Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5531:1991

SẢN PHẨM SỮA, KỸ THUẬT LẤY MẪU
Milk products, Method of sampling

LỜI NÓI ĐẦU

TCVN 5531 – 1991 phù hợp với TCVN ST SEV 1745-79.

TCVN 5531– 1991 do Hội Tiêu chuẩn Việt Nam biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị và được Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành theo quyết định số 654/QĐ ngày 30 tháng 10 năm 1991.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các sản phẩm sữa và quy định kỹ thuật lấy mẫu của sữa đặc có đường. Và không đường, sữa bột và những sản phẩm sữa đặc biệt dùng cho trẻ em, bơ pho mát cục và mềm, cazein kỹ thuật.

Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 1745-79.

1. Quy định chung

1.1. Việc lấy mẫu phải do những chuyên viên có chuyên môn và được ủy quyền thực hiện.

1.2. Các mẫu phải kèm theo biên bản có chữ ký của nhân viên lấy mẫu.

Biên bản phải bao gồm những điểm sau:

Nơi, ngày tháng và thời gian lấy mẫu;

Tên sản phẩm và số hiệu của tiêu chuẩn;

Tên cơ sở sản xuất hoặc cơ sở giao hàng;

Họ và tên nhân viên lấy mẫu, tên cơ quan và nhân viên lấy mẫu là đại diện;

Dạng và số lượng đơn vị tạo thành lượng hàng để giao đi;

Số lượng lô hàng được giao, số lượng đơn vị trong mỗi lô hàng;

Số lượng mẫu lấy từ lô hàng;

Nhiệt độ của sản phẩm.

Biên bản có thể thêm những thông tin, ví dụ: tình trạng bao bì, các dữ liệu liên quan đến nhiệt độ, độ ẩm của kho chứa sản phẩm, phương pháp khử trùng dụng cụ lấy mẫu.

1.3. Mỗi mẫu được cho vào một lọ riêng, niêm phong và có nhãn ghi rõ mẫu được lấy từ lô hàng nào.

Nhãn bao gồm nội dung:

Tên sản phẩm

Số hiệu của mẫu và lô hàng

Ngày tháng lấy mẫu

Họ tên và chữ ký của nhân viên lấy mẫu

Khi cần thiết có thể ghi thêm, ví dụ: khối lượng mẫu, và đơn vị chọn để lấy mẫu.

1.4. Để kiểm nghiệm cần phải lấy 2 mẫu. Mẫu thứ 2 cần được bảo quản để có thể thử lại.

1.5. Mẫu để thử các chỉ tiêu vi sinh phải được lấy trước tiên.

Những dụng cụ và đồ chứa để lấy mẫu khi thử các chỉ tiêu vi sinh phải sạch và được khử trùng.

Để khử trùng, dùng một trong những phương pháp sau:

a) Trong không khí nóng có nhiệt độ từ 170 đến 1750C trong 2 giờ.

b) Trong nồi hấp có nhiệt độ 1210C trong 30 phút.

Dụng cụ khử trùng ở điều 1.5a. và 1.5b phải bảo quản trong bao vô trùng bằng giấy, carton, lá nhôm, thiếc … hoặc những bao gói thích hợp khác đến 30 ngày;

c) Dưới tác dụng của hơi nóng có nhiệt độ 1000C trong 1 giờ. Dụng cụ được khử trùng bằng phương pháp này chỉ được sử dụng trong ngày;

d) Bằng cách nhúng vào nước sôi ở 1000C trong 60 giây;

Dụng cụ được khử trùng bằng phương pháp này được sử dụng ngay sau khi khử trùng.

đ) Bằng cách nhúng vào cồn etylic 70% và nung nóng trực tiếp trước khi dùng.

Tùy theo khả năng tốt nhất là khử trùng dụng cụ bằng phương pháp ở điều 5 phần a và b, còn những phương pháp ở c, d và đ có thể dùng trong sản xuất.

1.6. Dụng cụ lấy mẫu để thử cảm quan và hóa phải khô, sạch, không có mùi lạ.

1.7. Bình đựng mẫu

Bình để lấy mẫu và nắp phải làm bằng vật liệu bảo vệ được mẫu trong thời gian lưu giữ, bảo quản và vận chuyển không bị thay đổi chất lượng làm ảnh hưởng đến kết quả thử.

Bình có thể bằng thủy tinh, thép không rỉ hoặc bằng polyme, loại đã được Bộ y tế cho phép dùng để bảo quản thực phẩm. Bình phải có hình dáng, dung tích phù hợp, đồng thời có nút đậy kín bằng thủy tinh, cao su, chất dẻo hoặc nắp thích hợp.

Bình để bảo quản mẫu phải chọn sao cho lượng mẫu chứa trong bình chiếm 3/4 d

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5531:1991 (ST SEV 1745-79) về sản phẩm sữa - kỹ thuật lấy mẫu do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành

  • Số hiệu: TCVN5531:1991
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1991
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản