Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7497 : 2005

BITUM - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM HOÁ MỀM (DỤNG CỤ VÒNG-VÀ-BI)

Bitumen - Test method for s°Ftening point (ring-and-ball apparatus)

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định điểm hoá mềm của bitum trong khoảng nhiệt độ từ 30 °°C đến 157 °C (86 °F đến 315 °F) bằng dụng cụ vòng-và-bi ngập trong nước cất (30 °C đến 80 °C), trong glyxerin USP (trên 80 °C đến 157 °C), hoặc trong etylen glycol (30 °C đến 110 °C).

1.2. Các giá trị tính theo hệ đơn vị SI là giá trị tiêu chuẩn.

1.3. Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn này có trách nhiệm thiết lập các nguyên tắc về an toàn và bảo vệ sức khoẻ cũng như khả năng áp dụng phù hợp với các giới hạn quy định trước khi đưa vào sử dụng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 7494 : 2005 (ASTM D 140 - 01)  Bitum - Phương pháp lấy mẫu.

TCVN 7498 : 2005 (ASTM D 92-02b)  Bitum - Phương pháp xác định điểm chớp cháy và điểm  cháy bằng thiết bị thử cốc hở Cleveland.

ASTM C 670  Practice for preparing precision and bias statements for test method for construction materials (Phương pháp xác định độ chụm và độ lệch đối với các phương pháp thử vật liệu xây dựng).

ASTM D 3461  Test method for s°Ftening point °F asphalt and pitch (meter Cup-and-ball method) [Phương pháp xác định điểm hoá mềm của bitum và nhựa hắc ín (dùng máy đo cốc và bi)].

ASTM E 1  Specification for ASTM thermometers (Qui định kỹ thuật đối với nhiệt kế ASTM).

3. Tóm tắt phương pháp

3.1. Hai mẫu bitum nằm ngang, được chuẩn bị bằng cách đổ đầy bitum vào hai vòng bằng đồng có giá treo và được gia nhiệt với tốc độ kiểm soát trong bình chứa chất lỏng trong đó mỗi vòng đỡ một viên bi thép. Điểm hoá mềm được báo cáo là giá trị trung bình của nhiệt độ mà tại đó hai mẫu bitum đủ mềm để viên bi bọc kín bitum rơi xuống một khoảng bằng 25 mm (1,0 in.).

4. Ý nghĩa và ứng dụng 

4.1. Bitum là vật liệu nhớt, dẻo không có điểm chảy xác định rõ ràng, khi tăng nhiệt độ, bitum trở nên mềm dẻo, giảm nhớt. Chính vì lý do này mà phải xác định điểm hoá mềm theo phương pháp xác định chặt chẽ và tuỳ chọn để các kết quả là tái lập.

4.2. Điểm hoá mềm được sử dụng trong việc phân loại bitum, đây là một trong các yếu tố để thiết lập tính đồng nhất trong nguồn cung cấp cũng như vận chuyển và cũng để cảnh báo khả năng chảy của vật liệu khi nhiệt độ tăng.

5. Thiết bị thử

5.1. Vòng - Hai vòng chứa mẫu bằng đồng có các kích thước phù hợp như Hình 1 (a).

5.2. Tấm lót - Bằng đồng, phẳng, nhẵn, có kích thước 50 mm x 75 mm (2 in. x 3 in.).

5.3. Bi - Hai viên bi thép, đường kính 9,5 mm (3/8 in.), khối lượng mỗi viên là 3,50 g ± 0,05 g.

5.4. Vòng dẫn hướng - Hai vòng dẫn hướng bằng đồng để đặt bi đúng tâm vòng chứa mẫu, kích thước và hình dạng như nêu trên Hình1 (b).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7497:2005 (ASTM D 36 - 00) về Bitum - Phương pháp xác định điểm hoá mềm (dụng cụ vòng-và-bi) do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: TCVN7497:2005
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2005
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản