Điều 14 Thông tư 222/2009/TT-BTC hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử do Bộ Tài chính ban hành
1. Các trường hợp huỷ tờ khai hải quan:
1.1. Tờ khai hải quan điện tử đã đăng ký nhưng quá thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan mà không xuất trình hồ sơ hải quan điện tử trong trường hợp phải xuất trình hồ sơ hải quan điện tử;
1.2. Quá thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan mà người khai hải quan chưa xuất trình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế để cơ quan hải quan kiểm tra.
1.3. Tờ khai hải quan đã đăng ký, hàng hoá được miễn kiểm tra thực tế nhưng quá thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan mà không có hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Cụ thể:
a. Quá thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hoá xuất khẩu mà người khai hải quan chưa đưa hàng đến khu vực giám sát hải quan để xuất khẩu (hoặc chưa đưa hàng đến cửa khẩu xuất);
b. Quá thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu mà chưa có hàng hoá đến cửa khẩu nhập.
1.4. Tờ khai hải quan điện tử đã đăng ký nhưng Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có sự cố hoặc có các sự cố ngoài Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan mà không thực hiện được tiếp thủ tục hải quan điện tử;
1.5. Người khai hải quan đề nghị huỷ tờ khai hải quan đã đăng ký.
2. Khi huỷ tờ khai theo các trường hợp quy định Khoản 1 Điều này, người khai hải quan tạo thông tin huỷ tờ khai theo đúng khuôn dạng tại Mẫu thông tin huỷ tờ khai, nêu rõ lý do, gửi đến cơ quan hải quan, nhận “Thông báo hướng dẫn làm thủ tục hải quan điện tử”, và thực hiện các yêu cầu tại thông báo hướng dẫn thủ tục hải quan.
Chi cục trưởng Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử xem xét quyết định cho huỷ tờ khai hải quan điện tử.
3. Trình tự thủ tục huỷ tờ khai hải quan:
3.1. Cơ quan hải quan thực hiện việc huỷ và lưu lại toàn bộ dữ liệu trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan của tờ khai đã đăng ký;
3.2. Người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan 01 tờ khai hải quan; các Phụ lục tờ khai, các bản kê, và Phiếu kiểm tra hồ sơ giấy, Phiếu kiểm tra hàng hoá (nếu có) trong trường hợp Tờ khai hải quan điện tử in đã được xác nhận “Thông quan” hoặc “Giải phóng hàng” hoặc “Đưa hàng hoá về bảo quản” hoặc “Hàng chuyển cửa khẩu”;
Công chức hải quan tiếp nhận thực hiện gạch chéo bằng mực đỏ, ký tên, đóng dấu công chức lên tờ khai hải quan điện tử in được huỷ.
3.3. Cơ quan hải quan lưu Tờ khai hải quan điện tử in đã được huỷ (nếu có) theo thứ tự số đăng ký tờ khai hải quan.
Thông tư 222/2009/TT-BTC hướng dẫn thí điểm thủ tục hải quan điện tử do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 222/2009/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 25/11/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 581 đến số 582
- Ngày hiệu lực: 01/12/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Đối tượng áp dụng
- Điều 2. Phạm vi áp dụng
- Điều 3. Giải thích thuật ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
- Điều 5. Quản lý rủi ro
- Điều 6. Người khai hải quan điện tử
- Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan, người nộp thuế
- Điều 8. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải quan, công chức hải quan
- Điều 9. Hồ sơ hải quan
- Điều 10. Thời gian khai và làm thủ tục hải quan điện tử
- Điều 11. Hồ sơ hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá
- Điều 12. Khai hải quan điện tử
- Điều 13. Sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan
- Điều 14. Hủy tờ khai hải quan
- Điều 15. Thay tờ khai hải quan
- Điều 16. Kiểm tra, tiếp nhận đăng ký tờ khai hải quan điện tử
- Điều 17. Quản lý giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá
- Điều 18. Kiểm tra hồ sơ hải quan điện tử
- Điều 19. Kiểm tra thực tế hàng hoá
- Điều 20. Nội dung kiểm tra trong quá trình thông quan
- Điều 21. Trị giá hải quan
- Điều 22. Lấy mẫu, lưu mẫu, lưu hình ảnh hàng hoá nhập khẩu
- Điều 23. Đưa hàng hoá về bảo quản
- Điều 24. Giải phóng hàng hoá
- Điều 25. Thông quan hàng hóa
- Điều 26. Giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử
- Điều 27. Xác nhận thực xuất
- Điều 28. Phúc tập hồ sơ hải quan
- Điều 29. Quy định về chuyển cửa khẩu
- Điều 30. Thủ tục hải quan điện tử cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khi Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có sự cố tạm dừng hoạt động hoặc các sự cố ngoài Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
- Điều 31. Hợp đồng gia công
- Điều 32. Thủ tục đăng ký, sửa đổi hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công
- Điều 33. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư gia công
- Điều 34. Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công
- Điều 35. Thủ tục đăng ký, điều chỉnh định mức
- Điều 36. Thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm gia công ra nước ngoài
- Điều 37. Thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp
- Điều 38. Thủ tục hải quan đối với sản phẩm gia công dùng để thanh toán tiền công hoặc tiêu thụ nội địa
- Điều 39. Thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công
- Điều 40. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm, phế thải, máy móc, thiết bị thuê, mượn
- Điều 41. Thủ tục chuyển việc quản lý, theo dõi hợp đồng đang thực hiện giữa phương thức truyền thống và phương thức điện tử
- Điều 42. Thủ tục đăng ký hợp đồng gia công
- Điều 43. Thủ tục xuất khẩu nguyên liệu để đặt gia công tại nước ngoài
- Điều 44. Thủ tục đăng ký, điều chỉnh, kiểm tra định mức đặt gia công tại nước ngoài
- Điều 45. Thủ tục nhập khẩu sản phẩm gia công đặt gia công tại nước ngoài
- Điều 46. Thủ tục thanh khoản hợp đồng đặt gia công tại nước ngoài
- Điều 47. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.
- Điều 48. Thủ tục hải quan đối với sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu:
- Điều 49. Thanh khoản tờ khai nguyên liệu, vật tư nhập khẩu:
- Điều 50. Thủ tục chuyển việc quản lý, theo dõi các tờ khai loại hình nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu từ phương thức thủ công sang phương thức điện tử
- Điều 51. Nguyên tắc kiểm tra giám sát hải quan
- Điều 52. Đăng ký, sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa đưa vào, danh mục hàng hóa đưa ra doanh nghiệp chế xuất
- Điều 53. Đăng ký, điều chỉnh định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư cho sản phẩm đưa ra doanh nghiệp chế xuất
- Điều 54. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào doanh nghiệp chế xuất
- Điều 55. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa ra doanh nghiệp chế xuất
- Điều 56. Thủ tục thanh lý hàng hoá theo quy định
- Điều 57. Chế độ báo cáo và kiểm tra đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra doanh nghiệp chế xuất và kiểm tra hàng tồn kho.
- Điều 58. Đối tượng áp dụng
- Điều 59. Thủ tục công nhận doanh nghiệp ưu tiên
- Điều 60. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp ưu tiên
- Điều 61. Thủ tục bãi bỏ công nhận doanh nghiệp ưu tiên:
- Điều 62. Quyền và nghĩa vụ của đối tác cung cấp cho doanh nghiệp ưu tiên
- Điều 63. Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong quản lý doanh nghiệp ưu tiên
- Điều 64. Thủ tục đăng ký, sửa đổi, bổ sung các danh mục hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan
- Điều 65. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào kho ngoại quan
- Điều 66. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa ra kho ngoại quan
- Điều 67. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với các trường hợp khác
- Điều 68. Thanh khoản, thanh lý, kiểm tra hàng hoá nhập, xuất kho ngoại quan
- Điều 69. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm phục vụ sản xuất của dự án ưu đãi đầu tư:
- Điều 70. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập - tái xuất
- Điều 71. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
- Điều 72. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đã xuất khẩu nhưng bị trả lại
- Điều 73. Thủ tục hải quan đối với hàng hoá đã nhập khẩu nhưng phải xuất trả