Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6778 : 2000

ASTM D 525 – 95

XĂNG – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ ỔN ĐỊNH ÔXY HÓA (PHƯƠNG PHÁP CHU KỲ CẢM ỨNG)

Gasoline – Test method for oxidation stability (induction period method)

Lời nói đầu

TCVN 6778 : 2000 tương đương với ASTM D 525 – 95 Standard Test Method for Oxidation Stability of Gasoline (Induction Period Method).

TCVN 6778 : 2000 do Tiểu ban kỹ thuật TCVN/TC28/SC2 “Nhiên liệu lỏng – Phương pháp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt. Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

XĂNG – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ ỔN ĐỊNH ÔXY HÓA (PHƯƠNG PHÁP CHU KỲ CẢM ỨNG)

Gasoline – Test method for oxidation stability (induction period method)

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ ổn định ôxy hóa của xăng thành phẩm trong điều kiện ôxy hóa nhanh.

Chú thích 1 – Chú ý – Tiêu chuẩn này không nhằm mục đích xác định độ ẩm ôxy hóa các câu tử của xăng đặc biệt là các hợp chất chứa bão hòa có điểm sôi thấp mà lại chiếm phần trăm cao, vì các hỗn hợp này có thể gây nên các điều kiện nổ trong thiết bị. Tuy nhiên, do chưa biết bản chất của mẫu thử nên bom thử phải được lắp đặt một đĩa bật an toàn để bảo vệ cho nhân viên vận hành.

Chú thích 2 – Để xác định độ ổn định ôxy hóa của xăng theo phương pháp tạo nhựa áp dụng ASTM D hoặc IP 138.

1.2. Đơn vị áp suất tính theo hệ SI là kilo Pascal (kPa), các giá trị tính theo psi ghi trong ngoặc đơn dùng để tham khảo.

1.3. Tiêu chuẩn này không đề cập đến các qui tắc an toàn liên quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải có trách nhiệm lập ra các quy định thích hợp về an toàn và bảo vệ sức khỏe, đồng thời phải xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định trước khi sử dụng. Những quy định cụ thể về nguy hiểm xem chú thích 2 và chú thích 5 đến 14.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6777 : 2000 (ASTM D 4057) Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - Phương pháp lấy mẫu thủ công ASTM D 873 Phương pháp xác định độ ổn định ôxy hóa của nhiên liệu hàng không (phương pháp tạo cặn).

ASTM E 1 Nhiệt kế ASTM – Yêu cầu kỹ thuật.

IP 138 Phương pháp xác định độ ổn định ôxy hóa của xăng hàng không.

3. Thuật ngữ

3.1. Giải thích các thuật ngữ dùng trong tiêu chuẩn này.

3.1.1 Điểm gãy – điểm nằm trên đường cong đồ thị thời gian – áp suất mà trước đó trong vòng 15 phút độ sụt đúng bằng 14 kPa (2 psi) và sau đó trong vòng 15 phút độ sụt áp không nhỏ hơn 14 kPa (2 psi).

3.1.2 Chu kỳ cảm ứng – thời gian từ khi đặt bom và bể cho đến khi đạt điểm gây tại 100 0C (212 0F).

4. Tóm tắt phương pháp

4.1. Mẫu được ôxy hóa trong bom đã nạp đầy ôxy hóa ngay từ đầu ở nhiệt độ từ 15 đến 25 0C, áp suất 690 kPa (100 psi) và được gia nhiệt từ 98 đến 102 0C. Đọc và ghi lại áp suất sau từng khoảng thời gian định trước cho tới khi đạt tới điểm gãy. Thời gian cần để mẫu đạt tới điểm gãy chính là chu kỳ cảm ứng đã quan sát tại nhiệt độ thử, từ thời gian đó tính chu kỳ cảm ứng tại 100 0C.

Chú thích 3 – Chú ý – đề phòng trường hợp bom có thể bị vỡ, nổ, nên dùng lá chắn khi vận hành bom thử.

5. Ý nghĩa và sử dụng

5.1. Có thể sử dụng chu kỳ cảm ứng như một chỉ dẫn về xu hướng tạo nhựa của xăng khi tồn chứa. Tuy nhiên các loại xăng khác nhau được tồn chứa trong điều kiện khác nhau sẽ rất khác nhau về mức độ tạo nhựa.

6. Thiết bị và dụng cụ

6.1.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6778:2000 (ASTM D 525 – 95) về Xăng - Phương pháp xác định độ ổn định oxy hoá (phương pháp chu kỳ cảm ứng) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6778:2000
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2000
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản