Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Frozen surimi
Lời nói đầu
TCVN 8682:2011 được chuyển đổi từ 28 TCN 119:1998 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
TCVN 8682:2011 do Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
SURIMI ĐÔNG LẠNH
Frozen surimi
Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm surimi đông lạnh được chế biến từ cá.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4829:2005 (ISO 6579:2002), Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi –Phương pháp phát hiện Salmonella trên đĩa thạch.
TCVN 4835:2002 (ISO 2917:1999), Thịt và sản phẩm thịt – Đo độ pH – Phương pháp chuẩn
TCVN 5276, Thủy sản – Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu
TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev. 10-2009), Tiêu chuẩn chung đối với phụ gia thực phẩm
TCVN 8135:2009 (ISO 1442:1997), Thịt và sản phẩm thịt – Xác định độ ẩm (Phương pháp chuẩn)
TCVN 7087:2008 (CODEX STAN 1-2005), Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
3.1. Surimi đông lạnh (frozen surimi)
Thịt cá xay được chế biến từ cá bằng cách bỏ đầu, bỏ ruột, rửa sạch, tách da và xương, xay nhỏ, rửa lọc, tách nước, có thể bổ sung chất chống biến tính lạnh đông đối với các mô thịt và được cấp đông.
3.2. Cường độ gel (gel strength)
Mức độ keo dính của sản phẩm, khả năng chịu tác động của lực nén.
3.3. Độ dẻo (plasticity)
Mức độ dai và đàn hồi của sản phẩm, khả năng chịu tác động của lực uốn hoặc lực kéo.
3.4. Tạp chất (impurity)
Các vật có mặt trong sản phẩm như xương, da, vây, vảy… và các vật không có nguồn gốc từ cá.
4.1. Yêu cầu đối với nguyên liệu
Nguyên liệu dùng để chế biến surimi là các loài cá tươi có thịt màu trắng.
4.2. Yêu cầu đối với sản phẩm
4.2.1. Phân hạng chất lượng
Surimi được phân thành 3 hạng chất lượng; hạng đặc biệt, hạng 1 và hạng 2.
4.2.2. Nhiệt độ tâm của sản phẩm
Nhiệt độ tâm của sản phẩm không lớn hơn – 18oC.
4.2.3. Chỉ tiêu cảm quan của sản phẩm
Chỉ tiêu cảm quan của sản phẩm được quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 – Yêu cầu cảm quan đối với surimi đông lạnh
Chỉ tiêu |
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Thông tư 29/2010/TT-BNNPTNT ban hành Danh mục chỉ tiêu, mức giới hạn cho phép về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật nhập khẩu, sản xuất lưu thông trong nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4835:2002 (ISO 2917 : 1999) về thịt và sản phẩm thịt - đo độ pH - phương pháp chuẩn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn ngành 28TCN 119:1998 về Sản phẩm thuỷ sản đông lạnh - Surimi cá biển do Bộ Thuỷ sản ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5276:1990 về thủy sản - lấy mẫu và chuẩn bị mẫu do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4381:2009 về tôm vỏ đông lạnh
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4546:2009 về tôm mũ ni đông lạnh
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8681:2011 về nhuyễn thể hai mảnh vỏ đông lạnh
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7087:2008 (CODEX STAN 1-2005) về Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8135:2009 (ISO 1442 : 1997) về Thịt và sản phẩm thịt - Xác định độ ẩm (Phương pháp chuẩn)
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5660:2010 (CODEX STAN 192-1995, Rev.10-2009) về Tiêu chuẩn chung đối với phụ gia thực phẩm
- 13Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4829:2005 (ISO 6579 : 2002) về Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp phát hiện Salmonella trên đĩa thạch do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành