Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6646 : 2000

ISO 11260 : 1994

CHẤT LƯỢNG ĐẤT - XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG TRAO ĐỔI CATION THỰC TẾ VÀ ĐỘ B∙O HOÀ BAZƠ BẰNG CÁCH SỬ DỤNG DUNG DỊCH BARI CLORUA
Soil quality - Determination of effective cation exchange capacity and base saturation level using barium chloride solution

Lời nói đầu

TCVN 6646 : 2000 hoàn toàn tương đương với ISO 11260 : 1994. TCVN 6646 : 2000 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 190

Chất lượng đất biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành

CHẤT LƯỢNG ĐẤT - XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG TRAO ĐỔI CATION THỰC TẾ VÀ ĐỘ BÃO HOÀ BAZƠ BẰNG CÁCH SỬ DỤNG DUNG DỊCH BARI CLORUA

Soil quality - Determination of effective cation exchange capacity and base saturation level using barium chloride solution

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định khả năng trao đổi cation (CEC) tại pH của đất và xác định khả năng trao đổi hàm lượng natri, kali, canxi, và magie có trong đất.

Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các loạI mẫu đất được làm khô trong không khí, xử lý sơ bộ các mẫu đất theo TCVN 6647 : 2000 (ISO 11464).

Chú thích

1) Phương pháp này đưa ra những cản trở từ ảnh hưởng của canxi như canxit hoặc thạch cao có trong mẫu. Cũng như sự có mặt của các muối hoà tan nào tạo ra khả năng trao đổi cation cao hơn giá trị có khả năng trao đổi thực [3] và [4].

2) Cần đo độ dẫn điện riêng của mẫu đất theo TCVN 6650 : 2000 (ISO 11265) nếu như muối gây ảnh hưởng đến mẫu đất.

2 Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 4851 - 1989 (ISO 3696),    Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

TCVN 6650 : 2000 (ISO 11265), Chất lượng đất - Xác định độ dẫn điện riêng.

TCVN 6647 : 2000 (ISO 11464), Chất lượng đất - Xử lý sơ bộ mẫu để phân tích lý - hoá.

3 Nguyên tắc

Việc xác định CEC như quy định trong tiêu chuẩn này là hình thức cải tiến của phương pháp Gillman [5]. CEC của mẫu đất được xác định tại pH của đất và ở nồng độ ion tổng số thấp (khoảng 0,01 mol/l).

Trước tiên, đất được làm bão hoà bari nhờ xử lý đất ba lần bằng dung dịch bari clorua 0,1 mol/l. Tiếp theo, cho đất cân bằng với dung dịch bari clorua 0,01 mol/l. Sau đó, cho thêm 1 lượng d- xác định của dung dịch magie sulfat 0,02 mol/l. Toàn bộ lượng bari đang có trong dung dịch cũng như đã bị hấp thụ, đều được kết tủa dưới dạng bari sulfat không tan, do đó những vị trí có ion có khả năng trao đổi sẽ bị magie chiếm chỗ. Lượng magie d- được xác định bằng cách đo phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (FAAS).

Cũng có thể xác định hàm lượng natri, kali, canxi và magie (và những nguyên tố khác như: sắt, mangan, và nhôm) trong dịch chiết đất bằng bari clorua 0,1 mol/l.

Nếu như dịch chiết bari clorua có mầu nâu hơi vàng, thì chứng tỏ đã có một số chất hữu cơ tan trong đó. Nếu điều này xẩy ra cần ghi vào báo cáo kết quả.

Chú thích

3) Vì chất hữu cơ cũng tham gia vào CEC, nên sự hiện diện của nó có thể dẫn đến việc giá trị CEC đo được không phản ánh đúng giá trị CEC thực.

4) Phương pháp đo phổ với phát xạ nguyên tử bằng cặp plasma (ICP-AES) có thể được sử dụng như một phương pháp lựa chọn để đo natri, kali, canxi và magie.

5) Tổng số cation có khả năng trao đổi có thể cho ra kết quả lớn hơn CEC thực sự do các muối có trong đất hoà tan. Tuy nhiên, không được dùng nước để rửa sơ bộ đất nhằm loại bỏ những muối này, vì điều đó có thể làm thay đổi tỷ lệ tương đối của các cation trong CEC.

4 Cách tiến hành

4.1 Ngâm chiết

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6646:2000 (ISO 11260 : 1994) về chất lượng đất - xác định khả năng trao đổi cation thực tế và độ bão hoà bazơ bằng cách sử dụng dung dịch bari clorua do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6646:2000
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2000
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản