TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 11194:2017
BITUM - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐÀN HỒI
Bitumen - Test method for elastic recovery
Lời nói đầu
TCVN 11194:2017 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ Công bố.
BITUM - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐÀN HỒI
Bitumen - Test method for elastic recovery
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ đàn hồi của nhựa đường polime sử dụng trong xây dựng các công trình giao thông.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7494:2005 (ASTM D140-01), Bi tum - Phương pháp lấy mẫu.
TCVN 7496:2005 (ASTM D113-99), Bi tum - Phương pháp xác định độ kéo dài.
Standard Test Method for Elastic Recovery of Bituminous Materials by Ductilometer-ASTM D6084
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong TCVN 11193:2017 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:
Độ đàn hồi của nhựa đường polime (elasticity of polymer asphalt) là tỷ số (tính bằng phần trăm) giữa biến dạng hồi phục sau khi mẫu được kéo dài đến chiều dài quy định theo tốc độ kéo mẫu và nhiệt độ thí nghiệm quy định với tổng biến dạng.
4 Thiết bị, dụng cụ
4.1 Thiết bị thử nghiệm, phù hợp với quy định tại TCVN 7496:2005 (ASTM D113-99).
4.2 Khuôn: được làm bằng đồng, kích thước theo quy định tại TCVN 7496-2005, chi tiết tại Hình 1.
Hình 1- Bộ khuôn đúc mẫu thí nghiệm độ đàn hồi của nhựa đường
4.3 Tấm đáy khuôn: được làm bằng vật liệu không thấm, chiều dày thích hợp để tránh biến dạng, kích thước phù hợp để giữ từ 1 đến 3 khuôn. Mặt tấm phẳng và nhẵn để luôn tiếp xúc hoàn toàn với khuôn.
4.4 Kéo cắt mẫu: các loại kéo kim loại thích hợp để cắt mẫu nhựa đường khi mẫu kéo dài 20 cm.
4.5 Dụng cụ gia nhiệt; tủ sấy hoặc tấm nung nóng, gia nhiệt bằng điện hoặc ga, sử dụng để làm chảy mềm vật liệu nhựa đường.
4.6 Cốc chứa mẫu: bằng kim loại thích hợp dùng để chứa nhựa đường khi làm mềm.
4.7 Bể ổn nhiệt: Phù hợp với quy định tại TCVN 7496:2005 (ASTM D113-99).
5 Cách tiến hành
5.1 Chuẩn bị khuôn: xoa đều vadơlin lên mặt tấm đáy khuôn và mặt trong của hai mảnh cạnh của khuôn (s và s’), lắp khuôn vào tấm đáy.
5.2 Lấy mẫu: Theo TCVN 7494:2005 (ASTM D140-01), Bi tum phương pháp lấy mẫu.
5.3 Chuẩn bị mẫu: cho nhựa đường vào cốc chứa, làm nóng nhựa đường đến nhiệt độ thích hợp để mẫu nhựa đủ lỏng có thể rót được, tránh để quá nhiệt cục bộ. Sau khi quấy mẫu kỹ lưỡng, rót nhựa đường vào khuôn. Rót cẩn thận để tránh tạo thành bọt khí trong mẫu, rót thành dòng nhỏ, từ đầu này đến đầu kia của khuôn cho đến khi mặt nhựa đường cao hơn một chút so với mặt khuôn. Để nguội mẫu ở nhiệt độ trong phòng trong khoảng 30 - 40 phút, sau đó đặt toàn bộ khuôn mẫu có tấm đáy vào trong bồn nước ổn nhiệt, duy trì ở nhiệt độ thí nghiệm quy định trong khoảng 30 phút. Lấy khuôn mẫu có tấm đáy ra khỏi bồn nước, dùng dao đã hơ nóng gọt cẩn thận phần nhựa đường thừa trên mặt mẫu sao cho bằng mặt. Cẩn thận khi gọt mẫu để tránh mẫu dịch chuyển khỏi tấm đáy
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7493:2005 về Bitum - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7495:2005 (ASTM D 5 - 97) về Bitum – Phương pháp xác định độ kim lún do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7497:2005 (ASTM D 36 - 00) về Bitum - Phương pháp xác định điểm hoá mềm (dụng cụ vòng-và-bi) do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11196:2017 về Bitum - Phương pháp xác định độ nhớt kế brookfield
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7500:2023 về Bitum - Phương pháp xác định độ hòa tan trong Trichloroethylene và N-propyl Bromide
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7493:2005 về Bitum - Yêu cầu kỹ thuật do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7494:2005 (ASTM D 140 - 01)
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7495:2005 (ASTM D 5 - 97) về Bitum – Phương pháp xác định độ kim lún do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7496:2005 (ASTM D 113 - 99) về Bitum - Phương pháp xác định độ kéo dài do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7497:2005 (ASTM D 36 - 00) về Bitum - Phương pháp xác định điểm hoá mềm (dụng cụ vòng-và-bi) do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11196:2017 về Bitum - Phương pháp xác định độ nhớt kế brookfield
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7500:2023 về Bitum - Phương pháp xác định độ hòa tan trong Trichloroethylene và N-propyl Bromide
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11194:2017 về Bitum - Phương pháp xác định độ đàn hồi
- Số hiệu: TCVN11194:2017
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2017
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực