Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỰC PHẨM - PHÁT HIỆN THỰC PHẨM CHIẾU XẠ
BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ ESR ĐỐI VỚI LOẠI THỰC PHẨM CHỨA XENLULOZA
Foodstuffs - Detection of irradiated food containing cellulose by ESR spectroscopy
Lời nói đầu
TCVN 7411 : 2004 hoàn toàn tương đương với EN 1787 : 2000;
TCVN 7411 : 2004 do Tiểu ban kỹ thuật TCVN/TC/F5/SC1
Thực phẩm chiếu xạ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
THỰC PHẨM - PHÁT HIỆN THỰC PHẨM CHIẾU XẠ
BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ ESR ĐỐI VỚI LOẠI THỰC PHẨM CHỨA XENLULOZA
Foodstuffs - Detection of irradiated food containing cellulose by ESR spectroscopy
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp phân tích phổ cộng hưởng spin điện tử (ESR), còn được gọi là phổ cộng hưởng điện tử thuận từ (EPR) để phát hiện thực phẩm chiếu xạ đối với loại thực phẩm chứa xenluloza đã được xử lý bằng bức xạ ion hóa [1] đến [13].
Các nghiên cứu liên phòng thí nghiệm đã thực hiện thành công trên vỏ quả hạch [14] đến [18], ớt bột [19], [20] và quả dâu tây tươi [21].
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 4851 - 89 (ISO 3696 : 1987), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
Dùng phương pháp quang phổ ESR để phát hiện các tâm thuận từ (ví dụ, các gốc tự do). Chúng có thể được tạo ra do chiếu xạ hoặc do sự có mặt các hợp chất khác. Cường độ từ trường bên ngoài mạnh tạo ra sự chênh lệch giữa các mức năng lượng của spin điện tử ms = 1/2 và ms = - 1/2, dẫn đến sự hấp thụ cộng hưởng sóng cực ngắn trong máy đo quang phổ. Phổ ESR được biểu thị quy ước là sự hấp thụ đầu tiên liên quan đến từ trường áp dụng.
Độ lớn của trường và giá trị tần số phụ thuộc vào sự phân bố thực tế (kích cỡ mẫu và giá đỡ mẫu), trong khi đó tỷ số của chúng (tức là giá trị g) là đặc tính thực của tâm thuận từ và sự phối hợp vị trí của nó. Các thông tin khác [1] đến [13].
Các gốc tự do được sinh ra trong quá trình chiếu xạ có thể phát hiện được trong chất rắn và các thành phần khô của thực phẩm. Cường độ của tín hiệu thu được tăng dần theo nồng độ của các hợp chất thuận từ và do đó tăng theo liều áp dụng.
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ phòng thử nghiệm thông thường và các loại sau đây:
4.1. Máy đo quang phổ ESR băng-X có sẵn trong thương mại, bao gồm nam châm, cầu sóng ngắn, bảng điều khiển trường và kênh tín hiệu, có hốc hình trụ hoặc hình chữ nhật.
4.2. Ống ESR, đường kính trong khoảng 4,0 mm (ví dụ: các ống thạch anh Suprasil®[1])).
4.3. Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 1 mg (tùy chọn).
4.4. Tủ sấy chân không của phòng thử nghiệm hoặc tủ làm khô.
4.5. Máy trộn bằng điện.
4.6. Giấy lọc.
4.7. Dao mổ.
4.8. Nước, đạt chất lượng cấp hạng 3 của TCVN 4851-89 (ISO 3696:1987).
5.1. Chuẩn
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5517:1991 về thực phẩm - phương pháp xác định phẩm màu hữu cơ tổng hợp tan trong nước
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7410:2004 (EN 1786:1996) về thực phẩm - Phát hiện thực phẩm chiếu xạ đối với loại thực phẩm có chứa xương - Phương pháp quang phổ ESR do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7412:2004 (EN 1788 : 2001) về thực phẩm - Phát hiện thực phẩm chiếu xạ bằng phương pháp nhiệt phát quang đối với loại có thể tách khoáng silicat do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7247:2008 (CODEX STAN 106-1983, REV.1-2003) về Thực phẩm chiếu xạ - Yêu cầu chung
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5517:1991 về thực phẩm - phương pháp xác định phẩm màu hữu cơ tổng hợp tan trong nước
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4851:1989 (ISO 3696-1987) về nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7410:2004 (EN 1786:1996) về thực phẩm - Phát hiện thực phẩm chiếu xạ đối với loại thực phẩm có chứa xương - Phương pháp quang phổ ESR do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7412:2004 (EN 1788 : 2001) về thực phẩm - Phát hiện thực phẩm chiếu xạ bằng phương pháp nhiệt phát quang đối với loại có thể tách khoáng silicat do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7247:2008 (CODEX STAN 106-1983, REV.1-2003) về Thực phẩm chiếu xạ - Yêu cầu chung
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7411:2004 (EN 1787 : 2000) về thực phẩm - Phát hiện thực phẩm chiếu xạ bằng phương pháp quang phổ ESR đối với loại thực phẩm chứa xenluloza do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: TCVN7411:2004
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2004
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra