Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 02/CTr-UBND

Hậu Giang, ngày 05 tháng 01 năm 2021

 

CHƯƠNG TRÌNH

HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỈNH HẬU GIANG 5 NĂM 2021 - 2025

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang 5 năm 2021 - 2025 và Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Để phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang xây dựng Chương trình hành động phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang 5 năm 2021 - 2025, với nội dung sau:

Phần một

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 5 NĂM 2016 - 2020

I. Kết quả thực hiện 5 năm 2016 - 2020

1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu

(1) Tốc độ tăng trưởng GRDP khu vực I bình quân 5 năm đạt 2,26% (kế hoạch là 3%, 5 năm trước là 1,85%). Giá trị sản xuất khu vực I tăng bình quân 2,54%/năm, trong đó: nông nghiệp tăng 2,39%/năm, lâm nghiệp tăng 2,8%/năm, thủy sản tăng 5,1%/năm (theo giá so sánh năm 2010).

(2) Khu vực I chiếm 26,53% trong cơ cấu kinh tế đến năm 2020 (kế hoạch là 24,34%), tỷ trọng khu vực I đã giảm 4,04% trong 5 năm. Cơ cấu giá trị sản xuất khu vực I chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản năm 2015 là 87,6% - 0,8% - 11,6%, đến năm 2020 tương ứng là 86,86% - 1,04% - 12,1%, trong đó qui mô thủy sản tăng dần và nông nghiệp giảm dần.

(3) Xây dựng công nhận mới 21 xã nông thôn mới (kế hoạch 16 xã), đạt 117,8% kế hoạch, nâng tổng số xã nông thôn mới lên 32/51 xã đạt 62,7% tổng số xã (năm 2015 là 12/54 xã, kế hoạch 28/54 xã, đạt 51,8% tổng số xã). Có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, có 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 02 thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020 đạt trên 41 triệu đồng, tăng 16 triệu đồng so với năm 2015.

(4) Tỷ lệ che phủ rừng đạt 3% (năm 2015 là 1,8%, kế hoạch 3%), đạt 100% kế hoạch.

(5) Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh 97%, vượt 2% kế hoạch (năm 2015 là 93,1%, kế hoạch 95%), trong đó sử dụng nước sạch 82,5%.

2. Kết quả thực hiện trên các lĩnh vực

a) Sản xuất nông nghiệp

Trong nông nghiệp, giá trị sản xuất tăng bình quân 2,33%, tỷ trọng ngành trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ năm 2015 là 80,28% - 11,76% - 7,95%, đến năm 2020 tương ứng là 79,85% - 11,54% - 8,71%, cơ cấu này cho thấy ngành trồng trọt đã giảm về qui mô nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp tăng chậm.

Ngành trồng trọt: Giá trị sản xuất tăng bình quân 2,4%/năm, trong đó:

Cây lúa: Là cây trồng chủ lực, diện tích gieo trồng năm 2020 là 198.236 ha, đạt 103,1% so với kế hoạch và giảm bình quân 0,79%/năm (năm 2015 là 204.727 ha). Sản lượng ước 1.294.001 tấn, đạt 103,5% kế hoạch và tăng bình quân 0,4%/năm; tỷ lệ sử dụng giống xác nhận đạt trên 70%. Tăng trưởng sản xuất lúa thể hiện qua việc tăng năng suất, sản lượng và chất lượng, góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập cho nông dân và chương trình an ninh lương thực quốc gia.

Cây mía: Là cây có lợi thế cạnh tranh của tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, do giá cả luôn biến động theo chiều hướng cung vượt cầu, tình trạng buôn lậu qua biên giới khó kiểm soát, thu nhập của người trồng mía ngày càng giảm, nông dân đã chuyển sang cây trồng khác. Đến năm 2020 diện tích mía còn 5.909 ha, giảm 5.681 ha so với năm 2015 (năm 2015 là 11.590 ha). Sản lượng đạt 590.900 tấn, giảm bình quân 10,9%/năm.

Cây rau màu các loại (bao gồm cây bắp): Diện tích trồng đến cuối năm 2020 là 25.465 ha (năm 2015 là 19.941 ha), sản lượng đạt 331.042 tấn, tăng bình quân 8,14%/năm, đạt 111,3% kế hoạch. Cơ cấu rau màu thay đổi theo hướng lựa chọn những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao được trồng tập trung.

Cây ăn trái: Do hiệu quả kinh tế cao cộng với khai thác được lợi thế về khí hậu, đất đai và lao động, cùng với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong những năm qua, tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển cây có múi sạch bệnh và cây ăn trái đặc sản, như: bưởi Năm roi, cam mật, cam sành, quýt đường, xoài cát Hòa Lộc, mít… Diện tích cây ăn quả tăng từ 30.743 ha năm 2015 lên 41.687 ha năm 2020, tăng bình quân 6,28%/năm, đạt 100% kế hoạch. Sản lượng khoảng 466.114 tấn, tăng bình quân 14,8%/năm, đạt 126,3% kế hoạch.

Trong sản xuất nông nghiệp tỉnh đã tập trung đầu tư, hình thành các vùng chuyên canh, đã đăng ký xây dựng nhãn hiệu, tham gia thị trường khá tốt cho 12 nông sản chủ lực và các nông sản này đã được chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa. Tình hình sản xuất tiêu thụ, thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị tiếp tục được các doanh nghiệp và người sản xuất quan tâm thực hiện để giải quyết đầu ra cho nông sản, chủ yếu trên 4 lĩnh vực: lúa gạo, mía đường, thủy sản, cây ăn trái.

Nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả được nhân rộng. Lũy kế đến nay toàn tỉnh có 34.679 mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế được nông dân ứng dụng rộng rãi, trong đó có 22.335 mô hình thu nhập từ 50-100 triệu đồng/ha/năm; có 12.344 mô hình thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm, một số hộ có doanh thu 1 - 2 tỷ đồng/ha/năm, góp phần nâng doanh thu bình quân trên một đơn vị diện tích đất canh tác khoảng 92,6 triệu đồng/ha/năm với lợi nhuận trên 30%.

Ngành chăn nuôi: Giá trị sản xuất tăng bình quân 2,87%/năm. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhất là dịch tả lợn Châu Phi nên việc khôi phục đàn chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn, quy mô đàn gia súc giảm, đàn gia cầm tăng chậm. Các mô hình chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung an toàn dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm đang được nhân rộng và từng bước phát triển theo hướng kinh tế trang trại, toàn tỉnh có 14 trang trại chăn nuôi, góp phần nâng cao giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

Tổng đàn gia súc, gia cầm đến năm 2020: đàn heo 98.300 con, tăng bình quân âm 4,98%/năm, đạt 114,3% kế hoạch (năm 2015 là 126.900 con); đàn gia cầm 4.525.200 con, tăng bình quân 3,3%/năm, đạt 105,6% kế hoạch (năm 2015 là 3.689.000 con); đàn trâu 1.455 con, tăng bình quân âm 1,18%/năm, đạt 88,7% kế hoạch (năm 2015 là 1.539 con); đàn bò 3.681 con, tăng bình quân 10,2%/năm, đạt 105,2% kế hoạch (năm 2015 là 2.241 con); sản lượng thịt hơi xuất chuồng 32.306 tấn, đạt 80,77% kế hoạch. Từ đầu năm 2016 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra các dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm, thiệt hại lớn nhất là dịch tả heo Châu Phi (năm 2019) đã tiêu hủy gần 55.000 con, chiếm 36% tổng đàn heo; tổng thiệt hại ước tính trên 110 tỷ đồng, các địa phương đã hỗ trợ cho các hộ bị thiệt hại đúng quy định.

b) Lĩnh vực thủy sản

Thủy sản là thế mạnh thứ hai sau cây lúa, đã có nhiều mô hình nuôi thủy sản an toàn, chất lượng theo hướng thực hành nông nghiệp tốt VietGAP, GLobalGAP, hình thành vùng nuôi tập trung như cá tra ở Châu Thành, thành phố Ngã Bảy, cá đồng Vị Thủy, Long Mỹ. Một số loài thủy sản của Hậu Giang đã được đăng ký nhãn hiệu và được thị trường cả nước biết đến như cá thát lát Hậu Giang, cá rô Hậu Giang. Ngoài ra, mô hình nuôi các loài thủy đặc sản đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi như mô hình nuôi ba ba, cua đinh, nuôi lươn trong bể,... hàng năm đóng góp quan trọng vào tăng trưởng ngành thủy sản. Công tác quản lý chất lượng giống, thuốc, thức ăn, chế phẩm sinh học, quản lý môi trường được quan tâm thực hiện, góp phần đưa năng suất, chất lượng và hiệu quả nghề nuôi tăng qua các năm. Giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng bình quân 4,26%/năm, có quy mô chiếm 12,1% trong cơ cấu khu vực I. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2020 8.110,5 ha, tăng bình quân 3,48%/năm, sản lượng 76.442 tấn, tăng bình quân 4,72%/năm.

c) Lâm nghiệp và đa dạng sinh học

Lâm nghiệp của tỉnh có quy mô nhỏ, chủ yếu trồng rừng sản xuất và trồng cây phân tán. Đến năm 2020 toàn tỉnh có 5.640 ha đất rừng, trong đó diện tích có rừng 3.320 ha, tăng 729 ha so với năm 2015. Thực hiện kế hoạch tái cơ cấu lâm nghiệp tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh đã hỗ trợ người dân triển khai các mô hình lâm nghiệp có hiệu quả như: “Trồng Tràm cừ trên liếp”; “Trồng tiêu dưới gốc tràm”; “Trồng cây Tràm bông vàng kết hợp trồng bông súng tím dưới mương liếp”; “Trồng Keo lai trên liếp”...; từ đó đã góp phần nâng độ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 3%, tăng 1,38% so với năm 2015. Việc kiểm tra, giám sát thực hiện công tác bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch sinh thái theo đúng quy chế quản lý rừng, kịp thời chấn chỉnh và xử lý các sai phạm của chủ rừng, không để xảy ra mất rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép. Công tác bảo vệ đa dạng sinh học được chú trọng, các mô hình nuôi động vật hoang dã mang lại hiệu quả kinh tế cao, toàn tỉnh có 224.408 cá thể.

d) Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh quy mô 5.200 ha, có các loại hình sản xuất chủ lực là lúa chất lượng cao, thủy sản nước ngọt, chăn nuôi, nấm và chế phẩm vi sinh, cây ăn quả. Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang đã hoàn thành hồ sơ cắm mốc quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Tiểu khu hành chính; lập dự án đầu tư xây dựng trụ sở Ban quản lý dự án, lập dự án đầu tư hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ Tiểu khu hành chính, lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu trung tâm với quy mô 401 ha; triển khai khảo nghiệm một số giống lúa chất lượng cao tại 04 xã trong vùng dự án, phối hợp với một số đơn vị trong và ngoài nước thực hiện các đề tài, dự án khoa học. Do lĩnh vực công nghệ cao là lĩnh vực mới, nên việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vốn đầu tư để triển khai thực hiện quy hoạch.

đ) Xây dựng nông thôn mới

Chương trình xây dựng nông thôn mới qua 5 năm triển khai thực hiện đã đạt được một số kết quả rất tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi. Tổng vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới huy động gần 19.000 tỷ đồng, gấp 1,5 lần 5 năm trước. Kết cấu hạ tầng từng bước được cải thiện, nhất là hệ thống điện, đường, trường, trạm, cơ sở vật chất văn hóa, công trình thủy lợi, y tế, giáo dục, thông tin liên lạc, nước sinh hoạt,…, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn. Toàn tỉnh đã công nhận mới 21 xã nông thôn mới, lũy kế có 32/51 xã được công nhận, đạt tỷ lệ 62,74% tổng số xã, vượt 5 xã so với kế hoạch, số tiêu chí bình quân/xã 17,04 tiêu chí, các xã còn lại đạt từ 12 tiêu chí trở lên, có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, có 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, 02 thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người/năm các xã nông thôn mới đạt trên 41 triệu đồng, tăng gấp 1,64 lần so với năm 2015.

e) Thủy lợi và phòng chống thiên tai

Hệ thống thủy lợi tạo nguồn được đầu tư và phát huy hiệu quả, tập trung cho hoàn chỉnh hệ thống đê bao khép kín, nạo vét kênh cấp II, III và kênh nội đồng, hàng năm đã đào đắp, nạo vét trên 1,8 triệu m3. Đến nay, toàn tỉnh đã hình thành 915 vùng thủy lợi khép kín, có diện tích 30 - 100 ha/vùng, khả năng phục vụ 82.000 ha, chiếm 60% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, hầu hết diện tích sản xuất lúa, cây ăn trái, mía, khóm và trên 70% diện tích trồng rau màu đều được bơm tưới bằng máy.

Chiến dịch giao thông nông thôn - thủy lợi và trồng cây được các địa phương thực hiện hàng năm đạt cao so với kế hoạch. Nhìn chung, hệ thống giao thông nông thôn của tỉnh tiếp tục được chú trọng xây dựng và phát triển không chỉ về số lượng mà còn nâng cấp về chất lượng, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trong 5 năm đã làm mới 633 km đường nông thôn, sửa chữa 855 km, trồng 55.000 cây xanh, tổng kinh phí thực hiện trên 1.800 tỷ đồng.

Để phòng chống xâm nhập mặn và sạt lở đất bờ sông, tỉnh đã chủ động trong công tác ngăn mặn trữ ngọt, có những giải pháp di dời ổn định nhà ở cho người dân vùng sạt lở. Chương trình bố trí dân cư, phát triển nông thôn được triển khai, tỉnh đã xây dựng Đề án “Di dời cấp bách do thiên tai và xây dựng đê bao sông Mái Dầm huyện Châu Thành”, công bố bản đồ các vị trí có nguy cơ sạt lở trên địa bàn tỉnh.

g) Về triển khai thực hiện các đề án, dự án phát triển nông nghiệp

Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh, đến nay đã chuyển đổi được gần 2.000 ha, đạt 67% kế hoạch, trong đó chuyển được 951 ha vườn tạp sang trồng cây ăn quả, 577 ha đất mía kém hiệu quả, 410 ha lúa 3 vụ sang trồng rau màu và nuôi thủy sản. Về chăn nuôi đã chuyển đổi 1.239 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung mang lại kết quả tích cực, đây là giải pháp lâu dài, căn cơ để tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thích ứng với hạn hán và xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu đang diễn ra phức tạp.

Đề án phát triển giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản chất lượng cao, đến nay đã đầu tư 02 khu đất sản xuất tự túc 20,29 ha; đầu tư mở rộng Trung tâm giống, đầu tư nhà kho, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác giống; sản xuất lúa giống cấp nguyên chủng, tính chung Đề án được triển khai đạt 40% mục tiêu đề án.

Đề án phát triển trạm bơm điện ứng phó với biến đổi khí hậu được triển khai, đã có 64 trạm bơm điện được đầu tư, đạt 27,4% mục tiêu đề án.

Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT), với mục tiêu góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp thông qua việc tăng cường năng lực thể chế, đổi mới phương thức canh tác bền vững và nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo, đến nay đã thực hiện đạt 81% mục tiêu dự án.

II. Đánh giá chung

1. Ưu điểm

- Sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển khá toàn diện theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỷ trọng ngành thủy sản, phát triển mạnh đàn thủy cầm. Phương thức tổ chức sản xuất từng bước được đổi mới, nông sản, hàng hóa khá đa dạng, một số mặt hàng nông sản bước đầu hình thành mối liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; nhiều mô hình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đã phát huy hiệu quả; tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng được chuyển dịch dần sang sản xuất các sản phẩm có giá trị hàng hóa cao, có thị trường tiêu thụ, từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa và nhập khẩu.

- Chương trình xây dựng nông thôn mới triển khai ở tất cả các xã trong tỉnh và được Nhân dân tích cực hưởng ứng. Kết quả đạt được rất tích cực.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp từng bước được đầu tư xây dựng, nâng cấp, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.

2. Hạn chế

- Mặc dù sản xuất nông nghiệp 5 năm qua có bước phát triển tích cực nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; chất lượng tăng trưởng còn hạn chế như tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư, trong khi lao động nông nghiệp có trình độ thấp, năng suất lao động chưa cao, mức độ ứng dụng khoa học, công nghệ và cơ giới hóa vào sản xuất còn hạn chế so với yêu cầu phát triển; sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm, cây lúa còn chiếm tỷ trọng lớn, thủy sản và chăn nuôi thủy cầm phát triển với quy mô nhỏ; chưa khắc phục được tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tỷ lệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ còn thấp; công nghiệp chế biến nông thủy sản phát triển chưa có nhiều đột phá, còn ít doanh nghiệp đầu tư vào chế biến; tình trạng ô nhiễm môi trường nông nghiệp, nông thôn chậm được cải thiện; thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản xuất khẩu chưa nhiều trong khi chưa khai thác được thế mạnh thị trường tiêu thụ nội địa, sức cạnh tranh một số sản phẩm chủ lực còn yếu.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn chưa được đầu tư đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

- Vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn thấp; chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn để đầu tư lĩnh vực nông nghiệp; HTX dịch vụ nông nghiệp chậm đổi mới, chất lượng và hiệu quả hoạt động của HTX chưa cao.

3. Nguyên nhân hạn chế

- Biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, sạt lở đất, thời tiết cực đoan,… dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi (dịch tả heo Châu Phi), đại dịch Covid -19, giá cả nông sản không ổn định gây ảnh hưởng lớn đối với sản xuất kinh doanh và đời sống người dân.

- Đa phần nông dân sản xuất theo kinh nghiệm, tập quán, chưa thực sự thay đổi tư duy trong sản xuất; trình độ chuyên môn và năng lực cán bộ quản lý của các HTX nông nghiệp chưa đáp ứng được nhiệm vụ tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay; các HTX thiếu sự liên doanh, liên kết trong hệ thống với nhau, cũng như với các thành phần kinh tế khác, nhất là việc ký kết hợp đồng bao tiêu hàng hóa nông sản cho các hộ thành viên; khả năng mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa ngành nghề, tiếp cận với các chương trình, dự án cũng như các nguồn vốn tín dụng còn hạn chế.

- Ít doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn do tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn đầu tư vào các lĩnh vực khác, trong khi tỷ suất lợi nhuận từ nông nghiệp tương đối thấp.

- Hệ thống cơ chế, chính sách đầu tư phát triển vào lĩnh vực nông nghiệp - nông dân - nông thôn còn rời rạc, nhiều chính sách cũ không còn phù hợp nhưng chậm được điều chỉnh, bổ sung.

Phần hai

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 5 NĂM 2021 - 2025

Những kết quả đạt được giai đoạn 2016 - 2020 tiếp tục tạo nền tảng và tiền đề cho sự phát triển trong 5 năm tới 2021 - 2025, dự báo ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang tiếp tục phát triển trong điều kiện đan xen giữa những thuận lợi, khó khăn, thách thức chung của nền kinh tế. Kinh tế thế giới tiếp tục theo xu hướng toàn cầu hóa và nền kinh tế mở nên việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu là một tất yếu; đồng thời, nền kinh tế cũng đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ do căng thẳng thương mại; xu hướng bảo hộ thương mại ngày càng gia tăng, bất ổn chính trị cũng như mức độ tăng trưởng có xu hướng giảm. Kinh tế trong nước sẽ chịu nhiều tác động bất lợi khi các lợi thế so sánh truyền thống của nền kinh tế như chi phí lao động rẻ đang giảm dần, Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh mẽ từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với nhiều cơ hội cũng như thách thức; tình hình và diễn biến của biến đổi khí hậu sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, nhất là tình trạng sạt lở bờ sông, sụt lún, hạn, xâm nhập mặn và các diễn biến thời tiết cực đoan; dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt là đại dịch Covid-19 chưa kết thúc, tác động tiêu cực đến sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng sẽ thuận lợi để phát huy tối đa nguồn tài nguyên tự nhiên khi quy hoạch tỉnh được tích hợp đồng bộ về phân bổ nguồn lực và tổ chức không gian trên cơ sở quy hoạch vùng và Quốc gia.

Trước yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu trong điều kiện những thuận lợi và khó khăn, thách thức như trên đòi hỏi ngành nông nghiệp phải có những giải pháp phù hợp để phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, khai thác tối đa tiềm năng và tận dụng những cơ hội để phát triển tương xứng.

I. Mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn đến năm 2025

1. Mục tiêu chung

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, liên kết theo chuỗi giá trị và gắn với thị trường, nhất là tập trung cho các nông sản chủ lực gồm lúa, mít, chanh không hạt, bưởi, khóm, mãng cầu, heo, lươn, cá thát lát và cá tra; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp; tăng dần diện tích sản xuất theo mô hình ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp thông minh, bảo vệ môi trường; hệ thống cơ sở hạ tầng được quy hoạch, phát triển đồng bộ, hiện đại theo hướng chủ động, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn trước thiên tai.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu

(1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) khu vực nông, lâm, thủy sản (khu vực I) đạt 2,25%/năm; tỷ trọng khu vực I giảm còn 22% (giảm 4,53%).

(2) Giá trị sản xuất tăng bình quân 3%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất: Nông nghiệp 86,7%, lâm nghiệp 0,9%, thủy sản 12,4%. Trong nông nghiệp: Trồng trọt 75,5%, chăn nuôi 14,8%, dịch vụ nông nghiệp 9,7%. Trong thủy sản: khai thác 1,5%, nuôi trồng 98%, dịch vụ 0,5%. Sản lượng lúa đạt 1.200.000 tấn, thủy sản 98.690 tấn, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 54.814 tấn, sản lượng trứng 170 triệu quả.

(3) Tỷ lệ xã nông thôn mới đạt trên 80% tổng số xã, trong đó số xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao đạt trên 20%, số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đạt trên 10%. Phấn đấu công nhận thêm một đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

(4) Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch 85%.

(5) Tỷ lệ che phủ rừng duy trì 3%.

II. Nhiệm vụ chủ yếu

1. Phát triển sản xuất

a) Về nông nghiệp

Cây lúa: Diện tích canh tác đến năm 2025 khoảng 76.000 ha, chuyển đổi khoảng 1.200 ha sang trồng cây khác có hiệu quả cao hơn; diện tích gieo trồng khoảng 186.000 ha (Đông Xuân 76.000 ha, Hè Thu 75.000 ha, Thu Đông 35.000 ha); sản lượng trên 1,2 triệu tấn/năm. Mở rộng vùng lúa chất lượng cao 35.000 ha theo tiêu chí cánh đồng lớn, sử dụng các giống lúa tốt, có chất lượng gạo ngon, phù hợp với yêu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

Cây mía: Năm 2025 duy trì diện tích trồng mía khoảng 3.500 ha, năng suất bình quân 110 - 120 tấn/ha. Sản lượng 350.000 tấn - 400.000 tấn, áp dụng cơ giới, tổ chức sản xuất theo chuỗi, hạ giá thành sản xuất mía. Chuyển đổi diện tích mía kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác có hiệu quả cao hơn.

Cây ăn quả: Tập trung xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản chủ lực của tỉnh, trong đó xây dựng mô hình theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) chiếm trên 10% diện tích; mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước chiếm 15% diện tích. Tiếp tục cải tạo diện tích vườn tạp, chuyển đổi đất lúa xen vườn để hình thành vườn chuyên, đưa diện tích cây ăn trái toàn tỉnh lên 49.000 ha, sản lượng 572.000 tấn tăng 134.000 tấn so với năm 2020.

Cây rau, màu: Diện tích 34.000 ha, tăng bình quân 6,86%/năm; sản lượng 459.000 tấn, tăng bình quân 8,53%/năm. Sản phẩm chủ yếu là bắp, bầu, bí, dưa, rau xanh các loại.

Ngành chăn nuôi: Đến năm 2025 quy mô đàn trâu ổn định 1.845 con, đàn bò 4.425 con, đàn heo 156.000 con, đàn gà 1,611 triệu con, đàn thủy cầm 3,268 triệu con. Sản lượng thịt các loại 54.814 tấn và sản lượng trứng gia cầm đạt 170 triệu quả. Phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học; chuyển đổi sang chăn nuôi tập trung theo hình thức gia trại, trang trại đạt 50% và kiểm soát được 100% đàn vịt chạy đồng.

b) Về thủy sản: Phát huy lợi thế về nuôi trồng thủy sản nước ngọt, tạo động lực tăng trưởng, diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2025 là 10.000 ha, tăng 1.970 ha so với năm 2020, phấn đấu tổng sản lượng thủy sản 98.690 tấn vào năm 2025, tốc độ tăng trưởng bình quân 5,5% năm. Trong đó, tập trung phát triển nuôi thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực (cá tra, cá thát lát, cá đồng, thủy đặc sản…), đa dạng hóa các đối tượng và hình thức nuôi cho phù hợp với từng vùng, từng địa phương thích ứng với biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn; áp dụng quy trình nuôi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác và liên kết chuỗi để gắn kết các doanh nghiệp chế biến với các vùng nuôi.

c) Về lâm nghiệp: Giữ ổn định 5.640 ha đất rừng các loại, trong đó diện tích có rừng 3.320 ha. Diện tích quy hoạch không ổn định cho sản xuất lâm nghiệp là 1.480 ha (diện tích rừng trồng phân tán của các hộ gia đình). Trồng mới 220 ha, trồng cây phân tán 5.000.000 cây lâm nghiệp các loại. Độ che phủ rừng toàn tỉnh duy trì đến năm 2025 đạt từ 3% trở lên.

2. Phát triển Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng Khu vực trung tâm 415 ha; giải phóng 70% diện tích mặt bằng khu thực nghiệm, trình diễn.

Tiến hành nghiên cứu ứng dụng, thực nghiệm, trình diễn và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, xây dựng thương hiệu tạo giá trị gia tăng của sản phẩm và cải thiện thu nhập cho người dân. Phối hợp các Viện, Trường chọn tạo và nhân giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản chất lượng cao, có tính chống chịu hạn, mặn, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, đến năm 2025 lấp đầy trên 50% diện tích khu đang mời gọi đầu tư (415 ha). Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp, ưu tiên hợp tác đào tạo sau đại học, chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật hiện đại phục vụ sản xuất, quản lý sản xuất và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Từng bước đào tạo nghề cho nông dân trong vùng dự án, tạo chuyển biến từ nhận thức đến quy trình sản xuất theo hướng hiện đại.

3. Phát triển kinh tế tập thể: Liên kết các hộ nông dân qua hình thức HTX để có thể sản xuất hàng hóa lớn. Tiếp tục hỗ trợ, đầu tư xây dựng các mô hình hợp tác xã kiểu mới điển hình để nhân rộng; hỗ trợ các HTX nông nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý HTX, xây dựng các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; từng bước phát triển các HTX quy mô lớn hơn theo hướng mở rộng dịch vụ phục vụ đa dạng trong nông nghiệp.

4. Về xây dựng nông thôn mới và phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

Tiếp tục duy trì và nâng chất đối với các xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao. Huy động nguồn lực đầu tư, phấn đấu số xã đạt chuẩn xã nông thôn mới trên 80%, trong đó số xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao đạt trên 20%, số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đạt trên 10%. Phấn đấu công nhận thêm một đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới và 01 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Nâng cấp các công trình thủy lợi theo hướng hiện đại hóa phục vụ đa mục tiêu. Tăng cường hiệu quả công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi để phát huy tối đa các dự án, công trình được bàn giao đưa vào sử dụng.

Xây dựng đồng bộ hệ thống thủy lợi kết hợp giao thông nông thôn chất lượng đảm bảo thực hiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, tiêu thụ nông sản là tiền đề hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với qui mô lớn.

5. Bố trí ổn định dân cư nông thôn: Phấn đấu đến 2025 bố trí sắp xếp ổn định cuộc sống cho 4.790 hộ với khoảng 19.200 khẩu bao gồm các đối tượng: hộ nằm trong khu vực sạt lở và có nguy cơ sạt lở; hộ nằm trong khu vực rừng đặc dụng; hộ sống trên ghe, xuồng không có nhà ở và đất sản xuất; hộ nằm trong khu vực có điều kiện sinh hoạt và sản xuất khó khăn chưa khắc phục được.

6. Cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn

Xây dựng mới các hệ thống cấp nước tập trung quy mô lớn có công nghệ xử lý nước đạt quy chuẩn quốc gia; mở rộng, nâng cấp và nối mạng cấp nước cho các xã thuộc khu vực đã có công trình cấp nước được xây dựng trong giai đoạn trước; loại bỏ dần loại hình giếng khoan nhỏ để bảo vệ chất lượng nguồn nước ngầm.

Về công nghệ xử lý nước sạch: tất cả các công trình cấp nước tập trung phải có hệ thống lọc nước đảm bảo tiêu chuẩn.

Vệ sinh môi trường nông thôn: Đến năm 2025 hầu hết số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh, có chuồng trại chăn nuôi hợp quy cách, xử lý được chất thải. Mỗi người dân tự giác giữ gìn vệ sinh môi trường, tích cực tham gia chống ô nhiễm, bảo vệ chất lượng nguồn nước.

III. Các giải pháp chủ yếu

1. Nhóm giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng

1.1. Giải pháp công trình

- Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, rà soát các hạng mục công trình đê, đập, cống, bọng để phát hiện và tu sửa kịp thời những công trình đã xuống cấp.

- Đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi theo quy hoạch các tiểu vùng, trong đó ưu tiên đầu tư hoàn thiện hệ thống đê bao, bờ bao, kết hợp với đầu tư hệ thống cống ngăn mặn, giữ ngọt để chủ động trong sản xuất; xây dựng hoàn thiện dự án Hồ nước ngọt giai đoạn 2 và các dự án nạo vét các tuyến sông, kênh rạch trên địa bàn tỉnh phục vụ vùng sản xuất. Ưu tiên đầu tư đồng bộ hạ tầng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng sản xuất lúa giống, vùng sản xuất lúa chất lượng cao và lúa đặc sản, vùng chuyên canh cây ăn quả, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung,…; đầu tư đồng bộ hạ tầng thủy lợi (cống, trạm bơm, điện) kết hợp hệ thống giao thông phục vụ máy móc cơ giới lưu thông và vận chuyển sản phẩm.

- Từng bước chủ động tưới tiêu bằng các trạm bơm điện, hình thức và quy mô đáp ứng với sự thay đổi dòng chảy bất thường có thể xảy ra. Có thể huy động máy bơm nước ngọt từ các kênh trục vào dự trữ tại các kênh nội đồng để tưới bổ sung cho lúa khi cần thiết.

1.2 Nhóm giải pháp phi công trình

a) Giải pháp phát triển sản xuất

* Về trồng trọt:

- Thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất lúa theo Nghị định 62/2019/NĐ- CP của Chính phủ ngày 11/7/2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ quản lý và sử dụng đất lúa, đồng thời khuyến khích người dân đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi trên đất lúa để nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác.

- Điều chỉnh cơ cấu sản xuất, bố trí lịch thời vụ phù hợp, chủ động chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, thủy sản nuôi phù hợp để thích ứng biến đổi khí hậu. Từng bước đa dạng hóa các cây rau màu, đậu các loại và cây công nghiệp ngắn ngày, kết hợp nuôi thủy sản nước ngọt trên đất chuyên trồng lúa để vừa nâng cao giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích canh tác, vừa cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu màu mỡ của đất.

- Chuyển đổi cơ cấu giống, trong đó ưu tiên phát triển các giống lúa và cây trồng có phẩm chất cao để gia tăng giá trị sản xuất; giống có khả năng chịu hạn, phèn, mặn cao để thích ứng tốt hơn với xâm nhập mặn và điều kiện sinh thái từng vùng, đảm bảo năng suất, sản lượng.

