trí đủ kinh phí hàng năm của địa phương hỗ trợ cho việc quản lý rác thải, đảm bảo phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải phát sinh trên địa bàn đúng quy định; thu hút đầu tư các dự án xử lý rác thải có công nghệ tiên tiến, hiện đại; đôn đốc, chỉ đạo thực hiện cải tạo, khắc phục, xử lý ô nhiễm tại bãi rác Kinh Cùng.
- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2019 ban hành Quy định Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
- Thực hiện rà soát danh mục Quyết định của UBND tỉnh quy định chi tiết về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 trong đó Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tham mưu dự thảo Quy định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt (hoàn thành Quý IV năm 2022); Ban hành quy định về quản lý chất thải; phân loại chất thải rắn sinh hoạt; chính sách khuyến khích phân loại riêng chất thải nguy hại trong chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân (hoàn thành Quý IV năm 2022).
- Tỉnh tiếp tục tổ chức thực hiện các mô hình về phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
2.5. Đánh giá thực hiện Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại: Tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức và tác hại của sinh vật ngoại lai xâm hại thông qua việc lồng ghép nội dung triển khai các lớp tập huấn kiến thức bảo vệ môi trường, triển khai văn bản pháp luật, hưởng ứng các chiến dịch. Trong đó, 6 tháng đầu năm 2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức 04 cuộc hội nghị triển khai văn bản pháp luật về lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; các loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại và hình thức xử lý vi phạm cho đối tượng là ngư dân khai thác thủy sản, các hộ sản xuất, kinh doanh ngư cụ khai thác thủy sản, cán bộ cơ sở, hội viên hội nông dân, phụ nữ và học sinh, sinh viên,
2.6. Đánh giá các chỉ tiêu môi trường trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao
Về cơ bản, tỉnh thực hiện đạt được các chỉ tiêu môi trường trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Cụ thể:
STT | Chỉ tiêu | ĐVT | TH năm 2020 | Năm 2021 | ||
KH năm 2021 | Ước 6 tháng đầu năm 2021 | Ước TH năm 2021 | ||||
1 | Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch | % | 82,5 | 83 | 82.5 | 82.5 |
2 | Tỷ lệ dân số thành thị sử dụng nước sạch | % | 95 | 96 | 95,5 | 96 |
3 | Tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở đô thị và nông thôn được thu gom và xử lý | % | 86 | 88 | 87 | 88 |
3. Đánh giá tình hình triển khai các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Về xử lý ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật theo Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21/10/2010 phê duyệt Kế hoạch xử lý phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước: theo Quyết định này, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang không có điểm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường.
- Về thực hiện Quyết định số 807/QĐ-TTg ngày 03/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích giai đoạn 2016 - 2020: Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có 07 cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay đã có 04 cơ sở đã hoàn thành xử lý triệt để và được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận hoàn thành xử lý triệt để (Bệnh viện lao và Bệnh phổi tỉnh Hậu Giang, Bãi rác Hỏa Tiến và Bãi rác Long Mỹ, Bệnh viện đa khoa Long Mỹ nay là Trung tâm y tế thị xã Long Mỹ); 01 cơ sở đã đóng cửa (Bãi rác Tân Long ngưng tiếp nhận rác từ ngày 31/12/2013); 01 cơ sở đã di dời về trụ sở mới (Bệnh viện đa khoa huyện Phụng Hiệp nay là Trung tâm y tế huyện Phụng Hiệp); 01 cơ sở đang thực hiện cải tạo, nâng cấp, mở rộng và xử lý ô nhiễm môi trường (Bãi rác Kinh Cùng) từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương và vốn đối ứng của địa phương. Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường đều tiến hành kiểm tra, giám sát và đôn đốc hướng dẫn các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc danh mục theo Quyết định số 1788/QĐ- TTg thực hiện quy trình và biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm như: Hướng dẫn các biện pháp giảm thiểu và xử lý ô nhiễm, đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý chất thải, đăng ký tiến độ hoàn thành, lập hồ sơ xin chứng nhận cơ sở đã hoàn thành việc thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để.
- Về bảo vệ môi trường không khí theo Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 01/6/2016 phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025: hàng năm, Tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện khảo sát sau phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các cơ sở thuộc phạm vi quản lý, chú trọng đến các cơ sở có loại hình và quy mô phát sinh chất thải đáng kể, trong đó có các cơ sở phát sinh khí thải. Ngoài ra, tỉnh đã đầu tư 01 trạm quan trắc tự động, liên tục đối với chất lượng không khí xung quanh tại khu vực tập trung các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Châu Thành để giám sát kịp thời diễn biến chất lượng không khí xung quanh đối với khu vực.
- Về bảo tồn đa dạng sinh học theo Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: tỉnh tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 07/11/2016 kế hoạch hành động về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Đánh giá tình hình triển khai các nhiệm vụ bảo vệ môi trường của địa phương theo chỉ đạo của Đảng, của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ: Nhìn chung, Tỉnh đã cơ bản tổ chức tốt công tác triển khai, quán triệt và công tác xây dựng các văn bản cụ thể hóa các văn bản theo chỉ đạo của Đảng, của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ; đã đưa nội dung về bảo vệ môi trường vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hàng năm và giai đoạn cũng như các quy hoạch, kế hoạch, Chương trình, dự án phát triển của tỉnh. Từ đó, tạo được sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn vẫn còn gặp một số tồn tại, khó khăn đó là: công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương còn hạn chế; ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận dân cư còn thấp; do ngân sách của tỉnh còn hạn chế, nên việc bố trí kinh phí cho thực hiện xử lý chất thải ở khu vực công ích chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, hạ tầng môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu, huy động nguồn lực xã hội hoá ở nhiều địa phương kết quả chưa đạt như mong muốn nên chưa đáp ứng được trong xử lý triệt để các vấn đề môi trường trong phát sinh ở địa phương.
1. Tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường năm năm 2020 và ước thực hiện năm 2021 (đính kèm Phụ lục 1).
- Hiện nay, tỉnh Hậu Giang còn 01 dự án thuộc cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là dự án “Cải tạo, nâng cấp, mở rộng và xử lý ô nhiễm môi trường bãi rác thải sinh hoạt Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang”. Dự án được phê duyệt theo Quyết định số 912/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2015 của UBND tỉnh Hậu Giang với tổng mức đầu tư được phê duyệt: 55,974 tỷ đồng. Trong đó: ngân sách trung ương hỗ trợ là 27.987.122.000 đồng (50% tổng mức đầu tư); ngân sách địa phương: 27.987.122.000 đồng (50% tổng mức đầu tư). Công trình được gia hạn thời gian thi công đến 15 tháng 7 năm 2021.
- Tình hình bố trí vốn đối ứng địa phương để thực hiện dự án năm 2020 và 2021: không bố trí.
3. Những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường
a) Thuận lợi:
- Công tác quản lý và BVMT trên địa bàn tỉnh luôn được sự chỉ đạo và hỗ trợ của các Bộ ngành Trung ương, sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp nên nhiệm vụ chủ yếu về công tác quản lý và BVMT đã đạt được những kết quả khá tốt; nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường được tăng cường, hạ tầng bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp được đầu tư; hệ thống tiếp nhận dữ liệu quan trắc tự động liên tục cũng được triển khai vận hành tiếp nhận dữ liệu từ các doanh nghiệp truyền về; mạng mạng lưới quan trắc định kỳ và tự động từng bước được hoàn thiện, nâng cấp cơ sở vật chất phòng thí nghiệm để giúp nâng cao năng lực quan trắc, phân tích, cảnh báo ô nhiễm của địa phương, giúp địa phương chủ động hơn trong công tác quan trắc môi trường.
- Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã được chú trọng góp phần tạo sự chuyển biến về ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực môi trường, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn ngày càng được hoàn thiện góp phần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thực thi pháp luật về quản lý môi trường.
- Các cấp, các ngành thực hiện công tác phối hợp chặt chẽ trong triển khai các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường.
b) Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý Tỉnh còn gặp phải những khó khăn, vướng mắc như sau:
- Nguồn lực đầu tư cho công tác BVMT đã có quan tâm nhưng chưa tương xứng; chưa đa dạng được nhiều nguồn vốn cho công tác BVMT, chưa thu hút và khuyến khích được nhiều công tác xã hội hóa về BVMT.
- Kinh phí đầu tư cho việc xử lý chất thải, cải thiện, khắc phục ô nhiễm môi trường còn thấp chủ yếu từ ngân sách địa phương nên chưa đáp ứng được các yêu cầu bảo vệ môi trường. Cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng theo quy định, một số cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa xây dựng hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung mà từng doanh nghiệp phải xử lý riêng lẻ.
- Nguồn lực cán bộ quản lý thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường còn thiếu về kinh nghiệm, năng lực và số lượng chưa đáp ứng nhu cầu hiện tại đặc biệt là cán bộ môi trường cấp xã. Kinh phí đầu tư trang thiết bị phương tiện phục vụ công tác thanh, kiểm tra, hoạt động kiểm soát ô nhiễm còn hạn chế.
1. Sớm ban hành các quy định, Thông tư; trình Chính phủ ban hành các Nghị định quy định chi tiết các nội dung được phân công theo quy định tại Luật bảo vệ môi trường năm 2020.
2. Phối hợp với Bộ Nội vụ xem xét, quy định cụ thể về nguồn lực công chức, viên chức làm công tác bảo vệ môi trường từ cấp xã đến cấp tỉnh nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao về quản lý, bảo vệ môi trường và đáp ứng với tình hình mới .
3. Sớm xây dựng hoàn thành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn thải để đưa vào sử dụng đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa các địa phương. Đồng thời, quy định cụ thể về cơ chế nguồn lực con người, tài chính, cơ sở vật chất cho công tác cập nhật, quản lý dữ liệu đảm bảo hoạt động có hiệu quả.
4. Quan tâm hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ cho địa phương trong quá trình kiểm soát nguồn thải lớn, nhất là đối với các dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nằm trên địa bàn tỉnh.
Tập trung nguồn lực triển khai, thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; các Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ và thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán Ngân sách nhà nước năm 2022; triển khai có hiệu quả Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Chương trình Bảo vệ môi trường tỉnh Hậu Giang 5 năm (2021 - 2025), trong đó ưu tiên các nhiệm vụ chính như sau:
1. Xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường bức xúc
- Xây dựng hoàn chỉnh “Đề án kiểm soát môi trường tại khu vực sản xuất than củi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” để làm cơ sở triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm kiểm soát, xử lý khí thải phát sinh trong hoạt động sản xuất than củi, cải thiện chất lượng môi trường không khí tại khu vực sản xuất than củi tại thành phố Ngã Bảy và huyện Châu Thành.
- Đôn đốc nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng “Nhà máy điện rác Hậu Giang” đảm bảo đi vào hoàn thành trong năm 2022. Hoàn thành, xử lý ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại bãi rác Kinh Cùng; xây dựng phương án và triển khai phương án đóng cửa, cải tạo, khắc phục ô nhiễm môi trường bãi rác Tân Tiến và bãi rác Long Mỹ sau khi nhà máy điện rác đi vào hoạt động.
2. Phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường
- Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định tại Luật bảo vệ môi trường năm 2020, bao gồm: quy định về quản lý chất thải; phân loại chất thải rắn sinh hoạt; chính sách khuyến khích phân loại riêng chất thải nguy hại trong chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân; Quy định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; Quy định về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế; Quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn; Ban hành lộ trình thực hiện đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng đang hoạt động không đáp ứng khoảng cách an toàn về môi trường; Ban hành lộ trình bố trí quỹ đất, đầu tư hoặc khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung; lộ trình và chính sách hỗ trợ thu gom, xử lý tại chỗ nước thải sinh hoạt phát sinh từ tổ chức, hộ gia đình trong đô thị, khu dân cư tập trung, tại các khu dân cư không tập trung.
