Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2010/CT-UBND | Hà Tĩnh, ngày 27 tháng 4 năm 2010 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC “XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA GIAO THÔNG”
Trong những năm qua, công tác đảm bảo TTATGT được cấp uỷ Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội các cấp thường xuyên quan tâm, tập trung chỉ đạo. Đặc biệt, sau nhiều năm tổ chức thực hiện Luật giao thông đường bộ năm 2001, Chỉ thị số 22-CT /TW ngày 24/02/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo TTATGT, Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19/11/2002; Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và Chỉ thị số 30-CT /TU ngày 12/3/2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toan giao thông (sau đây viết tắt là TTATGT); Chỉ thị số 19-CT /TU ngày 06/9/2007 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế, làm giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; Kế hoạch số 169/KH–UBND ngày 02/8/2007 về triển khai thực hiện Nghị quyết 32/2007 của Chính phủ và nhiều Kế hoạch, Chỉ thị, Quyết định khác nhằm chỉ đạo công tác đảm bảo TTATGT, kiềm chế tiến tới làm giảm tai nạn giao thông (sau đây viết tắt là TNGT) cùng với nhiều biện pháp cưỡng chế thi hành pháp luật giao thông được các lực lượng chức năng tổ chức thực hiện nghiêm túc, kiên quyết đem lại hiệu quả cao và được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Tuy vậy, tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp; số người chết, số người bị thương và những thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra còn ở mức cao (năm 2009, toàn tỉnh xảy ra 173 vụ, làm chết 208 người, làm bị thương 121 người, thiệt hại tài sản ước tính 1 tỷ đồng), đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và tác động đến tâm lý của người tham gia giao thông. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông còn yếu kém, tùy tiện, chưa tạo ra được nét đẹp văn hóa khi tham gia giao thông.
Để góp phần quan trọng vào việc thực hiện Nghị quyết 32/CP của Chính phủ, đưa trật tự an toàn giao thông đi vào nề nếp, ổn định, kiềm chế và làm giảm tai nạn giao thông một cách ổn định và vững chắc, UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:
1. Tiếp tục phát động phong trào “Xây dựng môi trường văn hóa giao thông” trong cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân toàn tỉnh với các nội dung trọng tâm như sau:
- Hiểu biết đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, kể cả khi không có lực lượng chức năng tuần tra, kiểm soát;
- Khi tham gia giao thông có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác; điều khiển phương tiện có đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định; phải đi đúng làn đường, phần đường; tuân thủ quy định về tốc độ; dừng, đỗ xe đúng quy định; đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe máy; không lạng lách, đánh võng, không vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện...;
- Không lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, không sử dụng vỉa hè, lòng lề đường làm nơi họp chợ, buôn bán; phê phán, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông như: ném đất đá lên xe ô tô, tàu hỏa; rải đinh trên đường; xả rác, nước thải ra đường ...;
- Có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi tham gia giao thông cũng như khi xảy ra tai nạn giao thông, va chạm giao thông; chấp hành quy định xử phạt khi vi phạm hành chính về giao thông;
- Phấn đấu trong cơ quan, đơn vị, thôn xóm, cụm dân cư và gia đình không có người vi phạm về trật tự, an toàn giao thông.
2. Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân làm cho mọi người biết và tự giác chấp hành; đồng thời, xây dựng môi trường văn hóa giao thông ngay từ thôn xóm, cụm dân cư, cơ quan, đơn vị công tác. Kịp thời động viên khen thưởng để nhân rộng điển hình tiên tiến, những cá nhân và tập thể gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện tốt văn hóa giao thông. Nghiêm khắc phê bình, kiểm điểm những trường hợp vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông; không bình bầu, xét khen thưởng các danh hiệu thi đua cuối năm; gia đình văn hóa, khối phố văn hóa... đối với những cán bộ, công nhân viên chức, cá nhân, gia đình và tổ chức có vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông và gây ra tai nạn giao thông.
3. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp và chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tập trung, tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và chủ trương xây dựng môi trường văn hóa giao thông, các tiêu chí của văn hóa giao thông, những điển hình tiên tiến về thực hiện văn hóa giao thông; đồng thời, phê phán những cá nhân, tập thể vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường phổ thông, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tiếp tục phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về trật tự an toàn giao thông; đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông và xây dựng môi trường văn hóa giao thông trong trường học, coi việc thực hiện văn hóa giao thông là một trong những tiêu chí để đánh giá đạo đức của học sinh, sinh viên cũng như bình xét các danh hiệu thi đua khác của trường, của lớp.
5. Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, xử lý và thông báo tới gia đình cơ quan, trường học, nơi cư trú những trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông để kiểm điểm, giáo dục góp phần nâng cao ý thức văn hóa của mọi người khi tham gia giao thông.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể các cấp phối hợp với các ngành, chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên, cán bộ và nhân dân tích cực tham gia và thực hiện tốt văn hóa giao thông cũng như pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
7. Ban An toàn giao thông tỉnh chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Công an tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các nội dung nêu trên; định kỳ sơ, tổng kết và báo cáo kết quả về Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Yêu cầu thủ trưởng các Sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 82/KH-UBND năm 2014 thực hiện Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 2Chỉ thị 05/2015/CT-UBND về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 3Kế hoạch 1836/KH-UBND năm 2015 về lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh, giai đoạn đến năm 2020 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 4Quyết định 2569/QĐ-UBND năm 2016 bãi bỏ Chỉ thị quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh do không còn phù hợp với quy định của pháp luật và công bố Chỉ thị còn hiệu lực
- 1Chỉ thị 22-CT/TW năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do Chính phủ ban hành.
- 3Luật Giao thông đường bộ 2001
- 4Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do Chính phủ ban hành
- 5Kế hoạch 82/KH-UBND năm 2014 thực hiện Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 6Chỉ thị 05/2015/CT-UBND về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 7Kế hoạch 1836/KH-UBND năm 2015 về lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh, giai đoạn đến năm 2020 do tỉnh Phú Thọ ban hành
Chỉ thị 09/2010/CT-UBND xây dựng môi trường văn hóa giao thông do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- Số hiệu: 09/2010/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 27/04/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Lê Văn Chất
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra