Điều 4 Thông tư 63/2017/TT-BTNMT về quy định kỹ thuật đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Điều 4. Các quy định kỹ thuật chung trong đo vẽ, thành lập bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5000
1. Bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5000 là bản đồ địa hình tỷ lệ lớn, là phần tiếp nối (kéo dài) của bản đồ địa hình tỷ lệ 1:5000 phần đất liền.
2. Bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5000 được thành lập trong hệ quy chiếu và phép chia mảnh thống nhất với bản đồ địa hình tỷ lệ 1:5000 phần đất liền.
3. Bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5000 thuộc hệ thống bản đồ địa hình quốc gia, phục vụ an ninh, quốc phòng và công tác nghiên cứu biển; làm cơ sở dữ liệu để biên vẽ bản đồ địa hình đáy biển các tỷ lệ nhỏ hơn, xây dựng hệ thống thông tin địa lý, biên tập các bản đồ chuyên đề.
4. Bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5000 được đo vẽ trực tiếp ở thực địa hoặc được biên vẽ từ bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ lớn hơn và được thành lập bằng công nghệ bản đồ số.
5. Bản đồ gốc số địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5000 được lưu trữ theo các tệp dữ liệu, phân chia theo nhóm, lớp theo quy định kỹ thuật hiện hành. Bản đồ gốc số được lưu trữ trên đĩa DVD.
6. Mỗi mảnh bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5000 có một lý lịch bản đồ. Lý lịch bản đồ được lập dưới dạng số. Tệp lý lịch bản đồ được lưu trên đĩa DVD cùng với bản đồ gốc số.
7. Đối với mảnh bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5000 có phần đất liền, phần đảo phải thể hiện theo nguyên tắc sau:
a) Trường hợp phần đất liền, phần đảo đã có bản đồ xuất bản ở tỷ lệ 1:5000 thì phần địa hình đáy biển mới đo vẽ phải được ghép nối với bản đồ của phần đất liền, phần đảo đó;
b) Trường hợp phần đất liền, phần đảo không có bản đồ xuất bản ở tỷ lệ 1:5000 nhưng có bản đồ xuất bản ở tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ 1:5000 thì phải biên vẽ bản đồ tỷ lệ lớn hơn đó về tỷ lệ 1:5000 và ghép nối với phần địa hình đáy biển mới được đo vẽ;
c) Trường hợp phần đất liền, phần đảo chưa có bản đồ địa hình tỷ lệ 1:5000 thì phải thực hiện đo vẽ phần đất liền và phần đảo đó. Việc đo vẽ phần đất liền và phần đảo thực hiện theo quy định kỹ thuật hiện hành trong đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:5000 phần đất liền;
d) Trường hợp không đo vẽ được phần đất liền, phần đảo thì được sử dụng các loại bản đồ, hải đồ có tỷ lệ nhỏ hơn tỷ lệ 1:5000 để biên tập phần nội dung địa hình, địa vật trên phần đất liền, trên phần đảo. Trường hợp này phải được nêu cụ thể trong TKKT - DT.
8. Phần địa hình đáy biển được đo vẽ trực tiếp bằng các phương pháp sau:
a) Phần địa hình đáy biển được đo vẽ trực tiếp ở thực địa bằng cách sử dụng các SBES, MBES với đầy đủ các máy phụ trợ tạo thành hệ thống thiết bị SBES, MBES và công nghệ định vị, dẫn đường bằng hệ thống vệ tinh toàn cầu;
b) Phần diện tích biển sát bờ, chân đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm không thể đo vẽ trực tiếp bằng SBES, MBES thì phải đo sâu bằng sào: sử dụng máy toàn đạc điện tử, GNSS RTK để đo vẽ chi tiết địa hình, địa vật hoặc sử dụng thiết bị GNSS để xác định vị trí điểm đo sâu và độ sâu được xác định bằng sào đo sâu.
9. Biên tự do của bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5000 phải đo vẽ chờm ra ngoài khung một dải không nhỏ hơn 1cm trên bản đồ. Phần đo vẽ chờm ra ngoài khung chỉ thể hiện trên bản đồ gốc số mà không thể hiện trên bản đồ khi xuất bản.
10. Cơ sở để thi công, kiểm tra, nghiệm thu việc đo vẽ trực tiếp, biên vẽ từ các nguồn tư liệu đã có để phục vụ việc thành lập bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5000 là các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định kỹ thuật và TKKT - DT đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trước khi lập TKKT - DT phải khảo sát thực địa, thu thập tư liệu, tài liệu, thông tin liên quan.
11. Các máy móc, thiết bị sử dụng trong đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5000 phải đáp ứng yêu cầu độ chính xác của bản đồ và được kiểm tra, kiểm nghiệm hoặc kiểm định theo quy định hiện hành. Các tài liệu kiểm nghiệm hoặc kiểm định máy, thiết bị phải được nộp kèm sản phẩm.
12. Khi đo sâu bằng SBES, chỉ được phép tiến hành đo sâu khi độ cao của sóng không vượt quá 0,3m. Khi độ cao sóng lớn hơn 0,3m phải sử dụng máy cải chính sóng (máy cảm biến sóng).
13. Khi đo sâu bằng MBES bắt buộc phải trang bị máy cải chính sóng, máy la bàn và máy đo tốc độ âm bề mặt.
Thông tư 63/2017/TT-BTNMT về quy định kỹ thuật đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 63/2017/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 22/12/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Linh Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 45 đến số 46
- Ngày hiệu lực: 15/02/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Các quy định kỹ thuật chung trong đo vẽ, thành lập bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5000
- Điều 5. Cơ sở toán học
- Điều 6. Độ chính xác của bản đồ
- Điều 7. Nội dung của bản đồ địa hình đáy biển
- Điều 8. Mức độ thể hiện địa hình đáy biển
- Điều 11. Điểm kiểm tra thiết bị đo biển
- Điều 12. Điểm nghiệm triều
- Điều 13. Điểm độ cao nghiệm triều
- Điều 14. Triều ký tự động
- Điều 17. Quan trắc mực nước phục vụ cải chính kết quả đo sâu
- Điều 18. Quan trắc mực nước phục vụ tính triều cường, triều kiệt
- Điều 19. Xác định vị trí điểm đo sâu khi đo sâu bằng SBES, MBES
- Điều 20. Đo sâu địa hình đáy biển bằng SBES
- Điều 21. Đo sâu địa hình đáy biển bằng MBES
- Điều 22. Đo sâu địa hình đáy biển bằng sào đo sâu
- Điều 23. Đo vẽ chi tiết bằng công nghệ RTK
- Điều 24. Lấy mẫu chất đáy
- Điều 25. Các quy định đo vẽ khác