- Thí điểm các mô hình phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; nhân rộng các mô hình hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương.
- Chỉ đạo thực hiện việc thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đảm bảo đúng quy hoạch ngành, nghề, lĩnh vực được phê duyệt. Tiếp tục thực hiện bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường ngay từ khâu xây dựng quy hoạch, kế hoạch, xét duyệt dự án đầu tư, bảo đảm nội dung các quy hoạch, kế hoạch, dự án phải thỏa mãn quy định các yêu cầu về bảo vệ môi trường từ khâu lập, phê duyệt, triển khai thực hiện. Trong quá trình thu hút đầu tư luôn quan tâm sàng lọc, lựa chọn ngành nghề thân thiện với môi trường, ít phát sinh chất thải. Kiên quyết không phê duyệt các dự án đầu tư mới có loại hình sản xuất, sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu có nguy cơ cao gây ô nhiễm.
- Triển khai thực hiện Chương trình quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2021 - 2025; báo cáo kết quả quan trắc, báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm.
- Kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học dùng trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nhập khẩu phế liệu, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng gây nguy hại cho môi trường theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của Tỉnh.
- Chú trọng đưa các giải pháp bảo vệ môi trường vào Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và dự án phát triển đô thị xanh thích ứng biến đổi khí hậu thành phố Vị Thanh và thành phố Ngã Bảy.
- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá tác động môi trường. Tổ chức thẩm định chặt chẽ, đúng quy trình làm căn cứ pháp lý yêu cầu chủ dự án, chủ cơ sở thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải theo quy định, thực hiện đầy đủ trách nhiệm bảo vệ môi trường, phòng chống sự cố nhất là với các dự án có quy mô lớn, vị trí nhạy cảm, kiên quyết không được phê duyệt vì không đảm bảo các yêu cầu về BVMT. Chú trọng công tác tham vấn ý kiến cộng đồng khi thực hiện đánh giá tác động môi trường.
- Giám sát chặt chẽ các nguồn thải, đặc biệt là các nguồn thải lớn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Kiên quyết không cho phép cơ sở đi vào hoạt động khi công trình bảo vệ môi trường chưa được xây lắp hoàn thiện theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, chưa đáp ứng xử lý chất thải đạt quy chuẩn môi trường.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BVMT; ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung của cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thành phố Ngã Bảy và thị xã Long Mỹ để đưa vào vận hành đúng tiến độ; đồng thời, tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các cụm công nghiệp, trung tâm các huyện, thị xã, thành phố còn lại trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai thực hiện đề tài khoa học “Điều tra, đánh giá sức chịu tải của các sông chính và lập hệ thống dữ liệu quản lý các nguồn thải tỉnh Hậu Giang” nhằm quản lý, bảo vệ môi trường nước mặt, quản lý các nguồn thải trên địa bàn tỉnh; thực hiện; đồng thời, cập nhật thông tin nguồn thải trên địa bàn tỉnh trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn thải khi hoàn thành.
- Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, thu gom, vận chuyển xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải trong sản sản xuất nông nghiệp phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân theo nội dung các Kế hoạch triển khai thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và “Chương trình Bảo vệ môi trường tỉnh Hậu Giang 5 năm (2021 - 2025)” và quy định của pháp luật.
4. Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học tỉnh Hậu Giang.
- Tổ chức tuyên truyền, triển khai Luật Đa dạng sinh học và các văn bản có liên quan đến bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học và bảo tồn các loài nguy cấp.
- Thực hiện nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá hiện trạng loài hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”.
- Triển khai thực hiện Kế hoạch số 113/KH-UBND ngày 03/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về Trồng cây xanh phân tán và trồng rừng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025.
5. Tăng cường năng lực quản lý môi trường
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý môi trường các cấp.
- Xây dựng, đưa vào hoạt động và thống nhất quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về môi trường, về đa dạng sinh học và an toàn sinh học.
- Xây dựng và triển khai các mô hình về bảo vệ môi trường, mô hình tự quản tiên tiến, hiệu quả.
6. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường
Chỉ đạo ngành chuyên môn, UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể, cơ quan báo, đài và đơn vị có liên quan tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng, trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ môi trường, như: Quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ môi trường ở nơi công cộng và trong cộng đồng; quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải trong sản sản xuất nông nghiệp; nâng cao và phát triển nguồn nhân lực, vật lực tại chỗ trong công tác thu gom thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải trong sản sản xuất nông nghiệp; phát triển các mô hình cảnh quan môi trường “sáng - xanh - sạch - đẹp” đặc biệt là các Kế hoạch triển khai thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và “Chương trình Bảo vệ môi trường tỉnh Hậu Giang 5 năm (2021 - 2025)” trên địa bàn tỉnh (đính kèm danh mục dự án đề xuất tại Phụ lục 2).
Trên đây là Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022 - 2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Kính báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, tổng hợp./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 387/KH-UBND năm 2021 về Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn
- 2Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2021 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 3Kế hoạch 2339/KH-UBND năm 2021 về xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 1Luật đa dạng sinh học 2008
- 2Quyết định 1946/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2013 vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1250/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1788/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 08/NQ-CP năm 2014 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 985a/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến 2020, tầm nhìn đến 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Chỉ thị 25/CT-TTg năm 2016 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 10/2017/QĐ-UBND Quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 10Quyết định 807/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Chương trình mục tiêu xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Chỉ thị 27/CT-TTg năm 2018 về giải pháp cấp bách tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 13Quyết định 25/2019/QĐ-UBND quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 14Chỉ thị 33/CT-TTg năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Chỉ thị 41/CT-TTg năm 2020 về giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16Chỉ thị 42/CT-TTg năm 2020 về tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17Nghị quyết 20/2020/NQ-HĐND thông qua Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 18Nghị quyết 26/2020/NQ-HĐND về thông qua Đề án phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 19Nghị quyết 06/NQ-CP năm 2021 về Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận 56-KL/TW do Chính phủ ban hành
- 20Chương trình 02/CTr-UBND năm 2021 về hành động phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang 5 năm 2021-2025
- 21Quyết định 343/QĐ-TTg năm 2021 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 22Kế hoạch 22/KH-UBND thực hiện “Chương trình hành động về bảo vệ môi trường tỉnh Hậu Giang 5 năm (2021-2025)” trong năm 2021
- 23Kế hoạch 23/KH-UBND thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong năm 2021 do tỉnh Hậu Giang ban hành
- 24Quyết định 250/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2021-2025
- 25Kế hoạch 113/KH-UBND năm 2021 về trồng cây xanh phân tán và trồng rừng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025
- 26Kế hoạch 72/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình hành động về bảo vệ môi trường tỉnh Hậu Giang 5 năm (2021-2025)
- 27Kế hoạch 71/KH-UBND năm 2021 thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Hậu Giang ban hành
- 28Kế hoạch 387/KH-UBND năm 2021 về Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn
- 29Công văn 1933/BTNMT-KHTC năm 2021 hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 30Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2021 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 31Kế hoạch 2339/KH-UBND năm 2021 về xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 32Chỉ thị 1464/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 33Kế hoạch 25/KH-UBND về thực hiện Chương trình hành động phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang 5 năm 2021-2025 trong năm 2021
- 34Kế hoạch 33/KH-UBND thực hiện Đề án Phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trong năm 2021
- 35Kế hoạch 80/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” trong giai đoạn 2021-2025
- 36Kế hoạch 81/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình hành động phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang 5 năm 2021-2025
- 37Quyết định 17/2019/QĐ-UBND quy định về giải thưởng về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 38Kế hoạch 53/KH-UBND thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2021
Kế hoạch 126/KH-UBND năm 2021 về Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- Số hiệu: 126/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 30/06/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Hậu Giang
- Người ký: Trương Cảnh Tuyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/06/2021
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định