Điều 39 Thông tư 222/2009/TT-BTC hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử do Bộ Tài chính ban hành
Điều 39. Thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công
1. Hồ sơ thanh khoản:
1.1. Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo mẫu Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu: nộp 01 bản chính;
1.2. Bảng tổng hợp sản phẩm gia công xuất khẩu theo mẫu Bảng tổng hợp sản phẩm gia công xuất khẩu: nộp 01 bản chính;
1.3. Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư xuất trả ra nước ngoài và chuyển sang hợp đồng gia công khác trong khi đang thực hiện hợp đồng gia công theo mẫu Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư xuất trả ra nước ngoài và chuyển sang hợp đồng gia công khác: nộp 01 bản chính;
1.4. Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công cung ứng (nếu có) theo mẫu Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công cung ứng: nộp 01 bản chính;
1.5. Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư đã sử dụng để sản xuất thành sản phẩm xuất khẩu theo mẫu Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư đã sử dụng để sản xuất thành sản phẩm xuất khẩu: nộp 01 bản chính;
1.6. Bảng thanh khoản hợp đồng gia công theo mẫu Bảng thanh khoản hợp đồng gia công: nộp 02 bản chính (trả doanh nghiệp 01 bản sau khi thanh khoản);
1.7. Bảng tổng hợp máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất theo mẫu Bảng tổng hợp máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất: nộp 01 bản chính.
Giám đốc doanh nghiệp ký tên, đóng dấu vào các bảng biểu nêu trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các số liệu thanh khoản.
2. Thời hạn thanh khoản:
Chậm nhất 45 ngày làm việc kể ngày hợp đồng gia công và phụ lục hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực, doanh nghiệp nhận gia công phải gửi “Yêu cầu thanh khoản” theo các tiêu chí và khuôn dạng chuẩn quy định tại mẫu Yêu cầu thanh khoản gia công tới Chi cục hải quan quản lý hợp đồng gia công, doanh nghiệp phải có hướng xử lý đối với số nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị tạm nhập; phế liệu, phế phẩm (nếu có);
Đối với những hợp đồng gia công có thời hạn nhiều năm thì tách ra từng phụ lục theo từng năm. Thời hạn thanh khoản từng phụ lục áp dụng như thời hạn thanh khoản hợp đồng gia công.
3. Thời hạn tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu hồ sơ thanh khoản:
Chậm nhất 30 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được “Yêu cầu thanh khoản” của người khai hải quan, Cơ quan hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công phải hoàn thành việc kiểm tra đối chiếu kết quả thanh khoản trực tiếp trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, trường hợp cần thiết yêu cầu doanh nghiệp nộp tới toàn bộ hồ sơ thanh khoản để kiểm tra đối chiếu, phản hồi “Thông báo chấp nhận kết quả thanh khoản” hoặc “Thông báo từ chối kết quả thanh khoản” kèm theo lý do từ chối kết quả thanh khoản theo mẫu Thông báo gia công cho doanh nghiệp.
4. Thời hạn làm thủ tục hải quan đối với nguyên liệu dư; máy móc, thiết bị tạm nhập; phế liệu, phế phẩm:
Chậm nhất 30 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan phản hồi “Thông báo chấp nhận kết quả thanh khoản” hoặc “Thông báo từ chối kết quả thanh khoản” kèm theo lý do từ chối kết quả thanh khoản, người khai hải quan phải thực hiện đầy đủ yêu cầu của cơ quan hải quan trên “Thông báo chấp nhận kết quả thanh khoản” hoặc “Thông báo từ chối kết quả thanh khoản”, bao gồm cả việc hoàn thành thủ tục hải quan để giải quyết số nguyên liệu dư; máy móc, thiết bị tạm nhập; phế liệu, phế phẩm (nếu có).
5. Xử lý quá hạn gửi yêu cầu thanh khoản và quá thời hạn làm thủ tục nguyên phụ liệu, vật tư dư thừa và máy móc, thiết bị tạm nhập
5.1. Xử lý quá hạn gửi yêu cầu thanh khoản hoặc nộp hồ sơ thanh khoản:
a. Trong thời hạn 90 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn thanh khoản, cơ quan Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công thực hiện: Xử lý vi phạm theo quy định; Tính thuế và ấn định số tiền thuế, tiền phạt chậm nộp đối với số nguyên liệu, vật tư, máy móc… thuộc hợp đồng gia công chưa thanh khoản, tính từ ngày đăng ký tờ khai như đối với hàng nhập khẩu theo hợp đồng mua bán.
b. Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp tiền thuế, tiền phạt chậm nộp thuế cho hàng hoá nhập khẩu chưa thanh khoản của hợp đồng đó vào tài khoản tạm thu theo ấn định thuế của cơ quan Hải quan và thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
c. Trường hợp quá 90 ngày kể từ ngày quá thời hạn gửi yêu cầu thanh khoản mà doanh nghiệp không khai báo/nộp hồ sơ thanh khoản và/hoặc không nộp thuế theo ấn định thuế của cơ quan Hải quan thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định.
5.2. Xử lý quá hạn thời hạn làm thủ tục đối với nguyên phụ liệu, vật tư dư thừa và máy móc, thiết bị tạm nhập:
a. Cơ quan Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công:
a.1. Lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định;
a.2. Tính thuế và ấn định số tiền thuế đối với số nguyên liệu, vật tư dư thừa, máy móc, thiết bị tạm nhập … thuộc hợp đồng gia công chưa thanh khoản tính từ ngày cơ quan Hải quan hoàn thành thủ tục đối chiếu thanh khoản.
b. Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp thuế vào tài khoản tạm thu theo ấn định của cơ quan Hải quan và thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
c. Quá thời hạn nộp thuế, nếu doanh nghiệp không nộp thuế thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định.
5.3. Doanh nghiệp nộp hồ sơ và hoàn thành việc thanh khoản sau khi đã nộp thuế, phạt chậm nộp thì được làm thủ tục hoàn trả tiền thuế, tiền phạt chậm nộp; theo quy định hiện hành;
Trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ, hoàn thành việc thanh khoản trong thời hạn nộp thuế và chưa nộp thuế thì được làm thủ tục không thu thuế theo quy định hiện hành.
5.4. Gia hạn thời hạn thanh khoản và thời hạn làm thủ tục hải quan đối với nguyên liệu dư; máy móc, thiết bị tạm nhập; phế liệu, phế phẩm:
Các trường hợp được gia hạn thời hạn thanh khoản:
a. Doanh nghiệp đồng thời thực hiện nhiều hợp đồng gia công và các hợp đồng này đều hết hiệu lực thực hiện tại một thời điểm nên doanh nghiệp không kịp chuẩn bị hồ sơ;
b. Đang có tranh chấp giữa bên thuê gia công và bên nhận gia công liên quan đến hợp đồng gia công;
c. Các trường hợp vì lý do bất khả kháng khác nên doanh nghiệp không thực hiện đúng thời hạn thanh khoản.
Trên cơ sở phụ lục gia hạn thời gian thực hiện việc thanh khoản của người khai hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý hợp đồng gia công xem xét, gia hạn thời hạn quy định tại khoản 2 về thời hạn thanh khoản. Thời hạn gia hạn chỉ được 01 lần và không quá 15 ngày đối với Tiết a, không quá 30 ngày đối với Tiết b, Tiết c Điểm này.
Thông tư 222/2009/TT-BTC hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 222/2009/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 25/11/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 581 đến số 582
- Ngày hiệu lực: 01/12/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Đối tượng áp dụng
- Điều 2. Phạm vi áp dụng
- Điều 3. Giải thích thuật ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
- Điều 5. Quản lý rủi ro
- Điều 6. Người khai hải quan điện tử
- Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan, người nộp thuế
- Điều 8. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan, công chức hải quan
- Điều 9. Hồ sơ hải quan
- Điều 10. Thời gian khai và làm thủ tục hải quan điện tử
- Điều 11. Hồ sơ hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá
- Điều 12. Khai hải quan điện tử
- Điều 13. Sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan
- Điều 14. Hủy tờ khai hải quan
- Điều 15. Thay tờ khai hải quan
- Điều 16. Kiểm tra, tiếp nhận đăng ký tờ khai hải quan điện tử
- Điều 17. Quản lý giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá
- Điều 18. Kiểm tra hồ sơ hải quan điện tử
- Điều 19. Kiểm tra thực tế hàng hoá
- Điều 20. Nội dung kiểm tra trong quá trình thông quan
- Điều 21. Trị giá hải quan
- Điều 22. Lấy mẫu, lưu mẫu, lưu hình ảnh hàng hoá nhập khẩu
- Điều 23. Đưa hàng hoá về bảo quản
- Điều 24. Giải phóng hàng hoá
- Điều 25. Thông quan hàng hóa
- Điều 26. Giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử
- Điều 27. Xác nhận thực xuất
- Điều 28. Phúc tập hồ sơ hải quan
- Điều 29. Quy định về chuyển cửa khẩu
- Điều 30. Thủ tục hải quan điện tử cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khi Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có sự cố tạm dừng hoạt động hoặc các sự cố ngoài Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
- Điều 31. Hợp đồng gia công
- Điều 32. Thủ tục đăng ký, sửa đổi hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công
- Điều 33. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư gia công
- Điều 34. Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công
- Điều 35. Thủ tục đăng ký, điều chỉnh định mức
- Điều 36. Thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm gia công ra nước ngoài
- Điều 37. Thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp
- Điều 38. Thủ tục hải quan đối với sản phẩm gia công dùng để thanh toán tiền công hoặc tiêu thụ nội địa
- Điều 39. Thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công
- Điều 40. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm, phế thải, máy móc, thiết bị thuê, mượn
- Điều 41. Thủ tục chuyển việc quản lý, theo dõi hợp đồng đang thực hiện giữa phương thức truyền thống và phương thức điện tử
- Điều 42. Thủ tục đăng ký hợp đồng gia công
- Điều 43. Thủ tục xuất khẩu nguyên liệu để đặt gia công tại nước ngoài
- Điều 44. Thủ tục đăng ký, điều chỉnh, kiểm tra định mức đặt gia công tại nước ngoài
- Điều 45. Thủ tục nhập khẩu sản phẩm gia công đặt gia công tại nước ngoài
- Điều 46. Thủ tục thanh khoản hợp đồng đặt gia công tại nước ngoài
- Điều 47. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
- Điều 48. Thủ tục hải quan đối với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu:
- Điều 49. Thanh khoản tờ khai nguyên liệu, vật tư nhập khẩu:
- Điều 50. Thủ tục chuyển việc quản lý, theo dõi các tờ khai loại hình nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu từ phương thức thủ công sang phương thức điện tử
- Điều 51. Nguyên tắc kiểm tra giám sát hải quan
- Điều 52. Đăng ký, sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa đưa vào, danh mục hàng hóa đưa ra doanh nghiệp chế xuất
- Điều 53. Đăng ký, điều chỉnh định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư cho sản phẩm đưa ra doanh nghiệp chế xuất
- Điều 54. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào doanh nghiệp chế xuất
- Điều 55. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa ra doanh nghiệp chế xuất
- Điều 56. Thủ tục thanh lý hàng hoá theo quy định
- Điều 57. Chế độ báo cáo và kiểm tra đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra doanh nghiệp chế xuất và kiểm tra hàng tồn kho.
- Điều 58. Đối tượng áp dụng
- Điều 59. Thủ tục công nhận doanh nghiệp ưu tiên
- Điều 60. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp ưu tiên
- Điều 61. Thủ tục bãi bỏ công nhận doanh nghiệp ưu tiên:
- Điều 62. Quyền và nghĩa vụ của đối tác cung cấp cho doanh nghiệp ưu tiên
- Điều 63. Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong quản lý doanh nghiệp ưu tiên
- Điều 64. Thủ tục đăng ký, sửa đổi, bổ sung các danh mục hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan
- Điều 65. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào kho ngoại quan
- Điều 66. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa ra kho ngoại quan
- Điều 67. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với các trường hợp khác
- Điều 68. Thanh khoản, thanh lý, kiểm tra hàng hoá nhập, xuất kho ngoại quan
- Điều 69. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm phục vụ sản xuất của dự án ưu đãi đầu tư:
- Điều 70. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập - tái xuất
- Điều 71. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
- Điều 72. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đã xuất khẩu nhưng bị trả lại
- Điều 73. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đã nhập khẩu nhưng phải xuất trả