Hệ thống pháp luật

Điều 17 Thông tư 35/2019/TT-NHNN quy định về hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ, dụng cụ và vật liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Điều 17. Hạch toán mở rộng, sửa chữa, nâng cấp TSCĐ

1. Hạch toán sửa chữa TSCĐ

a) Sửa chữa thường xuyên TSCĐ:

- Khi phát sinh các khoản sửa chữa thường xuyên TSCĐ, đơn vị NHNN lập đầy đủ chứng từ và hạch toán:

Nợ TK 315002- Tạm ứng sửa chữa bảo dưỡng tài sản

Có TK thích hợp (10100201, 102001, 602004,...)

- Khi sửa chữa thường xuyên TSCĐ, căn cứ chứng từ sửa chữa TSCĐ hợp pháp, hợp lệ, hạch toán:

Nợ TK 811002- Bảo dưỡng và sửa chữa tài sản

Có TK 315002- Tạm ứng sửa chữa bảo dưỡng tài sản

b) Sửa chữa lớn TSCĐ nhằm khôi phục trạng thái hoạt động ban đầu:

- Khi phát sinh sửa chữa lớn TSCĐ, trong phạm vi dự toán được duyệt, đơn vị NHNN tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ. Căn cứ vào chứng từ hợp pháp, hợp lệ, hạch toán:

Nợ TK 31300201- Sửa chữa lớn TSCĐ

Có TK thích hợp (10100201, 102001,...)

- Khi quyết toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, đơn vị NHNN căn cứ vào Biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, văn bản quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và hồ sơ tài liệu liên quan, hạch toán:

Nợ TK 811002- Bảo dưỡng và sửa chữa tài sản

Có TK 31300201- Sửa chữa lớn TSCĐ

2. Hạch toán mở rộng, sửa chữa, nâng cấp TSCĐ

Việc hạch toán mở rộng, sửa chữa, nâng cấp TSCĐ ghi tăng nguyên giá của tài sản nếu sau khi mở rộng, sửa chữa, nâng cấp, TSCĐ được cải thiện trạng thái hiện tại so với trạng thái tiêu chuẩn ban đầu, làm tăng thời gian sử dụng hữu ích, hoặc làm giảm chi phí hoạt động, tăng công suất sử dụng, của TSCĐ đó.

a) Trường hợp mở rộng, sửa chữa, nâng cấp TSCĐ làm tăng nguyên giá TSCĐ mà thời gian trích khấu hao không thay đổi

- Hạch toán tăng nguyên giá tương tự như mua sắm TSCĐ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

- Đơn vị NHNN tính toán lại mức trích khấu hao hàng tháng theo công thức sau:

Mức trích khấu hao TSCĐ hàng tháng được tính bằng hiệu số giữa nguyên giá của TSCĐ sau khi nâng cấp, mở rộng, sửa chữa trừ đi giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ chia cho thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ tính theo tháng.

Mức trích khấu hao TSCĐ hàng tháng

=

Nguyên giá của TSCĐ sau khi nâng cấp, mở rộng, sửa chữa

-

Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ

Thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ tính theo tháng

- Hạch toán trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư này.

b) Trường hợp nâng cấp, mở rộng, sửa chữa TSCĐ làm tăng nguyên giá TSCĐ và kéo dài thời gian trích khấu hao

- Hạch toán tăng nguyên giá tương tự như mua sắm TSCĐ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

- Đơn vị NHNN tính toán lại mức trích khấu hao hàng tháng theo công thức sau:

Mức trích khấu hao TSCĐ hàng tháng

=

Nguyên giá của TSCĐ sau khi nâng cấp, mở rộng, sửa chữa

-

Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ

Thời gian trích khấu hao được xác định lại sau khi nâng cấp TSCĐ tính theo tháng

Trong đó, thời gian trích khấu hao được xác định lại sau khi nâng cấp, mở rộng, sửa chữa TSCĐ được tính trên cơ sở thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ và thời gian trích khấu hao tăng thêm của hồ sơ kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Hạch toán trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư này.

Thông tư 35/2019/TT-NHNN quy định về hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ, dụng cụ và vật liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

  • Số hiệu: 35/2019/TT-NHNN
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 31/12/2019
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Đào Minh Tú
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 31 đến số 32
  • Ngày hiệu lực: 01/03/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH