Điều 22 Thông tư 63/2017/TT-BTNMT về quy định kỹ thuật đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Điều 22. Đo sâu địa hình đáy biển bằng sào đo sâu
1. Sử dụng lưới khống chế cơ sở theo quy định tại Điều 9 và lưới khống chế đo vẽ theo quy định tại
2. Mật độ điểm đo sâu bằng sào trung bình không được nhỏ hơn 40 điểm/0,1km2 trên thực địa; ở những nơi địa hình đơn giản, không bị chia cắt thì mật độ điểm đo sâu bằng sào có thể giảm xuống 30 điểm/0,1km2 trên thực địa; ở những nơi địa hình phức tạp, bị chia cắt thì mật độ điểm đo sâu bằng sào phải tăng lên đến 60 điểm/0,1km2 trên thực địa.
3. Trường hợp đo vẽ chi tiết địa hình đáy biển ở các khu vực cần đo sâu bằng sào bằng phương pháp toàn đạc mà sử dụng lưới khống chế đo vẽ đã xác định độ cao kỹ thuật theo quy định thì không cần quan trắc mực nước.
4. Trong điều kiện cho phép, có thể dùng máy GNSS động để xác định vị trí điểm đo sâu bằng sào theo cách xác định thời điểm định vị bằng tay (manual logging) và ghi lưu tọa độ thành tệp riêng theo định dạng của phần mềm sử dụng; độ sâu của điểm được xác định bằng sào đo sâu có vạch chia nhỏ nhất đến cm và ghi vào sổ đo sào. Trường hợp này phải quan trắc mực nước theo quy định tại
5. Số hiệu điểm đo sâu bằng sào đo sâu được đánh số từ 01 cho đến hết trên cùng một khu vực đo vẽ. Khi phạm vi đo sâu bằng sào lớn, trong TKKT - DT có thể phân chia thành các khu vực đo vẽ nhỏ để quy định việc đánh số thứ tự điểm đo sâu bằng sào.
6. Trên khu vực đo sâu bằng sào, không phải đo sâu kiểm tra.
Thông tư 63/2017/TT-BTNMT về quy định kỹ thuật đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5000 do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 63/2017/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 22/12/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Linh Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 45 đến số 46
- Ngày hiệu lực: 15/02/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Các quy định kỹ thuật chung trong đo vẽ, thành lập bản đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:5000
- Điều 5. Cơ sở toán học
- Điều 6. Độ chính xác của bản đồ
- Điều 7. Nội dung của bản đồ địa hình đáy biển
- Điều 8. Mức độ thể hiện địa hình đáy biển
- Điều 11. Điểm kiểm tra thiết bị đo biển
- Điều 12. Điểm nghiệm triều
- Điều 13. Điểm độ cao nghiệm triều
- Điều 14. Triều ký tự động
- Điều 17. Quan trắc mực nước phục vụ cải chính kết quả đo sâu
- Điều 18. Quan trắc mực nước phục vụ tính triều cường, triều kiệt
- Điều 19. Xác định vị trí điểm đo sâu khi đo sâu bằng SBES, MBES
- Điều 20. Đo sâu địa hình đáy biển bằng SBES
- Điều 21. Đo sâu địa hình đáy biển bằng MBES
- Điều 22. Đo sâu địa hình đáy biển bằng sào đo sâu
- Điều 23. Đo vẽ chi tiết bằng công nghệ RTK
- Điều 24. Lấy mẫu chất đáy
- Điều 25. Các quy định đo vẽ khác