Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6647 : 2000

ISO 11464 : 1994

CHẤT LƯỢNG ĐẤT - XỬ LÝ SƠ BỘ ĐẤT ĐỂ PHÂN TÍCH LÝ – HOÁ
Soil quality - Pretreatmemt of samples for physiko - chemical analyses

Lời nói đầu

TCVN 6647 : 2000 hoàn toàn tương đương với ISO 11464 : 1994. TCVN 6647 : 2000 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 190

Chất lượng đất biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành

CHẤT LƯỢNG ĐẤT - XỬ LÝ SƠ BỘ MẪU ĐỂ PHÂN TÍCH LÝ - HOÁ

Soil quality - Pretreatment of samples for physico-chemical analyses

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định cách xử lý sơ bộ mẫu đất dùng để phân tích các chỉ tiêu lý - hoá và mô tả năm kiểu xử lý sơ bộ mẫu : làm khô, làm vỡ, rây, tách và xay.

Các trình tự xử lý sơ bộ mẫu mô tả trong tiêu chuẩn này không được áp dụng nếu chúng ảnh hưởng đến kết quả của các phép xác định cần phải làm. Nhìn chung tiêu chuẩn về các phương pháp phân tích sẽ nêu rõ khi nào cần chấp nhận các trình tự khác.

2 Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 565 : 1990 - Rây thử - Lưới dây kim loại, đĩa kim loại đục lỗ và tấm đúc - Cỡ lỗ danh nghĩa.

3 Nguyên tắc

Mẫu đất khô trong không khí, hoặc trong tủ sấy ở nhiệt độ không quá 400C hoặc làm khô lạnh (xem 5.2). Nếu cần, làm vỡ mẫu đất trong khi vẫn còn ẩm, còn bở và nghiền lại sau khi khô (xem 5.3). Đất được rây (xem 5.4) và kích thước phần hạt nhỏ hơn 2mm được chia thành các phần bằng máy hoặc bằng tay để có thể lấy mẫu đại diện để phân tích (xem 5.5). Nếu yêu cầu mẫu nhỏ (< 2 g) để phân tích thì cỡ hạt có phần nhỏ hơn 2 mm phải giảm đi hơn nữa (xem 5.6). Các trình tự cần thiết được thể hiện ở sơ đồ trong hình 1.

Chú thích

1. Làm khô ở nhiệt độ 40 0C trong tủ sấy thích hợp hơn phơi khô trong không khí ở nhiệt độ phòng, vì tốc độ làm khô nhanh sẽ hạn chế những thay đổi do hoạt động của vi sinh vật.

2. Cần lưu ý rằng mỗi một kiểu xử lý sơ bộ đều ảnh hưởng đến một số tính chất của đất.

3. Bảo quản các mẫu đất gồm các mẫu đã nhận được, đã phơi khô trong không khí, đã làm lạnh hoặc bảo quản trong môi trường không có ánh sáng, trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng đến một số thông số của đất, đặc biệt là các độ hoà tan của cả phần vô cơ và phần hữu cơ. Xem [1].

4. Đối với các mẫu lấy từ nguồn đất bị ô nhiễm, nên áp dụng các phép đo đặc biệt, cần tránh tiếp xúc với da và nên có các biện pháp đặc biệt khi làm khô các mẫu đất loại này (thông gió, lưu thông không khí .vv..). Mẫu có thể nguy hiểm vì sự có mặt của các chất ô nhiễm hoá học, thí dụ : bào tử nấm, hoặc mầm bệnh như leptospliosis và cần phải áp dụng các biện pháp đề phòng an toàn thích hợp.

5. Trong tiêu chuẩn này, nói chung phải có sẵn ít nhất 500 g đất vừa mới lấy.

 

4 Thiết bị, dụng cụ

Điều chủ yếu là các thiết bị sử dụng không được cho thêm vào hoặc lấy đi bất kỳ chất nào đang khảo sát (thí dụ: kim loại nặng). Nếu việc sử dụng thiết bị và / hoặc các vật liệu nào đó không được phép dùng trong việc xử lý sơ bộ mẫu cần để phân tích lý - hoá riêng biệt thì điều này nên ghi trong tiêu chuẩn phân tích tương ứng (xem chú thích 6).

4.1 Tủ sấy, điều khiển được nhiệt độ, có thông gió cưỡng bức có khả năng duy trì nhiệt độ ở 400C + 20C.

4.2 Tủ làm khô lạnh, tuỳ chọn.

4.3 Máy làm vỡ, máy xay, cối và chày, búa bằng gỗ hoặc mặt mềm khác (xem chú thích 6).

4.4 Rây phẳng, phù hợp với ISO 565, cỡ lỗ rây 2 mm.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6647:2000 (ISO 11464 : 1994) về chất lượng đất - Xử lý sơ bộ đất để phân tích lý - hoá do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6647:2000
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2000
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản