Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7001 : 2002

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - ĐAI AN TOÀNVÀ HỆ THỐNG GHẾ-ĐAI AN TOÀN CHO NGƯỜI LỚN - YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ TRONG PHÊ DUYỆT KIỂU
Road vehicles - Safety belts and restraint systems for adult occupation - Requirements and test methods in type approval

HÀ NỘI - 2002

LỜI NÓI ĐẦU

TCVN 7001 : 2002 được biên soạn trên cơ sở ECE 16-04/R3-C3.

TCVN 7001 : 2002 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ và Cục Đăng kiểm Việt nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường hất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu (1) đối với các đai an toàn và hệ thống ghế-đai an toàn được lắp trên các phương tiện giao thông có từ ba bánh trở lên (sau đây gọi chung là xe) và để cho người lớn ngồi trên các ghế mặt hướng về phía trước sử dụng riêng lẻ như trang bị cá nhân.

Chú thích - (1) Thuật ngữ "phê duyệt kiểu" thay thế thuật ngữ "công nhận kiểu" trong các tiêu chuẩn Việt Nam về công nhận kiểu xe giao thông đường bộ đã được ban hành trước tiêu chuẩn này. Hai thuật ngữ này được hiểu như nhau.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6552:1999 (ISO 00362:1998) Âm học - Đo tiếng ồn do xe giao thông đường bộ phát ra khi tăng tốc độ - Phương pháp kỹ thuật.

TCVN 6920:2001- Phương tiện giao thông đường bộ- Bảo vệ người lái đối với tác động của cơ cấu lái trong trường hợp bị va chạm - Yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu

ISO 105-B02-1978: Textiles ( Vật liệu dệt )

ISO 3560-1975: Road vehicles - Frontal fixed barrier collision test methord (Phương tiện giao thong đường bộ - Phương pháp thử va chạm bằng hàng rào cố định phía trước)

ISO 6487-1987: Road vehicles - Measurement techniques in impact tests - Instrumentation( Phương tiện giao thông đường bộ - Các kỹ thuật đo trong thử va chạm- Dụng cụ đo)

ECE14 Uniform provisions concerning the approval of vehicles with regard to safety belt anchoregaes

(Quy định thống nhất về phê duyệt kiểu xe có lắp đai an toàn).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Các thuật ngữ và định nghĩa sau đây được áp dụng trong tiêu chuẩn này:

3.1 Đai an toàn (Seat belt): Một bộ dây đai có một khoá an toàn, bộ phận điều chỉnh và các đồ gá có thể bắt chặt vào bên trong xe và được thiết kế để làm giảm rủi ro gây chấn thương đối với người sử dụng khi có va chạm hoặc xe giảm tốc độ đột ngột bằng việc hạn chế sự dịch chuyển của thân người sử dụng. Một sự bố trí như vậy gọi chung là một "bộ đai" mà phạm vi của nó còn gồm cả bộ phận hấp thụ năng lượng hoặc bộ co đai.

3.1.1 Đai ngang (Lap belt): Đai vòng qua trước hông người sử dụng.

3.1.2 Đai chéo (Diagonal belt): Đai chéo trước ngực người sử dụng từ hông bên này đến đầu vai phía bên kia.

3.1.3 Đai ba điểm (Three-point belt): Bộ đai bao gồm một dây đai ngang và một dây đai chéo.

3.1.4 Đai tổ hợp (Harness belt): Bộ đai gồm một dây đai ngang và các dây đai khoác qua vai.

3.2. Kiểu đai (Belt type):Các đai có kiểu khác nhau là các đai khác biệt nhau về cơ bản, cụ thể, sự khác biệt đó có thể là:

3.2.1. Bộ phận cứng (Rigid parts): Bao gồm khoá, các đồ gá lắp, bộ thu đai ...

3.2.2 Vật liệu, kiểu dệt, kích thước và mầu sắc của dây đai; hoặc

3.2.3 Hình dạng bộ phận của bộ đai.

3.3. Dây đai (Strap): Dây mềm được thiết kế để giữ cơ thể người và truyền lực kéo đến các giá lắp đai.

3.4. Khoá (Buckle): Bộ phận tháo nhanh cho người sử dụng đai an toàn. Khoá có thể kèm theo bộ điều chỉnh, trừ trường hợp khoá của đai tổ hợp.

3.5. Cơ cấu điều chỉnh đai (Belt adjusting device): Cơ cấu giúp dây đai có thể được điều chỉnh độ dãn tuỳ theo ý muốn của người sử dụng và tuỳ theo vị trí của ghế. Cơ cấu điểu chỉnh có thể là một chi tiết của khoá, của bộ co đai, hoặc là bất cứ chi tiết khác nào của đai an toàn.

3.6 Cơ cấu căng đai trước (Pre-loading device): Bộ phận bổ sung hoặc kết hợp nhằm làm căng đai

để giảm sự chùng của đai trong quá trình xảy ra va chạm.3.7 Bộ chi tiết gá lắp (Attachments): các chi tiết của bộ đai kể cả các chi tiết an toàn cần thiết để lắp đai với các giá lắp đai.

3.8 Bộ hấp thụ năng lượng (Energy absorber): Cơ cấu được thiết kế làm phân tán năng lượng một cách độc lập hoặc kết hợp với dây đai và là một phần của bộ đai.

3.9 Bộ co dây (Retractor): Bộ phận để chứa một phần hoặc toàn bộ chiều dài của dây đai an toàn.

3.9.1 Bộ co dây không khoá kiểu 1 (Non-locking retractor type 1): Bộ co dây trong đó dây đai được kéo ra đến độ dài lớn nhất bởi một ngoại lực nhỏ và nó không cho phép điều chỉnh độ dài của dây đai đã đ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7001:2002 về phương tiện giao thông đường bộ - đai an toàn và hệ thống ghế - đai an toàn cho người lớn - yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN7001:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 05/07/2002
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo:
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản