Điều 24 Thông tư 63/2017/TT-BTNMT về quy định kỹ thuật đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
1. Đối với các khu vực biển có độ sâu đến 30m: khu vực đo sâu bằng máy đo sâu hồi âm, mật độ điểm lấy mẫu chất đáy phân bố đều trên diện tích đo vẽ, cứ 01km2 ở thực địa lấy 08 điểm; khu vực đo sâu bằng sào đo sâu phải tăng mật độ lấy mẫu lên 02 lần (16 điểm/km2). Trong TKKT-DT phải trình bày cụ thể khoảng cách giữa các tuyến lấy mẫu chất đáy khu vực đo sâu bằng máy.
2. Đối với các khu vực biển có độ sâu từ 30m đến 100m: Việc lấy mẫu chất đáy tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể mà quy định mật độ điểm lấy mẫu chất đáy trong TKKT - DT.
3. Mẫu chất đáy bề mặt được lấy bằng gầu chuyên dụng (khu vực biển sâu đến 30m), bằng ống phóng trọng lực, ống phóng van đẩy, ống phóng rung…(khu vực biển sâu từ 30m đến 100m). Mẫu chất đáy có bề dày lớp mặt từ 20 đến 25cm. Mẫu chất đáy được phân loại ngay ở thực địa: cát, bùn, bùn pha cát, đá sỏi… và ghi vào sổ lấy mẫu chất đáy, không phải lưu lại mẫu. Mẫu sổ lấy mẫu chất đáy theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Đối với các khu vực bãi đá ngầm, bãi san hô sẽ không lấy mẫu bằng gầu chuyên dụng được thì phải điều tra, thu thập thông tin phạm vi các khu vưc này trong quá trình đo sâu và sử dụng một trong các phương án: phần mềm xử lý Backscater của hệ thống máy đo sâu hồi âm; thiết bị camera (máy quay) ngầm; thiết bị side scan Sonar (quét sườn Sonar) để biểu thị chất đáy bề mặt theo ranh giới của các bãi này.
5. Các quy định về xác định vị trí của điểm lấy mẫu chất đáy giống quy định về xác định vị trí điểm đo sâu:
a) Tọa độ của các điểm lấy mẫu chất đáy khu vực đo sâu bằng SBES, MBES được ghi thành tệp số liệu với định dạng của phần mềm sử dụng;
b) Tọa độ của các điểm lấy mẫu chất đáy khu vực đo sào khi xác định bằng toàn đạc điện tử phải được ghi trong sổ đo điểm chi tiết;
c) Tọa độ của các điểm lấy mẫu chất đáy khu vực đo sâu bằng sào khi xác định vị trí bằng GNSS/DGNSS thì được ghi thành tệp số liệu với định dạng của phần mềm sử dụng;
d) Tọa độ của các điểm lấy mẫu chất đáy khi xác định bằng công nghệ RTK thì được ghi thành tệp số liệu theo định dạng của phần mềm sử dụng.
Thông tư 63/2017/TT-BTNMT về quy định kỹ thuật đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 63/2017/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 22/12/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Linh Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 45 đến số 46
- Ngày hiệu lực: 15/02/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Các quy định kỹ thuật chung trong đo vẽ, thành lập bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5000
- Điều 5. Cơ sở toán học
- Điều 6. Độ chính xác của bản đồ
- Điều 7. Nội dung của bản đồ địa hình đáy biển
- Điều 8. Mức độ thể hiện địa hình đáy biển
- Điều 11. Điểm kiểm tra thiết bị đo biển
- Điều 12. Điểm nghiệm triều
- Điều 13. Điểm độ cao nghiệm triều
- Điều 14. Triều ký tự động
- Điều 17. Quan trắc mực nước phục vụ cải chính kết quả đo sâu
- Điều 18. Quan trắc mực nước phục vụ tính triều cường, triều kiệt
- Điều 19. Xác định vị trí điểm đo sâu khi đo sâu bằng SBES, MBES
- Điều 20. Đo sâu địa hình đáy biển bằng SBES
- Điều 21. Đo sâu địa hình đáy biển bằng MBES
- Điều 22. Đo sâu địa hình đáy biển bằng sào đo sâu
- Điều 23. Đo vẽ chi tiết bằng công nghệ RTK
- Điều 24. Lấy mẫu chất đáy
- Điều 25. Các quy định đo vẽ khác