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất như gieo sạ hàng, áp dụng “3 giảm - 3 tăng”, 1 phải 5 giảm, thâm canh tổng hợp, canh tác hữu cơ theo tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước; áp dụng mô hình “cánh đồng lớn” trong sản xuất lúa và cây trồng hàng năm để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ độ phì của đất. Ứng dụng công nghệ tưới tiêu hiện đại, tiên tiến, tiết kiệm nước.

- Xây dựng các vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung chất lượng cao, vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản chủ lực (chanh không hạt, bưởi, mít,...) phù hợp với điều kiện sinh thái và được cấp mã số vùng trồng. Trong đó, xây dựng mô hình theo tiêu chuẩn GAP chiếm 50% diện tích sản xuất (vùng được cấp mã số), đồng thời xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị gia tăng. Tích cực xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả trong điều kiện BĐKH như mô hình trồng mãng cầu xiêm, mô hình sản xuất 2 vụ lúa - 01 vụ tôm…; nhân rộng mô hình canh tác lúa thông minh ứng dụng công nghệ cao, lúa hữu cơ, lúa đặc sản địa phương; mở rộng các mô hình luân canh lúa – màu, mô hình kết hợp lúa - thủy sản.

- Tăng cường cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, nhất là vùng sản xuất tập trung cần ưu tiên đầu tư máy móc, thiết bị cơ giới hóa các khâu làm đất, gieo trồng và chăm sóc thu hoạch, làm khô, bảo quản sau thu hoạch...

* Về chăn nuôi:

- Nâng cao chất lượng giống gia súc, gia cầm: Trước mắt, tập trung đầu tư heo đực giống, heo nái chất lượng để sản xuất con giống chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu và cung cấp con giống cho các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Về lâu dài, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất cong giống đảm bảo chất lượng nhằm cải thiện đàn giống và chủ động cung cấp các giống tốt, chất lượng cao cho các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

- Phát triển mô hình chăn nuôi tập trung ứng dụng quy trình nuôi tiên tiến: Khuyến khích, hỗ trợ các hộ, cơ sở chăn nuôi tập trung di dời ra ngoài khu dân cư; từng bước hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán trong khu vực dân cư nông thôn nhằm bảo đảm phát triển chăn nuôi đạt hiệu quả cao và bền vững, chủ động kiểm soát và khống chế được dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường. Ngoài các chính sách chung đang thực hiện như hiện nay, cần nghiên cứu ban hành chính sách về hỗ trợ ổn định cuộc sống khi hộ chăn nuôi ngưng sản xuất để chuyển đổi ngành nghề; hỗ trợ lãi vay ngân hàng đối với các hộ đầu tư mở rộng hoặc đầu tư mới; hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi ngành nghề cho người lao động làm việc tại các cơ sở chăn nuôi; hỗ trợ chi phí di dời chuồng trại và xây dựng cơ sở mới theo quy hoạch.

* Về thủy sản:

- Thiết lập mạng lưới liên kết sản xuất giống theo hướng chuyên môn hóa cho từng công đoạn (cung cấp cá hậu bị/bố mẹ - cá bột - cá hương/cá giống) để tạo ra con giống đảm bảo chất lượng, cân đối được sản lượng và nhu cầu con giống, kịp thời phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản.

- Xây dựng và phát triển các mô hình liên kết sản xuất theo các hình thức như tổ hợp tác, hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp... sản xuất theo quy mô công nghiệp. Trên cơ sở đó xây dựng vùng nuôi tập trung, đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các biện pháp quản lý tiên tiến (GAP, BMP, ASC...) để tăng năng suất, sản lượng, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo ra nguồn nguyên liệu lớn cho các nhà máy chế biến và thị trường tiêu thụ thủy sản. Đồng thời, gắn kết giữa người nuôi với khâu cung cấp vật liệu đầu vào và khâu tiêu thụ đầu ra.

- Cơ quan quản lý chuyên ngành phải thực hiện tốt công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh; hướng dẫn người nuôi áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Chuyển đổi đối tượng nuôi theo hướng đa dạng hóa và lựa chọn đối tượng có giá trị cao, thích ứng với xâm nhập mặn và có thị trường tiêu thụ như: cá thát lát còm, lươn, ba ba, chạch lấu, tôm, cá sặc rằn, cá lóc,..

* Về lâm nghiệp:

- Trồng rừng: Trồng các cây trồng lâm nghiệp phù hợp với điều kiện lập địa và mục đích của từng loại rừng theo đúng qui trình kỹ thuật; hoàn thiện quy trình và nhân rộng mô hình trồng rừng theo phương thức nông - lâm - ngư kết hợp. Nghiên cứu tuyển chọn các giống cây lâm nghiệp phù hợp với đặc điểm sinh thái của từng vùng và tiểu vùng, đặc biệt là các giống có năng suất cao, phẩm chất tốt và đa tác dụng, thích ứng với điều kiện BĐKH- NBD; đầu tư các dự án trồng rừng, trồng cây phân tán, vườn giống nhằm tạo điều kiện phát triển lâm nghiệp góp phần cải thiện môi trường, phục hồi sinh thái, điều hòa khí hậu, tạo cảnh quan nông thôn, giúp tăng tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh.

- Khai thác rừng trồng: Khai thác đúng tuổi để bảo đảm sản lượng và chất lượng gỗ, trồng lại rừng sau khi khai thác; cây trồng phân tán không nên khai thác hết một lần, khai thác tới đâu cũng trồng lại ngay tới đó.

b) Giải pháp về công tác khuyến nông và tuyên truyền

- Tăng cường tập huấn, chuyển giao công nghệ cho nông dân về những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản; những biện pháp phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, quy trình canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu. Đặc biệt, thường xuyên tổ chức cho nông dân tham quan, học tập kinh nghiệm, tiếp cận thị trường để góp phần nhanh chóng thay đổi tập quán và nhận thức của nông dân trong sản xuất nông nghiệp, hướng họ đổi mới sang tư duy làm kinh tế nông nghiệp, mạnh dạn chuyển đổi từ sản xuất quy mô hộ gia đình riêng lẻ, không kiểm soát chất lượng sang liên kết sản xuất theo quy trình an toàn, kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và nguồn gốc để có thể cung ứng lượng hàng hóa lớn cho doanh nghiệp.

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó tập trung các mô hình như: Mô hình sử dụng giống phẩm chất cao, giống thích ứng với hạn, mặn; mô hình canh tác tiết kiệm nước; mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ tự động hóa trong kiểm soát và điều tiết các yếu tố môi trường; mô hình ứng dụng cơ giới hóa từ khâu làm đất, gieo trồng cho đến thu hoạch; mô hình sản xuất đa canh tuần hoàn nhằm tận dụng và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên; các mô hình ứng dụng công nghệ cao,...

- Phát triển mạng lưới dịch vụ khuyến nông tự quản cơ sở bao gồm: các hợp tác xã nông nghiệp, câu lạc bộ nông dân, tổ hợp tác, hội quán nông dân... Đây là nơi để nông dân tiếp cận thông tin, trực tiếp trao đổi những kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp; đồng thời cũng là điểm để tuyên truyền những chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp đến người dân, tư vấn, giải đáp thắc mắc, tập huấn tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ,...

- Thực hiện tuyên truyền, vận động Nhân dân thường xuyên thông qua các chương trình dự báo thời tiết, chuyên mục khuyến nông,… trên đài phát thanh, truyền hình và thông qua hoạt động của Mặt trận tổ quốc, đoàn, hội các cấp để kịp thời cập nhật thông tin dự báo cho người dân biết và chủ động phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, nhất là những tháng cao điểm xâm nhập mặn và mưa bão, giông lốc.

c) Giải pháp về liên kết sản xuất

- Chuyển đổi toàn diện HTX theo Luật HTX năm 2012; Xóa bỏ các HTX hoạt động kém hiệu quả, thường xuyên thua lỗ. Thành lập mới các tổ hợp tác, các HTX chuyên ngành (HTX kiểu mới) làm đầu mối, đại diện nông dân liên kết với doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị.

- Thành lập các hiệp hội ngành hàng với các sản phẩm chủ lực có sự tham gia của các doanh nghiệp, nhà khoa học, cơ quan quản lý, người sản xuất (đại diện là các hợp tác xã, hội quán) để kết nối sức mạnh, đổi mới tư duy kinh tế, nói lên tiếng nói của mình, đồng thời thực hiện tốt “liên kết 4 nhà”.

- Phát triển mạnh trang trại, gia trại sản xuất hàng hóa; hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp ở nông thôn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.

- Phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị thông qua hợp đồng kinh tế giữa nông dân với doanh nghiệp để thay thế cho mô hình kinh tế hộ hiệu quả thấp. Trong đó doanh nghiệp giữ vai trò đầu tầu, định hướng cho nông dân và HTX về quy mô, chất lượng, quy cách nông sản; HTX, tổ hợp tác là đầu mối đại diện của nông dân tham gia các liên kết với doanh nghiệp.

d) Giải pháp về khoa học công nghệ

- Đẩy mạnh ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản thích ứng với hạn, mặn. Trong đó, ưu tiên phát triển các giống có phẩm chất cao phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai, nguồn nước tại từng vùng, tiểu vùng trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu cải thiện, nâng cao chất lượng các giống nông sản chủ lực.

- Đầu tư nghiên cứu hoàn thiện, cải tiến quy trình sản xuất đối với các loại nông sản chủ lực nhằm nâng cao năng suất, ổn định chất lượng.

- Ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, chế phẩm sinh học trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản an toàn theo tiêu chuẩn GAP, hữu cơ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

- Nghiên cứu lựa chọn áp dụng các công nghệ thích hợp với điều kiện của tỉnh trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản, chế biến và bảo quản nông sản, xử lý môi trường, nhất là ứng dụng công nghệ số vào quản lý các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

- Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về xử lý ô nhiễm môi trường ở các trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; hướng dẫn sử dụng các loại phân bón, chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y một cách khoa học (sử dụng đúng lúc, đúng loại, đúng liều lượng,...).

- Xây dựng các mô hình ứng dụng, đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến có hiệu quả.

- Thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thông qua ứng dụng các giải pháp công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, chất thải trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi; phát triển nông nghiệp hữu cơ.

đ) Giải pháp về xúc tiến thương mại và thị trường

- Hỗ trợ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, cải tiến công nghệ, nâng cao năng lực cho một số trung tâm, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất giống cây trồng, con nuôi chủ lực của tỉnh để có đủ năng lực nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh giống đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu của Tỉnh.

- Rà soát các khu, cụm công nghiệp của tỉnh, tạo mặt bằng, khuyến khích, hỗ trợ và mời gọi các doanh nghiệp đầu tư chế biến nông sản, sản xuất thức ăn thủy sản, chăn nuôi.

- Hỗ trợ doanh nghiệp, HTX xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc trưng, chủ lực của tỉnh (lúa gạo đặc sản, các sản phẩm cây ăn trái, thủy sản…) gắn với truy xuất nguồn gốc và quản lý chất lượng theo chuỗi.

- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại dưới nhiều hình thức; tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm chủ lực có chất lượng cao trên Website của tỉnh, của ngành, của doanh nghiệp; thường xuyên thông tin, dự báo kịp thời về thị trường nông sản.

- Thực hiện liên kết tỉnh và liên kết vùng trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thủy sản. Hỗ trợ các doanh nghiệp, các HTX, các tổ hợp tác đưa các sản phẩm giới thiệu trên các sàn giao dịch nông sản tại các thành phố lớn.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, HTX phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu. Thành lập các Hiệp hội ngành hàng để bảo vệ quyền lợi nông dân và các thành viên, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh.

- Đẩy mạnh xây dựng hệ thống kho bãi luân chuyển, chợ đầu mối tiêu thụ nông sản, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư theo hình thức PPP.

- Tranh thủ tối đa các cơ hội hợp tác quốc tế để huy động và sử dụng hiệu quả về kỹ thuật, kinh nghiệm và các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản.

2. Giải pháp về cơ chế, chính sách

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2019 về việc quy định chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp; chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; Nghị quyết số 21/2019/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2019 về việc quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2020 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; Nghị quyết số 08/2020/NQ-HĐND ngày 07 tháng 7 năm 2020 về việc quy định định chính sách hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 07 tháng 7 năm 2020 về việc quy định mức chi và mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; Nghị quyết số 26/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc thông qua Đề án phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

- Thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách về xây dựng nông thôn mới, về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025 và chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang theo Quyết định số 23/2019/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2019 của UBND tỉnh Hậu Giang.

- Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ phát triển và nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ thay thế Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2016 của UBND tỉnh Hậu Giang về chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016 - 2020; nghiên cứu, xây dựng và ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản đối với các đối tượng nuôi chủ lực và tiềm năng.

- Tăng cường áp dụng cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất lâm nghiệp thông qua Đề án Chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Hậu Giang nhằm đảm bảo lợi ích cho người sử dụng và người cung cấp dịch vụ môi trường rừng, tạo điều kiện phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh.

3. Nhóm giải pháp nguồn lực thực hiện chương trình

a) Giải pháp về nguồn nhân lực

- Tiếp tục kiện toàn bộ máy và tăng cường nhân lực quản lý, đặc biệt đối với cấp huyện, cấp xã; chú trọng thu hút, đào tạo nguồn nhân lực từ tỉnh đến xã về lĩnh vực nông nghiệp theo hướng kết hợp quản lý hành chính, chuyên môn kỹ thuật và phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó quan tâm đào tạo đội ngũ chuyên gia kỹ thuật.

- Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về những tiến bộ khoa học kỹ thuật đang được áp dụng cho sản xuất, thu hoạch, bảo quản nông sản, các mô hình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, kiến thức thị trường, liên kết trong sản xuất,... cho đội ngũ làm công tác khuyến nông, kể cả mạng lưới cộng tác viên khuyến nông (được xây dựng thông qua việc kết nối đội ngũ cán bộ hội, đoàn thể ở cơ sở).

- Đẩy mạnh phát huy năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức, khoa học trong ứng dụng, nâng cao hiệu quả nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào nông nghiệp.

- Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp trong thực hiện các nhiệm vụ thanh, kiểm tra theo trách nhiệm quản lý.

b) Giải pháp về tài chính

Kinh phí thực hiện Chương trình hành động của UBND tỉnh Hậu Giang về phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang 5 năm (2021 - 2025) từ ngân sách trung ương, nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, ngân sách tỉnh, nguồn vốn ODA, nguồn vốn tư nhân. Tổng kinh phí là 4.755.360 triệu đồng (bốn nghìn bảy trăm năm mươi lăm tỷ ba trăm sáu mươi triệu đồng). Trong đó, nhu cầu bố trí từng nguồn như sau:

- Ngân sách Trung ương (đề nghị hỗ trợ): 1.865.038 triệu đồng.

- Ngân sách địa phương: 1.172.555 triệu đồng.

- Nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: 534.724 triệu đồng.

- Kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi: 69.626 triệu đồng.

- Nguồn vốn ODA: 899.129 triệu đồng.

- Vốn tư nhân (doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể): 214.288 triệu đồng.

(Đính kèm theo phụ lục)

Phần ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở Chương trình này, Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan ban, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình khẩn trương xây dựng kế hoạch cụ thể của ngành, địa phương, đơn vị mình và phân công lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra đôn đốc thực hiện chương trình; chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2. Phân công nhiệm vụ cho các đơn vị

2.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện nội dung Chương trình và các nhiệm vụ, đề án, dự án về phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu theo Chương trình này.

- Chủ trì, phối hợp các ngành liên quan rà soát, tham mưu ban hành các chính sách phát triển nông nghiệp thuộc thẩm quyền UBND tỉnh.

- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện các công việc được giao theo đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng, hàng năm sơ kết báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/12.

2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí vốn đầu tư cho các chương trình dự án phát triển nông nghiệp. Tham mưu UBND tỉnh triển khai các chính sách ưu đãi các dự án đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.

- Thực hiện lồng ghép kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp nông thôn.

2.3. Sở Tài chính chủ trì phối hợp cùng với các cơ quan, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, phối hợp thực hiện Chương trình theo đúng quy định.

2.4. Sở Công Thương phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và địa phương thực hiện chương trình xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản, hỗ trợ hợp tác xã và doanh nghiệp có thực hiện liên kết sản xuất.

2.5. Sở Khoa học và Công nghệ hàng năm ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng phục vụ phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm nông sản.

2.6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp thực hiện quản lý môi trường lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản, thủy sản; thực hiện các thủ tục và chính sách đất đai liên quan phát triển nông nghiệp.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương thực hiện quan trắc, cảnh báo môi trường phục vụ phát triển nông nghiệp.

2.7. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp, hỗ trợ ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý và sản xuất nông nghiệp.

2.8. Liên minh Hợp tác xã tỉnh phối hợp các sở, ngành và các địa phương hỗ trợ thành lập, củng cố, nâng chất và phát triển hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã 2012; xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao.

2.9. Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ngành và các địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

2.10. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh chủ trì tổ chức thực hiện các dự án đầu tư được giao của chương trình này theo đúng quy định.

2.11. Ban quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo nội dung chương trình này.

2.12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức Đoàn thể chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc và các thành viên của Mặt trận, các tổ chức đoàn thể chính trị, các hội quần chúng các cấp tổ chức tuyên truyền, phổ biến những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn; hướng dẫn, vận động hội viên tham gia phong trào xung kích trong phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng bền vững, mô hình cánh đồng lớn có thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi liên kết.

2.13. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu 5 năm 2021 - 2025, trong đó quan tâm phát triển các sản phẩm đặc thù của địa phương và đề xuất chính sách phát triển phù hợp.

- Tổ chức rà soát lại hiện trạng các dự án trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tế.

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tổ chức thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn theo quy định.

2.14. Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Hậu Giang nghiên cứu, chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản chất lượng cao, thích ứng với hạn, mặn, đặc biệt là các giống cây con chủ lực của tỉnh phục vụ nhu cầu sản xuất của nông dân.

2.15. Công ty Cổ phần Cấp nước và Vệ sinh môi trường nông thôn Hậu Giang triển khai các dự án được phê duyệt theo Chương trình này. Tiếp tục rà soát, nâng cấp hệ thống và công nghệ cấp nước đảm bảo chất lượng và kịp thời cung cấp nước sạch đáp ứng nhu cầu người dân khu vực nông thôn./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (HN, TP.HCM);
- Bộ NN&PTNT;
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh và các đoàn thể tỉnh;
- Sở: NN&PTNT, KH&ĐT, TC, CT, KH&CN, TN&MT, TT&TT;
- Liên minh Hợp tác xã tỉnh;
- Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh;
- Ban QLDA ĐTXDCT GT & NN tỉnh;
- Ban Quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang;
- Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Hậu Giang;
- Công ty Cổ phần Cấp nước và Vệ sinh môi trường nông thôn Hậu Giang;
- UBND huyện, TX, TP;
- Lưu: VT. NCTH. CT

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trương Cảnh Tuyên

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chương trình 02/CTr-UBND năm 2021 về hành động phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang 5 năm 2021-2025

  • Số hiệu: 02/CTr-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 05/01/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hậu Giang
  • Người ký: Trương Cảnh Tuyên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/01/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản