Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7000:2002

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ - TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ CỦA MÔ TÔ, XE MÁY VÀ CÁC BỘ PHẬN KỸ THUẬT ĐIỆN HOẶC ĐIỆN TỬ SỬ DỤNG RIÊNG - YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ TRONG PHÊ DUYỆT KIỂU
Road vehicles - Electromagnetic compatibility of Motorcycles and Mopeds and electrical or electronic separate technical units - Requirements and test methods in type approval

HÀ NỘI - 2002

Lời nói đầu

TCVN 7000 : 2002 được biên sọan trên cơ sở Quy định 97/24/EC, Chương 8.

TCVN 7000 : 2002 do Ban kỹ thuật TCVN/TC 22 Phương tiện giao thong đường bộ và Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và phương pháp thử trong phê duyệt kiểu(1) mô tô, xe máy (sau đây gọi chung là xe) và các bộ phận kỹ thuật điện hoặc điện tử sử dụng riêng về tương thích điện từ.

Chú thích - (1) Thuật ngữ "Phê duyệt kiểu" thay thế thuật ngữ "Công nhận kiểu" trong các tiêu chuẩn Việt Nam về công nhận kiểu phương tiện giao thông đường bộ đã được ban hành trước tiêu chuẩn này. Hai thuật ngữ này được hiểu như nhau.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6888:2001 Phương tiện giao thông đường bộ - Môtô, xe máy - Yêu cầu trong phê duyệt kiểu.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây được áp dụng trong tiêu chuẩn này:

3.1 Tương thích điện từ (Electromagnetic compatibility): Khả năng của xe hoặc của một trong những hệ thống điện/điện tử lắp trên xe để thoả mãn chức năng trong môi trường điện từ mà không gây nhiễu điện từ quá mức cho bất kỳ vật nào trong môi trường đó.

3.2 Nhiễu điện từ (Electromagnetic disturbance):  Hiện tượng điện từ bất kỳ có thể làm biến đổi đặc tính của xe hoặc một trong những hệ thống điện/điện tử lắp trên xe. Nhiễu điện từ có thể là tiếng ồn điện từ, tín hiệu không mong muốn hoặc là sự thay đổi chính nó trong môi trường lan truyền.

3.3 Miễn nhiễu điện từ (Electromagnetic immunity): Khả năng hoạt động của xe hoặc của một trong những hệ thống điện/điện tử lắp trên xe không bị suy giảm tính năng trong môi trường có nhiễu điện từ riêng.

3.4 Môi trường điện từ (Electromagnetic environment): Tất cả các hiện tượng điện từ xuất hiện trong một điều kiện nhất định.

3.5. Giới hạn chuẩn (Reference limit): Mức danh định có tính đến việc phê duyệt kiểu bộ phận của kiểu xe và giá trị giới hạn của sự phù hợp của sản xuất.

3.6. ăng ten chuẩn (Reference antena): Ăng ten ngẫu cực nửa sóng cân bằng được điều chỉnh tới tần số chuẩn.

3.7. Bức xạ băng tần rộng (Wide-band emission): Bức xạ có băng thông lớn hơn băng thông của thiết bị thu chuyên dùng hoặc của dụng cụ đo.

3.8. Bức xạ băng tần hẹp (Narrow-band emission): Bức xạ có băng thông nhỏ hơn băng thông của thiết bị thu chuyên dùng hoặc dụng cụ đo.

3.9. Bộ phận kỹ thuật điện/điện tử sử dụng riêng (STU) (Electronic/electrical separate technical unit): Linh kiện hoặc bộ linh kiện điện và/hoặc điện tử được cung cấp để lắp ráp vào xe, cùng với tất cả các vật nối và dây nối liên kết nhằm thực hiện một vài chức năng riêng.

3.10. Kiểu xe về tương thích điện từ (Vehicle type with regard to electromagnetic compatibility): Kiểu xe không có điểm khác nhau cơ bản nào giữa xe này với xe khác về các mặt như:

- Cách bố trí chung các linh kiện điện và/hoặc điện tử;

- Kích thước toàn bộ, bố trí và hình dáng lắp đặt động cơ và cách bố trí đường dây cao áp (nếu có);

- Vật liệu chế tạo cả khung và thân xe (ví dụ: khung và thân làm bằng sợi thuỷ tinh, nhôm hoặc thép).

3.11. Kiểu STU về tương thích điện từ (STU type in relation to electromagnetic compatibility):         Bộ phận kỹ thuật sử dụng riêng có các tính năng cơ bản không khác các bộ phận kỹ thuật khác, về các mặt chủ yếu như:

- Chức năng do STU thực hiện;

- Bố trí chung các linh kiện điện và/hoặc điện tử.

3.12. Sự điều khiển xe trực tiếp (Direct vehicle control): Sự điều khiển xe thực hiện bởi người lái tác động lên hệ thống lái, phanh và bộ điều khiển tăng tốc.

3.13. Mặt phẳng đỡ xe (Vehicle plane): Mặt phẳng cứng (vững) dùng để đỡ xe qua tiếp xúc với chân chống bên hoặc chân chống giữa (đối với xe hai bánh) cùng với một hoặc tất cả hai bánh xe.

4. Tài liệu kỹ thuật và mẫu cho phê duyệt kiểu

4.1 Tài liệu kỹ thuật

4.1.1. Đối với xe

Bản Catalô mô tả tất cả các tổ hợp của hệ thống điện/điện tử hoặc STU, kiểu khung thân của kiểu xe được phê duyệt kiểu bộ phận và các kiểu loại chiều dài cơ sở được đưa ra. Các hệ thống điện/điện tử và STU được coi là đặc biệt nếu chúng có khả năng phát r

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7000:2002 về phương tiện giao thông đường bộ - tương thích điện từ của mô tô, xe máy và các bộ phận kỹ thuật điện hoặc điện tử sử dụng riêng - yêu cầu phương pháp thử trong phê duyệt kiểu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN7000:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 05/07/2002
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo:
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản