Chương 5 Thông tư 10/2002/TT-BYT hướng dẫn về điều kiện hành nghề dược do Bộ Y tế ban hành
QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ SỞ, NGƯỜI HÀNH NGHỀ DƯỢC
1. Người hành nghề dược được tham gia các hoạt động về chuyên môn, kỹ thuật và tổ chức nghề nghiệp có liên quan.
2. Được từ chối không bán các đơn thuốc không đúng các quy chế chuyên môn hoặc xét thấy ảnh hưởng đến sức khoẻ người dùng.
3. Nếu chủ nhà thuốc tư nhân vì lý do nào đó không thể tiếp tục hành nghề, người thừa kế hợp pháp phải báo cáo với Sở Y tế tỉnh nơi đặt địa điểm hành nghề và xin phép để một dược sĩ đại học khác có đủ các tiêu chuẩn như dược sĩ chủ nhà thuốc thay thế trong thời gian tối đa không quá 06 tháng. Trong trường hợp này, dược sĩ thay thế chủ nhà thuốc có quyền và chịu trách nhiệm như dược sĩ chủ nhà thuốc.
4. Nếu chủ đại lý vì lý do nào đó không thể tiếp tục kinh doanh được thì doanh nghiệp mở đại lý có trách nhiệm giải quyết số thuốc còn lại.
1. Người phụ trách chuyên môn của các cơ sở và người hành nghề dược phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ sở, thực hiện đúng các quy định về quy chế chuyên môn và các quy định khác liên quan đến hành nghề dược.
2. Các cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc phải có biển hiệu theo quy định. (Mẫu 1)
3. Các cơ sở bán lẻ thuốc:
3.1. Người phụ trách chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc phải có mặt khi cơ sở hoạt động và trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động, hướng dẫn sử dụng các thuốc phải bán theo đơn.
3.2. Phải có người đủ trình độ để bán, hướng dẫn sử dụng các thuốc phải bán theo đơn.
3.3. Trong quy trình bán lẻ thuốc phải thể hiện được: việc kiểm tra đơn thuốc trước khi bán, khi giao thuốc cho người mua, đối chiếu lại tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, liều dùng.
3.4. Thuốc giao cho người mua phải được bao gói cẩn thận và ghi tên thuốc, nồng độ, hàm lượng.
3.5. Thuốc pha chế theo đơn phải lưu đơn thuốc sau khi pha chế, mỗi loại thuốc phải có bao gói riêng, trên bao gói ghi đầy đủ các nội dung sau: tên và địa chỉ nơi bán thuốc. Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng.
4. Những người làm việc trực tiếp ở các khâu buôn bán của các sơ sở hành nghề dược trong khi hành nghề phải chấp hành các quy định sau:
4.1. Tuân thủ quy trình làm việc
4.2. Mặc áo choàng, đội mũ sạch sẽ, gọn gàng.
4.3. Đeo biển hiệu theo quy định (Mẫu 2).
5. Tất cả các cơ sở hành nghề dược phải:
5.1. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối y tế, chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam, thực hiện nghiêm túc 12 điều y đức và 10 điều quy định về đạo đức hành nghề được.
5.2. Học tập, nắm vững và thực hiện các văn bản pháp luật và quy chế chuyên môn có liên quan đến hành nghề dược.
5.3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người tiêu dùng về chất lượng thuốc do mình sản xuất, buôn bán.
5.4. Thông tin, hướng dẫn sử dụng thuốc theo đúng "Quy chế thông tin, quảng cáo thuốc và mỹ phẩm dùng cho người".
5.5. Niêm yết giá thuốc và bán đúng theo giá đã niêm yết.
5.6. Có trách nhiệm tổ chức giám sát, theo dõi và báo cáo cho Bộ Y tế (Cục quản lý dược Việt Nam), Sở Y tế tỉnh những vấn đề có liên quan đến chất lượng thuốc, các tai biến và tác dụng phụ của thuốc khi được các thầy thuốc hoặc người tiêu dùng thông báo.
5.7. Chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan có thẩm quyền và chấp hành quyết định huy động của cơ quan có thẩm quyền khi có thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh.
Thông tư 10/2002/TT-BYT hướng dẫn về điều kiện hành nghề dược do Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 10/2002/TT-BYT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 04/07/2002
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đỗ Nguyên Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/07/2002
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.
- Điều 3. Các cơ sở hành nghề dược:
- Điều 4. Phạm vi hành nghề dược:
- Điều 5. Cấm các cơ sở hành nghề dược:
- Điều 6. Tiêu chuẩn chung của người hành nghề dược:
- Điều 7. Tiêu chuẩn chung của người phụ trách chuyên môn:
- Điều 8. Tiêu chuẩn về bằng cấp và thời gian thực hành:
- Điều 9. Điều kiện về nơi bán thuốc và trang thiết bị:
- Điều 10. Tiêu chuẩn về bằng cấp chuyên môn và thời gian thực hành:
- Điều 11. Điều kiện về cơ sở và trang thiết bị:
- Điều 12. Điều kiện sản xuất thuốc tân dược:
- Điều 13. Tiêu chuẩn về bằng cấp và thời gian thực hành:
- Điều 14. Điều kiện về cơ sở, trang thiết bị:
- Điều 18. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề đối với cơ sở bán lẻ, bán buôn, sản xuất thuốc y học cổ truyền:
- Điều 19. Hồ sơ đối với cơ sở sản xuất thuốc tân dược, bảo quản, kiểm nghiệm thuốc:
- Điều 20. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề dược, thay đổi người phụ trách chuyên môn, thay đổi địa điểm hành nghề.
- Điều 21. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề:
- Điều 22. Thủ tục:
- Điều 23. Phí thẩm định cấp giâý chứng nhận đủ điều kiện hành nghề dược: